Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

TÁC ĐỘNG của QUẢN TRỊ vốn LUÂN CHUYỂN tới lợi NHUẬN của CÔNG TY BẰNG CHỨNG tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 62 trang )

i





Sự bất ổn của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đặt ra áp lực rất
lớn lên vai các nhà quản trị trong việc tối đa hóa lợi nhuận cổ đông, quản lý thu nhập
hiệu quả và chèo kéo công ty thoát khỏi cuôc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn
ra. Đặc biệt, trong hoàn cảnh tụt dốc của kinh tế thế giới hiện nay, tiền mặt trở thành
một nguồn khó để vay mượn hơn, mỗi công ty không nên quên được sự thật rằng hầu
hết tiền mặt của công ty đều gắn chặt trong các thành phần của vốn luân chuyển, vì
vậy một chiến lược mới nhằm quản lý dòng tiền hiệu quả thì không nên bỏ qua việc
quản trị vốn luân chuyển. Vì thế vốn luân chuyển luôn được xem như nguồn sống của
một doanh nghiệp và quản trị vốn luân chuyển được coi như một phần không thể thiếu
của quản trị kinh doanh. Mục đích chính của bài nghiên cứu này là tìm hiểu tác động
của quản trị vốn luân chuyển lên lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt Nam trong
giai đoạn 2007-2012 bằng phương pháp Fixed effects và GMM. Kết quả cho thấy có
tồn tại một mối quan hệ nghịch biến giữa các thành phần của vốn luân chuyển gồm kỳ
phải trả, kỳ phải thu, kỳ tồn kho và kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận hoạt động
của các công ty. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng phát hiện được tác động ngược chiều
của tỷ lệ nợ, tỷ lệ tài sản tài chính và quy mô tới thành quả doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu khuyến khích các nhà quản trị giảm số ngày tồn kho và số ngày phải thu để
tăng khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp.
Từ khóa: Vốn luân chuyển, lợi nhuận, kỳ luân chuyển tiền mặt, Việt Nam





TÓM TẮT CÔNG TRÌNH


ii






TÓM TẮT CÔNG TRÌNH i
MỤC LỤC BẢNG VÀ HÌNH v
MỤC LỤC CÔNG TRÌNH ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
1. GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài: 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu: 3
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 4
1.5 Ý nghĩa của đề tài: 4
1.6 Bố cục bài nghiên cứu 4
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN
CHUYỂN VÀ LỢI NHUẬN CÔNG TY 6
2.1. Giới thiệu về vốn luân chuyển 6
2.2. Nền tảng lý thuyết về quản trị vốn luân chuyển 6
2.2.1. Các nhân tố tác động tới nhu cầu vốn luân chuyển 8
2.2.1.1. Nhân tố bên trong 8
2.2.1.2 Nhân tố bên ngoài 9
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây 10
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Dữ liệu 16
MỤC LỤC CÔNG TRÌNH

iii



3.2. Các biến đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu 18
3.2.1. Biến phụ thuộc 18
3.2.2. Biến độc lập 18
3.2.2.1. Kỳ phải trả (ACP) 18
3.2.2.2. Kỳ phải thu phải thu (ACR) 19
3.2.2.3. Kỳ tồn kho (INVE) 20
3.2.2.4. Kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) 21
3.2.3. Biến điều khiển 22
3.2.3.1. Tỷ lệ nợ (DR) 22
3.2.3.2. Quy mô công ty (SIZE) 22
3.2.3.3. Tỷ lệ tài sản tài chính(FAR) 23
3.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 24
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Phân tích ban đầu 27
3.4.1.1. Kiểm định Chow 27
3.4.1.2. Kiểm tra tính dừng 27
3.4.1.3. Thống kê mô tả và ma trận tương quan Pearson 28
3.4.2. Phân tích định lƣợng 28
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1. Phân tích mô tả 31
4.1.1. Kiểm định Chow 31
4.1.2. Kiểm tra tính dừng 32
4.1.3. Thống kê mô tả 32
iv




4.1.4. Phân tích tƣơng quan Pearson 35
4.2. Phân tích định lƣợng 36
5. KẾT LUẬN 48
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu 48
5.2. Hàm ý chính sách 48
5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu 50
5.3.1. Hạn chế 50
5.3.2. Hƣớng phát triển của đề tài 51
PHỤ LỤC 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54


v



MỤC LỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 1: Thống kê ngành và tỷ trọng của các công ty trong mẫu dữ liệu 17
Bảng 2: Tóm tắt về các biến sử dụng trong bài và kì vọng về dấu 24
Bảng 3: Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu trong bài 26
Bảng 4: Kết quả kiểm định Chow 31
Bảng 5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey Fuller 32
Bảng 6: Thống kê mô tả các biến trong bài 33
Bảng 7: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp GMM 35
Bảng 8: Kết quả hồi quy bằng mô hình bằng fixed/random effects 38
Bảng 9: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp GMM 42
Bảng 10: So sánh 3 phương pháp OLS, Fixed effects và Random effects 52
Bảng 11: Kiểm tra đa cộng tuyến bằng chỉ số VIF 52

Bảng 12: Kiểm tra thiếu biến Ramsey test 53
Bảng 13: Kiểm tra phương sai thay đổi trong mô hình 53
vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt
OLS
Ordinary least squares
Bình phương bé nhất tổng quát
GMM
Generalized method of moments

Phương pháp tổng quát hóa thời
điểm
HNX
Ha Noi Stock Exchange
Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội
HOSE
Ho Chi Minh Stock
Exchange
Sở giao dịch chứng khoán TP.
Hồ Chí Minh
1





1. GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sự bất ổn của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đặt ra áp lực rất
lớn lên vai các nhà quản trị trong việc tối đa hóa lợi nhuận cổ đông, quản lý thu nhập
hiệu quả và chèo kéo công ty thoát khỏi cuôc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn
ra. Đối với mỗi công ty, sự biến động của nền kinh tế luôn được quan tâm bởi vì đó là
một nhân tố quan trọng để tối đa hóa tính thanh khoản của công ty và dòng tiền tự do.
Đặc biệt, trong hoàn cảnh tụt dốc của kinh tế thế giới hiện nay, tiền mặt trở thành một
nguồn khó để vay mượn hơn, mỗi công ty không nên quên được sự thật rằng hầu hết
tiền mặt của công ty đều gắn chặt trong các thành phần của vốn luân chuyển, vì vậy
một chiến lược mới nhằm quản lý dòng tiền hiệu quả thì không nên bỏ qua việc quản
trị vốn luân chuyển.
Vốn luân chuyển được coi là tài sản ngắn hạn của một công ty, chiếm một tỷ lệ trong
nguồn lực tài chính của công ty và được chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau,
thay đổi ngày qua ngày trong hoạt động sản xuất của công ty (Gitman, 2002). Tài sản
ngắn hạn chủ yếu gồm có tiền mặt, chi phí trả trước, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu,
hàng tồn kho, khoản phải trả và các loại tài sản ngắn hạn khác. Vốn luân chuyển thuần
có thể được tính toán bằng cách lấy tài sản ngắn hạn của công ty trừ đi nợ ngắn hạn
của nó. Nếu giá trị của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì vốn luân chuyển
thuần sẽ có giá trị âm, thể hiện vốn luân chuyển bị thâm hụt. Khi một doanh nghiệp
đưa ra quyết định đối với tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của mình thì được gọi là
quản trị vốn luân chuyển. Sự quản trị vốn luân chuyển có thể được định nghĩa như
một sự duy trì mức độ tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phù hợp nhằm duy trì tốt hoạt
động công ty, tận dụng tối đa nguồn vốn và tối thiểu hóa chi phí, tạo ra đủ tiền để
thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn cũng như đầu tư thêm vào sản xuất kinh doanh.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2




Mỗi công việc kinh doanh đều cần vốn luân chuyển để tồn tại và duy trì hoạt động,
nói không sai khi người ta coi vốn luân chuyển là sự sống của một doanh nghiệp. Nó
cần cho một công ty để duy trì tính thanh khoản, tính thanh toán nợ và lợi nhuận
(Mukhopadhyay, 2004). Tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển hiệu quả là
không thể chối cãi (Filbeck & Krueger, 2005). Nếu một công ty dự định đầu tư nhiều
vào vốn luân chuyển, tức là lợi nhuận có thể đầu tư vào tài sản cố định hoặc tài sản dài
hạn sẽ bị giảm bớt vì công ty sẽ phải duy trì chi phí lưu trữ hàng tồn kho trong dài hạn
cũng như chi phí nắm giữ hàng tồn kho dư thừa (Arnold, 2008).
Mặt khác, nếu một công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà bỏ quên nhu cầu
vốn ngắn hạn thì có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính vì không đủ
tiền. Lợi nhuận và thanh khoản là 2 mục tiêu chính để duy trì hoạt động của một công
ty, do đó nhiệm vụ chính của các nhà quản trị là đánh đổi giữa lợi nhuận và thanh
khoản ở một mức độ tối ưu nhất nhằm đem lại hiệu quả cho công ty (Kargar &
Blumenthal, 1994). Việc thiếu vốn luân chuyển là một trong những nguyên nhân phổ
biến dẫn tới phá sản ở nhiều doanh nghiệp nhỏ ở nhiều nước khác nhau (Rafuse,
1996). Quản trị hiệu quả vốn luân chuyển bao gồm 2 bước là chuẩn bị nguồn lực và
điều khiển nguồn lực đó. Cả 2 đều với mục tiêu để công ty có thể đáp ứng các nghĩa
vụ ngắn hạn cũng như tránh lãng phí nguồn lực vì đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn
hạn (Eljelly, 2004). Quản trị hiệu quả sẽ làm giảm nhu cầu vay mượn bên ngoài cho
công ty.
Có nhiều các tiếp cận khác nhau đối với quản trị vốn luân chuyển, 2 cách cơ bản đó là
chính sách quản trị vốn luân chuyển cấp tiến và chính sách quản trị vốn luân chuyển
bảo thủ. Chính sách quản trị cấp tiến với việc đầu tư nhiều vào tài sản cố định và đầu
tư ít vào tài sản ngắn hạn có thể tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty, tuy nhiên nó cũng
đặt công ty vào nguy cơ thiếu vốn để duy trì hoạt động thường ngày và khoản trả nợ
ngắn hạn. Ngược lại, chính sách bảo thủ đầu tư ít vào tài sản cố định để đổ vốn vào tài
sản ngắn hạn, nó hàm ý rằng nợ ngắn hạn được ưa thích sử dụng hơn so với nợ dài

hạn, tỷ lệ nợ ngắn hạn nhiều sẽ cần nhiều vốn ở dạng thanh khoản cao để chi trả sớm
nhằm hưởng được lãi vay thấp và tiết kiệm được nhiều hơn.
3



Tóm lại, với rất nhiều lý do ở trên, chúng ta đã thấy được mối quan hệ khăng khít giữa
quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của một công ty. Do đó, bài nghiên cứu này
nhằm khẳng định tác động của quản trị vốn luân chuyển lên lợi nhuận của các công ty
ở Việt Nam và hoàn thiện những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây để giúp các
nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về vốn luân chuyển, qua đó có
những chính sách nhằm nâng cao thành quả của doanh nghiệp và tối đa hóa giá trị cổ
đông.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này tập trung vào việc tìm ra mối quan hệ giữa các thành phần của
quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của các công ty ở Việt Nam nhằm tạo thuận lợi
cho các nhà quản trị có thể sử dụng kết quả của mô hình để đưa ra những chính sách
quản trị phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận công ty và tối đa hóa giá trị cổ đông. Bài
viết sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu chiều tác động lên lợi nhuận của các thành phần của vốn luân
chuyển bao gồm kỳ phải thu, kỳ phải trả, kỳ tồn kho cũng như chỉ tiêu kết hợp của 3
nhân tố này là kỳ luân chuyển tiền mặt trên nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Thứ hai, xem xét mức độ tác động của các nhân tố này lên thành quả hoạt động của
công ty.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này tập trung trả lời 2 câu hỏi sau:
Thứ nhất, có hay không sự tồn tại mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi
nhuận của các công ty ở Việt Nam?
Thứ hai, tác động của các thành phần vốn luân chuyển lên thành quả của các công ty
theo chiều nào và độ lớn ra sao?

