Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thao tác lập luận bác bỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.15 KB, 100 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn
được quan tâm và bàn tới. Một phương châm nổi tiếng của J. Dewey (nhà sư
phạm nổi tiếng đầu thế kỉ XX) được nhắc đi nhắc lại như một cách tân sư
phạm: "Học sinh là mặt trời xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo
dục". Đổi mới phương pháp dạy học mấu chốt là việc người học - đối tượng
của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học - được cuốn hút
vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự
lực khám phá những điều mình chưa rõ, chứ không phải thụ động tiếp thu
những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Từ đó học sinh nắm được kiến
thức kĩ năng, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ
và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Trước cải cách giáo dục, Làm văn được tách thành một môn và được
soạn thành sách giáo khoa (SGK) riêng. Theo quan điểm tích hợp đã dẫn tới
sự ra đời của môn Ngữ văn với ba bộ phận: Văn học - Làm văn - tiếng Việt,
dựa trên sự thống nhất về mục tiêu hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
bằng tiếng Việt cho học sinh. Làm Văn là môn thực hành tổng hợp. Năng
lực mà học sinh có được ở phần văn học (đọc hiểu và tiếp nhận văn bản),
tiếng Việt (năng lực giao tiếp băng tiếng Việt) tạo điều kiện trực tiếp để đạt
tới mục tiêu quan trọng nhất của làm văn: tạo lập văn bản đạt kết quả cao
trong giao tiếp. Gần đây nhà trường phổ thông coi trọng trình độ viết văn
của học sinh, bởi với tư cách là "đầu ra", kết quả làm văn của học sinh phản
ánh kết quả học tiếng Việt và Văn học. Tuy nhiên, hiệu quả chưa được như ý
muốn.
Trong nhà trường, văn nghị luận được đánh giá là trọng tâm trong
chương trình dạy học Ngữ văn, bởi lẽ, văn nghị luận là loại văn trong đó
1
người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua
cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến
của mình và hành động theo những gì mình đề xuất. Bản thân văn nghị luận


có liên quan trực tiếp tới quá trình các em học sinh tập vận dụng tổng hợp
các tri thức văn học, tri thức xã hội và đời sống vào quá trình làm văn, rèn
luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát
triển tư duy khoa học, tư duy lí luận. Những đề bài nghị luận đặt ra những
vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu biết
lí luận và thực tiễn để giải quyết nhằm xây dựng cho họ một phương pháp,
tư tưởng khoa học để có nhận thức đúng và thái độ đúng trước những vấn đề
bàn luận cũng tức là giúp học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để tiến tới những
hành đông đúng đắn, tích cực và sáng tạo trong đời sống hiện tại và tương
lai. Để học sinh làm được các bài văn nghị luận hay, các em phải hiểu được
các thao tác lập luận có trong văn nghị luận. Trước đây, thao tác lập luận
được gọi là kiểu bài nghị luận. Nhưng do việc thay đổi chương trình và xuất
phát từ thực tế viết văn nghị luận là phải vận dụng kết hợp thao tác lập luận
trong một bài văn, các em học sinh cần nhận biết được các thao tác lập luận
nên chương trình SGK Ngữ văn đã đưa ra một số thao tác lập luận cơ bản,
trong đó có thao tác bác bỏ. Vì đây là một thao tác mới, nên việc luyện tập
và củng cố kiến thức cần được quan tâm, chú trọng.
Thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận là loại văn viết đưa ra
những lí lẽ, dẫn chứng và thông qua cách thức bàn luận để phê phán, gạt bỏ
những quan điểm sai lầm hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu lên ý kiến đúng
của mình để thuyết phục người nghe. Với mong muốn những bài văn của
học sinh ngày càng được nâng cao về chất lượng, tránh đi những lỗi không
đáng có, khoá luận chọn đề tài: "Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng
thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11". Với đề tài
2
này, chúng tôi sẽ tìm tòi và đề xuất hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng thao
tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11, từng bước trang
bị cho học sinh kĩ năng làm văn khoa học và cũng trang bị cho các em
những kiến thức, hành trang bước vào cuộc sống.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn đề tài:

"Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác
bỏ trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11".
2. Lịch sử vấn đề
Thao tác lập luận bác bỏ là một hoạt động tư duy nhằm giúp cho con
người nhận thức được cái đúng, biết phê phán cái sai, bảo vệ chân lí, lẽ phải.
Tuy nhiên đây là thao tác khá mới trong dạy học Làm văn. Bởi lẽ trước đây,
trong dạy Làm văn chỉ đưa ra những kiểu bài nghị luận (phân tích, chứng
minh, so sánh, bình luận ). Nhưng do việc thay đổi chương trình và xuất
phát từ thực tế viết văn nghị luận là phải vận dụng kết hợp thao tác lập luận
trong một bài văn, các em học sinh cần nhận biết được các thao tác lập luận
nên chương trình SGK Ngữ văn đã đưa ra một số thao tác lập luận cơ bản,
trong đó có thao tác bác bỏ. Vì đây là thao tác mới nên những công trình
nhiên cứu về thao tác và dạy học thao tác này chưa nhiều.
Nghiên cứu về bác bỏ giao tiếp đã đượccác tác giả chú ý, trong đó tiêu
biểu là công trình Phương pháp biện luận - Thuật hùng biện của Triệu
Truyền Đống do Nguyễn Quốc Siêu biên dịch. Triệu Truyền Đống đã đưa ra
280 bài viết tổng kết những cách thức, chiến thuật và mưu mẹo giành chiến
thắng trong tranh luận trong đó có nói tới bác bỏ thông qua phần ngiên cứu
về tranh luận.
Cũng viết về nghệ thuật tranh luận, Đắc Nhân Tâm trong "Nghệ thuật
làm người" cũng đã đưa ra những phương pháp tranh luận để khẳng định vị
trí của mình trong giao tiếp.
3
Trong "14 bí quyết để luôn tranh luận thành công", do tạp trí Doanh
nghiệp sưu tầm, đã đưa ra 14 bí quyết quan trọng giúp chiến thắng trong các
cuộc tranh luận, biến những cuộc tranh luận thành những trao đổi thú vị, có
tinh thần xây dựng và cùng đi tới những kết luận đúng đắn.
Như vậy, nghệ thuật bác bỏ đã được bàn đến trong giao tiếp. Tuy
nhiên, đây là một thao tác mới trong SGK Ngữ văn. Qua tìm hiểu, chúng tôi
nhận thấy các tài liệu nghiên cứu nghiêng nhiều về việc tìm hiểu văn nghị

