Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.28 KB, 103 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6
6. Giả thuyết khoa học 6
7. Ph ương pháp nghiên cứu 6
8. Đóng góp của luận văn 7
9. Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
1.1.1. Nghiên cứu về sáng tạo trên thế giới 8
1.1.2. Nghiên cứu về sáng tạo, tính sáng tạo ở Việt Nam 18
1.2. Các khái niệm cơ bản 22
1.2.1. Khái niệm sáng tạo 22
1.2.2. Khái niệm tính sáng tạo 26
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo 33
Tiểu kết chương 1 36
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Tổ chức nghiên cứu 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 37
2.2.2. Phương pháp chuyên gia 38
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 39
2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm 39
2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu 42
2.2.6. Phương pháp thống kê toán học 42
Tiểu kết chương 2 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH SÁNG TẠO CỦA SINH


VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 44
3.1. Thành tố thứ nhất: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp 45
3.2.Thành tố thứ hai: Kỹ năng sáng tạo phù hợp 49
3.3. Động cơ nội sinh 54
3.4. Kết quả tính sáng tạo đo bằng Trắc nghiệm TST 65
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo của sinh viên 72
Tiểu kết chương 3 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
KẾT LUẬN 78
KIẾN NGHỊ 79
1. Đối với nhà trường 80
2. Đối với giảng viên 80
3. Đối với sinh viên 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1.1: Các thành tố của sáng tạo 17
Bảng 2.1. Cấu trúc của Test TST 40
Bảng 2.2. Phân loại mức độ tính sáng tạo dựa trên CQ của test TST 42
Bảng 3.1: Điểm trung bình các kỹ năng lĩnh vực phù hợp 45
Bảng 3.2: Các chỉ báo đánh giá kỹ năng sáng tạo phù hợp 51
Bảng 3.3: Các chỉ báo đánh giá động cơ nội sinh 54
Bảng 3.4: Các chỉ báo đánh giá hứng thú tìm kiếm ý t ưởng sáng tạo 56
Bảng 3.5 : Tương quan giữa các thành tố của tính sáng tạo 60
Bảng 3.6: Điểm trung bình các chỉ báo đánh giá tính sáng tạo 64
Bảng 3.7 : Kết quả Mức độ tính sáng tạo theo Test TST 66
Bảng 3.8: Ý nghĩa của tính sáng tạo đối với người học 70
Bảng 3.9: Cơ chế ủng hộ, môi trường tin tưởng khuyến khích tính sáng tạo 74
Biểu đồ 3.1: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp 48

Biểu đồ 3.2: Kỹ năng sáng tạo phù hợp 52
Biểu đồ 3.3: Động cơ sáng tạo của sinh viên 55
Biều đồ: 3.4: Tính sáng tạo của sinh viên theo ba thành tố 64
Biểu đồ 3.5 Kết quả tính sáng tạo theo Test TST 66
Biểu đồ 3.6: Điểm trung bình của tính sáng tạo đo bằng test TST 67
Biểu đồ 3.7: Điểm trung bình tính sáng tạo do sinh viên tự đánh giá 69
Biểu đồ 3.8: Môi trường tin tưởng, khuyến khích tính sáng tạo 76
Sơ đồ 3.1:Quan hệ nội tại giữa các yếu tố cấu thành tính sáng tạo 61
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tính sáng tạo là thuộc tính của nhân cách, được hình thành và phát triển
trong quá trình học tập và lao động của con người. Trong cuốn The World is
Flat (2006), tác giả của tờ báo nổi tiếng New York Times, Thomas
Friedman phát biểu rằng các quốc gia như Mỹ từ lâu xem tính sáng tạo như
điều gì đó đương nhiên phải có – bởi lẽ nó đã ăn quá sâu vào tiềm thức.
Nhiều quốc gia khác, tuy thế, vẫn đang tìm kiếm một cách có hệ thống các
phương pháp nhằm xây dựng và khai thác tính sáng tạo – trong trường học,
nghệ thuật, hay là kinh doanh.
Sáng tạo có thể coi là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống con người, nó được coi là một dạng hoạt động đặc biệt và là biểu hiện
cao nhất của đời sống tâm hồn. Hoạt động sáng tạo còn tạo ra những trạng
thái tâm lý đặc biệt có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển
nhân cách con người. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về sáng tạo và tính sáng
tạo của con người ngày càng trở nên quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của sáng tạo, trong xu thế chung của sự
phát triển, rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã và đang
tăng cường đào tạo nguồn nhân lực giàu tính sáng tạo, tạo ra những ưu thế
cạnh tranh về nguồn lực con người, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Để phát huy được nguồn nhân lực giàu sáng tạo, Đảng và nhà nước ta đã tập
trung đầu tư cho chính sách giáo dục phát huy tính sáng tạo của con người.

Tại Đại hội XI, Đảng ta đã nêu ra những tiêu chí, những chuẩn mực của con
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: “Xây dựng con người Việt Nam
giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức,
sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế
chân chính, có khả năng sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá
trình lao động sản xuất và quản lý".
Tuy nhiên hiện nay, trong các trường học nói chung và trường đại học
nói riêng, việc đào tạo bồi dưỡng, phát huy tính sáng tạo của người học chưa
thực sự được quan tâm đúng mức. Chính vì thế học sinh, sinh viên ít có điều
kiện phát triển khả năng sáng tạo của bản thân. Bên cạnh đó những nghiên
cứu về tính sáng tạo nói chung và tính sáng tạo của sinh viên nói riêng còn
chưa nhiều, nếu có thì mới chỉ tập trung vào tính sáng tạo của sinh viên nói
chung chứ chưa phân tích sâu để làm rõ được các thành phần trong cấu trúc
của tính sáng tạo để từ đó có những biện pháp tác động cụ thể nhằm phát
huy được tối đa tính sáng tạo vốn tiềm ẩn trong mỗi sinh viên.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Tính sáng tạo
của sinh viên Trường Đại học Hà Nội".
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài tìm hiểu mức độ
tính sáng tạo của sinh viên, các thành tố trong tính sáng tạo của sinh viên từ
đó đề xuất các biện pháp giáo dục phát triển tính sáng tạo của sinh viên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ tính sáng tạo của sáng tạo của sinh
viên Trường đại học Hà Nội.
- Khách thể nghiên cứu: 150sinh viên và 10 giảng viên khoa Tiếng Anh
- Trường Đại học Hà Nội. Trong đó:
+ Sinh viên năm thứ nhất: 42 sinh viên
+ Sinh viên năm thứ hai: 46 sinh viên
+ Sinh viên năm thứ ba: 41 sinh viên
+ Sinh viên năm thứ tư: 21 sinh viên