4



1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Mẫu dữ liệu gồm có 200 doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên hai sàn HNX và
HOSE trong giai đoạn 2007-2012. Các công ty trong mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên
từ nhiều ngành khác nhau, ngoại trừ các công ty thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm,
bất động sản. Các số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính hằng năm được công
khai trên các website tài chính.
Trong bài, lợi nhuận của công ty được đo lường qua lợi nhuận hoạt động gộp (GOP),
trong khi đó biến tổng quát nhất liên quan tới quản trị vốn luân chuyển là kỳ luân
chuyển tiền mặt (CCC). Để có thể đưa đến kết quả tin cậy nhất, bài nghiên cứu này sử
dụng hơn một kỹ thuật ước lượng, bao gồm phân tích mô tả dữ liệu và phân tích hồi
quy đa biến bằng phương pháp Fixed effects và Generalized Method Of Moments
(GMM).
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Thứ nhất, bài nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm kiến thức hiện có về các thành phần của
vốn luân chuyển và lợi nhuận công ty.
Thứ hai, nếu có thể tìm ra cách mà vốn luân chuyển tác động tới lợi nhuận như nào thì
nhà quản trị có thể cân bằng những yếu tố đó nhằm mang lại lợi nhuận cao cho công
ty và tối đa hóa giá trị cổ đông.
Thứ ba, trong bối cảnh kinh tế không ổn định, những phát hiện của bài nghiên cứu có
thể được sử dụng bởi không chỉ các công ty sản xuất mà cả các công ty trong lĩnh vực
khác nhằm cải thiện tình hình tài chính của đất nước.
1.6 Bố cục bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được chia thành 5 chương lớn:
Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài.
Trong chương này chúng tôi trình bày khái quát về lý do thực hiện bài nghiên cứu,
mục tiêu chính, phương pháp sử dụng và ý nghĩa đề tài.

5



Chƣơng 2: Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa quản trị vốn
luân chuyển và lợi nhuận công ty.
Phần này chúng tôi sẽ đưa ra bằng chứng từ nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới
về tác động của vốn luân chuyển lên lợi nhuận của công ty. Phân tích các biến và mô
hình đã được sử dụng nhằm đưa ra phương pháp nghiên cứu tốt nhất cho trường hợp
của Việt Nam.
Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu.
Phần này sẽ trình bày cụ thể và rõ ràng hơn về phương pháp chọn mẫu dữ liệu nghiên
cứu trong bài: cách thu thập, quy mô dữ liệu, phạm vi dữ liệu. Hơn nữa, tôi cũng trình
bày cách tính các biến trong bài cũng như ý nghĩa của chúng. Cuối cùng, các phương
pháp hồi quy trong bài được phân tích kĩ hơn cùng với ưu, nhược điểm của chúng để
đưa tới việc sử dụng phương pháp tốt nhất.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu.
Trong chương này chúng tôi trình bày và thảo luận kết quả của 3 bước nghiên cứu,
gồm phân tích mô tả, phân tích định lượng và kiểm định sau định lượng. Phân tích mô
tả bao gồm kiểm định tính vững của dữ liệu, kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian,
thống kê mô tả và ma trận tương quan Pearson. Tiếp theo, phân tích định lượng trình
bày và thảo luận kết quả của hai phương pháp được áp dụng là Fixed effects, GMM.
Chƣơng 5: Kết luận
Phần này chúng tôi sẽ đưa ra kết luận chung cho cả bài nghiên cứu và đưa ra các hàm
ý chính sách, đồng thời nêu lên những hạn chế khi thực hiện nghiên cứu mối quan hệ
này tại Việt Nam và đề xuất hướng phát triển cho đề tài.



6




2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ LỢI NHUẬN
CÔNG TY
2.1. Giới thiệu về vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển (Working Capital) được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản
ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn luân chuyển là giá trị của
toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty.
Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hoá qua tất cả các dạng - tồn tại từ
tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là
tiền mặt (Guthmann và Dougall (1948).
Vốn luân chuyển đo lường sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp và nó đóng một
vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa tài sản của cổ đông. Mỗi ngày các nhà quản lý
tài chính dành phần lớn thời gian để cân bằng các thành phần của vốn luân chuyển,
điều này để đáp ứng những nghĩa vụ trong ngắn hạn của công ty. Mục đích của bài
nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của vốn luân chuyển như
hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả đối với lợi nhuận của công ty.
2.2. Nền tảng lý thuyết về quản trị vốn luân chuyển
Các công ty tốt luôn có các nhân viên tài chính có chuyên môn giỏi để phụ trách các
vấn đề hằng ngày liên quan tới các quyết định về vốn luân chuyển, vì vốn luân chuyển
luôn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp và tồn tại ở nhiều dạng khác
nhau, từ thành phần tài sản ngắn hạn này sang thành phần tài sản ngắn hạn khác, ví
dụ: từ hàng tồn kho chuyển thành thành phẩm, sau đó được bán ra và tạo ra doanh thu
bán chịu, doanh thu bán chịu này được công ty ghi nhận là một khoản nợ ngắn hạn
được được coi là sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian ngắn bởi các khách hàng
bên ngoài.
7