luận, trong đó có các công trình tiêu biểu sau:
Phương pháp dạy học Làm văn do Phan Trọng Luận chủ biên đã đưa
ra những lí thuyết cơ bản cũng như phương pháp dạy học văn nghị luận cho
học sinh. Nghiên cứu cách thức tổ chức một giờ giảng lí thuyết và thực hành
Làm văn.
Cùng tác giả trên, trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 đã đưa ra phương pháp dạy
học chương trình SGK Ngữ văn, trong đó có bộ phận Làm văn. Tuy nhiên
đây cũng chỉ là những định hướng việc dạy thao tác lập luận bác bỏ ở giờ lí
thuyết cũng như thực hành nhưng cũng chưa tập trung nghiên cứu về các bài
tập vận dụng ngoài SGK.
Cuốn Thực hành làm văn lớp 11 do Lê A chủ biên khẳng định vị trí
cũng như tính chất của Làm văn (là môn thực hành tổng hợp), nêu lên những
kiến thức cơ bản về văn nghị luận cũng như các thao tác về văn nghị luận,
trong đó có bác bỏ. Trong công trình nghiên cứu này chưa đi vào nghiên cứu
bài tập rèn luyện cụ thể về từng thao tác lập luận.
Ở nhóm nghiên cứu này, các nhà sư phạm rất quan tâm tới việc dạy lí
thuyết và thực hành Làm văn, coi trọng cả hai khâu cung cấp kiến thức lí
thuyết và giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm văn. Hầu hết các công trình
nghiên cứu đều đã xác định lại vị trí của môn Làm văn trong chương trình
4
Ngữ văn ở Trung học phổ thông (THPT), đưa ra những phương hướng dạy
học có hiệu quả nhất, việc ra đề kiểm tra và chấm bài cho học sinh; đồng
thời tích hợp các môn học khác vào dạy học Làm văn. Như vậy, những công
trình này đã xây dựng được một hệ thống kiến thức cơ bản về dạy học Làm
văn, song lại thiếu đi những bài tập cụ thể giúp các em học sinh rèn luyện kĩ
năng viết văn.
Bên cạnh đó, thao tác lập luận bác bỏ cũng được nghiên cứu trong
SGK. Việc nghiên cứu này chỉ mang tính chất khái quát về lập luận bác bỏ,
chưa đi sâu nghiên cứu các bài tập mới ngoài SGK.

Trong cuốn Sách giáo viên Ngữ văn lớp 11, tập 2 cũng đề cập tới việc
dạy học lí thuyết và thực hành về thao tác lập luận bác bỏ. Định hướng cho
giáo viên cách tổ chức một giờ giảng có hiệu quả.
Cùng với đó là cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 11, tập 2 do Phan
Trọng Luận chủ biên đã đề cập tới lập luận bác bỏ, nhưng công trình này
cũng chưa đi sâu nghiên cứu các bài tập ngoài SGK mà chỉ định hướng việc
dạy thao tác này trong dạy học tiết lí thuyết và thực hành.
Thao tác lập luận bác bỏ lần đầu tiên được đưa vào chương trình SGK
Ngữ văn lớp 11, tập 2, với mục đích là rèn luyện cho học sinh đầu óc phê
phán, phân tích, biết nhận ra chỗ đúng, chỗ sai và biết cách phê phán, bác bỏ
cái sai. Việc rèn luyện kĩ năng viết văn, đặc biệt kĩ năng làm văn nghị luận
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới.
Căn cứ vào các công trình nghiên cứu và đặc biệt thông qua thực tế và
nhận thức của học sinh, chúng tôi xin đề xuất một số bài tập rèn kĩ năng sử
dụng thao tác lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận.
3. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu đề tài này, tác giả nhằm mục đích rèn luyện kĩ
năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11. Từ đó học
sinh phát huy được năng lực cá nhân, óc tư duy phê phán, khả năng sáng tạo
5
cũng như sự tự tin bộc lộ ý kiến riêng trước những vấn đề văn học hay đời
sống, xã hội.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên cũng như chất
lượng học tập của học sinh trong việc dạy và học văn nghị luận. Việc rèn kĩ
năng lập luận bác bỏ là một phần rất quan trọng trong rèn kĩ năng làm văn
nghị luận. Công việc này giúp thêm một phần vào việc nâng cao hiệu quả
dạy học của người giáo viên và chất lượng học tập của học sinh đối với phân
môn làm văn. Từ đó, giúp bước đầu xóa bỏ tình trạng thờ ơ, chán ghét môn
văn của một bộ phận học sinh. Giúp cho học sinh và cả giáo viên có thể nối
liền khoảng cách văn chương và đời sống, biến những kiến thức sách vở trở

nên sinh động trong cuộc sống đời thường, khả năng ứng dụng vào thực tế
sinh động và linh hoạt hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất một số cách rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong văn
nghị luận cho học sinh THPT.
- Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
- Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các
biện pháp đề xuất.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là: nghiên cứu hệ thống bài tập
rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận tập trung vào việc khảo sát nội
dung dạy học thao tác lập luận bác bỏ trong SGK Ngữ văn lớp 11.
6
Việc khảo sát quá trình dạy học thao tác lập luận bác bỏ được thực
hiện ở khối lớp 11, trường THPT Văn Quán - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh
Phúc.
Do quy định về dung lượng của khóa luận nên hệ thống bài tập rèn
luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 được xây
dựng dưới dạng các đoạn văn.
Phạm vi thể nghiệm tính khả thi của đề tài tại trường THPT Văn Quán
- huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của khóa luận tập trung vào hai vấn đề chính: một là, tìm
hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng
lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông; hai là,
trên cơ sở của việc tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn đó, đề xuất hệ thống
bài tập rẽn kĩ năng sử dụng thao tác bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh.