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như sáng
tạo, tính sáng tạo để xây dựng cơ sở lý luận định hướng cho việc nghiên
cứu thực tiễn.
- Khảo sát thực trạng tính sáng tạo của sinh viên khoa tiếng Anh
Trường đại học Hà Nội.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính sáng tạo cho sinh
viên Trường đại học Hà Nội.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
tiềm năng sáng tạo nói chung của sinh viên trong môi trường học tập thông
qua việc đánh giá ba thành tố của tính sáng tạo: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp,
kỹ năng sáng tạo phù hợp và động cơ nội sinh.
Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Với quy mô đề tài luận văn
Thạc sỹ, đề tài nghiên cứu tính sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Hà
Nội được thực hiện trên 150 sinh viên khoa tiếng Anh của cả bốn khóa;
phỏng vấn và trao đổi với 10 giảng viên trong khoa Tiếng Anh.
6. Giả thuyết khoa học
Tính sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Hà Nội có thể xem xét
trên ba cấu thành theo lý thuyết thành tố của Amabile: Kỹ năng lĩnh vực phù
hợp, kỹ năng sáng tạo phù hợp và động cơ nội sinh. Trong ba thành tố cấu
thành tính sáng tạo của sinh viên thì yếu tố động cơ nội sinh đóng vai trò
thúc đẩy mạnh nhất, tiếp đến là kỹ năng sáng tạo phù hợp và kỹ năng lĩnh
vực phù hợp. Nếu quá trình dạy học tác động phù hợp tới những yếu tố này
sẽ tăng cường được tính sáng tạo của sinh viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn sử
dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý kết quả nghiên cứu bằng
phương pháp thống kê toán học thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê
SPSS phiên bản 16.0.
8. Đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Luận văn làm rõ được cơ sở lý luận về tính sáng tạo của
sinh viên, làm rõ mối quan hệ giữa ba thành tố trong tính sáng tạo của sinh
viên: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp, kỹ năng sáng tạo phù hợp, động cơ nội sinh
từ đó đề xuất được giải pháp tăng cường tính sáng tạo cho sinh viên.
- Về thực tiễn: Luận văn đã có những khảo sát khoa học, đánh giá
khách quan và chính xác hiện trạng mức độ tính sáng tạo của sinh viên Trường
đại học Hà Nội thông qua ba thành tố: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp, kỹ năng sáng
tạo phù hợp, động cơ nội sinh; đo được tính sáng tạo của sinh viên bằng Trắc
nghiệm sáng tạo hữu ngôn TST của tác giả người Đức K.J.Schoppe, qua đó có
căn cứ so sánh, đối chiếu với kết quả đo tính sáng tạo bằng ba thành tố.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú tri thức
tâm lý học sáng tạo; là tài liệu tham khảo có giá trị đối với nhà quản lý giáo
dục, đối với giảng viên, sinh viên.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trong luận văn có 12 bảng, 08 biểu đồ và 01 sơ đồ.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về sáng tạo trên thế giới

Hiện nay, nghiên cứu về khả năng sáng tạo của con người đang ngày
càng được các học giả quan tâm trên nhiều lĩnh vực không chỉ được nghiên
cứu trong ngành Tâm lý học mà nó còn được nghiên cứu trong nhiều ngành
khoa học khác nữa. Quan điểm của các nhà khoa học trước đây thường gắn
sáng tạo với thiên tài, tài năng trong trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật.
Vì vậy, họ chỉ tập trung mô tả, giải thích mà không đi sâu vào nghiên cứu
bản chất và quy luật của hoạt động sáng tạo. Cũng từ quan điểm đó mà trước
đây nguồn duy nhất để nghiên cứu vấn đề sáng tạo là các tiểu sử, hồi ký, các
tác phẩm văn học, nghệ thuật của các danh nhân, nghệ sĩ, nhà văn, nhà phát
minh như: Leonadovanhxi, Vangogh, Moza, Newton Quan điểm này đã
làm hẹp đi phạm vi nghiên cứu của các nhà khoa học, làm hạn chế khả năng
thu thập số liệu nghiên cứu bởi vì chỉ mô tả. Trong khi đó, chúng ta đều biết
khả năng sáng tạo hay hoạt động sáng tạo không chỉ có ở những thiên tài mà
còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân.
Tổng hợp các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học trên thế
giới, có thể tiếp cận nghiên cứu sáng tạo theo bảy xu hướng chính, đó là
[15, tr 35]:
• Tiếp cận thần bí
• Tiếp cận thực dụng
• Tiếp cận động lực tâm lý
• Tiếp cận trắc đạc tâm lý
• Tiếp cận nhận thức
• Tiếp cận xã hội – nhân cách
• Tiếp cận hội tụ
Với bảy xu hướng tiếp cận này có thể thấy có nhiều góc độ khác nhau
để nghiên cứu về sáng tạo. Cách tiếp cận thần bí cho ta thấy sáng tạo
giống như một phạm trù vô cùng bí ẩn mà thần thánh ban tặng cho con
người, tiếp cận thần bí đã làm cho kết quả nghiên cứu khoa học càng trở
nên khó tiếp cận và khó tin tưởng. Ngày nay, cách tiếp cận này không còn
phổ biến trong khoa học.