Đầu tư vào vốn luân chuyển và các thành phần liên quan đến tài chính ngắn hạn bắt
nguồn từ 3 hoạt động kinh doanh – mua nguyên vật liệu, sản xuất và bán hàng. Quản
trị vốn luân chuyển tốt trong vòng 1 năm có thể làm cho các hoạt động này trở nên
hiệu quả và linh hoạt hơn. Ngoài ra, các thành phần của vốn luân chuyển có thể gợi ra
các giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn. Trên hết, quản trị vốn luân
chuyển có thể làm giảm chi phí và tạo ra thêm lợi nhuận cho công ty. (Brealey et al,
2006 pp 815-827).
Quản trị vốn luân chuyển còn cực kì quan trọng đối với một công ty không có khả
năng giải quyết các khoản nợ. Danh sách các tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn so với
tổng tài sản đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, vì thế điều tối quan
trọng là vốn luân chuyển được quản lý bằng cách tối ưu, cân bằng giữa tính thanh
khoản và lợi nhuận. Mặc dù một công ty làm ăn có lãi nhưng thực sự khoản lãi này bị
trói buộc vào trong khoản phải thu và công ty phải đi vay mượn thêm hoặc mua nợ
hàng tồn kho. Vì vậy điều này dẫn đến viễn cảnh khi công ty cần tiền mặt để mua
hàng hóa và họ phải gánh thêm một khoản chi phí khi đi số tiền rút ở ngân hàng vượt
quá số tiền gửi. Tóm lại, lợi nhuận và tính thanh khoản nên được quản trị một cách
cẩn thận, khoản đầu tư vào hàng tồn kho là cần thiết và nếu nó được cân bằng một
cách hợp lý, đúng lúc thì sẽ tạo ra cơ hội tốt để bán được hàng hóa, thông qua đó sẽ
cải thiện lợi nhuận và thanh khoản của doanh nghiệp. Hàng hóa được luân chuyển
nhanh hơn thì sẽ có kỳ luân chuyển tiền mặt ngắn hơn (Padachi, 2006a).
Theo Rafuse (1996), phần lớn các doanh nghiệp bị thua lỗ là do không quản trị các
thành phần vốn luân chuyển tốt, điều đó dẫn tới số ngày tồn kho và số ngày phải thu
cao dẫn đến kỳ luân chuyển tiền mặt dài. Tiền mặt tạo ra nhanh chóng sẽ giúp công ty
có thể mua thêm hàng hóa để bán cho khách hàng. Từ đó tạo ra thêm lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Có được lượng vốn luân chuyển tối ưu tại thời điểm thích hợp là yếu tố cực kì quan
trọng để đưa tới hoạt động kinh doanh hiệu quả. Sử dụng vốn luân chuyển một cách
không kiểm soát hoặc phung phí trong thời kì kinh tế suy thoái như hiện nay là thiếu

8



khôn ngoan, vì khoản nợ không dễ để thu hồi có thể dẫn đến tài sản ngắn hạn phải tài
trợ bằng vay mượn. Mà chính sách tiền tệ thắt chặt được nhiều chính phủ áp dụng hiện
nay lại không khuyến khích các ngân hàng nói chung cho vay trong giai đoạn suy
thoái.
Sự thành công của một công ty có liên quan nhiều tới quản trị vốn luân chuyển. Vốn
luân chuyển là kết quả của sự khác nhau giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, và nó
liên kết với quản trị tài chính ngắn hạn thông qua các hoạt động sản xuất ngắn hạn.
Công ty luôn ưu tiền sẽ dụng nguồn vốn có sẵn vì họ không phải trả lãi suất trên
những khoản vay nợ. Một công ty không thể đảm bảo khoản nợ từ các tổ chức tài
chính một cách nhanh chóng với lãi suất rất rẻ trừ khi đó là để cải thiện năng suất sản
xuất của công ty. Vì vậy, vốn nội bộ đưa tới sự linh hoạt cho công ty (Brealey et al,
2006 pp 813-832).
2.2.1. Các nhân tố tác động tới nhu cầu vốn luân chuyển
2.2.1.1. Nhân tố bên trong
Loại hình kinh doanh: Nhu cầu vốn luân chuyển phụ thuộc vào kiểu kinh doanh của
công ty. Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại sẽ nắm giữ nhiều hàng hóa và sẽ
có nhiều khoản phải thu cũng như nhiều khoản phải trả hơn. Vì vậy, nhu cầu về vốn
luân chuyển là rất lớn. Mặt khác, những doanh nghiệp dịch vụ như nhà hàng, khách
sạn sẽ có doanh thu tiền mặt và số lượng khách hàng nợ nhỏ. Do đó, nhu cầu về vốn
luân chuyển của loại hình doanh nghiệp này không nhiều bằng công ty sản xuất.
Quy mô công ty: công ty nhỏ, đặc biệt là những công ty mới thành lập sẽ không có
đủ vốn để trang trải hoạt động của họ, các chủ nợ sẽ không sẵn lòng cho công ty vay.
Vì thế, công ty có quy mô nhỏ sẽ có mức vốn lưu động thấp. Ngược lại, những công
ty lớn với lượng hàng hóa và con nợ khổng lồ sẽ liên tục phát triển và ngày càng cần
nhiều vốn luân chuyển hơn nữa.
Chính sách sản xuất của công ty: Nhu cầu vốn luân chuyển của công ty có thể bị

ảnh hưởng bởi chính sách sản xuất. Nhìn chung, có 2 trường phái chính sách sản xuất,
9



trường phái lâu dài, công ty ước tính lượng vốn luân chuyển cố định của mình trong
một giai đoạn dài. Ngược lại, công ty có chính sách sản xuất thời vụ sẽ tăng sản xuất
trong những giai đoạn lượng hàng bán ra đạt đỉnh và những lúc đó nhu cầu vốn luân
chuyển sẽ nhiều nhất.
Chính sách bán chịu: Một vài công ty chỉ cho phép mua chịu trong 15 ngày, trong
khi một số khác lại cho phép khách hàng nợ đến 60 ngày. Khi số ngày bán chịu càng
dài thì công ty sẽ cần nhiều vốn lưu động hơn để trang trải những khoản chưa thu hồi
được. Khi một công ty có chính sách cho nợ ngắn hơn, tiền mặt sẽ có nhanh hơn, công
ty ít khi phải rơi vào tình trạng đói tiền và do đó nhu cầu vốn luân chuyển cũng ít hơn.
Tăng trƣởng và mở rộng kinh doanh: Khi giám đốc công ty quyết định mở rộng
kinh doanh hoặc công việc làm ăn đang tăng trưởng tốt, nhu cầu về tài sản cố định và
tài sản ngắn hợn sẽ tăng. Vì vậy nhu cầu vốn luân chuyển sẽ tăng để bù đắp cho công
việc kinh doanh trong dài hạn. Điều này có thể mang lại rủi ro cho doanh nghiệp.
2.2.1.2 Nhân tố bên ngoài
Chu kỳ kinh tế và kinh doanh: Phần lớn công ty trải qua sự thay đổi bất thường
trong nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ tùy theo thời điểm. Những sự thay đổi
không theo quy luật này ảnh hưởng đến nhu cầu vốn luân chuyển. Khi có sự bùng nổ
kinh tế, thông thường nhu cầu hàng hóa sẽ tăng và từ đó doanh thu sẽ tăng, dẫn tới sự
đầu tư của công ty vào hàng tồn kho, các khoản nợ cũng như tài sản cố định sẽ tăng
lên. Công ty sẽ thường xuyên vay các khoản nợ dài hạn hoặc giữ lại thu nhập. Trái lại,
sự suy giảm của kinh tế sẽ làm giảm doanh thu và công ty sẽ giảm các khoản vay
mượn và cho vay ngắn hạn.
Thay đổi trong công nghệ: Công nghệ tốt hơn sẽ đẩy nhanh năng suất sản xuất công
ty, mang tới những sản phẩm chất lượng và chuyên nghiệp hơn, thành phẩm cũng
được bán nhanh và nhiều hơn so với trước đây, do đó làm tiền mặt luân chuyển nhanh