Để giải quyết hai nội dung này, khóa luận sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê: Đây là một trong những phương pháp của
toán học. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu thu thập
được trong quá trình điều tra thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng phương pháp này nhằm tìm
hiểu việc học tập và giảng dạy, rèn luyện kĩ năng bác bỏ trong văn nghị luận
cho học sinh lớp 11. Qua đó, nắm được thực trạng dạy học Làm văn ở
trường THPT. Từ đó, nghiên cứu đề tài một cách tích cực, góp phân nâng
cao hiệu quả dạy học Làm văn ở trường THPT.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Ở đây, chúng tôi sử dụng
phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi của đề tài
cũng như phát hiện ra những bất cập để sửa chữa kịp thời.
7
8. Dự kiến đóng góp của khóa luận
8.1 .Về lí luận
- Hệ thống hóa những tiền đề về thao tác lập luận bác bỏ.
- Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học
Làm văn.
8.2.Về thực tiễn
- Đề xuất các cách thức rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong văn
nghị luận cho học sinh trung học phổ thông.
- Giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học
văn nghị luận.
9. Kết cấu của khóa luận
Để triển khai nội dung nghiên cứu, tôi chia khoá luận ra làm ba phần:
Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
• Phần mở đầu: Phần mở đầu trình bày những định hướng chung khi
viết khoá luận, bao gồm có: lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích
nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dự

kiến đóng góp của khoá luận và kết cấu của khoá luận.
• Phần nội dung của khoá luận được triển khai trong ba chương.
Trong đó mỗi chương được tôi trình bày các phương diện khác nhau của đề
tài.
Cụ thể:
Chương 1: Tập trung trình bày cơ sơ lí luận và thực tiễn về bác bỏ,
thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận và những vấn đề cơ bản nhất
của thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.
Chương 2: Tập trung vào việc trình bày hệ thống bài tập rèn luyện kĩ
năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh lớp
8
11 THPT. Trong đó bao gồm: nguyên tắc chung đối với việc xây dựng hệ
thống bài tập và trình bày một số dạng bài tập tiêu biểu.
Chương 3: Thực nghiệm. Phần này, chúng tôi đưa ra phương hướng
vận dụng hệ thống bài tập đã nghiên cứu vào thể nghiệm trong quá trình dạy
học, cụ thể là trong việc soạn giáo án. Từ đó, thấy được những kinh nghiệm
cũng như hiệu quả trong việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong khi
viết văn nghị luận.
• Phần kết luận: Trong phần này, chúng tôi xin khái quát lại hệ thống
vấn đề đã được triển khai trong các phần trên. Qua đó, trình bày một số đề
xuất cho việc dạy và học thao tác lập luận bác bỏ ở SGK Ngữ Văn 11.
9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động tư duy
* Khái niệm thao tác
Trong cuốn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì thao tác
được định nghĩa như sau: “Thực hiện những động tác nhất định để làm một
việc gì đó trong sản xuất”.
Trong tâm lí học, thao tác được xem là những hệ thống những hành

động trong tư duy. Thao tác chính là cốt lõi của các cách thức hành động bị
quy định và phụ thuộc chặt chẽ bởi phương tiện, điều kiện cụ thể.
* Khái niệm tư duy
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển
Bách khoa, Hà Nội, 2005): Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được
tổ chức một cách đặc biệt - bộ não người. Tư duy phản ánh hiện thực khách
quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lí luận…
Như vậy, tư duy chính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu
vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật, hiện tượng bằng những
hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí.
* Khái niệm thao tác lập luận
Lập luận là đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng một cách đầy đủ, chặt chẽ,
nhất quán và đáng tin cậy nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết
luận hoặc chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói, người viết muốn đạt
tới.
Lập luận trong văn nghị luận bao gồm các yếu tố luận điểm, luận cứ,
luận chứng, cách lập luận, phương pháp lập luận. Trong đó, luận điểm chính
là ý kiến xác định của người viết về vấn đề đặt ra. Luận cứ là các tài liệu
10
dùng làm cơ sở cho việc thuyết minh cho luận điểm. Còn luận chứng là sự
phối hợp tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm. Thực
chất đây là cách đưa luận cứ vào quỹ đạo logic để tạp thành sức thuyết phục
của luận điểm.
Thao tác lập luận: là người viết phải sử dụng ngôn ngữ để nêu sự
thực, trình bày lí lẽ và qua đó đánh giá sự đúng - sai, đưa ra các phán đoán,
nêu ra các kiến giả, phát biểu ý kiến, thể hiện rõ lập trường quan điểm của
bản thân. Việc trình bày lí lẽ được người viết thể hiện thông qua các phương
thức tư duy logic như: khái niệm, phán đoán, suy lí và hệ thống dẫn chứng
nhằm đạt được mục đích khiến người đọc tin theo. Vậy thao tác lập luận
chính là thao tác được sử dụng để thực hiện một hành động lập luận. Nói