Cách tiếp cận động lực tâm lý lại dựa trên sự tồn tại căng thẳng giữa ý
thức và khát vọng vô thức. Freud cho rằng các nhà văn nghệ sĩ tạo ra tác
phẩm sáng tạo như là cách để biểu đạt những mong muốn vô thức dưới dạng
công chúng chấp nhận được. Còn Kubie lại cho rằng, nguồn gốc thực sự của
sáng tạo nằm ở tiềm thức – tiềm thức nằm giữa ý thức và vô thức. Cách tiếp
cận này cho ta gợi mở về bản chất sáng tạo nhưng lại không thể đo đạc được
các cấu thành mà lý thuyết này đưa ra.
Cách tiếp cận thực dụng lại dành nhiều thời gian cho việc phát triển
sáng tạo mà ít quan tâm đến bản chất của sáng tạo. Bằng cách tiếp cận này,
Edward De Bono đã đưa ra phương pháp tư duy theo 6 chiếc mũ tư duy để
khuyến khích sáng tạo; hay Osborn phát triển kỹ thuật công não để khuyến
khích mọi người giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Có thể thấy, trong
cách tiếp cận này thiếu những cơ sở khoa học và những cách đánh giá thực
chứng đủ tin cậy.
Tiếp cận trắc đạc tâm lý: là hướng tiếp cận sử dụng các trắc nghiệm
để đo tính sáng tạo. Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là Guilford – người đề
xuất “tư duy phân kỳ” trở thành công cụ chính để đo tư duy sáng tạo. Năm
1974 Torrance đã xây dựng Trắc nghiệm tư duy sáng tạo Torrance (TTCT).
Việc sử dụng trắc nghiệm để nghiên cứu sáng tạo đã cũng cấp một công cụ
dễ làm, có thể cho điểm khách quan và có thể nghiên cứu trên bất kỳ đối
tượng nào, tuy nhiên nhiều nhà phê bình đã chỉ ra kết quả đo bằng điểm về
sự thành thục, mềm dẻo, độc đáo và chi tiết không bao quát được nội hàm
sáng tạo.
Tiếp cận nhận thức: được sử dụng để nghiên cứu cả chủ thể con người
lẫn mô phỏng tư duy sáng tạo trên máy tính. Các tác giả Finke, Ward, Smith,
Sternberg, Davidson đã đề xuất mô hình tư duy sáng tạo gồm hai giai đoạn:
(1) - tạo ý tưởng, (2) – khai thác ý tưởng. Ở giai đoạn tạo ý tưởng, cá nhân
xây dựng dạng thức tâm lý, được gọi là cấu trúc tiền sáng tạo, nó có các
thuộc tính được sử dụng để xúc tiến phát kiến sáng tạo. Trong giai đoạn khai
thác ý tưởng, các thuộc tính này được dùng để đi đến ý tưởng sáng tạo. Hàng

loạt các quá trình tâm lý đi vào hai giai đoạn này như là sự phục hồi, liên
tưởng, tổng hợp, chuyển hóa…
Tiếp cận xã hội – nhân cách: cùng với tiếp cận nhận thức, tiếp cận xã
hội – nhân cách tập trung vào nghiên cứu nhân cách, động cơ và môi trường
văn hóa xã hội như nguồn gốc của sáng tạo. Các nhà nghiên cứu như
Amabile và Csikszentmihalyi đã đưa ra được đặc điểm nhân cách của người
sáng tạo như khả năng phê phán độc lập, tự tin, bị lôi cuốn bởi tính phức tạp,
định hướng mỹ học và ưa mạo hiểm… Nếu như tiếp cận nhận thức bỏ qua
việc xem xét khía cạnh nhân cách và xã hội thì tiếp cận xã hội – nhân cách
lại bỏ qua việc nghiên cứu quá trình sáng tạo. Như vậy, dù có nghiên cứu
tiếp cận theo hướng nào cũng chỉ là một chiều và đơn tuyến. Do đó, cách tốt
nhất là sử dụng tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu sáng tạo.
Tiếp cận hội tụ: những nghiên cứu gần đây cho rằng cần phải có nhiều
yếu tố giúp cho sáng tạo xuất hiện. Có thể nói tiếp cận hội tụ cho phép xem
xét sáng tạo theo các chiều cạnh khác nhau. Ở cấp độ lý thuyết, Amabile mô
tả sáng tạo như sự hội tụ của động cơ bên trong, những kiến thức và kỹ năng
lĩnh vực phù hợp và những kỹ năng sáng tạo phù hợp. Sternberg và Lubart
đưa ra lý thuyết đầu tư sáng tạo. Theo lý thuyết này, sáng tạo đòi hỏi phải có
sự hội tụ của 6 nguồn lực khác biệt nhưng liên quan với nhau: năng lực trí
tuệ, kiến thức, kiểu tư duy, nhân cách, động cơ và môi trường.
Như vậy, trong tâm lý học chưa có nhiều nghiên cứu về sáng tạo so
với các chủ đề khác. Tuy nhiên, bằng những tiếp cận vừa mới được đề cập
ở trên cũng cho thấy một sự đa dạng nhất định. Tổng hợp các cách tiếp
cận nghiên cứu sáng tạo, có thể quy về những hướng tiếp cận nghiên cứu
sáng tạo như sau:
Hướng thứ nhất: tiếp cận nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ quá trình
Các nhà nghiên cứu sáng tạo đã đi đến thống nhất rằng quá trình sáng
tạo bao gồm nhiều bước với sự tham gia của hai loại hiện tượng tâm lý: hiện
tượng lôgic và hiện tượng trực giác. Biểu hiện của cả hai hiện tượng này rất
đa dạng phong phú và ở những người khác nhau, sản phẩm sáng tạo xuất