hơn. Tuy nhiên, đầu tư ban đầu vào công nghệ mới cần nguồn tiền và nhân lực rất lớn.
Chính sách thuế: Hệ thống thuế của đất nước sẽ quyết định lượng thuế phải trả hàng
năm. Nếu môi trường kinh doanh ở đất nước đó thoải mái thì tỷ lệ thuế sẽ nhỏ và sẽ
10



không đưa đến sự căng thẳng của công ty về việc đáp ứng nghĩa vụ nộp thuế. Ở một
số nước, cơ quan thuế yêu cầu phải nộp thuế trước, điều này dẫn tới việc phải đi vay
mượn để nộp thuế nếu trong trường hợp khoản nợ của khách hàng chưa thể thu lại.
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
Đã có rất nhiều các nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển lên lợi
nhuận công ty.
Lamberson (1995) lựa chọn 50 công ty Mỹ trong giai đoạn 1980-1991 để nghiên cứu
liên quan giữa hoạt động kinh tế và chính sách vốn luân chuyển. Ông đã tìm thấy mối
quan hệ không có ý nghĩa giữa hoạt động kinh tế và các thành phần của vốn luân
chuyển.
Shin và Soenen (1998b) đã lựa chọn 58985 công ty Mỹ, trong giai đoạn 1975-1994
để điều tra có hay không mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển tiền mặt của công ty và lợi
nhuận. Hai tác giả này đã sử dụng phân tích tương quan và hồi quy để nghiên cứu và
đã đưa đến kết quả là đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận công ty và
kỳ luân chuyển tiền mặt. Lyroudi và cộng sự (1999) nghiên cứu trên mẫu gồm các
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán London trong giai đoạn 4 năm và đã phát hiện
được kỳ luân chuyển tiền mặt có liên quan ngược chiều với lợi nhuận thuần, lợi nhuận
trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn cổ phần.
Cote và Latham (1999) nhấn mạnh việc quản trị số ngày phải thu, tồn kho và phải trả
một cách hiệu quả có thể ảnh hưởng tích cực tới dòng tiền của công ty. Cuối cùng
dòng tiền đóng một vai trò sống còn trong quyết định sự tồn tại của công ty. Moyer
và công sự (2003) tìm ra rằng vốn luân chuyển chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư
của công ty vào tài sản, 40% trong các công ty sản xuất, 50-60% đối với các doanh

nghiệp bán lẻ và bán sỉ. Công ty có thể giảm chi phí tài chính và tăng nguồn quỹ cho
việc mở rộng sản xuất nếu họ giảm xuống mức tối thiểu nguồn vốn bị cột chặt trong
tài sản ngắn hạn.
11



Deloof (2003c) thu thập mẫu gồm 1009 công ty phi tài chính ở Bỉ từ năm 1992 đến
1996. Tác giả sử dụng phân tích tương quan và hồi quy trong bài nghiên cứu này. Kết
quả là lợi nhuận hoạt động và các thành phần vốn luân chuyển có tương quan nghịch.
Jose và cộng sự (2003) trong nghiên cứu của mình đã lựa chọn 2178 công ty trong
giai đoạn 1974-1993 để ước tính mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI và
vòng quay tiền mặt. Tác giả đã sử dụng phân tích hồi quy đa biến và đã kết luận được
tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa vòng quay tiền mặt và lợi nhuận công ty trong
các ngành sản xuất, bán lẻ, dịch vụ,…
Lazaridis và Tryfonidis (2006b) nghiên cứu trên mẫu 131 công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán Athens trong giai đoạn 2001-2004. Họ đã quan sát thấy vòng quay tiền
mặt và số ngày phải trả có tương quan ngược chiều. Padachi (2006b) xác nhận mối
quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và các thành phần của vốn luân chuyển.
Shah và Sana (2006) đã sử dụng số ngày phải thu, số ngày phải trả, số ngày tồn kho,
tỷ số thanh toán nhanh và hiện hành như biến độc lập, thu nhập hoạt động như biến
phụ thuộc. Với kĩ thuật phân tích tương quan và hồi quy bình phương bé nhất, tác giả
đã kết luận được mối quan hệ ngược chiều giữa thu nhập hoạt động và các thành phần
của vốn luân chuyển.
Ganeshan (2007b) sử dụng số ngày vốn luân chuyển (DWC) để đo lường hiệu quả
của vốn luân chuyển. Ông đã kết luận rằng mối quan hệ giữa lợi nhuận và DWC là
không có ý nghĩa. Raheman và Nasr (2007b) chứng minh rằng tồn tại một mối quan
hệ ngược chiều mạnh giữa các thành phần của vốn luân chuyển, nợ và lợi nhuận công
ty. Hơn nữa, mối quan hệ giữa quy mô công ty và lợi nhuận là tương quan cùng chiều.
Garcia và cộng sự (2007) sử dụng 8872 công ty Tây Ban Nha trong giai đoạn 1996-