cách khác, thao tác lập luận là những động tác được thực hiện theo trình tự
và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động lập luận.
Trong cuốn phương pháp dạy học tiếng Việt, do Lê A chủ biên, các
nhà nghiên cứu cũng nhận thấy: Trước đây, nhiều người cho rằng các vấn đề
tư duy logic gắn liền với tất cả các ngành khoa học nên sẽ quá rộng nếu coi
tư duy là một trong những tiền đề của việc dạy học Làm văn. Nhưng gần đây
chúng ta lại nhận thấy rằng trên con đường xác định một lí thuyết thực sự
khoa học cho môn Làm văn, các nhà nghiên cứu lại thấy rằng nhiều vấn đề
của Làm văn liên quan tới tư duy logic. Các thao tác tư duy như suy diễn,
chứng minh, bác bỏ… đã và đang được vận dụng triệt để trong Làm văn.
Không nắm được thao tác tư duy, không thể tao dựng những bài văn chặt
chẽ, mạch lạc về nội dung, trong sáng về diễn đạt. Trong SGK Ngữ văn hiện
nay cũng viết: “Nói một cách tổng quát thì các thao tác trên (phân tích- tổng
hợp, diễn dịch- quy nạp) một mặt là thao tác của logic, tức là của hoạt động
tư duy nhằm tìm ra chân lí, cũng tức là tìm ra các ý kiến, mặt khác, là thao
tác trình bày các ý trong một bài văn nghị luận” hoặc: “Nghị luận là vận
dụng tư duy và ngôn ngữ”
11
Lập luận trong bài làm văn nghị luận là một hoạt động có mối liên hệ
trực tiếp tới các hoạt động tư duy, tới vấn đề logic và đó là một hoạt động
mang tính trí tuệ cao.
1.1.2. Bác bỏ với tư cách là một thao tác lập luận
Bác bỏ là một thao tác lập luận cơ bản của quá trình tư duy.
Theo từ điển Tiếng Việt, bác là bác đi, gạt đi, không chấp nhận: bác
bỏ ý kiến, bác bỏ luận điệu vu khống, dự án bị bác bỏ…
Khi đứng trước một vấn đề nào đó, có thể có nhiều ý kiến, quan niệm
khác nhau: có quan niệm, ý kiến đúng đắn, nhưng cũng có quan niệm, ý kiến
không chính xác hoặc không hoàn toàn chính xác, khoa học, người nói (viết)
cần có khả năng phát hiện ra những ý kiến, quan niệm mà mình cho là không
thỏa đáng để bàn bạc, tranh luận và bác bỏ. có như vậy lập luân mới có giá

trị sâu sắc và sức thuyết phục cao.
1.1.3. Bác bỏ với tư cách là một thao tác bộ phận trong kĩ năng làm văn
nghị luận
1.1.3.1. Khái niệm văn nghị luận
Văn nghị luận là loại văn trong đó người nói, người viết sử dụng lí
luận, bao gồm lí lẽ, dẫn chứng, trình bày những ý kiến của mình để làm rõ
một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu, tin theo
những ý kiến đó. Văn nghị luận bao gồm nghị luận văn học và nghị luận xã
hội.
1.1.3.2. Các thao tác lập luận cơ bản
Trong lập luận có các thao tác cơ bản sau:
• Lập luận giải thích
• Lập luận chứng minh
• Lập luận phân tích
• Lập luận so sánh
12
• Lập luận bác bỏ
• Lập luận bình luận
Đây đều là những thao tác hết sức quan trọng trong việc viết một bài
văn nghị luận.
- Lập luận giải thích: là thao tác lập luận sử dụng lí lẽ, kết hợp với dẫn
chứng để giảng giải, cắt nghĩa, giúp người đọc, người nghe hiểu rõ một hiện
tượng, một vấn đề nào đó. Thao tác giải thích thường được vận dụng khi
trong đề ra những khái niệm, những nhận xét, nhận định cần làm sáng tỏ,
hoặc những cách diễn đạt hình tượng cần làm rõ nghĩa. Cũng có khi việc giải
thích tập trung vào mối quan hệ giữa các khái niệm. Giải thích cần phải sát
với khái niệm. Nếu rộng quá thì triển khai sẽ bị xa đề, nếu hẹp quá thì bài
viết lại nghèo nàn, thiếu ý.
- Lập luận phân tích: phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện
tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung

và mối liên hệ bên trong đối tượng.
Tác dụng của phân tích là thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện
tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp
nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng. Riêng
đối với tác phẩm văn học, phân tích là khám phá ba giá trị của văn học là
nhận thức, tư tưởng và thẩm mĩ.
Phân tích phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách
một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp
khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ sâu sắc và trình bày ngắn gọn.
- Lập luận chứng minh: là đưa ra cứ liệu, dẫn chứng xác đáng để làm
sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến để thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng
vào vấn đề.
13
Để chứng minh, chúng ta đưa lí lẽ trước khi chọn dẫn chứng và đưa
dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh
thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi đưa dẫn chứng sau. Việc đưa
ra các dẫn chứng, bằng chứng để chứng minh cần đảm bảo: mối quan hệ
giữa chất và lượng của dẫn chứng; tính toàn diện của dẫn chứng dựa trên
việc sử lí hài hòa các mối quan hệ.
- Lập luận bình luận: Bình luận là nhằm đề xuất và thuyết phục người
đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một
hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học
- Lập luận bác bỏ: là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan
điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình
để thuyết phục người nghe, người đọc. Người viết có thể bác bỏ một luận
điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bàng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân
hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,…của luận điểm,
luận cứ, lập luận ấy.
- Lập luận so sánh: Là thao tác yêu cầu phải so sánh hai hay nhiều tác
giả, bài thơ, đoạn văn sống cùng thời, có chung một chủ đề, nội dung…

