Nội dung tập huấn
TKBH theo PP
lấy HS làm
trung tâm
Các hình thức
tổ chức HĐ
ở phần phát triển bài
Ý nghĩa của TKBH
Những việc cần
làm khi TKBH
Những yêu cầu khi TKBH
Cấu trúc khung
của TKBH
Xác định MT
qua việc sử dụng
các động từ
6 nhóm thảo luận, viết vào giấy A0 và trình bày trước lớp
theo các nội dung yêu cầu sau :
1. Nhóm 1 : Ý nghĩa của thiết kế bài học.
2. Nhóm 2 :Những việc làm cần thiết khi thiết kế TKBH.
3. Nhóm 3 : Những yêu cầu của TKBH.
4. Nhóm 4: Cấu trúc khung của TKBH.
5. Nhóm 5: Liệt kê các động từ thường sử dụng khi thiết kế
mục tiêu của TKBH.
6. Nhóm 6:Nêu các hình thức hoạt động thường sử dụng
trong phần phát triển bài .
1. Ý nghĩa của TKBH.
TKBH là việc làm cần thiết vì :
-
Hình thành định hướng cho việc dạy của GV, việc học của HS.
-
Đưa ra sự đáp ứng nhu cầu học tập của HS và mức độ cần đạt
theo chuẩn KT- KN đối với môn học , bài học.
-
Dự kiến thông tin hai chiều để kịp thời điều chỉnh cách dạy và
cách học của HS.
-
Dự đoán được các tình huống sẽ xảy ra và cách giải quyết.
-
Chủ động thực hiện thời gian theo dự kiến trong suốt buổi học,
bài học.
-
GV tự tin và sáng tạo khi lên lớp .
2.Những việc cần làm khi TKBH.
Khi TKBH cần thực hiện những việc làm sau :
-
Đọc kĩ nội dung SGK.
-
Nghiên cứu SGV, VBT, Tài liệu tham khảo, sách báo .
-
Tra từ điển (nếu cần).
-
Trao đổi với đồng nghiệp.
-
Đưa ra dự kiến đáp ứng nhu cầu HS, trình độ của các đối tượng.
-
Chuẩn kiến thức – kĩ năng cần đạt.
-
Chuẩn bị ĐDDH ( GV,HS), Sử dụng CSVC được trang bị, bố trí
khung cảnh.
-
Chú ý đến tâm lí của HS và ảnh hưởng của thời tiết, môi trường.
-Những quan tâm khác.
3. Những yêu cầu cần đạt của TKBH.
Yêu cầu của TKBH :
-
Nêu được mục tiêu của bài học, thể hiện rõ mức độ kiến thức HS
cần đạt được( cụ thể, không chunh chung), kĩ năng thực hành,
thái độ học tập của HS để dựa vào cơ sở này mà đánh giá kết quả
học tập của HS.
-Nêu đầy đủ các ĐDDH cần có để tổ chức thực hiện bài học.
-Nêu được mục đính nội dung chủ yếu và cách thực hiện của các
hoạt động trong giờ học nhằm đạt được mục tiêu (cách sử dụng
PPDH, ĐDDH và tổ chức họat động).
-Thể hiện được các hoạt động lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng
của HS ( tương ứng với các HĐ của GV)
-Nêu được cách đánh giá, chú ý phát triển các kĩ năng ngôn ngữ
cho HS.
- Chuẩn bị cách chia nhóm hợp lí, chia thời gian cho các hoạt động
4. Cấu trúc khung của TKBH.
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức.
2. Kĩ năng.
3. Thái độ.
II. Đồ dùng dạy - học
1. GV
2. HS
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Các HĐ dạy học.
- Các HĐ -> MT - > Các bước HĐ.
- Nhiệm vụ của GV.
- Nhiệm vụ của HS.
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
Một số lưu ý khi thiết kế TKBH
Trọng tâm của TKBH là các hoạt động dạy và học mà nội dung
được thể hiện qua các phần : Giới thiệu bài, phát triển bài, kết
luận.
+ Giới thiệu bài (3 đến 5 phút)
Trong phần này GV có thể liên kết với bài học trước và định
hướng cho HS vào bài học mới. Nội dung của phần giới thiệu
bài phải được lựa chọn cẩn thận, sao cho HS có thể tự khàm
phá, khai thác trong các hoạt động ở phần sau phát triển bài.
Điều này khiến bạn phải hạn chế đến mức tối đa lời giới thiệu.
+ Phát triển bài (17 đến 22 phút)
Để thực hiện tốt phần này GV cần hình dung cụ thể HĐ để
HS lĩnh hội kiến thức và kĩ năng mới .
