Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM DẠY VÀ HỌC
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài .
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Đảng và Nhà nước ta
không ngừng quan tâm đến tình hình giáo dục của đất nước, nhất là bậc học Mầm
non. Đối với bậc học Mầm non, Bộ giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng việc nâng
cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những
vấn đề quan tâm hàng đầu.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học
Mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có tránh nhiệm gieo
những hạt giống, mầm non tốt, tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo
cho thế hệ trẻ mai sau.
Giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm
non, Giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lí , điều hành
các hoạt động chăm0 sóc giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ chăm
sóc, giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường, và là người có vai trò quyết định
đến chất lượng giáo dục của trường. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi giáo viên phải
không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm,
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Giáo viên cần hết lòng thương yêu trẻ, đối xử công
bằng với trẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. Đảm bảo chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ và có uy tín với phụ huynh, với cộng đồng.Làm tốt công tác chủ
nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc truyền đạt kiến thức qua các
môn học ở trường mầm non và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức, nhân cách cho
trẻ. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo
1
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi
trường giáo dục : gia đình, nhà trường và xã hội. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà
trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm
non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình.
Như
lời dạy của Bác Hồ :“ Mẫu giáo tốt mở đầu nền giáo dục tốt”.
Nhận thức rõ về điều này, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công
của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi sự
mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho
nhà trường.Là giáo viên đã được 5 năm, làm công tác chủ nhiệm chưa được lâu năm
nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu bởi vì qua 5 năm làm công
tác chủ nhiệm tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo
dục đạo đức toàn diện cho học sinh nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện
pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”.
I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Mục tiêu :
Nâng cao trình độ công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên để góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.Nhằm đưa ra giải pháp chăm
sóc, giáo dục trẻ phù hợp với tình hình của lớp .
Nâng cao chất lượng dạy và học, giúp phụ huynh hiểu và kết hợp cùng nhà
trường để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
- Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm hiểu thực tế về tình hình, hoàn cảnh gia đình của từng trẻ.
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao một số phụ huynh chưa thật sự qua tâm đến việc
chăm sóc và giáo dục trẻ.
Đề ra biện pháp thích hợp để kết hợp cùng gia đình, nhà trường có hướng
chăm sóc, giáo dục trẻ mang lại hiệu quả cao hơn.
2
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp Lá 3 Phân hiệu Eatun -Trường Mầm non Hoa Hồng – Xã Băng
Adrênh – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk.
I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và nội dung của công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học, rất đa dạng và phong phú. Ở đây tôi xin trình bày “Một số biện pháp trong
công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”tại lớp Lá 3 Phân
hiệu Eatun -Trường Mầm non Hoa Hồng-. Xã Băng Adrênh – Huyện Krông Ana –
Tỉnh Đăk Lăk.
I.5 Phương pháp nghiên cứu:
a . Phương pháp nghiên cứu lý luận :
Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng
internet có liên quan đến đề tài.
b. Phương pháp quan sát:
Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để tìm hiểu về
công tác chủ nhiệm lớp ở trường mầm non của giáo viên
c. Phương pháp đàm thoại:
Đàm thoại với đồng nghiệp và trẻ để tìm hiểu rõ hơn về công tác chủ nhiệm
lớp của giáo viên mầm non .
d. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:
Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về công tác chủ nhiệm lớp
của giáo viên để tìm ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp mang lại hiệu quả cao cho
thực tiễn.
II. Phần nội dung
II.1 Cơ sở lý luận:
Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc
dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt
3
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị
những điều kiện, kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 trường Tiểu học.
Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nhất là tuổi Mầm non
khi mới đến trường, đòi hỏi những nhà giáo dục trẻ là những con người có đạo đức,
mẫu mực có trình độ, yêu nghề, yêu trẻ. Bởi thế cho nên nhà Bác học Comenxit Ky
nói “ Thời thơ ấu là thời kỳ quan trọng nhất của đời người đó không phải là chuẩn
bị cho cuộc sống thực sự đứa trẻ hôm nay, sau này trở thành người như thế nào mà
nó phụ thuộc vào ai là những người dìu dắt em trong những năm thơ bé, thế giới
quanh em đi vào trái tim và khối óc em ra sao”.
Trong thời đại xã hội đang phát triển và đổi mới, đòi hỏi chúng ta phải đổi
mới giáo dục để đào tạo ra những con người mới, có tri thức khoa học tốt để vươn
lên cùng với sự phát triển của xã hội.
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người ”
Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đến
công tác chủ nhiệm, nó có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường quyết định chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Nâng cao chất lượng trong công
tác chủ nhiệm lớp ở trường Mầm non là vấn đề rất quan trọng mà nhà trường chúng
tôi đặt ra hiện nay.
Với nhiệm vụ là giáo viên, tôi luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng
nâng cao năng lực sư phạm, thực hiện giáo dục một cách khoa học, nhằm thực hiện
tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. 2. Thực trạng :
Trong công tác chủ nhiệm lớp Lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng, gặp những
thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi - khó khăn:
4
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
- Thuận lợi:
Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ có ý thức tự học, tự rèn nâng cao trình
độ về mọi mặt.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi dưới 8%, không có trẻ
béo phì
Trường đạt chuẩn quốc gia cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tương đối đầy đủ
Đa số phụ huynh và nhân dân trên địa bàn có mức sống cao cùng phối hợp
với nhà trường chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Khó khăn :
Đồ dùng,đồ chơi trang thiết bị theo thông tư : 02 của bộ GD & ĐT quy dịnh
cho các nhóm lớp mới đủ theo yêu cầu tối thiểu, phương tiện dạy học hiện đại còn ít.
Do lớp là lớp ghép 3 độ tuổi nên công tác chăm sóc và giáo dục còn gặp
nhiều khó khăn.
Một số giáo viên của trường là giáo viên trẻ mới biên chế vào nghề nên chưa
có kinh nghiệm quản lí nhóm lớp
Một số phụ huynh là người dân tộc thiểu số và hộ nghèo chưa nhận thức được
tầm quan trọng của bậc học mầm non, chưa quan tâm đến tình hình học tập của con
em mình, chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp để cùng
thống nhất cách nuôi dưỡng- chăm sóc và giáo dục trẻ theo khoa học.
b. Thành công - hạn chế
- Thành công
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp bản thân tôi làm tốt công tác
chủ nhiệm, giúp nâng cao kiến thức, nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm của
mình về giáo dục Mầm non. Biết bám sát vào chương trình khung của Bộ giáo dục
và thực tế của trường, lớp để lên chương trình, kế hoạch, phù hợp với trường, lớp,
(độ tuổi) nắm vững phương pháp, cách tổ chức, thực hiện tốt các chuyên đề, có kinh
5
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động, tham gia dự thi các cấp.
Chuyên môn, chất lượng giáo dục được nâng lên.
- Hạn chế
Bên cạnh những thành công trên vẫn còn một số hạn chế; Do còn có 1 số phụ
huynh là người dân tộc thiểu số và hộ gia đình nghèo phải bươn chải làm ăn xa nhà,
để các cháu cho ông bà già yếu chăm sóc , ông bà không có đủ điều kiện về sức khỏe
,kinh tế, và kiến thức để kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ
, nên mang lại kết quả chưa cao.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
- Mặt mạnh
Khi áp dụng những phương pháp này đã giúp cho giáo viên chủ động trong
công tác chủ nhiệm lớp, vận động, tuyên truyền phụ huynh kết hợp cùng giáo viên,
nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Mặt yếu
Một số phụ huynh là người dân tộc thiểu số và hộ gia đình nghèo chưa thực sự
quan tâm chăm sóc con cái.