Thao tác này tương đối kho vì cần phải so sánh, đối chiếu cả về nội dung lẫn
hình thức để xác định giá trị của từng tác giả, tác phẩm, điểm giống hay khác
nhau giữa những chi tiết, hình ảnh trong câu thơ, đoạn thơ để qua đó người
viết tìm ra diểm hay, hấp dẫn hoặc có cơ sở để giải thích ý nghĩa, giá trị mà
tác phẩm đó mang lại.
1.1.3.3. Thao tác bác bỏ trong văn nghị luận
Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ
những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…Từ đó nêu lên ý
kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe. Có thể bác bỏ lập luận bằng
cách bác bỏ luận điểm, luận cứ và lập luận.
14
- Bác bỏ luận điểm: là chỉ ra sự sai lầm qua hai phương thức chính là
dùng thực tế và dùng suy luận.
Dùng thực tế bác bỏ tức tìm ra những điểm trái với thực tế đời sống.
Dùng phép suy luận để tìm ra cái sai của luận điểm cần phải bác bỏ
được bộc lộ đầy đủ.
- Bác bỏ luận cứ: là vạch ra tính chất sai lầm giả tạo trong lí lẽ và dẫn
chứng được sử dụng.
- Bác bỏ lập luận: là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi logic
trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong
quá trình lập luận.
Ba cách bác bỏ trên đây được tách ra để thuyết minh cho dễ thấy, trong
thực tế chúng lại liên kết với nhau rất chặt chẽ. Và mục đích cao nhất của
bác bỏ là bảo vệ lẽ phải và chân lí.
Khi bác bỏ ý kiến nào đó không phải chỉ đơn giản là tuyên bố ý kiến đó
sai lầm, mà quan trọng là phải có lập luận đầy đủ để chứng minh là nó sai thì
mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Muốn bác bỏ ý kiến đó sai,
trước hết phải trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan và trung
thực. Sau đó người viết phải làm sáng tỏ hai phương diện: ý kiến đó sai ở
chỗ nào và vì sao như thế lại sai.

Để tìm hiểu vì sao ý kiến đó lại sai lầm thì chúng ta phải dùng lí lẽ và
dẫn chứng để phân tích, lí giải nguyên nhân sai lầm của ý kiến. Khi sử dụng
thao tác lập luận bác bỏ chúng ta dựa vào mức độ đúng, sai của các ý kiến
mà vận dụng thao tác này cho thích hợp và đưa ra kết quả thỏa đáng.
1.1.3.4. Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Văn nghị luận chủ yếu dùng các thao tác: chứng minh, giải thích, phân
tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. Mỗi thao tác đều ứng với một mục tiêu cụ
thể. Những thao tác này, trong thực tế , rất hiếm những trường hợp làm văn
15
nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất. Bởi vậy, cần biết vận
dụng kết hợp các thao tác lập luận. Tùy thuộc vào vấn đề, vào đối tượng tiếp
nhận mà người viết có thể chọn một số thao tác nhất định. Ví dụ khi vấn đề
đưa ra là một chân lí đã được thừa nhận thì không cần đến việc giải thích,
một đoạn văn chỉ có thể triển khai theo một thao tác diễn dịch hay quy nạp,
hoặc với người viết để được đưa ra thì có thể không cần giải thích, chứng
minh mà cần phải đi sâu vào phân tích, tổng hợp. Bởi thế trong một đoạn
văn, một bài văn nghị luận sẽ có một hoặc hai thao tác chính có vai trò nòng
cốt tạo nên mạch lập luận của vấn đề đưa ra để nghị luận và những thao tác
phối hợp giúp cho lập luận được sinh động, có nhiều chiều.
Thao tác lập luận bác bỏ là một bộ phận không thể tách rời trong hệ
thống các thao tác lập luận. Tuy rằng mỗi thao tác lập luận lại đáp ứng
những mục tiêu cụ thể: giải thích để làm rõ và giới hạn khái niệm; phân tích
để đi sâu vào những khía cạnh cụ thể; chứng minh và so sánh để làm sáng tỏ
vấn đề; bác bỏ để làm nổi bật sự đúng đắn của vấn đề; bình luận để đánh giá
nâng cao và mở rộng vấn đề.
1.1.4. Phân biệt phủ định và bác bỏ
Theo từ điển Tiếng Việt, bác là bác đi, gạt đi, không chấp nhận: bác
bỏ ý kiến, bác bỏ luận điệu vu khống, dự án bị bác bỏ…
Phủ định là không công nhận, phản bác một ý kiến: không ai phủ định
được điều đó, phủ định ý kiến

Như vậy, ranh giới giữa phủ định và bác bỏ cần phải được làm rõ
trong quá trình dạy thao tác lập luận bác bỏ.
Nguyễn Đức Dân đã viết: "Sự phủ định miêu tả có thể xuất hiện trong
bất kì thời điểm nào trong quá trình tư duy về sự vật và mối quan hệ giữa
chúng. Sự bác bỏ một điều A chỉ xảy ra khi trước đó đã có sự khẳng định về
16
A, khẳng định trực tiếp, gián tiếp hay khẳng định phi ngôn ngữ qua một
hành động, cử chỉ nào đó".
Theo định nghĩa trên, sự khác biệt cơ bản giữa hành vi phủ định và
hành động bác bỏ là ở chỗ hành vi bác bỏ một điều A chỉ xảy ra nếu có tiền
giả định là điều A đã được khẳng định trước.
Vậy điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện hành vi bác bỏ là phải có
tiền giả định về một điều A.
1.1.5. Kĩ năng và sự hình thành kĩ năng qua hệ thống bài tập
1.1.5.1. Quan niệm về kĩ năng
* Kĩ năng
Theo từ điển tiếng Việt, kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến
thức vào một lĩnh vực nào đó trong thực tế.
Trong Tâm lí học, kĩ năng được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là vấn đề
hình thành kĩ năng, cùng với đó là sự song song tồn tại nhiều luồng quan
điểm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng: Kĩ năng
được hình thành trong hoạt động. A.N.Leonchiev đã mô tả mô hình cấu trúc
của hoạt động như sau: Hoạt động <-> hành động<->thao tác và tương ứng
chúng là các yếu tố khách quan: đối tượng (động cơ)<-> mục đích <->
phương tiện (điều kiện).
Như vậy, kĩ năng được hình thành thông qua việc kết hợp giữa hành
động, sự nhận thức về mục tiêu hành động và giữa mức độ thực hiện hành
động.
* Kĩ xảo
Theo từ điển tiếng Việt, kĩ xảo là hành động tự động hóa nhờ luyện

