Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Độ nháy sáng iso

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.16 KB, 5 trang )

Độ nhạy sáng (ISO)
Máy ảnh số cũng dùng thông số ISO để biểu thị các cấp của độ nhạy sáng.ISO
100 -200 là độ nhạy sáng thông dụng mà hầu hết các máy ảnh số compact dùng để
thiết lập mặc định, vừa phù hợp với ánh sáng thường gặp,vừa cho ra ảnh có độ mịn
chấp nhận được, đồng thời, cũng phù hợp với người sử dụng không chuyên.
Là độ nhạy sáng của phim hay của bộ cảm biến. Ký hiệu thường dùng trên
phim nhựa là ASA, ISO, DIN,… Tương tự như vậy, máy ảnh số cũng dùng thông số
ISO để biểu thị các cấp của độ nhạy sáng
Độ nhạy - IOS Mức độ bắt sáng Độ sáng nơi chụp
ảnh
<100 thấp mạnh
100 - 200 trung bình trung bình
>= 400 cao yếu

ISO 100 -200 là độ nhạy sáng thông dụng mà hầu hết các máy ảnh số compact
dùng để thiết lập mặc định, vừa phù hợp với ánh sáng thường gặp,vừa cho ra ảnh có độ
mịn chấp nhận được, đồng thời, cũng phù hợp với người sử dụng không chuyên.
Trong một số máy ảnh compact sau này cho phép bạn tăng độ nhạy sáng lên
400, 800, 1.600,….
Độ nhạy sáng (ISO) càng thấp thì đòi hỏi nơi chụp ảnh phải có nguồn sáng
mạnh. Độ bắt sáng của nó kém nhưng độ mịn của ảnh thì tốt hơn (khó bị nhiễu hơn).
Do độ nhạy sáng thấp nên việc sử dụng trong những tình huống chuyển động sẽ khó có
kết quả tốt được.
ISO càng cao thì độ bắt sáng càng mạnh, thích hợp ở những nơi có nguồn sáng
yếu. Nhưng nó sẽ cho ảnh có độ mịn kém (dễ bị nhiễu). ISO cao sẽ thích hợp trong
tình huống chụp hình những sự vật đang chuyển động vì nó có kết quả tốt được.
Các thông số khẩu độ, tốc độ và ISO được mô tả có vẻ độc lập, nhưng thực tế,
đối với nhũng máy ảnh mà cần đến việc điều chỉnh bằng tay như máy ảnh cơ chẳng
hạn, thì các thông số khẩu độ, tốc độ, và độ nhạy ISO đều phải được cân chỉnh phù
hợp.
Mức phơi sáng trên ảnh



Ba yếu tố khẩu độ, tốc độ, và ánh sáng là các yếu tố chính tạo nên mức phơi
sáng cho tấm ảnh, trong đó, độ nhạy sáng chiếm vị trí ưu tiên. Cả ba yếu tố này có ảnh
hưởng và bổ túc cho nhau. Thông thường, vì một yêu cầu nào đó phải tăng yếu tố này
lên 1 cấp độ thì phải giảm một trong hai yếu tố còn lại 1 cấp để duy trì mức phơi sáng.
Ví dụ: giả sử ta sử dụng mức ISO 200, ở tốc độ 1/125 và khẩu độ F11 cho ta
những mức độ phơi sáng ưng ý. Nếu ta tăng khẩu độ lên F8 thì cần giảm thời gian phơi
sáng (tăng tốc độ chụp) xuống 1/250. Ở mức này, ta sẽ có được mức phơi sáng như lúc
đầu.
Đối với máy ảnh số, khi chúng ta chọn một mức độ ISO nào đó (nếu có), thì
máy ảnh sẽ dựa vào kết quả đo sáng mà tự động hiệu chỉnh các thông số còn lại. Do
thông số này đã được tự động hóa một phần nên việc sử dụng có phần đơn giản hơn.
Đây là một đặc điểm lớn, rất thuận tiện khi sử dụng máy ảnh số, dù rằng nó
không phải đáp ứng hết cho mọi yêu cầu chụp ảnh nhưng đối với những người chụp
ảnh phổ thông thì đây là một điều hết sức tiện ích, giúp ta có khả năng tập trung cao
hơn vào ý tứ bố cục chủ đề của tấm ảnh.
Ở hình 36 dưới đây, ta thấy các bức ảnh được chụp lần lượt có độ nhạy sáng
tăng dần (từ ISO64 -> ISO3200):


ISO200: Với độ nhạy sáng này, ảnh cho màu sắc hài hòa, trung thực, thể hiện
giữa màu trắng đỏ trên cánh hoa và màu xanh của lá. Độ mịn tốt.

ISO800: Ảnh chụp ở mức độ này bắt đầu cho tông tông màu sáng hơn. Song
song đó, độ mịn có dấu hiệu kém mịn màng hơn.

ISO1600: Độ sáng của ảnh đã tăng thêm. Màu trắng trên cánh hoa đã có phần
"lấn sâu"màu đỏ. Và độ mịn đã giảm đi thể hiện qua các cánh hoa, các tán lá xuất hiện
dấu hiệu nhiễu rõ dần.


ISO3200: Sắc độ của ảnh cho thấy sự dư sáng, sự khác biệt nổi trội giữa các chi
tiết trong ảnh đã thiên về phần dư sáng. Ở đây, về độ mịn, ảnh cho thấy hiện tượng
nhiễu một cánh rõ nét nhất trong mức độ ISO trước.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×