hiện cũng rất khác nhau.
Theo mô hình kinh điển của Wallas (1962), quá trình sáng tạo có thể
bao gồm những bước chính sau: (1) Chuẩn bị, (2) Ấp ủ, (3) Thấu hiểu (Lóe
sáng), (4) Đánh giá và cụ thể hóa.
Chuẩn bị: Đây là giai đoạn quan trọng chiếm nhiều thời gian và phụ
thuộc rất nhiều vào việc chủ thể sáng tạo có tiếp nhận vấn đề một cách
nghiêm túc hay không. Việc chuẩn bị bao gồm việc lĩnh hội kho tàng kiến
thức về lĩnh vực, tìm hiểu những vấn đề liên quan, kiến thức và kỹ năng về
phương pháp.
Ấp ủ: ở giai đoạn này các ý tưởng chưa xuất hiện mà có thể còn được
nung nấu ở cấp độ dưới ý thức, sự trăn trở có ý thức về những vấn đề, sự
thúc ép về hậu quả vấn đề, những kích thích bởi hứng thú, đam mê và sự
cam kết đẩy chuyển hóa sang giai đoạn tiềm thức. Khi ý tưởng liên kết với
nhau, tự thân không có sự điều kiển nào của ý thức, nhưng bất thần những
kết nối xuất hiện, ý tưởng sáng tạo xuất hiện bất ngờ và bước thấu hiểu bắt
đầu.
Lóe sáng: Bước này bắt đầu bằng việc ý tưởng bất ngờ. Có thể nói sự
xuất hiện ý tưởng này chỉ là kết quả của giai đoạn trước. Nếu không có sự
làm việc chăm chỉ trong giai đoạn chuẩn bị và những trăn trở trước đó,
không thể có thời điểm ý tưởng sáng tạo xuất hiện một cách bất ngờ như
vậy.
Đánh giá và cụ thể hóa: Khi cá nhân nhận được ý tưởng bất ngờ, câu
hỏi cần được giải đáp là liệu ý tưởng này có giá trị và có đáng theo đuổi hay
không. Đây cũng là lúc các tiêu chuẩn bên trong lĩnh vực và ý kiến chuyên
môn là quan trọng nhất. Đánh giá và cụ thể hóa ý tưởng là giai đoạn chiếm
nhiều thời gian nhất và gồm những công việc nặng nhọc nhất.
Chấp nhận về cơ bản mô hình quá trình của Wallas và tách 4 bước ra
thành 2 bước kiểm tra ý tưởng và đánh giá ý tưởng, Amabile (1983) đề xuất
mô hình sáng tạo gồm 5 bước: Sự xuất hiện vấn đề (thông qua tác động bên
từ bên trong và bên ngoài); Chuẩn bị (thu thập thông tin phù hợp để giải

quyết vấn đề); Sản sinh ý tưởng (đưa ra những phướng án có thể cho việc
giải quyết vấn đề); Kiểm tra ý tưởng (kiểm tra từng ý tưởng đã đưa theo sự
phù hợp với vấn đề); Đánh giá sản phẩm (lựa chọn cấu trả lời cho vấn đề).
Hogarth(1980) cũng đề xuất quá trình sáng tạo gồm 4 bước: chuẩn bị; đưa
ra giải pháp; đánh giá giải pháp; áp dụng giải pháp. Stein (1967) lại đề
xuất xem xét mô hình quá trình sáng tạo chỉ với 3 bước: hình thành giả
thuyết; kiểm tra giả thuyết; trao đổi kết quả.
Theo Csikszentmihalyi, ông nghiên cứu tính sáng tạo dưới góc độ quá
trình nhưng nhấn mạnh yếu tố hứng thú, đam mê, nhấn mạnh vai trò của thời
gian rảnh rỗi, của yếu tố trực giác. Ông là người đưa ra thuật ngữ Dòng sáng
tạo - để chỉ dòng chảy dẫn đến kết quả, đến sự phát hiện. Sự thích thú, sự
cuốn hút của chính công việc làm người sáng tạo đắm mình trong diễn biến
của sự kiện, tình huống xảy ra trong tư duy; người sáng tạo hòa vào dòng
chảy cho đến khi ý tưởng sáng tạo xuất hiện mà không ý thức được sự tồn
tại tách bạch của mình trong suốt quá trình đó. Mỗi người sáng tạo theo
những cách khác nhau, nhưng người sáng tạo giống nhau ở một điều: “họ
yêu thích công việc họ làm”.
Csikszentmihalyi khẳng định sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi con người,
và để tìm hiểu bản chất của sáng tạo, phải tìm hiểu cơ chế của hứng thú và
những yếu tố nào có mặt trong dòng sáng tạo. Ông đã chỉ ra các yếu tố sau
tham gia vào dòng sáng tạo: Hứng thú làm việc; có mục tiêu rõ ràng trong
từng bước đi; có mặt của thông tin phản hồi trên mỗi hành động; sự cân
bằng giữa thách thức và kỹ năng; hành động và ý thức thống nhất; sự phân
tán bị loại bỏ khỏi ý thức; không có nỗi lo thất bại; tự ý thức biến mất; cảm
giác thời gian không tồn tại; hoạt động trở thành mục đích tự thân.
Như vậy quan niệm dòng sáng tạo theo Csikszentmihalyi được hiểu là
sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi con người, và dòng sáng tạo xuất hiện khi con
người có hứng thú làm việc, có mục tiêu rõ ràng trong từng bước đi, có mặt
của thông tin phản hồi trên mỗi hành động, có sự cân bằng giữa thách thức
và kỹ năng, có sự thống nhất giữa hành động và ý thức, sự phân tán bị loại

bỏ khỏi ý thức, không có nỗi lo thất bại, cảm giác về thời gian không tồn tại
và hoạt động trở thành mục đích tự thân.
Bên cạnh những tác giả trên, Guilford lại nghiên cứu sáng tạo như
hoạt động tư duy giải quyết vấn đề mới. Ông đã xây dựng được Lý thuyết
chức năng trí tuệ. Thông qua việc phân tích yếu tố, Guilford và các cộng sự
đã xây dựng lý thuyết cổ điển và đặt tên cho nó là lý thuyết “cấu trúc trí
tuệ”. Mô hình của Guilford về giải quyết vấn đề sáng tạo dựa trên lý thuyết
cấu trúc trí tuệ của ông. Ông cho rằng hành vi giải quyết vấn đề bắt đầu với
một số đầu vào, có thể từ môi trường bên ngoài hay bên trong cơ thể con
người. Cá nhân thường không ý thức được rằng thông tin vừa được đưa ra và
nhiều khi được đưa ra một cách không có ý thức. Vì vậy, ở giai đoạn này
màng lọc sẽ xác định đầu vào và có ảnh hưởng đến hành vi hay không. Lối
ra 1 là sự lảng tránh vấn đề một cách vô thức. Lối ra 2, có thể loại bỏ vấn đề
vì một lý do có ý thức nào đó. Nếu vấn đề được nhận ra, tránh được lối ra 1
và lối ra 2, thì câu trả lời bắt đầu được tạo ra. Ở lối ra 3, giai đoạn mà phần
đông mọi người từ bỏ giải quyết vấn đề, vì rằng giải quyết vấn đề được xem
là nhiệm vụ khó khăn. Đó thường là cuộc đấu tranh cần sự kiên trì, bền bỉ. Đầu
ra mới và phong phú hơn thêm vào sự hiểu biết sâu hơn và nếu người tư duy
không lựa chọn thoát ra ở lối ra 4, họ có thể đi tới ý tưởng có giá trị độc đáo ở
giai đoạn 2 và tạo ra sản phẩm mới. Người giải quyết vấn đề ở lối ra 5 là người
sáng tạo thực sự.
Mô hình của Guilford đã đưa ra sự chia nhánh thú vị để phát hiện ra
rằng chúng ta nuôi dưỡng tư duy sáng tạo như thế nào. Tuy nhiên, việc giải
quyết vấn đề sáng tạo ở đây được Guildford giải thích một cách máy móc,
đơn giản, khó áp dụng trong thực tiễn giải quyết vấn đề sáng tạo.
Tư duy theo chiều ngang: Edward de Bono cho rằng tư duy theo chiều
ngang đóng vai trò chính yếu trong tư duy sáng tạo. Theo ông, tư duy theo
chiều dọc là tìm một lời giải đúng, tư duy theo chiều ngang liên quan đến
tính phong phú hơn là tính đúng đắn và do đó hướng tới tạo ra nhiều cách
suy nghĩ; tư duy theo chiều ngang là sự chấp nhận những thông tin có thể

