Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một số kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học lớp 3THCS ai thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.89 KB, 25 trang )

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình môn Toán ở tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất
lớn trong quá trình học tập của học sinh tiểu học. Thông qua việc dạy -
học Toán, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy một cách tích cực.
Rèn cho các em kỹ năng tính toán, thực hành đo đạc Từ đó các em có
thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống.
Trong Toán học, mạch kiến thức số học là trọng tâm, là hạt nhân
của chương trình. Song các kiến thức về hình học cũng gắn bó rất chặt
chẽ với kiến thức số học và đại lượng. Nó cũng có rất nhiều ứng dụng
trong đời sống hằng ngày.
Việc dạy học các yếu tố hình học cho học sinh tiểu học nói chung
và cho học sinh lớp 3 nói riêng là nhằm trang bị cho học sinh những
biểu tượng chính xác về một số hình học đơn giản và một số đại lượng
hình học thông dụng. Đồng thời rèn cho học sinh một số kỹ năng: đo độ
dài các cạnh trong hình, kiểm tra góc vuông, vẽ các hình hình học đơn
giản. Từ đó giúp các em nắm được những đặc điểm cơ bản của các hình
hình học để nhận dạng hình một cách nhanh chóng, chính xác; biết so
sánh, phân biệt hình này với hình kia. Giúp các em phát triển các năng
lực trí tuệ, trí tưởng tượng không gian ( thông qua các bài tập vẽ hình,
ghép hình, phân tích tổng hợp hình )
Để trang bị cho học sinh lớp 3 những kiến thức trên thì quả là vấn
đề không phải là dễ. Nó đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm chắc nội
dung chương trình, các kiến thức về hình học cũng như yêu cầu cần đạt
đối với từng bài. Đồng thời phải có phương pháp và các hình thức dạy
học phù hợp để tạo điều kiện cho các em được tiếp thu kiến thức một
cách tích cực, được thực hành kĩ lưỡng.
Trong thực tế nhiều năm gần đây, qua việc thăm lớp dự giờ học hỏi
đồng nghiệp, tôi thấy: một số ít giáo viên chưa xác định chắc chắn mục
tiêu bài học, thao tác vẽ hình chưa thật chính xác. Hơn nữa phần thực
hành vẽ hình, ghép hình chưa được đầu tư coi trọng, phương pháp truyền
1


thụ cũng như cách tổ chức dạy học chưa thật hợp lý. Do vậy một số em
nắm kiến thức còn lơ mơ, chưa chắc, kĩ năng thực hành chậm.
Là người giáo viên, trước thực trạng này, tôi nghĩ mình cần phải
làm gì để giúp các em nắm chắc được kiến thức phần hình học, tạo điều
kiện cho các em vững vàng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống cũng như vững bước học lên lớp trên. Với mong muốn đó, tôi
mạnh dạn đưa ra “ Một số kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học lớp 3”.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương trình Toán lớp 3, cùng với mạch kiến thức số học,
giải toán có lời văn thì mạch kiến thức hình học giúp các em phát triển
năng lực trí tuệ, trí tưởng tượng không gian. Hình học không những thể
hiện trong môn Toán mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các môn học
khác.
Hình học trong Toán 3 gồm 3 nội dung:
- Hình thành các biểu tượng hình học mới.
+ Giới thiệu góc vuông và góc không vuông.
+ Giới thiệu đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông.
+ Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
+ Giới thiệu diện tích của một hình.
+ Hình thành công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình
vuông.
+ Tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
- Thực hành vẽ hình.
+ Vẽ góc vuông bằng thước thẳng và ê ke.
+ Vẽ đường tròn bằng com pa.
Đối với học sinh lớp 3 khi học các yếu tố hình học, học sinh phải
nhận biết các góc từ trực quan hình ảnh, vẽ được góc bằng thước thẳng
và ê ke, nhận biết góc vuông, góc không vuông; nhận biết các yếu tố của
hình (góc, cạnh và đỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông.

2
- Dựa vào đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông
hình thành cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông và bước
đầu ứng dụng vào thực tế.
- Phân biệt điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn và nắm được tâm, bán kính,
đường kính, hình tròn, thực hành vẽ và trang trí hình tròn.
Từ những kiến thức trên học sinh ứng dụng vào việc nhận dạng
hình, ghép hình, vẽ hình và giải toán có lời văn liên quan đến các yếu tố
hình học.
Cụ thể: * Biểu tượng về các hình hình học.
- Nhận biết, gọi tên và nêu được một số đặc điểm của một số yếu tố
hình học như: góc vuông, góc không vuông; hình chữ nhật (có 4 góc
vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau); hình vuông (có 4
góc vuông và 4 cạnh bằng nhau); hình tròn ( tâm, đường kính, bán kính);
nhận biết điểm ở giữa 2 điểm, trung điểm
của một đoạn thẳng.
* Tính chu vi, diện tích của hình hình học:
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông ( theo quy tắc)
- Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông ( theo quy tắc)
* Thực hành vẽ hình:
- Biết dùng ê ke để xác định góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng thước thẳng để xác định trung điểm của một đoạn thẳng
cho trước trong trường hợp đơn giản: đường thẳng vẽ trên giấy kẻ ô li, số
đo độ dài đoạn thẳng là các số chẵn (2cm, 3cm, 4cm, …)
- Biết dùng com pa để vẽ hình tròn.
- Biết vẽ đường kính, bán kính của một hình tròn cho trước (có tâm
xác định)
Như vậy, muốn học sinh học tốt phần hình học của môn Toán lớp 3
thì yếu tố quyết định là người thầy phải nắm chắc nội dung chương trình