Một số học sinh do bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà già yếu con chưa đi
học đều, tỉ lệ chuyên cần chưa cao.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cáo; nêu cao ý thức
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Hình thành cho trẻ các kỷ năng ban đầu về ý
thức trách nhiệm của bản thân trẻ ngay từ bé. Biết lao động tự phục vụ, các hành vi
văn minh trong giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ.
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặc ra
- Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa, kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của
các cấp, áp dụng thực tế của trường để chỉ đạo chuyên môn.
6
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, biết tuyên truyền vận động phụ
huynh quan tâm chăm sóc và giáo dục con em mình.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo dục
Mầm non trong giai đoạn hiện nay.
- Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu,
tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Mục tiêu quản lí , chủ nhiệm lớp trường mầm non là những chỉ tiêu về mọi
hoạt động của lớp được dự kiến trong năm học. Đó cũng là những nhiệm vụ phải
thực hiện ,đồng thời là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc một năm học. Quá
trình chủ nhiệm lớp mỗi giáo viên mầm non đều phải xác định và phấn đấu thực hiện
những mục tiêu cơ bản sau đây : Bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục trẻ theo mục tiêu đào tạo. Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất phục
vụ cho yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm
non trên địa bàn trường đóng.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp , biện pháp quản lí, chủ
nhiệm lớp của giáo viên mầm non trong trường mầm non .
Qua khảo sát chất lượng đầu năm còn thấp, so với chỉ tiêu đã cam kết với nhà
trường . Trước tình hình thực trạng về chất lượng của lớp học, tôi suy nghĩ tìm ra
những biện pháp để chủ nhiệm lớp, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
trong trường Mầm non Hoa Hồng
Biện pháp 1: Tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm sinh lí trẻ nhóm/ lớp mình
phụ trách
Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyêt để giáo dục trẻ có hiệu quả. Đúng như nhà
giáo dục K.D.Usinxki đã nói : “ Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về
mọi mặt” vì thế : nắm vững đặc điểm của từng trẻ là một trong những nội dung quan
7
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
trọng trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường mầm non. Giáo viên mầm non phải
hiểu hoàn cảnh sống của trẻ. Nắm được những đặc điểm cơ bản về thể chất, tâm lí
cũng như thói quen hành vi đạo đức mà trẻ đã có …Từ đó lựa chọn những biện pháp
tác động sư phạm phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất,tình cảm.
Để hiểu trẻ , giáo viên có thể tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau như :
Trao đổi trực tiếp với gia đình trẻ để thu nhận những thông tin cần thiết về trẻ, quan
sát, theo dõi trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày, trò chuyện cùng trẻ, sử dụng
phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của phụ huynh, ghi nhật kí về trẻ hoặc thăm gia đình
trẻ…
Tìm hiểu để nắm được đặc điểm của từng trẻ là một việc làm thường xuyên,
liên tục trong cả năm học và có kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên ở từng thời điểm cụ thể ,
nội dung và biện pháp có tiến hành khác nhau.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch của nhóm/lớp
Xây dựng kế hoạch là dự kiến trước những công việc phải làm, biện pháp thực
hiện các công việc đó cũng như điều kiện đảm bảo cho công việc thực hiện thành
công. Giáo viên phụ trách các lớp cần phải xây dựng các loại kế hoạch : Kế hoạch
năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Kế hoạch của lớp giáo viên phải căn cứ vào
kế hoạch năm học của nhà trường , nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của lớp
mình phụ trách mặt khác giáo viên cần phải dựa vào: Mục tiêu, nội dung và kết quả
mong đợi của chương trình giáo dục mầm non do bộ GD & ĐT ban hành, thời gian
quy định trong năm học, điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa
phương , trường, lớp mầm non và dựa vào nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của
trẻ trong lớp mình phụ trách.