không phù hợp; tư duy theo chiều ngang có thể tiến hành theo cách nhảy
cóc; tư duy theo chiều dọc có thể cung cấp một câu trả lời tốt, nhưng chúng
ta cũng cần tư duy theo chiều ngang để có câu trả lời vĩ đại.
Tiếp cận theo thành tố: Sternberg đưa ra lý thuyết ba thành tố là: (1)
tiếp thu kiến thức, (2) quá trình kiểm tra, lập kế hoạch và ra quyết định ở cấp
độ cao; (3) thực hiện nhiệm vụ.
Tư duy ẩn dụ và giải quyết vấn đề sáng tạo
Kịch bản xã hội: là quá trình giải quyết vấn đề nhóm với những nút
xoắn. Theo cách bản chất, giải quyết vấn đề nhóm được đặt trong bối cảnh
kịch tính. Cá nhân liên quan tập trung và quyết định vấn đề, đặt nó trong môi
trường kịch tính, phân vai và sau đó thực hiện.
Sáng tạo như hoạt động tư duy giải quyết vấn đề mới: Trên cơ sở học
thuyết hoạt động tâm lý của Leonchiev, tác giả Phạm Thành Nghị (2011)
cho rằng tư duy sáng tạo cần được xem như một hoạt động giải quyết vấn đề
chứ không thể xem xét đơn giản như một thao tác hay một kỹ năng. Hoạt
động tư duy giải quyết vấn đề mới này bao gồm các thành tố động cơ (mà
chủ yếu là động cơ trong), hành động lôgíc và hành động trực giác.
Như vậy, các mô hình quá trình sáng tạo vừa được điểm qua đều bao
gồm các bước, tuy có những điểm nhấn mạnh hay phân tách khác nhau,
nhưng những mô hình này đều hàm chứa các bước xác định vấn đề hay cơ
hội, thu thập thông tin, hình thành ý tưởng và đánh giá. Sự cam kết với quá
trình sáng tạo không phải lúc nào cũng dẫn đến sản phẩm sáng tạo nhưng nó
sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các ý tưởng, sản phẩm hay
quá trình sáng tạo.
Hướng thứ hai: Tiếp cận nghiên cứu sáng tạo như thuộc tính
nhân cách
Các nhà nghiên cứu như Csikszentmihalyi, Winner, Dacey & Lennon
đã nghiên cứu sáng tạo và đang tìm chứng cứ để khẳng định các đặc điểm
nhân cách có liên quan đến sáng tạo. Sau những nghiên cứu, khảo nghiệm
các học giả này đã chỉ ra các phẩm chất nhân cách có liên quan mật thiết với

sáng tạo. Có thể có nhiều hơn những phẩm chất nhân cách tạo điều kiện cho
hoạt động sáng tạo nhưng 11 phẩm chất nhân cách dưới đây là tiêu biểu cho
nhân cách sáng tạo[15, tr 227]:
• Nhân cách sáng tạo có thiên hướng về một lĩnh vực;
• Cởi mở với tình huống không xác định;
• Tưởng tượng tự do;
• Tự do chức năng;
• Tính mềm dẻo của nhân cách;
• Ưa mạo hiểm;
• Cởi mở với sự thiếu trật tự;
• Trì hoãn hưởng thụ;
• Giải phóng khỏi vai trò giới;
(10) Tính kiên trì;
(11) Lòng dũng cảm;
Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác cho thấy có thể bổ sung thêm
nhiều phẩm chất khác của nhân cách sáng tạo như nhạy cảm với sự tồn tại
của vấn đề; có khả năng tư duy phân tích và trực giác; cởi mở với kinh
nghiệm và ít bảo thủ trong việc chấp nhận thông tin mới; hứng thú với
những điều vui vẻ và tươi trẻ; có khả năng làm việc độc lập; luôn nghi ngờ
những gì đang tồn tại; độc lập trong đánh giá; lạc quan với những nhiệm vụ
khó khăn; rất tháo vát khi có sự cố bất thường xảy ra; có ý tưởng rất độc
đáo, khác biệt về định tính với ý tưởng của người khác.
Như vậy, tiếp cận nghiên cứu sáng tạo như thuộc tính nhân cách đã
cho ta thấy những những phẩm chất nhân cách cơ bản có trong người sáng
tạo. Chúng ta có thể không tìm thấy được toàn bộ những phẩm chất này ở
một người sáng tạo nhưng một người có những phẩm chất nhân cách này sẽ
đảm bảo cho sự ra đời của các ý tưởng sáng tạo.
Hướng thứ ba: tiếp cận nghiên cứu sáng tạo như sản phẩm hoạt động
Hướng nghiên cứu này tập trung nghiên cứu tính sáng tạo dưới
góc độ sản phẩm của hoạt động sáng tạo. Tiêu biểu cho hướng nghiên