2002. Họ đã kết luận được công ty có lợi nhuận tốt thì tốn ít thời gian để thu hồi các
khoản phải thu, trả thuế nhanh sớm hơn và luân chuyển từ hàng tồn kho thành thành
phẩm trong khoảng thời gian ngắn. Afza và Nazir (2007) nhận ra mối quan hệ ngược
chiều giữa thành quả của công ty và chính sách đầu tư vào vốn luân chuyển.
Samiloglo và Demirgunes (2008) khảo sát mối quan hệ giữa các thành phần của vốn
12



luân chuyển và lợi nhuận. Họ phát hiện ra số ngày phải thu và số ngày tồn kho có
quan hệ ngược chiều với lợi nhuận.
Zariyawati và cộng sự (2009) kết luận rằng mối liên hệ giữa vòng quay tiền mặt và
lợi nhuận là ngược chiều. Nghiên cứu của Sen và Eda (2009) khám phá ra vòng quay
tiền mặt càng ngắn thì sẽ càng đưa tới nhiều lợi nhuận hơn. Falope và Ajilore (2009)
trong công trình của mình đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa giữa các
thành phần của vốn luân chuyển và thu nhập hoạt động thuần đối với mẫu 50 công ty
Nigeria. Uyar (2009) cũng đưa ra kết luận về quan hệ ngược chiều giữa vòng quay
tiền mặt và lợi nhuận trên tài sản. Theo Rezazadeh và Heidarian (2010), lợi nhuận
công ty có thể được cải thiện bằng việc giảm CCC.
Mohamad và Saad (2010) quan sát trên nguồn dữ liệu của Bloomberg của 172 công
ty niêm yết ở Malaysia trong giai đoạn 2003-2007. Họ đã kết luận được các thành
phần của vốn luân chuyển có tương quan ngược chiều với thành quả công ty. Gil và
cộng sự (2010) đã chứng minh được có tồn tại quan hệ có ý nghĩa giữa vốn luân
chuyển và lợi nhuận. Mathuva (2010) kết luận số ngày phải trả và số ngày tồn kho có
tương quan cùng chiều với lợi nhuận trong khi số ngày phải thu lại có quan hệ ngược
chiều.
Danuletiu (2010) lựa chọn 20 công ty ở Alba để tìm hiểu mối quan hệ giữa vốn luân
chuyển và lợi nhuận trong giai đoạn 2004-2008. Biến phụ thuộc là vốn luân chuyển
thuần, trong khi đó biến độc lập gồm có lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên doanh
thu, lợi nhuận trên vốn cổ phần. Kết quả là đã tìm thấy có tồn tại mối quan hệ lợi

nhuận – vốn luân chuyển.
Gill, Biger và Mathur (2010) nghiên cứu trong phạm vi 88 công ty ở NewYork trong
khoảng thời gian 2005-2007. Số ngày phải thu, số ngày phải trả, số ngày tồn kho,
logarit của doanh thu, tỷ số nợ và vốn cổ phần là các biến độc lập. Thu nhập hoạt động
là biến phụ thuộc. Họ đã thống nhất được có tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa lợi
nhuận và số ngày phải thu. Vì vậy công ty cần phát triển các chiến lược hiệu quả
13



nhằm thu hồi các khoản nợ đúng hạn. Các tác giả cũng kết luận rằng mối quan hệ giữa
vòng quay tiền mặt và lợi nhuận là cùng chiều.
Dong (2010) kết luận rằng mối quan hệ giữa lợi nhuận và quản trị vốn luân chuyển ở
Việt Nam là ngược chiều trên mẫu gồm các công ty từ 2006 đến 2008. Điều này dẫn
đến sự thật là để tăng lợi nhuận thì một công ty cần giảm số ngày phải thu và số ngày
tồn kho xuống thấp nhất.
Ikram ul Haq, Sohail, Zaman, và Alam (2011) đo lường trên 14 công ty trong
ngành xi măng ở Pakistan trong thời kì 2004 đến 2009. Họ sử dụng số ngày phải thu,
số ngày phải trả, số ngày tồn kho, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh khoản và tài sản
ngắn hạn trên tổng tài sản để dự đoán thay đổi trong tỷ số lợi nhuận trên đầu tư. Cuối
cùng, kết luận là mối quan hệ giữa các biến này là ở mức độ vừa phải.
Nobanee và cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu của 2123 công ty phi tài chính Nhật Bản
để nghiên cứu và kết luận được nhà quản trị có thể tăng lợi nhuận thông qua giảm độ
dài của kỳ luân chuyển tiền mặt.
Sebastian Ofumbia (2012) lựa chọn công ty ở Nigeria để tìm ra ảnh hưởng của vốn
luân chuyển lên lợi nhuận. Tác giả đã tìm thấy mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển tiền
mặt và lợi nhuận thì có ý nghĩa. Ngoài ra, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và thời
gian thu nợ đóng vai trò cực kì quan trọng. Ông ta đã khuyến nghị các công ty nên thu
hồi tiền mặt từ các người nợ đúng hạn, số tiền thu được nên được tái đầu tư vào chứng
khoán ngắn hạn, chính phủ Nigeria nên khuyến khích vốn đầu tư trược tiếp nước

ngoài để thúc đẩy kinh tế cũng như tình hình các công ty.
Bagchi và Khamrui (2012b) chọn mẫu 10 công ty thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh
trong giai đoạn 2000-2010. Lợi nhuận trên tài sản được sử dụng để đo lường lợi
nhuận. kỳ luân chuyển tiền mặt, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, số ngày tồn kho, số
ngày phải trả, số ngày phải thu, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu được dùng như biến độc
lập. Khám phá của bài là tìm ra tương quan ngược chiều giữa các thành phần của vốn
luân chuyển với lợi nhuận công ty.
14