Biện pháp 3: Quản lí trẻ hàng ngày
Mỗi nhóm lớp trong trường mầm non phải lập sổ ghi danh sách trẻ với đầy đủ
các thông tin cần thiết : họ tên trẻ , ngày tháng năm sinh , ngày vào trường, họ tên bố
mẹ, nghề nghiệp, cơ quan công tác, địa chỉ gia đình và đặc điểm riêng của trẻ. Hàng
8
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt và vắng mặt, ghi vào sổ theo dõi.
Nắm được những biểu hiện bất thường xảy ra đối với từng trẻ để có biện pháp chăm
sóc và giáo dục trẻ phù hợp . Đối với trẻ bé cần phân công mỗi giáo viên phụ trách
một số trẻ nhất định nhằm thuận lợi cho việc chăm sóc quản lí. Trong mọi sinh hoạt
của trẻ ở trường mầm non giáo viên luôn có mặt theo dõi đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho trẻ. Các nhu cầu của trẻ: Ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh , vui chơi, học tập…cần
được thỏa mãn một cách hợp lí dưới vai trò tổ chức hưỡng dẫn của giáo viên. Khi
trẻ đến tuổi chuyển nhóm, chuyển lớp , giáo viên phải thực hiện đúng quy quy định
của trường và có bàn giao chu đáo giữa các giáo viên với nhau khi tiếp nhận trẻ.
Biện pháp 4: Đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
Thực hiện chế độ sinh hoạt : Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa
học nhằm phân phối thời gian và trình tự hoạt động trong ngày cũng như việc ăn,
ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp lí. Vì thế việc xây dựng và thực hiện chế độ sinh hoạt
hàng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục toàn diện đối với trẻ. Giáo viên mầm non phải
biết xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ ở độ
tuổi do mình phụ trách và có tính đến tình hình thực tế của trường .
Để đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ ở trường mầm non giáo viên phải
thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày và thường xuyên phối hợp với gia
đình cùng thực hiện .
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ : Trẻ mầm non cơ thể yếu ớt , sức đề
kháng kém và nhạy cảm với biến đổi của môi trường, vì thế việc chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên mầm non. Sức khỏe
và sự phát triển thể chất phụ thuộc một phần quan trọng vào chế độ ăn uống. Do đó,
giáo viên tổ chức cho trẻ ăn uống hợp lí, đúng giờ , đảm bảo vệ sinh, động viên trẻ
ăn hết suất của mình. Thực hiện tốt vệ sinh chăm sóc trẻ, vệ sinh môi trường, đồ
dùng đồ chơi luôn được vệ sinh sạch sẽ. Giáo viên cần chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
Giáo viên phải cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng theo giai đoạn cho trẻ. Phối hợp
9
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
với nhà trường kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ. Giáo viên cần bảo đảm an toàn
tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ khi ở trường mầm non. Trẻ khỏe mạnh , an
toàn , cơ thể phát triển hài hòa cân đối là mục tiêu quan trọng của việc thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Để đạt được mục tiêu này , đòi hỏi giáo
viên mầm non phải có những hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp , gián tiếp đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ nói chung
và sức khỏe nói riêng. Trên cơ sở đó , giáo viên tổ chức môi trường sinh hoạt phù
hợp và kích thích được sự phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ.