sách giáo khoa, kiến thức cần đạt đối với từng bài. Đồng thời phải có
phương pháp, cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính
3
tích cực của học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng
được kiến thức mới để luyện tập, thực hành một cách linh hoạt.
II. THỰC TRẠNG
Qua quá trình giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp đồng nghiệp cùng
với việc tìm hiểu nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài soạn, tôi thấy thực
trạng của việc dạy nội dung các yếu tố hình học ở lớp 3 còn bất cập ở
một số điểm sau:
+ Về học sinh:
- Phần thực hành của học sinh chưa đạt hiệu quả cao: Một số em
thao tác vẽ hình còn chậm; chưa biết cách sử dụng ê ke, com pa để vẽ
hình hoặc vẽ hình chưa chính xác.
- Chưa thật nắm chắc đặc điểm của một số hình: Hình vuông ( có 4
góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau), hình chữ nhật ( có 4 góc vuông và
có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau).
- Tính thực tế của học sinh còn hạn chế. Việc phát hiện những đồ
vật có dạng hình học còn chậm.
+ Về giáo viên:
- Một số giáo viên còn coi nhẹ kiến thức, chưa nghiên cứu kĩ bài
trước khi đến lớp, đôi khi chưa xác định chính xác nội dung bài dạy cần
truyền đạt tới đâu, giới hạn kiến thức ở mức độ nào, đâu là kiến thức
trọng tâm của bài Đôi lúc còn yêu cầu quá cao đối với các em (vượt ra
ngoài trình độ chuẩn).
Ví dụ: Khi dạy biểu tượng về góc, một số giáo viên đã yêu cầu học
sinh nắm
khái niệm về góc. Trong khi đó mục tiêu của bài chỉ cần học sinh có biểu
tượng về góc qua hỉnh ảnh hai kim đồng hồ tạo thành góc, từ đó nhận
biết, nêu tên góc vuông, góc không vuông; kiểm tra góc vuông bằng ê

ke. Hay khi dạy về hình tròn đã yêu cầu học sinh xác định khái niệm
hình tròn, đường tròn mà thực tế ở lớp 3 chỉ giới thiệu cho học sinh nhận
dạng hình tròn cùng với tâm, bán kính, đường kính của nó.
4
- Khi hướng dẫn học sinh thực hành, giáo viên đã hướng dẫn các
em cách sử dụng đồ dùng để vẽ hình hoặc vẽ góc vuông Song chỉ
hướng dẫn một cách qua loa, chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến các em không
nắm chắc cách vẽ và vẽ chưa đúng.
- Với loại bài luyện tập hoặc thực hành, giáo viên còn coi nhẹ việc
cho học sinh được hoạt động ( tự vẽ, xếp, ghép hình, tính toán tìm ra kết
quả …), đôi khi còn làm thay các em.
- Quá trình hình thành biểu tượng ban đầu của một số yếu tố hình
học như: biểu tượng về góc vuông, góc không vuông còn hạn chế, cứng
nhắc.
Qua khảo sát thực tế chất lượng đầu năm học 2012 – 2013, môn
Toán của lớp tôi chủ nhiệm cho thấy chất lượng học phần hình học thấp,
tỉ lệ học sinh giỏi ít. Cụ thể như sau:
Số học sinh
khảo sát
Số HS hiểu bài , thực
hành đo đạc, nhận dạng
hình, kẻ, vẽ và ghép hình
tốt
Số HS chưa hiểu kĩ bài và
thực hành đo đạc, nhận dạng
hình, kẻ, vẽ và ghép hình
chưa tốt
8 4 = 50% 4 = 50%
III. GIẢI PHÁP VÀ CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp

1.1 Giải pháp 1: Khi dạy các yếu tố hình học, giáo viên cần phải xác
định được: Nội dung chương trình, các kiến thức hình học, phương pháp
dạy học, kiến thức cần đạt ở mỗi dạng bài. Đồng thời cần chú ý đến biểu
tượng về hình, các kĩ năng nhận dạng hình, vẽ hình kết hợp với việc rèn
óc quan sát và trí tưởng tượng về hình học cho các em.
1.2 Giải pháp 2: Phân loại dạng bài, tìm cách dạy cho từng dạng bài
sao cho hợp lý, giúp các em dễ hiểu, nắm kiến thức mới một cách tự
5
nhiên, thoải mái và chắc chắn. Từ đó các em vận dụng kiến thức mới vào
luyện tập thực hành một cách linh hoạt.
1.3 Giải pháp 3: Khi giới thiệu về biểu tượng hình học, giáo viên cần
liên hệ thực tế qua việc lấy thêm các đồ vật khác ngoài sách giáo khoa để
giới thiệu cho phong phú, bớt phần cứng nhắc, dập khuôn máy móc.
2. Biện pháp
2.1 Biện pháp 1: Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt
động học tập tích cực cho học sinh. Khai thác tính đặc trưng của việc
hình thành, khám phá kiến thức về nội dung các yếu tố hình học thông
qua con đường “thực nghiệm” ( bằng quan sát, đo đạc, so sánh, phân tích
đơn giản rồi quy nạp, khái quát hoá.) Trên cơ sở đó giáo viên lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp, đảm bảo tính tích cực cho từng đối tượng
học sinh trong lớp.
2.2. Biện pháp 2: Khi hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng các đồ
dùng học tập để vẽ hình, vẽ góc vuông, hay kiểm tra góc vuông , giáo
viên cần tiến hành theo các bước sau:
- Trước tiên, giáo viên cho học sinh biết về đồ dùng, cách sử dụng
đồ dùng đó như thế nào.
- Khi hướng dẫn thao tác mẫu, giáo viên cần hướng dẫn từ từ, cụ
thể, rõ ràng từng bước để các em quan sát, nắm vững cách vẽ.
- Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên cho học sinh thao tác lại trên
hình mẫu giáo viên vừa làm.

- Cuối cùng cho học sinh thực hành vẽ hình, vẽ góc vuông hay
kiểm tra góc vuông
2.3 Biện pháp 3: Lựa chọn cách tổ chức dạy học phù hợp đối với từng
dạng bài.
Cụ thể:
* Đối với dạng bài giới thiệu về biểu tượng, khái niệm hoặc nhận
dạng hình học, giáo viên tổ chức dạy học bằng cách:
+ Khai thác từ tính trực quan tổng thể đến cụ thể chi tiết để học
sinh nắm
6
vững và sâu sắc hơn về khái niệm.
Ví dụ: Bài Hình vuông, Hình chữ nhật. Giáo viên hướng dẫn học
sinh nhận dạng hình qua các yếu tố cạnh, góc bằng cách thực hành đo
đạc, kiểm tra. Hay khi dạy khái niệm diện tích và đo diện tích, giáo viên
cho học sinh đo rồi rút ra quy tắc tính, có thể liên hệ tới việc đếm số ô
vuông trong các hình đã được học trước đó,…sau đó tổng hợp đưa ra
công thức tính cụ thể.
+ Trong quá trình dạy, giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan hoặc
gắn với các đồ vật trong thực tế có hình dạng hình học phù hợp để học
sinh có biểu tượng hình học phong phú và nhận biết được hình đó một
cách nhanh chóng ( ví dụ: khung ảnh, con tem, tờ giấy, … có dạng hình
chữ nhật; viên gạch bông, mặt quân súc sắc, khăn mùi soa có dạng hình
vuông,…; Mặt đồng hồ treo tường, miệng rổ, miệng nón có dạng hình
tròn, …; hình ảnh 2 kim đồng hồ, 2 cánh quạt trần tạo thành một góc; ê
ke hoặc thước thợ mộc giúp học sinh làm quen với góc vuông ).
+ Hướng dẫn học sinh liên hệ khái niệm, kiến thức đã học với khái
niệm, kiến thức mới. (cách tính chu vi hình tứ giác ở lớp 2 đến cách tính
chu vi hình chữ nhật, hình vuông theo quy tắc ở lớp 3; khai thác khái
niệm trung điểm của đoạn thẳng ở bài trước với tâm hình tròn – trung
điểm của đường kính ở bài sau; sử dụng yếu tố góc vuông và đo độ dài

đoạn thẳng để nhận biết hình chữ nhật, hình vuông,…)
+ Cần phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh khi củng cố hiểu
biết về hình dạng các hình đã học thông qua việc quan sát, lựa chọn
trong tập hợp gồm nhiều hình (hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác,
hình tứ giác, hình tròn) hoặc hình có các góc vuông và góc không vuông.
+ Với bài luyện tập hoặc nội dung thực hành, giáo viên cho học
sinh được chủ động vẽ, xếp, ghép hình, tính toán để tìm ra kết quả….
.Tránh áp đặt hoặc làm thay học sinh. Sau khi làm một số bài tập luyện
tập thực hành có tính chất làm mẫu, giáo viên nên đưa thêm các bài tập
khác khi củng cố bài ( nếu còn thời gian) hoặc khi dạy buổi 2 sao cho
7
phù hợp với từng đối tượng học sinh để tạo hứng thú học tập cho các em.
Đặc biệt là những em khá, giỏi.
Cụ thể cách dạy với từng bài như sau:
Ví dụ: Bài “Góc vuông, góc không vuông” , giáo viên tiến hành
bằng cách:
Để có “biểu tượng ” về góc giáo viên cho học sinh quan sát 2 kim
đồng hồ lúc 3 giờ, 2 giờ, 5 giờ, 2 cánh quạt trần và giới thiệu: 2 kim
đồng hồ, hai cánh quạt trần ở mỗi hình trên tạo thành 1 góc. Như vậy từ
hình ảnh 2 kim đồng hồ, hai cánh
quạt trần học sinh có hình ảnh về góc.
- Giáo viên giới thiệu và cho học sinh nhận dạng góc vuông và góc
không vuông: A M C