Tóm lại, từ những nghiên cứu ở trên, rõ ràng là phần lớn các nhà nghiên cứu đều tìm
thấy những kết quả tương tự nhau. Những tác giả cùng phát hiện ra mối quan hệ
ngược chiều giữa số ngày trả nợ và lợi nhuận, điều này ủng hộ thực tế là những công
ty lợi nhuận thấp sử dụng hết khoảng thời gian cho nợ đưa ra bởi các nhà cung cấp.
Mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày phải thu và lợi nhuận có nghĩa là công ty lợi
nhuận cao cần ít thời gian hơn để thu hồi các khoản nợ. Mối quan hệ ngược chiều giữa
kỳ tồn kho và lợi nhuận cũng vậy, công ty có lợi nhuận cao chuyển đổi hàng tồn kho
thành thành phẩm trong giai đoạn ngắn. Ngoài ra, lợi nhuận được đo lường thông qua
nhiều thước đo như lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn
cổ phần, lợi nhuận trên vốn đầu tư hay lợi nhuận hoạt động càng làm chắc chắn thêm
vai trò của quản trị vốn luân chuyển đến thành quả của một công ty.
Với việc sử dụng mẫu lớn, kết luận của Shin và Soenen (1998), Deloof (2003),
Garcia(2007) và Nobanee (2011) là khá tin cậy. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu đã lâu
và đã khá cũ so với hiện tại.
Theo Raheman and Nasr (2007), Alam (2011), Bagchi và Khamrui (2012), có một
mối quan hệ ngược chiều giữa nợ của công ty cũng như quy mô công ty, logarit của
doanh thu và lợi nhuận.
Mặt khác, những điều tìm thấy của Ganeshan (2007) và Mathuva (2010) lại khác.
Ganeshan nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa số ngày luân chuyển vốn và lợi nhuận thì

không có ý nghĩa. Họ nghiên cứu trên ngành viễn thông, khá khác so với ngành sản
xuất. Cũng trong nghiên cứu của mình, Mathuva (2010) đã kết luận mối quan hệ giữa
số ngày phải trả, số ngày tồn kho và lợi nhuận là cùng chiều, điều này mâu thuẫn với
các nghiên cứu khác. Mathuva nghiên cứu trên mẫu 30 công ty trên sàn Nairobi, một
thị trường kém phát triển hơn các thị trường phương tây rất nhiều, và đây có thể là lý
do cho sự khác biệt này.

15



3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để kiểm định các giả thuyết cũng như xây dựng mô hình thích hợp để xác định ảnh
hưởng của quản trị vốn luân chuyển lên lợi nhuận của các công ty, bài nghiên cứu sử
dụng kết hợp phân tích mô tả cũng như phân tích định lượng. Cần thiết phải thực hiện
các phân tích mô tả các biến để biết được các tính chất riêng cho từng biến, sau đó các
biến này cần được phân tích tương quan để đưa ra cái nhìn ban đầu về mối quan hệ
giữa các biến với nhau, về chiều tác động cũng như mức độ tác động. Cuối cùng
nhưng cũng không kém phần quan trọng, phương pháp hồi quy định lượng được sử
dụng để tìm ra mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận doanh nghiệp.
Dưới đây là trình tự các bước nghiên cứu tiến hành trong bài.
Bƣớc 1: Sử dụng kiểm đinh Chow để kiểm tra sự ổn định cấu trúc của các biến.
Bƣớc 2: Sử dụng thống kê mô tả các biến để có cái nhìn sơ lược về dữ liệu
Bƣớc 3: Sử dụng ma trận tương quan Pearson để thấy được mối quan hệ giữa các
biến với nhau.
Bƣớc 4: So sánh kết quả của mô hình khi chạy bằng OLS, Fixed/Random effects
để đưa ra phương pháp hồi quy thích hợp. Kiểm định tính vững của kết quả và xử
lý mô hình bằng kĩ thuật GMM nhằm đưa tới kết quả chính xác nhất.
Tóm lại, bài nghiên cứu gồm có 2 bước thực hiện lớn, bước thứ nhất là bước phân tích
ban đầu, chủ yếu là phân tích riêng lẻ các biến và các cặp biến nhằm nắm bắt được

tính chất và mối quan hệ giữa các biến. Bước lớn thứ hai là phân tích định lượng, ở
bước này các biến được xây dựng thành các mô hình để nghiên cứu mối quan hệ giữa
các thành phần của vốn luân chuyển và lợi nhuận, sau đó sử dụng các phương pháp
hồi quy định lượng để xử lý những mô hình đó. Chương này sẽ trình bày cụ thể hơn
về các bước này.
16



3.1. Dữ liệu
Dữ liệu trong bài nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp của các doanh nghiệp hoạt động trên 2
sàn chứng khoán là HNX và HOSE, có tình hình tài chính ổn định, không bị thua lỗ
dẫn đến hủy niêm yết do rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Các biến trong bài đều
được tính toán từ số liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của các công ty này, được công bố công khai trên trang www.vietstock.vn từ
năm 2007 đến năm 2012
Mẫu dữ liệu trong bài được thu thập ngẫu nhiên từ nhiều ngành khác nhau và có cùng
một số tiêu chuẩn:
 Các công ty đều ở tình trạng hoạt động bình thường.
 Hoạt động trước năm 2007 và có dữ liệu công bố đầy đủ từ năm 2007 đến
2012.
 Loại trừ các công ty trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và bất động
sản.
Phạm vi và quy mô mẫu dữ liệu, trong bài nghiên cứu này, mẫu gồm 200 doanh
nghiệp đã được lựa chọn, các công ty được chọn ngẫu nhiên từ nhiều ngành khác nhau
và có đủ dữ liệu của ít nhất 6 năm tài chính.
Về thời gian của bộ dữ liệu, các số liệu của 200 doanh nghiệp này được thu thập
trong 6 năm từ 2007 đến 2012. Nhiều nghiên cứu trước đã chứng minh khoảng thời
gian 6 năm là đủ đển quan sát được các tác động rõ ràng của quản trị vốn luân chuyển
lên lợi nhuận của các công ty.