cứu này có thể thấy là tác giả Eward De Bono với hướng tiếp cận thực
dụng trong nghiên cứu sáng tạo. Ông dùng công cụ là phương pháp 6 chiếc mũ
tư duy để khuyến khích tạo ra sản phẩm sáng tạo từ những quan điểm khác
nhau. Osborn đi theo khuynh hướng này, phát triển kỹ thuật công não để
khuyến khích mọi người giải quyết vấn đề sáng tạo bằng cách tìm nhiều lời giải
có thể có trong một không khí xây dựng hơn là phê phán [15, tr 37].
Hướng thứ tư: tiếp cận nghiên cứu sáng tạo theo lý thuyết thành tố
sáng tạo của Amabile
Lý thuyết thành tố của sáng tạo của Amabile (1983) cho rằng sáng tạo
được tạo ra bởi sự tương tác giữa ba thành tố chính: (1) Những kỹ năng lĩnh
vực phù hợp, (2) Những kỹ năng sáng tạo phù hợp và (3) Động cơ công việc hay
động cơ nội sinh. “Những kỹ năng lĩnh vực phù hợp” có thể được coi là cơ sở
cho bất kỳ quá trình sáng tạo nào trong một lĩnh vực cụ thể. Thành tố này bao
gồm kiến thức dữ liệu, kỹ năng kỹ thuật và những tài năng đặc biệt trong một
lĩnh vực cụ thể. “Những kỹ năng sáng tạo phù hợp” bao gồm kiểu nhận thức, khả
năng áp dụng phương pháp sáng tạo để khám phá những con đường nhận thức
mới và cách làm việc lý thú. “Động cơ công việc” bao gồm các chỉ báo động cơ
quyết định cách tiếp cận của cá nhân tới một công việc cụ thể. Có thể tóm lược
về lý thuyết ba thành tố sáng tạo mà Amabile đưa ra trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Các thành tố của sáng tạo
1
NHỮNG KỸ NĂNG
2
NHỮNG KỸ NĂNG
3
ĐỘNG CƠ
LĨNH VỰC PHÙ HỢP
Bao gồm:
- Kiến thức về lĩnh vực
- Kỹ năng kỹ thuật đòi

hỏi
- Tài năng đặc biệt phù
hợp với lĩnh vực chuyên
môn
Phụ thuộc vào:
- Khả năng nhận thức
bẩm sinh
- Kỹ năng tri giác và vận
động bẩm sinh
- Giáo dục chính thống
và phi chính thống
SÁNG TẠO PHÙ HỢP
Bao gồm:
- Kiểu nhận thức thích
hợp
- Kiến thức về phương
pháp tìm tòi khám phá để
tạo ra những ý tưởng mới
- Kiểu làm việc hấp dẫn
Phụ thuộc vào:
- Đào tạo
- Kinh nghiệm trong việc
tạo ra ý tưởng
- Những đặc tính nhân
cách
CÔNG VIỆC
Bao gồm:
- Thái độ đối với
công việc
- Nhận thức về động

cơ của mình để thực
hiện công việc
Phụ thuộc vào:
- Mức độ khởi điểm
của động cơ nội sinh
đối với công việc
- Sự có mặt hay vắng
mặt những cản trở
bên ngoài
- Khả năng của cá
nhân giảm thiểu những
cản trở bên ngoài
Bên cạnh các hướng nghiên cứu về sáng tạo nêu trên, còn có các hướng
nghiên cứu như: Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ văn hóa. Các tác giả Carl
Roger, M.Stein. L.X. Vưgốttxki.v.v… đã nghiên cứu những yếu tố văn hóa
tác động đến tính sáng tạo của con người. Đây là cơ sở để xây dựng môi
trường phát triển cho mỗi cá nhân và cho cả cộng đồng; Nghiên cứu sáng
tạo dưới góc độ nhân cách. Các tác giả như Lewis Terman, MacKinnon,
M.Stein…nghiên cứu nhân cách của những người nổi tiếng và từ đó tổng
hợp được một số phẩm chất đặc trưng của một nhân cách sáng tạo. Đây là cơ
sở để định hướng và phát triển những nhân cách sáng tạo trong thực tiễn;
Nghiên cứu dưới góc độ sinh lý thần kinh. Các tác giả như E.A. Spitzka,
Thomas S.Harvey, Guilford… đã nghiên cứu một số bộ não thông minh
nhằm lý giải dưới góc độ sinh học về hoạt động, cấu tạo của não như thế
nào để dẫn đến ý tưởng sáng tạo mới. Nhưng kết quả nghiên cứu về thần
kinh là cơ sở quan trọng về mối tương quan giữa sinh lý và tâm lý;
Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ phân tích sản phẩm hoạt động. Các tác
giả B.Gheselin, M.Stein, G.Claussa, Guilford… đã phân tích một số sản
phẩm sáng tạo nổi tiếng và từ đó chỉ ra những tiêu chí đặc trưng của một
sản phẩm sáng tạo. Đây là cơ sở để đánh giá và công nhận mức độ sáng

tạo của mỗi cá nhân và cộng đồng; Nghiên cứu tính sáng tạo như là thuộc
tính nhân cách bằng sử dụng trắc nghiệm.
1.1.2. Nghiên cứu về sáng tạo, tính sáng tạo ở Việt Nam
* Về nghiên cứu
Ở Việt Nam, nghiên cứu về sáng tạo còn là một lĩnh vực khá mới và
chỉ được nghiên cứu trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Công trình đầu
tiên nghiên cứu về khả năng sáng tạo, trí sáng tạo của học sinh được Viện
khoa học giáo dục Việt Nam – đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và
đào tạo nghiên cứu vào năm 1990. Các nghiên cứu này nghiên cứu về bản
chất, cấu trúc tâm lý của sáng tạo, phương pháp chẩn đoán, đánh giá thuộc
tính nhân cách, tìm ra con đường giáo dục phát huy tính sáng tạo ở học sinh
và người trưởng thành ở Việt Nam. Với mục đích nghiên cứu ấy, một vài bộ
trắc nghiệm sáng tạo của nước ngoài (test của K.J.Schoppe, K.K.Urban…)
đã được tác giả Nguyễn Huy Tú Việt hóa để đo tính sáng tạo của học sinh,
sinh viên. Các trắc nghiệm sáng tạo này trước đây đã được sử dụng để làm
căn cứ tuyển sinh viên vào lớp tài năng của Trường đại học Khoa học Tự
nhiên – ĐHQGHN hay lớp diễn viên khóa 8 của Trường đại học Sân khấu
Diện ảnh.
Có thể kể đến một số tác giả quan tâm nghiên cứu về vấn đề sáng tạo
như Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú, Đức Uy, Phan Trọng Ngọ, Phạm
Thành Nghị, Đào Thị Oanh, Phan Dũng, Vũ Kim Thanh… Tác giả Nguyễn
Huy Tú đã có nhiều bài viết về sáng tạo đăng tên các tạp chí Tâm lý, Giáo
dục và thực hiện một số đề tài khoa học cấp Bộ về lĩnh vực sáng tạo. Những
nghiên cứu sâu hơn để có thể đo lường sáng tạo có thể kể đến cuốn sách:
“Bộ trắc nghiệm sáng tạo TSD-Z của Klaus K.Urban với những ứng dụng ở
nước ngoài và Việt Nam”. Tác giả Nguyễn Huy Tú là người có nhiều nghiên
cứu về tính sáng tạo dưới góc độ tâm lý học và giáo dục học ở Việt Nam.
Ông đã có những đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu lý thuyết về tính
sáng tạo của con người cũng như về các phương pháp đo đạc đánh giá tính
sáng tạo của người Việt Nam ở các độ tuổi khác nhau. 1Trong cuốn sách