O B P N E
D
Góc vuông đỉnh O
cạnh OA, OB
Góc không vuông đỉnh
P

cạnh PM, PN
Góc không vuông
đỉnh E, cạnh EC, ED
- Giáo viên giới thiệu: Góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB. Từ đó học
sinh nhận dạng được 2 góc còn lại là các góc không vuông.
- Hướng dẫn học sinh đọc tên góc.
- Học sinh tự đọc tên các góc còn lại.
- Giáo viên chốt, nhấn mạnh kiến thức.
- Học sinh lấy ví dụ một số đồ vật có dạng góc: (chóp nón, 2 cánh
quạt trần, góc nhà,…)
- Giáo viên giới thiệu ê ke, cách sử dụng ê ke để kiểm tra góc
vuông.
+ Giáo viên giới thiệu: Đây là cái ê ke, ê ke dùng để kiểm tra góc
vuông và vẽ góc vuông.
8
+ Ê ke có dạng hình gì? Có mấy cạnh và mấy góc? ( có dạng hình
tam giác, có 3 cạnh và 3 góc)
+ Học sinh tìm góc vuông của ê ke.
+ Giáo viên giới thiệu lại và chỉ rõ góc vuông , cạnh góc vuông
của ê ke:
+ Giáo viên vừa thao tác vừa hướng dẫn cách sử dụng ê ke: Đặt
góc vuông của ê ke trùng với góc cần kiểm tra, cạnh góc vuông của ê ke
trùng với một cạnh của góc cần kiểm tra. Nếu cạnh góc vuông còn lại
của êke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc
vuông.
+ Yêu cầu học sinh thao tác lại trên ví dụ giáo viên vừa làm.
+ Học sinh dùng ê ke nhận biết các góc vuông trong hình.
Lưu ý: - Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên cần qua sát,
theo dõi giúp đỡ những em học yếu để các em nắm vững hơn cách sử
dụng ê ke.

- Ở bài này, nội dung chưa đi sâu vào khái niệm góc, số đo của
góc, kí hiệu góc dạng AOB.
* Khi dạy bài “Hình chữ nhật”, để giúp học sinh nhận biết được
các hình dựa theo đặc điểm về yếu tố cạnh và góc của hình, giáo viên
tiến hành như sau:
- Giáo viên đưa ra hình chữ nhật ( hình vẽ mẫu trên bảng) và phát
cho mỗi em một hình chữ nhật như hình vẽ trên bảng.
- Yêu cầu học sinh:
+ Cho biết: Hình chữ nhật có mấy góc, mấy cạnh? ( 4 góc và 4
cạnh: 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn)
9
D
C
B

B





O





A







O





B
A
+ Đọc tên các góc, cạnh của hình chữ nhật.
+ Dùng ê ke kiểm tra các góc của hình chữ nhật và nêu lên nhận
xét: 4 góc của hình chữ nhật đều là góc vuông.
+ Đo độ dài 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn của hình chữ nhật và nêu nhận
xét ( độ dài 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.)
+ Đọc tên các cạnh có độ dài bằng nhau.
+ Nhắc lại: Hình chữ nhật ABCD có: 4 góc đỉnh A, B, C, D là các
góc vuông. 4 cạnh gồm 2 cạnh dài AB, CD, 2 cạnh ngắn BC, DA, 2 cạnh
dài có độ dài bằng nhau. 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau.
- Giáo viên giới thiệu: Đây là đặc điểm của hình chữ nhật.
- Hình chữ nhật có đặc điểm gì?
- Giáo viên kết luận: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài
bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- Học sinh nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật.
- Giáo viên giới thiệu: hai cạnh dài gọi là chiều dài hình chữ nhật,
hai cạnh ngắn gọi là chiều rộng.
- Học sinh lấy ví dụ một số đồ vật có dạng hình chữ nhật.
- Thực hành dùng ê ke và thước thẳng có chia vạch xăng ti mét để

kiểm tra và xác định hình chữ nhật.
* Với bài “Hình vuông”, giáo viên cũng tiến hành tương tự như
đối với bài hình chữ nhật. Tuy nhiên khi hình thành được đặc điểm của
hình vuông giáo viên cho học sinh so sánh đặc điểm của hình vuông và
đặc điểm của hình chữ nhật có gì giống và khác nhau để các em khắc sâu
hơn nữa về đặc điểm từng hình.
* Với bài: “Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng”
+ Giới thiệu điểm ở giữa.
- Giáo viên đưa ra hình vẽ:
| | |