tập.
Trong Tâm lí học, kĩ xảo cũng được nghiên cứu khá nhiều. Có người
hiểu kĩ năng là những nấc thang đầu, còn kĩ xảo là những nấc thang cuối.
17
Nhưng cũng có người hiểu là kĩ xảo là thành tố của kĩ năng, là những yếu tố
của kĩ năng đã được tự động hóa.
Như vậy về cơ bản, kĩ năng mang tính chất máy móc, còn kĩ xảo
mang tính chất tự động hóa. Ranh giới giữa kĩ năng và kĩ xảo khó có thể chỉ
ra một cách thật rạch ròi, dứt khoát trong thực tiễn dạy học Làm văn.
1.1.5.2. Quan niệm về hệ thống bài tập
Theo cách hiểu chung, "hệ thống" là một thể thống nhất bao gồm các
các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Mỗi đối tượng trọn vẹn làm một
hệ thống, chẳng hạn: một cái cây, một con vật, một gia đình v.v Nói đến hệ
thống, cần phải nói đến hai điều kiện: a) Tập hợp các yếu tố; b) Những mối
quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó. Cần phân biệt hệ thống với
những tập hợp ngẫu nhiên các yếu tố không có quan hệ tất yếu nào đối với
nhau. Một đống củi cũng gồm rễ cây, thân cây, cành cây, lá cây không tạo
thành cái cây (hệ thống) mà chỉ là đống củi. Vài ba người ghép lại ở với
nhau cũng không thành gia đình, bởi vì họ thiếu những quan hệ thuộc về gia
đình.
Bài tập được hiểu theo nhiều cách. Cách hiểu “Bài tập là bài ra cho
học sinh để vận dụng những điều đã học” chủ yếu phù hợp với các bài học lí
thuyết, là loại bài mà trong nội dung đã học, có sự phân biệt khá rạch ròi
giữa lí thuyết và vận dụng (phần lí thuyết được dạy trước, phần vận dụng
được dạy sau bằng một hệ thống bài tập). Bài tập ở bài học lí thuyết chủ yếu
giúp học sinh nắm chắc khái niệm lí thuyết, củng cố các đơn vị kiến thức lí
thuyết vừa học. Còn bài tập trong bài thực hành chủ yếu giúp học sinh hình
thành phát triển các kĩ năng. Nói cách khác, ở bài học thực hành, phần việc
chủ yếu là tổ chức cho học sinh rèn luyện kĩ năng bằng các bài tập thích hợp.
Như vậy, hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận

bác bỏ cho học sinh phải được xây dựng trên cơ sở tiếp thu, kế thừa mang
18
đầy đủ đặc trưng của một hệ thống: đó là một chỉnh thể gồm nhiều yếu
tố( yếu tố ở đây là loại, kiểu, dạng bài tập) có liên quan với nhau và giá trị
của một yếu tố được xác định bởi mối quan hệ giữa nó và các yếu tố khác
trong cùng hệ thống. Giống như các trường hợp khác, hệ thống bài tập về
thao tác lập luận bác bỏ cũng có tính cấp bậc: loại ( bậc 1), kiểu ( bậc 2),
dạng ( bậc 3)…
1.1.5.3. Sự hình thành kĩ năng qua hệ thống bài tập
Tâm lí học hiện đại đã kết luận: chỉ trong hoạt động thì kĩ năng mới
được hình thành và phát triển. Như vậy bài tập là một tập hợp yêu cầu hoạt
động để đạt tới kết quả nào đó. Nếu làm một loại bài tập cùng kiểu lặp đi lặp
lại tới mức độ cần thiết thì sẽ hình thành được kĩ năng tương ứng. Như vậy,
có thể coi bài tập là phương tiện, kĩ năng là mục đích trọng yếu, chủ yếu cần
đạt tới. Bài tập là yếu tố không thể thiếu và có vị trí, vai trò rất quan trọng.
Như đã phân tích ở trên, kĩ năng kĩ xảo là sự vận dụng tri thức vào
hoạt động thực tiễn để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, là năng lực thực hiện
để đạt được kết quả đã đề ra. Do đó muốn có kĩ năng trước hết ta phải có tri
thức về một lĩnh vực nào đó và phải trực tiếp thực hiện các thao tác, các
hành động và phải luyện tập nhiều lần để đạt được kết quả như mong muốn.
Hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ cho học
sinh trung học phổ thông được đề cập tới ở đây là loại bài tập được sử dụng
trong bài học lí thuyết và cả bài học thực hành. Qua các bài tập, giáo viên giúp
học sinh hình thành và phát triển kĩ năng lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khảo sát về nội dung dạy học thao tác lập luận bác bỏ trong sách
giáo khoa Ngữ văn 11.
19
Lâu nay trong chương trình sách làm văn ít chú ý đề cập tới thao tác
lập luận bác bỏ. Nay được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2 và