Biện pháp 5: Đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục đào tạo ban hành và được
thực hiện thông nhất trong phạm vi cả nước. Chương trình được xây dựng trên cơ sở
quán triệt đầy đủ những những nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm non nhằm
thực hiện tối ưu mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của giáo
dục mầm non . Thực hiện nghiêm túc chương trình là một yếu tố bắt buộc đối với
giáo viên mầm non và các nhà quản lí giáo dục mầm non .Để đảm bảo chất lượng
thực hiện chương trình giáo dục trẻ giáo viên phải nghiêm túc quán triệt mục tiêu,
nội dung phương pháp giáo dục và vận dụng một cách linh hoạt , sáng tạo vào quá
trình tổ chức thực hiện chương trình nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ ,
nhận thức, thẩm mĩ , tình cảm và quan hệ xã hội . xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch theo hàng tháng, hàng tuần trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm của đối tượng và phù
hợp với tình hình thực tế. Giáo viên là người tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ,
là người tạo cơ hội, tạo tình huống, tạo cảm giác tin tưởng để kích thích trẻ tham gia
vào các trò chơi và các hoạt động tìm tòi, khám phá. Các điều kiện , các phương tiện
, đồ dùng, đồ chơi cho từng hoạt động phải được chuẩn bị chu đáo, phù hợp với nội
dung chủ đề và sắp xếp hợp lí tạo cho trẻ tham gia vào các hoạt động thuận tiện ,
phát triển được khả năng. Phương pháp tổ chức phải linh hoạt, sáng tạo, hướng vào
sự phát triển của trẻ. Giáo viên phải biết đánh giá kết quả giáo dục được thể hiện ở
10
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
trẻ khi tham gia vào các hoạt động và sau khi kết thúc chủ đề, kết quả đánh giá là
thước đo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục của mỗi giáo viên. Đồng thời là
căn cứ để điều chỉnh nội dung , hương pháp giáo dục thích hợp cho các hoạt động
tiếp theo. Giáo viên phải không ngừng học tập để nawng cao trình độc huyên môn
nghiệp vụ , nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình … Đó là những yếu tố cơ bản
để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ ở từng nhóm/ lớp trong
trường mầm non.
Biện pháp 6: Đánh giá sự phát triển của trẻ
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả của
quá trình giáo dục, phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn
đã đề ra nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh , nâng cao chất lượng hiệu quả giáo
dục trẻ . Đánh giá sự phát triển của trẻ ( gọi tắt là đánh giá trẻ ) mẫu giáo, gồm 2
loại: đánh giá trẻ hằng ngày, và theo giai đoạn ( đánh giá cuối chủ đề và đánh giá
cuối độ tuổi)
Đánh giá trẻ hằng ngày : mục đích đánh giá nhằm phát triển những biểu hiện
tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc- giáo dục
trẻ, lực chọn các biện pháp thích hợp. đánh giá trẻ ở các mặt : tình trạng sức khỏe,
trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ, kiến thức và kĩ năng của trẻ.
Đánh giá trẻ hằng ngày: đánh giá mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát
triển sau mỗi chủ đề, căn cứ vào mục tiêu của chủ đề , trên cơ sở đó điều chỉnh kế
hoạch chăm sóc – giáo dục cho các chủ đề tiếp theo. Đánh giá về những vấn đề đã
làm được và chưa được như : mục đích, nội dung, tổ chức hoạt động , sức khỏe của
trẻ, môi trường giáo dục, phương tiện giáo dục..
Đánh giá cuối độ tuổi: đánh giá về các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận
thức.. cuối độ tuổi - cuối năm học, căn cứ vào chỉ số phát triển trẻ và mục tiêu cuối
độ tuổi. Đánh giá này có tính chất như tổng kết đối với trẻ sau mỗi giai đoạn.
Biện pháp 7: Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp
11
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
Cơ sở vật chất của nhóm lớp là toàn bộ các phương tiện vật chất và kĩ thuật
được nhà trường trang cấp để chăm sóc, giáo dục trẻ. Nó bao gồm các phòng nhóm,
đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị ,sách báo, tài liệu chuyên môn… đó là điều kiện
không thể thiếu được để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và hiệu quả làm
việc của giáo viên . Quản lí cơ sở vật chất của nhóm / lớp nhằm đạt được mục tiêu
là xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong quá trình chăm
sóc, giáo dục trẻ. Hằng năm ,giáo viên chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường có
kế hoạch sửa chữa , thay thế hoặc mua sắm bổ sung các trang thiết bị. Nhà trường có
sổ theo dõi tài sản và giao cho giáo viên quản lí tài sản cụ thể. Cần báo cáo kịp thời
khi bị mất cắp hoặc hư hỏng, giáo viên có trách nhiệm quản lí tốt cơ sở vật chất của
nhóm/lớp và đồ dùng của trẻ.