+ Kết luận (3 đến 5 phút)
GV có thể tổ chức trò chơi nhằm củng cố kiến thức; đặt các
câu hỏi ( đóng, mở) để kiểm tra mức độ hiểu bài của HS; nhận
xét và hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Chú ý: Còn khoảng 3 phút để ổn định, kiểm tra bài cũ (nếu có). Tổng thời
gian của 1 tiết không nhất thiết là 35 phút (có thể tăng, giảm một vài phút)
5. Xác định mục tiêu trong thiết kế TKBH qua việc sử dụng
các từ chỉ mức độ cần đạt.
-Khi viết MT của TKBH cần trả lời được các câu hỏi sau:
+ MT đã cụ thể chưa?
+MT có dễ đánh giá không?
+MT có dễ đạt được không?
+ MT có phù hợp với số đông HS trong lớp không?
+MT đó có phản ánh đúng chuẩn KT- KN không?
-
Trong ngân hàng từ, cần phân định 3 mức độ cơ bản là biết , hiểu
và vận dụng.
-
Một số động từ thường dùng khi thiết kế MT : biết, nắm, tưởng
tượng, nhận xét, hiểu, phân biệt, xác định, đoán, quyết định, giải
thích, so sánh, giải quyết, phân tích, cung cấp, nói , viết, sắp xếp,
khớp ghép, xây dựng, sử dụng, biểu thị (vẽ), miêu tả, đóng vai,
diễn tả hành động…
6. Các hình thức tổ chức hoạt động ở phần phát triển bài
trong thiết kế KHBH.
-Các HĐ phần phát triển bài cần vận dụng sao cho phù hợp với
bài học, điều kiện từng địa phương và đối tượng HS.
-
Các HĐ cần phong phú, hấp dẫn , tránh lặp lại và đơn điệu.
Một số lưu ý khi tổ chức HĐHT
-
Hoạt động nhóm:
+Các thành viên phải nắm vững nhiệm vụ của nhóm và bản thân;
phải hướng vào nhau khi trao đổi, chia sẻ, thảo luận, lắng nghe ý
kiến của người khác và tuân theo sự điều khiển của trưởng nhóm;
+ Phiếu giao việc phải vừa sức; GV theo dõi hỗ trợ khi cần thiết;
phải tạo cơ hội cho các cá nhân đều tham gia HĐ; không chia
nhóm quá đông; HS phải lần lượt được sắm vai các vai trò trong
nhóm để phát triển kĩ năng giao tiếp.
- Hoạt động hỏi đáp :
* Kĩ năng đặt câu hỏi :
+Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
+ Câu hỏi phải đúng lúc , đúng chỗ.
+ Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh.
+ Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiên MT bài học.
+ Câu hỏi phải kích thích sự suy nghĩ của HS.
+ Không ghép 2 câu hỏi dưới dạng móc xích.
+ Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
-
Trò chơi học tập:
Phải thực hiện đầy đủ các bước :
+ Giới thiệu trò chơi: nêu tên, hướng dẫn cách chơi( vừa mô tả,
vừa thực hành)
+Chơi thử.
+ Nhấn mạnh luật chơi, nhất là các lỗi hay gặp.
+ Chơi thật.
+ Nhận xét , đánh giá kết quả, thái độ của người chơi và kết luận
kiến thức kĩ năng cần đạt sau khi chơi.
- Tổ chức cho học sinh đóng vai:
- PP đóng vai khác với loại hình đóng kịch thông thường ở chỗ :
không có kịch bản, không cần thuộc vai, không cần diễn tập, điều
chủ yếu là thể hiện cảm súc tức thời khi gặp phải tình huống có
vấn đề.
-
Đóng vai là bắt đầu cho một cuộc thảo luận, nên người đóng vai
phải thực hiện một nhiệm vụ khó khăn, có thể có nhiều cách giải
quyết và ứng xử khác nhau.
-Nhiệm vụ của GV là duy trì và dẫn dắt cuộc thảo luận thú vị sau
khi các vai diến kết thúc bằng việc gợi ý cho HS các nhóm hoặc
toàn lớp thảo luận.
-Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp
với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
-Tình huống phải để mở , không cho trước kịch bản hoặc lời thoại.
-GV phải dành thời gian cho các nhóm đóng vai.
-GV nên kích lệ những HS nhút nhát cùng tham gia vào các vai.
kính chúc các thầy, cô giáo
mạnh khỏe hạnh phúc.
luôn thành công trên mọi lĩnh vực công tác đợc giao