10
A O B
B

B





O





A







O





B
- Học sinh quan sát nhận xét 3 điểm A; O; B là 3 điểm thẳng hàng.
- Giáo viên giới thiệu: O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+ Giới thiệu “Trung điểm của đoạn thẳng”
- Giáo viên đưa ra hình vẽ minh hoạ:
3cm 3cm
| | |
- Học sinh quan sát nêu điểm ở giữa hai điểm A và B.
- Học sinh đo độ dài đoạn thẳng AM và MB và nêu nhận xét: Độ
dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB.
- Giáo viên giới thệu: M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng
AB.
- Giáo viên chốt kiến thức và lưu ý: M được gọi là trung điểm của
đoạn thẳng AB khi: + M là điểm ở giữa A và B.
+ Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB.
- Lưy ý: Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, tránh nhầm lẫn giữa:
điểm ở giữa và điểm chính giữa (trung điểm ) của đoạn thẳng.
* Với bài: “Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính”
+ Giới thiệu hình tròn:
- Giáo viên đưa ra mặt đồng hồ, miệng rổ, miệng nón và giới thiệu:

mặt đồng hồ, miệng rổ, miệng nón là hình tròn.
- Giáo viên đưa ra hình tròn ( vẽ sẵn)
- Giáo viên vừa chỉ vừa giới thiệu: Hình tròn tâm O. Đoạn thẳng đi
Qua tâm O, cắt hình tròn ở hai điểm A và B gọi là đường kính. Đoạn
thẳng vẽ từ tâm O cắt hình tròn ở điểm M gọi là bán kính.
11
A
M B


O

A
B
M
- Yêu cầu học sinh:
+ Đọc tên tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. ( tâm O, bán
kính OM, đường kính AB.)
+ Dùng thước có chia vạch xăng ti mét để đo độ dài đoạn OA và
OB và nêu
nhận xét: OA = OB. Từ đó nhận biết: tâm O là trung điểm của đường
kính AB.
+ Đo độ dài đường kính và bán kính sau đó nhận xét: Độ dài đường
kính gấp hai lần bán kính.
- Giáo viên chốt kiến thức và hướng dẫn cách vẽ hình tròn tâm O,
bán kính 2cm theo các bước:
+ Giới thiệu com pa.
+ Lấy điểm bất kì làm tâm ( ví dụ điểm O)
+ Xác định độ dài bán kính của hình tròn bằng cách: đặt đầu nhọn
của com pa trùng với điểm O trên thước, mở dần com pa cho đến khi bút

chì chạm vào vạch số 2.
+ Đặt đầu nhọn của com pa trùng với tâm O, giữ chặt đầu nhọn và
quay đầu bút chì 1 vòng, ta được hình tròn tâm O có bán kính 2cm.
* Khi học sinh đã có khái niệm, biểu tượng hình học giáo viên cần
rèn cho học sinh kĩ năng nhận dạng, phân biệt hình. Cần phân dạng bài
tập và đưa ra cách tiến hành đối với từng dạng bài tập sao cho đạt hiệu
quả.
Ví dụ: + Dạng bài tập nhận dạng hình theo yêu cầu:
Với dạng bài tập này giáo viên tiến hành như sau:
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân thao tác trên hình ( dùng ê ke,
thước kẻ hay com pa để đo, kiểm tra nhận biết góc theo yêu cầu). Giáo
viên bao quát giúp đỡ học sinh.
- Học sinh nêu kết quả và có thể giải thích theo cách lựa chọn hình
đúng hoặc giải thích theo hình sai.
Ví dụ: Bài 2/42 Trong các hình dưới đây:
a. Nêu tên đỉnh và các cạnh góc vuông;
12
b. Nêu tên đỉnh và các cạnh góc không vuông.
Như vậy ở bài tập trên, học sinh dùng ê ke để đo từng góc sau đó
đọc tên đỉnh và các cạnh góc vuông, góc không vuông. (Góc vuông đỉnh
A cạnh AD, AC; góc vuông đỉnh G cạnh GX, GY …).
Bài 1/84: Trong các hình dưới đây hình nào là hình chữ nhật?
A B M N E G
R S

D C Q P I H
U T
- Học sinh dùng ê ke và thước để đo, kiểm tra các góc và cạnh của
mỗi hình, dựa vào đặc điểm về cạnh và góc của hình chữ nhật để nhận
thấy các hình chữ nhật và nêu tên các hình chữ nhật ( MNPQ, RSTU)

Bài 1/85: Trong các hình dưới đây hình nào là hình vuông?
13
Y P
I
B
G
E
D
H
C
D
A E
G
K
M N
Q
X
I H
GE
Q
N
M
D
C
BA
P

Học sinh làm tương tự như bài tập 1/84.
Bài 1/111: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình.