này, tác giả đã trình bày một cách cơ bản về bộ test sáng tạo TSD-Z của
Klaus K.Urban (cơ sở lý thuyết, kỹ thuật thực hiện test, kỹ thuật chấm bài
test cũng như kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu test) và những ứng dụng ở
nước ngoài, những nghiên cứu thích ứng TSD-Z của Urban vào Việt Nam.
Trước đó, năm 1998, tác giả Nguyễn Huy Tú cũng chính là người đã Việt
hóa Test sáng tạo hữu ngôn – TST – N của Schoppe hay còn gọi là Bộ trắc
nghiệm VKT. Đây là bộ Test đo trí sáng tạo của các khách thể là những
người từ 15 tuổi trở lên (được coi là đã có năng lực ngôn ngữ phát triển đầy
đủ). VKT hay TST là một trong 5 bộ test sáng tạo được các chuyên gia hàng
đầu trong lĩnh vực này khuyên dùng ở Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay.
Tuy sử dụng vật liệu ngôn ngữ nhưng VKT của K.J.Schoppe là một bộ test
đo tiềm năng sáng tạo nói chung chứ không phải chỉ dùng để đo tính sáng
tạo trong hoạt động ngôn ngữ. Kế thừa những nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Huy Tú, tác giả luận văn sử dụng test VKT (hay TST) của
K.J.Schoppe đã được Việt hóa vào quá trình nghiên cứu của mình như là
một công cụ để đo mức độ tính sáng tạo của sinh viên.
Năm 2000, tác giả Đức Uy viết trong cuốn Tâm Lý học sáng tạo, đã
chỉ ra động lực sáng tạo, vai trò của giao tiếp, trực giác và tưởng tượng trong
sáng tạo khoa học, vai trò của tư duy sáng tạo và một số phẩm chất cơ bản
của người sáng tạo [17].
Năm 2011, tác giả Phạm Thành Nghị, trong cuốn sách “Những vấn
đề Tâm lý học sáng tạo” đã làm rõ được bản chất của sáng tạo và chỉ ra được
những đặc điểm nhân cách sáng tạo, làm rõ được cơ sở sinh học và xã hội
của sáng tạo, phân tích được mối quan hệ giữa sáng tạo và các hiện tượng
tâm lý khác từ đó nêu nên những ứng dụng sáng tạo trong tổ chức và việc
giáo dục, phát triển năng lực sáng tạo[14].
Năm 2012, cuốn “Giáo trình Tâm lý học sáng tạo” được tác giả
Phạm Thành Nghị viết đã hệ thống hóa những kiến thức về bản chất của
sáng tạo, cơ sở sinh học, xã hội của sáng tạo, mối quan hệ giữa sáng tạo với
các hiện tượng tâm lý khác như trí thông minh, tư duy, tưởng tượng, động cơ