Sắp xếp đồ dùng ,đồ chơi gọn gằng, ngăn nắp, thuận tiện, đảm bảo vệ sinh và
an toàn cho trẻ.
Giáo viên cần tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình và các lực lượng xã hội để có
thể có đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho sinh hoạt và nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ.
- Có các loại sổ sách như:
+ Sổ danh sách trẻ.
+ Sổ kế hoạch của giáo viên.
+ Sổ theo dõi sức khỏe của trẻ.
+ Sổ tài sản.
+ Sổ nhật kí.
+ Sổ họp.
+ Sổ kiểm tra góp ý kiến.
- Bảng biểu:
+ Bảng bé ngoan.
+ Bảng ghi chế độ sinh hoạt.
+ Bảng ghi chương trình dạy trẻ.
12
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
+ Bảng phận công công tác của giáo viên.
+ Biểu đồ tăng trưởng của trẻ.
+ Bảng thông báo với gia đình trẻ khi cần.
Cơ sở vật chất của nhóm /lớp là tài sản của nhà trường được giao trách nhiệm
cho giáo viên trực tiếp quản lí. Quản lí tốt cơ sở vật chất là nâng cao hiệu quả sử
dụng và tăng cường điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ.
Biện pháp 8: Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ
Xây dựng tốt mối quan hệ trong sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia
đình là một nhiệm vụ quan trọng của những người giáo viên mầm non . Điều 93,
Luật Giáo Dục năm 2005 cũng đã nêu rõ nhà trường phải có trách nhiệm chủ động
phối hợp với gia đình để thực hiện mục tiêu , nguyên lí giáo dục. Điều này cho thấy
ngành giáo dục đã xác định rõ và rất coi trọng vấn đề phối hợp giữa nhà trường với
gia đình trong giáo dục; đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường
và của giáo viên .Giáo viên là người đại diện nhà trường có trách nhiệm trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành
và phát triển nhân cách của trẻ . Kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ phụ thuộc một
phần rất lớn vào việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ giữa trường mầm
non với gia đình. Sự phối hợp giữa trường mầm non và gia đình là mối quan hệ hai
chiều mật thiết, cùng chung một mục đích. Để làm được chức năng tuyên truyền cho
các bậc cha mẹ thì giáo viên cần nắm vững mục đích của việc tuyên truyền là giúp
cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về công tác giáo dục mầm non, biết vận dụng những
hiểu biết của mình vào việc nuôi dưỡng , dạy dỗ con em mình.Giáo viên trao đổi
trực tiếp hàng ngày thông qua giờ đón và trả trẻ. Tổ chức họp định kỳ vơi gia đình.
Tổ chức góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ tại các lớp. Thông qua các đợt kiểm tra sức
khỏe và các hội thi văn hóa, văn nghệ , tổ chức thăm hỏi gia đình trẻ. Mời gia đình
thăm quan hoặc tham gia vào một số hoạt động của lớp của trường tùy theo điều
13
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
kiện và khả năng của họ , thông qua ban phụ huynh …Để tạo sự tin tưởng và thu hút
sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của lớp của
trường giáo viên cần phải: lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ , chủ động xây dựng mối
quan hệ tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc và
giáo dục trẻ khi gia đình có yêu cầu. Giáo viên cần thông tin đầy đủ cho cha mẹ về
chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thưc . liên lạc thường
xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình , thông tin cho cha mẹ trẻ
biết về tình hình của trẻ ở lớp , những thay đổi của trẻ nếu có thể để kịp thời có biện
pháp tác động chăm sóc – giáo dục phù hợp . Cần thống nhất với các bậc phụ huynh
về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong
từng giai đoạn và cả năm học. Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ giáo
viên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của gia đình để có hình thức phối
hợp phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Được sự quan tâm của các cấp, sự đoàn kết nhất trí cao, yêu nghề, yêu trẻ, lỗ
lực phấn đấu của tập thể công chức, viên chức, học sinh, phụ huynh, cộng đồng.
Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững phương
pháp chủ nhiệm lớp
Tiếp thu sự chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo mọi hoạt động sát có hiệu quả.
Lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, phu huynh, cộng đồng, rút kinh
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Tuy mỗi biện pháp có những cách thức tổ chức, nội dung khác nhau nhưng nó
có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và hỗ trợ cho nhau. Nhằm mục đích có nhiều
kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ .
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
14
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
Sau khi đưa ra những biện pháp trên tôi đã thăm dò ý kiến của đồng nghiệp
cùng tổ khối trong trường, bằng cách đưa ra một số câu hỏi?
+ Các đồng chí khi thực hiện các biện pháp tôi đưa ra thấy thế nào?
+ Những biện pháp tôi đưa ra có phù hợp, với lớp học của mình chưa ?
+ Với những biện pháp trên khi áp dụng có những khó khăn gì?
+ Hiệu quả khi áp dụng biện pháp ?
Với các câu hỏi trên tôi đã nhận được những câu trả lời.
Các biện pháp tôi đưa ra đã phù hợp với điều kiện thực tế của lớp Lá 3 trường
Mầm non Hoa Hồng . Chất lượng giảng dạy nâng lên rõ rệt, học sinh đi học chuyên
cần hơn, yêu thích đến trường lớp hơn.
Trong năm học 2014 - 2015 nhờ có biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa
học, sát với điều kiện thực tế của lớp học mình, nâng cao được chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ, cuối hoạc kì I cao hơn đầu năm.
Từ kết quả khảo nghiệm đầu năm đem so sánh với kết quả cuối học kỳ I như
sau:
Sĩ số học sinh : 24 . Nữ : 12. Dân tộc :01
ĐẦU NĂM HỌC
Đạt
% Không
Chuyên cần
Cân nặng
Chiều cao
Vận động thô
Vận động tinh
Dinh dưỡng với
sức khỏe
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển tình cảm
17/24
20/24
19/24
20/24
20/24
17/24
71
83
79
83
83
71
17/24
17/24
17/24
17/24
71
71
71
71
đạt
7/24
4/24
5/24
4/24
4/24
7/24
7/24
7/24
7/24
7/24
Nữ dân tộc :01.
Đạt
CUỐI HỌC KÌ I
% Không %
29
17
21
17
17
29
23/24
22/24
22/24
21/24
22/24
22/24
96
92
92
88
92
92
đạt
1/24
2/24
2/24
3/24
2/24
2/24
4
8
8
1
8
8
29
29
29
29
22/24
23/24
24/24
22/24
92
96
100
92
2/24
1/24
0
2/24
8
4
0
8
%
15
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
và quan hệ xã hội
- Giá trị khoa học:
Đây là đề tài sát thực với giáo viên bậc học Mầm non nói chung, trường Mầm
non Hoa Hồng nói riêng trong xã hội hiện nay. Không những giúp cán bộ quản lý
chỉ đạo sát hoạt động chuyên môn, mà còn giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên
môn, chủ nhiệm lớp, luôn luôn đổi mới phương pháp, cách tổ chức linh hoạt, sáng
tạo để thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, sáng tạo, linh hoạt hơn
trong cuộc sống. Phát triển toàn diện, có những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong cuộc
sống hàng ngày, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 trường tiểu học.
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.
Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường hàng năm
được tăng lên rõ rệt, đạt chỉ tiêu kế hoạch giao cụ thể : Tổng số trẻ ra lớp :235 trẻ,
98% số trẻ đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ giáo dục
Đảm bảo an toàn cho trẻ 100% cả về thể chất và tinh thần.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và thể nhẹ cân của toàn trường giảm
Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường ngày càng được tăng cường, đáp ứng
nhu cầu học tập vui chơi, ăn, ngủ tại trường cho trẻ.
Kiểm định chất lượng trẻ theo chương trình giáo dục mầm non trẻ phát triển
đạt tỷ lệ cao
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
Giáo dục mầm non có nhiệm vụ : Nuôi dưỡng- chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0
đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm
mĩ và tình cảm xã hội để chuẩn bị tốt cho trẻ vào học trường phổ thông. Mỗi nhóm
lóp trong trường mầm non được coi như một tế bào của cơ thể nhà trường. Chất
lượng chăm sóc và giáo dục của từng nhóm lớp góp phần tạo nên chất lượng giáo
16
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
dục chung của nhà trường . Để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
chuẩn bị tốt cho trẻ vào học trường phổ thông việc nâng cao trình độ nghiệp vụ tay
nghề cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non nói chung và công tác chủ nhiệm
lớp trong trường mầm non nói riêng là rất quan trọng và rất cần thiết vì giáo viên
mầm non là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, họ là lực lượng
chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường vì thế
giáo viêm mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non.
Qua nghiên cứu đề tài này này là 1 giáo viên trong trường tôi nhận thấy đội ngũ
giáo viên nên có kế hoạch chặt chẽ trong công tác chủ nhiệm lớp ,có như vậy thì
trình độ nghiệp vụ tay nghề của giáo viên và chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc và
giáo dục mới được nâng lên sẽ tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học và đưa nhà trường từng bước đi lên
III.2.Kiến nghị :
- Phòng giáo dục và đào tạo Krông Ana thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên mầm non về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và công tác chủ nhiệm lớp trong trường mầm non.
- Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp chặt chẽ các đoàn thể trong nhà
trường thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động, tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non . Tăng cường
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Tham mưu với các cấp các ngành
tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo nhu cầu
chăm sóc- nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Đối với giáo viên: Yêu nghề có tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cao trong
công việc. Yêu thương trẻ như chính con em ruột thịt của mình, luôn tự học, tự rèn ,
nâng cao trình độ chuyên môn làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con
theo khoa học với các bậc phụ huynh nói chung .
17
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
- Đối với phụ huynh học sinh: Quan tâm đến con em, phối hợp chặt chẽ với
giáo viên chủ nhiệm lớp với nhà trường cùng thống nhất chăm sóc- nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ theo khoa học, giúp trẻ phát triển toàn diện để chuẩn bị tốt cho trẻ vào
học trường Tiểu học
Băng Adrênh, ngày 25 tháng 1 năm 2015
Người viết
Đặng Thị Vương
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
...........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
18
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU
I. 1. Lý do chọn đề tài .
I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
I. 3. Đối tượng nghiên cứu.
I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
II. PHẦN NỘI DUNG
II. 1 .Cơ sở lý luận
II.2. Thực trạng.
II. 3. Giải pháp, biện pháp:
II. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị
12
13
khoa học của vấn đề nghiên cứu.
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
14
2.Kiến nghị
TRANG
1
1,2
2
2
2,3
3
3
3,4
4,5,6
6 đến 15
16
16
16,17
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường mầm non
19
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học
2. Quản lý giáo dục ( Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh )
3. Đường lối, quan điểm giáo dục
4. Các tạp chí giáo dục mầm non
5 Tài liệu BDTX chu kỳ 2012– 2015
5. Thực trạng của đơn vị
6. Luật giáo dục
8. Hướng dẫn thực hiên chương trình giáo dục mầm non mới.
9. Tài liệu chăm sóc- giáo dục trẻ ở lớp mẫu giáo ghép.
20
Đặng Thị Vương- Trường Mầm non Hoa Hồng