được coi như thao tác chính được trang bị lí thuyết và thực hành.
Thao tác lập luận bác bỏ được triển khai trong chương trình sách giáo
khoa Ngữ văn lớp 11 bao gồm các tiết học cụ thể:
- Về lí thuyết: 01 bài: " Thao tác lập luận bác bỏ".
- Về thực hành: 01 bài: "Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ".
Về số lượng bài tập trong SGK bao gồm có 5 bài, trong đó:
- Bài tập nhận diện : 2 bài - chiếm 40%
- Bài tập tạo lập: 3 bài - chiếm 60%
- Bài tập chữa lỗi: 0 bài - chiếm 0%
Để các dạnh bài tập trong khóa luận không xa lạ với học sinh, tác giả
tiến hành khảo sát sách giáo khoa Ngữ văn trong nhà trường. Qua khảo sát,
chúng tôi rút ra được một số nhận định bước đầu như sau:
Một là, các bài tập trong sách vừa mang tính chất củng cố lí thuyết
vừa mang tính chất cung cấp các kĩ năng tạo lập đoạn văn sử dụng thao tác
lập luận bác bỏ. Bởi vậy, hướng đề xuất bài tập trong khóa luận cũng cần
phù hợp với đặc điểm này.
Hai là, các loại bài tập trong SGK chưa đa dạng. Bài tập chữa lỗi chưa
có (hoặc chữa lỗi ngay trong việc thực hiện bài tập tạo lập). Vì vậy, chúng ta
vẫn có thể đưa thêm những bài tập mới để giáo viên có thể tham khảo và đưa
ra những bài tập phong phú hơn, giúp các em học sinh có thêm nhiều ngữ
liệu mới trong quá trình học thao tác lập luận này.
1.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên
Với sự đổi mới đồng bộ, toàn diện cả chương trình lẫn phương pháp,
chất lượng giảng dạy Ngữ văn nói chung và Làm văn nói riêng đã thu được
những kết quả khả quan. Và đặc biệt hạn chế được rất nhiều tình trạng giáo
20
viên thuyết giảng lí thuyết khô khan, rập khuôn, máy móc trong các giờ làm
văn. Giáo viên chú trọng nhiều hơn đến việc rèn luyện kĩ năng, vận dụng
thao tác lập luận cho học sinh một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn, và thành
công hơn cả là giáo viên đã giúp học sinh tiếp cận với cuộc sống thực tế một

cách tinh tế; biến học sinh thành những chủ thể chiếm lĩnh tri thức một cách
thực sự, tạo cho học sinh những động cơ hứng thú với phân môn Làm văn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn những giáo viên thể hiện
sự yếu kém trong năng lực tư duy, lười trau dồi, lười sáng tạo, vẫn còn
những giờ Làm văn nhạt nhẽo và hời hợt, vẫn giữ lối tư duy, lối dạy cũ, tách
rời giữa lí thuyết và thực hành, chưa tạo được sự thu hút cho học sinh với
phân môn Làm văn…
Trong giờ dạy kiến thức lí thuyết “Thao tác lập luận bác bỏ” giáo viên
thực hiện các nội dung SGK theo những định hướng trong SGV. Thông
thường, giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh phân tích
ngữ liệu theo phần nội dung trong SGK, sau đó nhận xét, bổ sung rồi rút ra
kết luận theo phần ghi nhớ trong SGK. Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học
sinh vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào việc giải quyết các bài tập trong
SGK.
Bên cạnh đó, thời gian dành cho bài “Thao tác lập luận bác bỏ” là một
tiết và một tiết cho bài “Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ”. Do đó, giáo
viên ít có điều kiện mở rộng kiến thức và việc luyện tập cũng chưa được kĩ
càng, sâu sắc.
1.2.3. Thực trạng học tập của học sinh
Trong quá trình học thao tác lập luận bác bỏ, nhìn chung, học sinh vẫn
còn thụ động. Mặc dù, giáo viên khi lên lớp có cố gắng đổi mới phương
pháp dạy – học, lấy học sinh làm trung tâm, dạy học tích cực hóa, nhằm tổ
chức hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức, phát huy tinh thần
21
chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, học sinh chưa thực sự tiếp thu
một cách chủ động, sáng tạo mà phần lớn các em vẫn học theo kiểu cũ:
nghe, ghi, chép, nhớ và tái hiện những gì giáo viên nói mà chưa có thói quen
chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. thực tế, mặc dù được học thao tác lập
luận bác bỏ nhưng giờ luyện thực hành còn khá ít. Các đề kiểm tra cũng ít
khi đề cập tới thao tác này. Đây cũng là một bất cập khiến các em học sinh

không được trau dồi kĩ năng làm văn bác bỏ.
Ngoài ra, cần phải nói tới thực trạng học sinh ngại chữa lỗi trong các
bài kiểm tra của mình. Khi giáo viên hướng dẫn, các em nhận ra lỗi sai
nhưng không trực tiếp chữa những lỗi sai đó vào bài. Nó cho thấy các em
chưa ý thức đầy đủ về giờ luyện tập thực hành.
1.2.4. Đánh giá chung về thực trạng
Bên cạnh những thành công đạt được do việc đổi mới chương trình
sách giáo khoa Ngữ văn, việc giảng dạy của giáo viên cũng còn gặp nhiều
lung túng, chất lượng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ chưa đạt như ý muốn.
Các em mắc khá nhiều lỗi thông thường. Việc giảng dạy đã có lí luận nhưng
việc vận dụng lí luận đó vào thực tiễn viết bài văn sử dụng hay kết hợp các
thao tác lập luận bác bỏ của học sinh còn gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi
hỏi sự cố gắng hơn nữa của cả giáo viên và học sinh.
22
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
CHO HỌC SINH LỚP 11
2.1. Nguyên tắc chung đối với việc xây dựng hệ thống bài tập
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nói trên của bài tập rèn kĩ năng sử
dụng thao tác lập luận bác bỏ, hệ thống bài tập này phải được biên soạn, xây
dựng dựa trên các nguyên tắc nhất định. Đó là những nguyên tắc cơ bản sau:
2.1.1. Nguyên tắc khoa học
Tính khoa học của việc xây dựng hệ thống bài tập trước hết đòi hỏi
bài tập phải đảm bảo tính chính xác khoa học, đồng thời còn đòi hỏi sự
thống nhất, tránh mâu thuẫn giữa nội bộ kiến thức bài tập với các kiến thức
được trình bày. Các kiến thức trang bị cho học sinh phải là những kiến thức
cơ sở của thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận. Tính khoa học còn
đòi hỏi các bài tập đưa ra phải mang tính chính xác, rõ ràng, rành mạch, phù
hợp với lí luận dạy học nhằm phát huy tính chủ thể ở học sinh. Cách trình
bày bài tập sao cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi, tâm lí tiếp nhận và quá trình