cũng như kiến thức về phương pháp nghiên cứu sáng tạo.
Vấn đề sáng tạo đã và đang nhận được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, một số luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ có nghiên cứu về vấn đề
này là: năm 2007, luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Văn Trưởng nghiên cứu về
“Mối quan hệ giữa tính sáng tạo với việc hình thành kỹ năng dạy học của
sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh”; năm 2008, có Luận án
Tiến sĩ của tác giả Trần Thị Phương Huyền “Nghiên cứu mức độ sáng tạo
của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh phúc thới kỳ đổi mới”; năm
2009, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương nghiên cứu về
“Tưởng tượng sáng tạo của sinh viên khoa Giáo dục mầm non Trường đại
học Hùng Vương trong hoạt động vẽ tranh”, năm 2010 có luận văn Thạc sĩ
của tác giả Mã Ngọc Thể nghiên cứu về “Tính sáng tạo của học sinh tiểu học
trong môn học mỹ thuật”; năm 2011, luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Thái
Hòa nghiên cứu về “Trí sáng tạo của học viên Học viện kỹ thuật quân sự”;
năm 2012, luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Văn Tính nghiên cứu về “Tính
sáng tạo trong trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”…
* Về đào tạo
Năm 1977, ở Việt Nam, lớp học đầu tiên về "Phương pháp luận sáng
tạo và đổi mới" được đưa vào dạy ngoại khóa cho gần một trăm sinh viên
thuộc tất cả các khoa khối khoa học tự nhiên của Đại học tổng hợp TP.HCM
(nay là Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TP.HCM) bởi
Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK) thuộc đại học Tổng hợp TP.HCM. Hiện
nay, Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK) thường xuyên mở các lớp các lớp
chiêu sinh theo cách ghi danh tự do cho những ai quan tâm đến việc nâng
cao chất lượng suy nghĩ và mong muốn học về phương pháp luận sáng tạo.
Theo thống kê của Trung tâm, đã có gần 400 khoa học được mở với trên
20.000 học viên tham dự. Việc tổ chức giảng dạy môn học này đã giúp các
học viên ứng dụng vào công tác tổ chức, kinh doanh… tạo ra các ý tưởng
sáng tạo trong quá trình làm việc.
Tại khoa Tâm lý học – Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội đã bắt đầu đưa môn học Tâm lý học sáng tạo vào
giảng dạy cho học viên cao học từ năm 2009 do PGS.TS Phạm Thành Nghị
đảm nhiệm. Môn học này trang bị cho học viên cao học những kiến thức về
bản chất của sáng tạo, cơ sở sinh học, xã hội của sáng tạo, bản chất của
sáng tạo, mối quan hệ giữa sáng tạo với các hiện tượng tâm lý khác…
cũng như kiến thức về phương pháp nghiên cứu sáng tạọ dưới góc độ tâm
lý học.
Tóm lại, tổng hợp các hướng nghiên cứu về sáng tạo trên thế giới và
nghiên cứu sáng tạo tại Việt Nam cho thấy sự đa dạng trong nghiên cứu
về sáng tạo. Các hướng nghiên cứu có thể là khác nhau nhưng có thể bổ
sung và phối hợp với nhau. Nghiên cứu về sáng tạo có thể tiến hành một
cách độc lập hoặc có thể phối hợp trong nhiều lĩnh vực khoa học hay thực
tiễn. Trong đề tài này, tác giả cho rằng sáng tạo phải được tìm hiểu ở
nhiều chiều cạnh khác nhau. Sáng tạo có trong nó cả yếu tố nhận thức
nhưng nó cũng bao hàm trong đó như là thuộc tính của nhân cách, và do
đó không thể nghiên cứu phiến diện ở một góc độ mà phải nghiên cứu ở
nhiều chiều cạnh. Với lý do đó, trong mô hình ba thành tố của tính sáng
tạo mà Amabile đưa ra, tác giả luận văn nhận thấy hội tụ đầy đủ các yếu
tố về nhận thức, nhân cách để nghiên cứu tính sáng tạo. Vì vậy, luận văn
chọn hướng tiếp cận theo lý thuyết ba thành tố sáng tạo của Amabile làm
cơ sở lý luận để nghiên cứu tính sáng tạo của sinh viên.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm sáng tạo
1.2.1.1 Khái niệm
Có nhiều quan điểm khác nhau về sáng tạo và chúng ta có thể xem
xét khái niệm sáng tạo dưới nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ Ngôn ngữ học, sáng tạo được hiểu là làm ra cái gì đó
chưa hề có, khái niệm này tương đối gần gũi và được coi là cách hiểu cụ thể
nhất về sáng tạo.
Dưới góc độ Xã hội học, sáng tạo được hiểu là thành phần, kiểu,

chất, lượng đặc biệt của hoạt động cá nhân và nhóm xã hội, định hướng vào
sự nhận thức những hiện tượng, những quan hệ và những quy luật mới cũng
như sự tạo ra thế giới tinh thần và thế giới vật chất mới, hoàn thiện theo
hướng tiến bộ xã hội.
Dưới góc độ Triết học, sáng tạo được hiểu là quá trình hoạt động của
con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới về chất. Các loại
hình sáng tạo được xác đinh bởi đặc trung nghề nghiệp như khoa học kỹ
thuật, quân sự, văn học nghệ thuật…
Dưới góc độ Tâm lý học, sáng tạo cũng được xem ở nhiều góc độ
khác nhau:
Một số nhà nghiên cứu xem xét sáng tạo như một quá trình. Quan
niệm loại này xuất phát từ bản chất của quá trình sáng tạo. Watson (1928),
chẳng hạn, phân biệt sáng tạo theo cách mà cái mới được tạo ra. Câu hỏi đặt
ra là cái mới được sinh ra như thế nào? Sự sáng tạo trong ngôn ngữ được
diễn ra như thế nào? Một bài thơ hay, một bài luận xuất sắc được tạo ra như
thế nào? Câu trả lời là chúng ta đến đó được là nhờ thao tác từ ngữ, chuyển
đổi từ ngữ đến khi loại hình mới xuất hiện. Còn theo E.P.Torrance, sáng tạo
được hiểu là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý
tưởng này đến kết quả. Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít cái gì đó
mà trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy cũng như chưa có ý thức về
nó. Như vậy, ở góc độ này sáng tạo là một quá trình (có mở đầu, diễn biến,
kết thúc) và sản phẩm phải mang tính mới mẻ, độc đáo.
Mặc dù tiếp cận nhân cách được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhưng
đa số các định nghĩa sáng tạo có nhắc đến chỉ báo của sản phẩm sáng tạo
như là dấu hiệu để phân biệt. Hầu hết các định nghĩa nhấn mạnh vào sản
phẩm sáng tạo bao gồm thuộc tính mới và phù hợp. Barron cho rằng sản
phẩm sáng tạo phải độc đáo, tức là không giống với phần lớn đồ vật khác
được tạo ra và sản phẩm phải ở mức độ nào đó thích ứng với thực tiễn.
Trường phái Gestal thì lại cho rằng sáng tạo và sự thấu hiểu xuất hiện
khi người tư duy nắm được những nét chính yếu của vấn đề và mối quan hệ

của chúng với giải pháp cuối cùng. Sáng tạo được coi là hoạt động giải
quyết vấn đề đặc trưng bởi tính mới mẻ, phi truyền thống, sự bền bỉ và khó
khăn trong hình thành vấn đề (Newell và đồng nghiệp, 1962) [14, tr9].
Guilford đưa ra định nghĩa sáng tạo trong mối quan hệ với năng lực cá
nhân của người sáng tạo. "Theo nghĩa hẹp, sáng tạo liên quan đến những
năng lực đặc trưng cho những người sáng tạo. Hay nói cách khác, vấn đề
tâm lý học liên quan đến nhân cách sáng tạo Tôi thường xác định nhân
cách cá nhân như một kiểu thuộc tính độc nhất làm một người khác với
những người khác. Nhà tâm lý học đặc biệt quan tâm đến những đặc điểm
được biểu hiện trong thực hiện hành động hay trong các đặc điểm hành vi.
Các thuộc tính hành vi diễn ra phụ thuộc vào các cấu thành lớn như năng
lực, hứng thú, thái độ và các thuộc tính của khí chất Nhân cách sáng tạo là

×