Học sinh dùng thước có chia vạch xăng - ti - mét để đo độ dài các
đoạn thẳng trong hình tròn và dựa vào kiến thức đã học về hình tròn để
đưa ra kết luận về tâm, bán kính, đường kính của từng hình tròn.
+ Dạng bài tập trắc nghiệm: Cho sẵn một số tình huống trong đó
có 1 tình huống đúng, các tình huống còn lại đều sai, học sinh cần xác
định tình huống đúng/sai.
Với dạng bài tập này, giáo viên cho học sinh quan sát đo đạc, đối
chiếu với kiến thức đã học hay cắt ghép hình để nhận ra trường hợp đúng
/sai sau đó khoanh
vào chữ đặt trước câu trả lời hoặc đánh dấu x vào ô trống.
Ví dụ: Bài tập 4/42: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số góc vuông trong hình bên là:
A. 1
B. 2
C. 3
14

O
C
A
B
D
M N
Q
O

I
P
D. 4


- Học sinh phải dùng ê ke để đo các góc rồi khoanh vào chữ cái
D.
*) Đúng ghi Đ, sai ghi S:
M


C D


- Học sinh dựa vào kiến thức đã học về mối quan hệ giữa bán kính
và đường kính để tìm ra đáp án đúng ( đáp án thứ 3), đáp án sai ( đáp án
1 và 2).
+ Dạng bài tập gấp, cắt, ghép hình.
Bài tập 3/43: Hai miếng bìa nào có thể ghép lại được 1 góc vuông
như hình A hoặc hình B?
1 2

3 4


Học sinh quan sát tìm ra đáp án đúng.
Bài tập 4/43: GÊp m¶nh giÊy theo h×nh ®Ó ®îc gãc vu«ng.
- Học sinh tự gấp theo yêu cầu và kiểm tra lại.
Bài tập 3/150: So sánh diện tích hình A với diện tích hình B
15
B
A
Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng
OD.

Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn
thẳng OM.
Độ dài đoạn thẳng OC bằng 1/2 độ dài đoạn

thẳng CD.
O




A
B
Học sinh có thể so sánh diện tích của 2 hình bằng cách đếm số ô
vuông hoặc cắt ghép hình tam giác thành hình vuông để so sánh và
ngược lại.
+ Dạng bài tập thực hành vẽ hình:
Để học sinh vẽ được các hình, giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ
năng sử dụng đồ dùng (ê ke, com pa, thước) để vẽ hình. Những lỗi học
sinh thường mắc khi thao tác trên đồ dùng như: Đặt góc vuông của ê ke
chưa đúng; giữ thước không chặt, hay bị lệch; cầm com pa không đúng
cách dẫn đến các hình vẽ không đúng. Như vậy khi dạy giáo viên cần
chú ý tới các lỗi này của học sinh để sửa cho các em.
Ví dụ: B i 1a/42: Dïng ª ke ®Ó vÏ : à
- Góc vuông đỉnh O; cạnh OA, OB (theo mẫu)
- Góc vuông đỉnh M; cạnh MC, MD
Với bài này, giáo viên cần hướng dẫn mẫu một cách kĩ càng, cụ
thể: Đặt góc
vuông của ê ke trùng với đỉnh cho trước sao cho 2 cạnh góc vuông còn
lại của ê ke trùng với 2 cạnh đã cho.
+ Học sinh thực hành dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh M cạnh MC,

MD.
C M C
M
16
B
O
A
M D C D
D
B i 2/ 43: Dùng ê ke để vẽ góc vuông
A



B

C

Giáo viên cần hng dn mu mt bi. Lu ý học sinh đặt đỉnh góc
vuông của ê ke trùng với điểm cho trớc, một cạnh góc vuông của ê ke
trùng với cạnh cho trớc, dùng thớc vạch theo cạnh góc vuông còn lại của
ê ke.
3) a. Kẻ thêm một đoạn thẳng để đợc hình chữ nhật.
Hc sinh da vo c im ca hỡnh ch nht v.
b) K thờm mt on thng c hỡnh vuụng.
17
Học sinh dựa vào đặc điểm của hình vuông để vẽ hình vuông.
4) Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD.





C D
Học sinh dùng thước có chia vạch xăng ti mét để xác định trung
điểm của đoạn thẳng.
* Đối với dạng bài hình thành công thức tính chu vi, diện tích
một hình, giáo viên tiến hành theo các bước:
Mỗi bài học thường thực hiện 3 bước:
+ Bước 1: Xây dựng (hình thành) quy tắc.
+ Bước 2: Nắm được (học thuộc) các quy tắc.
+ Bước 3: Vận dụng các quy tắc vào các bài luyện tập thực hành.
Ví dụ: Với bài “Chu vi hình chữ nhật”
+ Bước 1: Từ hình chữ nhật chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm giáo
viên yêu cầu
học sinh tính tổng độ dài các cạnh của hình chữ nhật: 4 + 3 + 4 + 3 = 14
(cm)
+ Giáo viên giới thiệu: chu vi hình chữ nhật chính bằng tổng độ
dài các cạnh.
+ Cho học sinh nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật (2 cạnh chiều
dài bằng nhau, 2 cạnh chiều rộng bằng nhau)
+ Dựa vào đặc điểm hình chữ nhật, học sinh tìm cách tính khác. (4
+ 3) x 2 = 14 (cm). Đây chính là cơ sở để hình thành quy tắc tính chu vi
hình chữ nhật.
+ Bước 2: Cho học sinh nắm quy tắc:
18
- Giáo viên giúp học sinh nhận thấy 4 và 3 là số đo của chiều dài và
chiều rộng.
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? ( lấy Chiều
dài + Chiều rộng rồi nhân 2.
- Giáo viên kết luận: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều

dài cộng với chiều rộng rồi nhân 2 ( cùng đơn vị đo)
- Học sinh đọc lại quy tắc.
+ Bước 3: Vận dụng quy tắc để giải làm bài tập.
- Bài “Chu vi hình vuông” giáo viên tiến hành tương tự như đối
với bài chu vi hình chữ nhật.
- Bài “Diện tích hình chữ nhật”
+ Bước 1: Xác định diện tích hình chữ nhật:
- Giáo viên đưa ra hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.
- Giáo viên vừa nói vừa thao tác ( chia hình chữ nhật thành 12 ô
vuông, mỗi
ô vuông có diện tích 1cm
2 .

4cm
1cm
2
3cm
- Hình chữ nhật có bao nhiêu ô vuông? ( 12 ô vuông)
- Làm cách nào em biết số ô vuông trong hình chữ nhật?
- Giáo hướng dẫn giúp học sinh đi đến kết luận: Lấy 4
×
3 = 12 ô
vuông
- Giáo viên giới thiệu: Mỗi ô vuông có diện tích 1cm
2
. Vậy diện
tích của hình chữ nhật là bao nhiêu? (12 cm
2
)
+ Bước 2: Tìm quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.

- Nêu số đo chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật?
19
- So sánh các thừa số 4 và 3 trong phép nhân 4 x 3 với chiều dài và
chiều rộng hình chữ nhật.
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật theo số đo chiều dài và
chiều rộng.
- Giáo viên kết luận cách tính diện tích hình chữ nhật: lấy chiều dài
nhân với chiều rộng ( cùng đơn vị đo).
+ Bước 3: Vận dụng quy tắc làm bài tập 1, 2, 3
- Học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật và vận dụng
vào làm các bài tập phần luyện tập.
Với các bài toán có nội dung hình học được lồng trong mạch kiến
thức “Dạy học giải toán có lời văn” (Tính chu vi, diện tích hình chữ
nhật, hình vuông), bên cạnh kiến thức về hình học, giáo viên cần rèn kĩ
năng giải toán có lời văn theo các bước sau:
+ Bước 1: Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề.
+ Bước 2: Phân tích đề, tìm hướng giải.
+ Bước 3: Trình bày bài giải
+ Bước 4: Kiểm tra lời giải và đáp số.
3. Dạy thực nghiệm
Tôi đã tiến hành soạn và dạy 1 bài.
Tiết 87: CHU VI HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS: - Biết cách tính chu vi hình vuông
- Vận dụng quy tắc để tính chu vi một số hình có dạng hình
vuông
II. Đồ dùng dạy học:
- Vẽ sẵn 1 hình vuông có cạnh 3dm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ:
20
- Yêu cầu học sinh tính chu vi hình
tứ giác ABCD có cạnh 4cm
2. Dạy bài mới: Giáo viên giới
thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn xây
dựng công thức tính chu vi hình
vuông
- Giáo viên vẽ lên bảng hình
vuông ABCD có cạnh là 3dm và
yêu cầu học sinh tính tổng số đo
các cạnh của hình vuông.
- Giáo viên giới thiệu: Chu vi hình
vuông chính bằng tổng độ dài các
cạnh của hình vuông.
- Yêu cầu học sinh dựa vào đặc
diểm của hình vuông để tính chu
vi hình vuông theo cách khác.
- Trong phép tính 3 x 4 = 12, 3 là
gì? 4 là gì? 12 là gì?
- Vậy muốn tính chu vi hình
vuông ta làm như thế nào?
Kết luận: Muốn tính chu vi hình
vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân
với 4
* Hoạt động 2: Luyện tập -
Thực
*Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề
- Giáo viên kẻ bảng như sách giáo

khoa.
- Giáo viên hướng dẫn làm một

- Học sinh: 3 + 3 + 3 + 3 =12
(dm)

- Học sinh: 3 x 4 =12 (dm)
- 3 là độ dài cạnh của hình vuông
ABCD. 4 là 4 cạnh; 12 là chu vi
hình vuông.
- Muốn tính chu vi hình vuông ta
lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4
- Nhắc lại cách tính chu vi hình
vuông.
- Viết vào ô trống ( theo mẫu)
Cạnh
hình
vuôn
g
8cm
8
×
4 =
32(cm)
12cm
12
×
4 = 48
(cm)
Chu 8