nhận thức của học sinh, phục vụ đắc lực cho bài giảng của giáo viên về thao
tác lập luận bác bỏ.
Bài tập trang bị cho học sinh phải là những bài tập cơ bản giúp học
sinh tìm hiểu cách thức làm bài văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luận
bác bỏ, đồng thời phải hình thành được ở học sinh kĩ năng, kĩ xảo làm bài
văn nghị luận.
2.1.2. Nguyên tắc hệ thống
Hệ thống hiểu theo nghĩa chung, là chỉnh thể các yếu tố có liên quan
đến nhau, tác động và quy định lẫn nhau.
Một trong những mục đích của chương 2 là nghiên cứu để xây dựng,
xác lập các kiểu loại bài tập về thao tác lập luận bác bỏ, các mô hình bài tập
23
thích hợp với việc dạy học thao tác lập luận này ở THPT. Ở bất cứ một hệ
thống bài tập nào, các bài tập này không thể là một tập hợp hỗn độn, mà phải
được sắp xếp, phân phối dựa trên những tiêu chí nhất định để tạo thành một
hệ thống tối ưu. Và hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng thao tác lập luận
bác bỏ trong văn nghị luận cũng vậy. Bởi việc sắp xếp kiểu loại bài tập
thành một hệ thống là sự sắp xếp có cơ sở khoa học và mang tính tự nhiên,
chứ không hoàn toàn là sự bày đặt, khiên cưỡng. Theo tinh thần đó, như bất
cứ một hệ thống nào khác, hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng thao tác lập
luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông mà khóa
luận xây dựng, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các kiểu bài tập trong các tài liệu
trước, cũng mang đầy đủ đặc trưng của một hệ thống: đó là một chỉnh thể
bao gồm nhiều yếu tố (yếu tố ở đây là nhóm, loại bài tập) có liên quan với
nhau và giá trị của nó được xác định bởi quan hệ giữa nó và các yếu tố khác
trong cùng hệ thống. Những mối liên quan giữa các yếu tố trong cùng một
hệ thống không phải đơn tuyến, một chiều, theo đường thẳng mà tác động
lẫn nhau theo nhiều chiều.
Nguyên tắc khoa học luôn liên hệ mật thiết với nguyên tắc hệ thống.
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống yêu cầu phải đưa các bài tập 1 cách toàn

diện theo một thứ tự hợp lí và nêu được mối quan hệ giữa chúng, đi từ bài
tập dễ đến bài tập khó. Bởi mục đích xây dựng hệ thống bài tập là nhằm
củng cố kiến thức và khái niệm, yêu cầu và cách thức làm bài văn nghị luận.
2.1.3. Nguyên tắc vừa sức
Hiện nay có nhiều quan điểm về sức của học sinh. "Sức" không phải
được chấp nhận như một chỉ số cố định, đồng loạt cho mọi đối tượng, mọi
địa bàn, mọi thời đại… "Sức" là cái luôn biến đổi và có sự vận động. Vì vậy,
đưa ra hệ thống bài tập cần chú ý tới sức của học sinh (tính vừa sức).
24
Tính vừa sức (học sinh) được hiểu là các bài tập đưa ra phải phù hợp
với trình độ tri thức và trình độ nhận thức của học sinh.
Nếu bài tập quá dễ sẽ không phát huy được tính sáng tạo của các em.
Nếu bài tập quá khó các em sẽ không đủ kiến thức để giải quyết các bài tập
Học sinh ở mỗi lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm tâm lí riêng
trong quá trình tiếp thu kiến thức và kĩ năng mới. Mặt khác, ở cùng một tập
thể học sinh trình độ nhận thức của các em cũng khác nhau vì vậy phải lựa
chọn các bài tập khác nhau , giáo viên phải xuất phát từ thực tế trình độ nhận
thức của các em để đưa ra các dạng bài tâp phù hợp, gây được hứng thú cho
các em.
Tuân theo nguyên tắc này, người giáo viên phải nắm vững đặc điểm
tâm lí của các em , nắm chắc trình độ kiến thức của học sinh để đưa ra
những bài tập, để hình thành kĩ năng mới cho các em.
Để có thể ứng dụng vào thực tế dạy học, hệ thống bài tập không thể
không dựa vào nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo
của học sinh.
2.1.4 . Nguyên tắc tích hợp
Tích hợp nghĩa là tổng hợp một đơn vị học, một tiết học hay một bài
tập… nhiều mảng kiến thức liên quan tới nhau nhằm tăng cường hiệu quả
giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.
Tích hợp dọc là tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn

học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. Đây là tích hợp
đồng tâm, tích hợp theo từng vấn đề trong từng phân môn, cụ thể đó là
hướng tích hợp theo mối liên hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp), giữa các vấn đề
trong cùng một phân môn, giữa các bài học với nhau trong cùng một lớp,
giữa lớp trước và lớp sau thậm trí giữa các cấp học. Đó là mối liên hệ kiến
thức theo chiều dọc, là mối liên hệ theo kiểu xâu chuỗi, móc xích một cách
25

×