Bảng dưới đây thống kê các ngành và tỷ trọng từng ngành của các công ty trong mẫu
dữ liệu:
17




Bảng 1: Thống kê ngành và tỷ trọng của các công ty trong mẫu dữ liệu
Ngành
Số lƣợng công ty thu thập
Tỷ lệ
Công nghệ - truyền thông
13
6.5%
Dịch vụ
6
3%
Khai khoáng
33
16.5%
Sản xuất
85
42.5%
Thương mại
19
9.5%
Tiện ích cộng đồng
3
1.5%
Vận tải kho bãi

5
2.5%
Xây dựng
36
18%
Tổng cộng
200
100%

Các công ty thu thập mẫu dữ liệu đến từ 8 nhóm ngành khác nhau, việc chọn nhiều
nhóm ngành giúp quan sát được tác động của quản trị vốn luân chuyển lên thành quả
của công ty một cách toàn diện cũng như đem lại sự tin cậy cao về kết quả nghiên cứu
vì đã được nghiên cứu ở hầu hết các nhóm ngành. Trong các nhóm ngành, số doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất được thu thập nhiều nhất, chiếm 42.5% tổng
mẫu, ngành này thường có lượng hàng tồn kho lớn và quá trình mua nguyên liệu, sản
xuất và bán hàng diễn ra liên tục với khối lượng lớn, do đó ảnh hưởng của quản trị
vốn luân chuyển lên các công ty thuộc nhóm ngành này là rất dễ có thể quan sát được.
18



3.2. Các biến đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu
Các biến trong bài được lựa chọn dựa trên các nghiên cứu của các tác giả trước đây,
gồm có 1 biến phụ thuộc, 4 biến độc lập và 3 biến kiểm soát.
3.2.1. Biến phụ thuộc
Mục đích chính của quá trình hoạt động kinh doanh là để làm tăng giá trị tài sản cho
cổ đông. Một công ty hoạt động tốt hay không có thể được đo lường thông qua lợi
nhuận. Lợi nhuận của một công ty đơn giản là đo lường bao nhiêu thu thập có thể
được tạo ra mà đã tính đến chi phí để bán hàng hóa đó. Nhìn chung, một biên lợi
nhuận lớn nghĩa là công ty có khả năng giữ chi phí ở mức thấp nhất. Đã có nhiều

thước đo lợi nhuận của công ty như lợi nhuận hoạt động gộp (Lazaridis và Tryfonidis
2006; Mohammad 2011; Mosa, Iraj, Maryam 2012; Senthilmani Thuvarakan 2013),
lợi nhuận hoạt động thuần (Lyroudi 1999; Raheman, Nasr 2007), lợi nhuận trên tài
sản ROA (Garcia-Teruel và Martinez-Solano 2007; Balasundaram Nimalathasan
2010; Sumaira Tufail 2013), lợi nhuận trên vốn cổ phần ROE (Richard Kofi Akoto
2013; Afza và Nazir 2008; Danletiu 2010) hay lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI (Haq và
Sohail 2011). Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng lợi nhuận hoạt động gộp như một
biến phụ thuộc đại diện cho thành quả của công ty.
  
  
  

3.2.2. Biến độc lập
3.2.2.1. Kỳ phải trả (ACP)
Khoản phải trả là số nợ đến từ phần doanh thu bán chịu của các nhà cung cấp. Ở phần
lớn công ty, đặc biệt là các công ty bán lẻ và sản xuất mua hàng hóa chịu và ghi nhận
như một khoản nợ phải trả. Thời gian trả nợ ngắn hay dài tùy thuộc vào giá trị khoản
nợ và chính sách bán chịu của người bán. Một công ty có thể kéo dài thời gian trả nợ
tùy thuộc vào mối quan hệ với các nhà cung cấp. Tuy nhiên cần chú ý rằng nó là một
19



dạng của nợ ngắn hạn, quản lý hiệu quả các khoản phải trả là quan trọng và công ty
nên chi trả các khoản này đúng hạn để đem lại lòng tin cho người cung cấp.
Arnold (2008 pp.479-482) nói rằng mua nợ hàng hóa rồi bán chịu lại cho khách hàng
thì rẻ hơn là một doanh nghiệp rút vượt mức số tiền gửi trong ngân hàng để xoay sở
cho phần doanh thu bán chịu. Hàng hóa mua nợ thường được trả vào một ngày trong
tương lai, thời hạn trả tùy thuộc vào người bán. Kinh doanh gắn liền với khoản buôn
bán tín dụng đã trở thành một quy tắc. Buôn bán tín dụng mang đến nhiều lợn ích, ví

dụ như những người mắc nợ không có khả năng tài chính để chi trả trong ngắn hạn,
nếu thời hạn trả nợ dài thì tiền có thể được sử dụng đầu tư vào hàng tồn kho để bán ra
thu lại lợi nhuận để trả đúng hạn. Công ty cần quản lý dòng tiền dự kiến thật tốt để có
thể tận dụng được tối đa lượng tiền nhàn rỗi cũng như có sẵn tiền để trả nhà cung cấp
đúng hạn. Chi trả đúng hạn sẽ giúp công ty kiếm được nhiều khoản tín dụng hơn từ
người cung cấp và các nhà cung cấp khác cũng sẽ cho công ty nợ bởi vì danh tiếng và
uy tín của công ty đã được nâng cao. Hơn nữa, trả nợ đúng hạn sẽ cải thiện hình ảnh
công ty và vì thế sẽ ngăn ngừa được các hành động kiện tụng do từ phía chủ nợ. Một
phương pháp để xác định khi nào các khoản nợ đến hạn trả, đó là phân tích các giao
dịch trong quá khứ để biết được khi nào và tốn bao nhiêu để trả cho các chủ nợ. Một
phương pháp nữa là lấy các khoản phải trả nổi bật chia cho doanh thu bán nợ và nhân
với số ngày. Phép tính này đưa ra một chỉ số về bao lâu phải thanh toán các khoản nợ.
Số tiền phải trả cho các nhà cung cấp về hàng hóa hay dịch vụ đã mua được đại diện
bởi khoản phải trả. Khi nhà cung cấp cho phép một khoảng thời gian tín dụng chưa
cần trả tiền thì số tiền tiết kiệm được sẽ được linh hoạt để bù đắp các khoản chi phí
khác. Hơn nữa khoảng thời gian tín dụng này cũng cho phép công ty đánh giá được
chất lượng và dịch vụ của nhà cung cấp. Số ngày phải trả có thể được tính như sau:
  



3.2.2.2. Kỳ phải thu phải thu (ACR)

×