×
4 = 12
×
4 = 48
21
cột
- Cho học sinh tự làm bài các cột
còn lại sau đó đổi chéo vở để kiểm
tra bài của nhau
- Chữa bài và cho điểm học sinh
*Bài 2: Gọi 1học sinh đọc đề bài
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm
như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh làm bài
Bài 3: Treo bảng phụ có vẽ sẵn
hình như sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình
vẽ
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật
ta phải biết được điều gì?
- Hình chữ nhật có chiều rộng là
bao nhiêu?
- Chiều dài hình chữ nhật mới như
thế nào so với cạnh của viên gạch
hình vuông?
- Vậy muốn biết chiều dài hình
chữ nhật ta làm như thế nào?
- Yêu cầu 1 em lên bảng làm, ở
dưới làm vào vở.
* Bài 4:

vi
hình
vuôn
g
32(cm) (cm)
- Đọc đề bài
- Ta tính chu vi của hình chữ nhật có
cạnh là 10 cm.
- làm vào vở, 1 em lên bảng làm
Đoạn dây đó dài là:
10 x 4 = 40 (cm)
- Đọc đề bài
- Học sinh quan sát hình vẽ.
- Ta phải biết được chiều dài và
chiều rộng của hình chữ nhật.
- Chiều rộng hình chữ nhật chính là
độ dài cạnh viên gạch hình vuông
- Chiều dài của hình chữ nhật gấp
3 lần cạnh của viên gạch hình
vuông
- Cạnh viên gạch hình vuông nhân
3
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
20 x 3 = 60 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật là:
(60 + 20) x 2 = 160
22
- Cho học sinh thực hành đo độ
dài các cạnh của hình vuông trong

sách giáo khoa và tính chu vi hình
vuông vừa đo.
- Lưa ý HS đo cho chính xác.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
* Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách
tính chu vi hình vuông.
- Về nhà làm bài 1, 2, 3/99 VBT
(cm)
Giải:
Chu vi của hình vuông MNPQ là:
3 x 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
- Học sinh: Muốn tính chu vi hình
vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với
4.
IV. KIỂM NGHIỆM ( KẾT QUẢ THỰC HIỆN ).
Sau một thời gian áp dụng cách làm trên cho học sinh lớp 3 năm
học 2012- 2013, tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả:
Số học
sinh
khảo
sát
Số HS hiểu bài , thực hành
đo đạc, nhận dạng hình, kẻ,
vẽ và ghép hình tốt
Số học sinh chưa hiểu kĩ bài và
thực hành đo đạc, nhận dạng
hình, kẻ, vẽ và ghép hình chưa
tốt

8 7 = 87,5% 1 = 12,5%
Như vậy với cách làm trên tôi thấy: tỉ lệ học sinh hiểu bài, thực
hành vẽ hình, kiểm tra hình tốt được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên vẫn
còn một số ít các em chưa thật hiểu bài, thực hành chưa tốt hi vọng dần
dần các em sẽ tiến bộ hơn.
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN:
Qua quá trình áp dụng kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học lớp 3,
bản thân tôi nhận thấy việc nắm vững kiến thức, mục tiêu bài dạy, lựa
chọn phương pháp và cách thức tổ chức dạy học trong giờ học Toán ở
lớp 3 nói chung và khi dạy về các yếu tố hình học ở lớp 3 nói riêng là
23
một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi nó không những giúp
giáo viên truyền đạt kiến thức một cách hệ thống, đúng trọng tâm bài mà
còn giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thực một cách nhẹ nhàng,
thoải mái. Đồng thời kích thích trí tưởng tượng, rèn kĩ năng kẻ, vẽ, ghép
hình; phát huy tính tự lập, sáng tạo của học sinh trong thực hành.
Như vậy để nâng cao chất lượng dạy Toán lớp 3 nói chung và nội
dung phần hình học lớp 3 nói riêng thì giáo viên cần phải:
- Lựa chọn, kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp, cách thức tổ
chức dạy học sao cho phù hợp với nội dung và yêu cầu cần đạt của từng
dạng bài. Đồng thời phải dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các
hoạt động học tập, giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực
hành.
- Phải khai thác bài học từ tính trực quan tổng thể đến cụ thể chi
tiết. Sử dụng đồ dùng trực quan hoặc gắn với các đồ vật trong thực tế có
hình dạng hình học phù hợp. Tổ chức cho học sinh liên hệ khái niệm,
kiến thức đã học với khái niệm, kiến thức mới.
- Những bài có nội dung luyện tập, giáo viên tổ chức cho học sinh
tự thao tác trên hình để tìm ra kết quả, tránh áp đặt hay làm thay học

sinh. Chú trọng rèn kĩ năng kẻ, vẽ hình cho các em.
II. ĐỀ XUẤT
Những vấn đề tôi nêu ra không ngoài mong muốn được trao đổi
cùng đồng nghiệp, góp phần bé nhỏ vào phong trào "Dạy tốt - Học tốt".
Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để vấn đề tôi nêu ra được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( xác nhận)
Bá Thước, ngày 18 tháng 5 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.
24
NGƯỜI THỰC
HIỆN

Lê Thị Mười
PHỤ LỤC
Nội dung Trang
Phần A: Đặt vấn đề 1
Phần B: Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng
III. Giải pháp và cách tổ chức thực hiện
1. Giải pháp
2. Biện pháp
3. Dạy thực nghiệm
IV. Kiểm nghiệm ( kết quả thực hiện)

2
2
3
4
4
5
16
18
Phần C: Kết luận và đề xuất
I. Kết luận
II. Đề xuất
20
20
20

25

×