Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành phòng và điều trị đái tháo đường của người dân trưởng thành đang sinh sống tại xã Hương Long - Thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.56 KB, 45 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh không thể chữa khỏi và đang có xu hướng trẻ hóa,
đặc biệt là đái tháo đường týp 2 xuất hiện nhiều hơn ở những đối tượng đang
trong tuổi lao động, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, thậm chí ngay cả trẻ em tuổi dậy thì,
nhất là ở khu vực các nước đang phát triển như khu vực Tây Thái Bình Dương.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng không chỉ cho mỗi cá nhân,
gia đình người bệnh, mà còn làm tăng đáng kể gánh nặng cho toàn bộ nền kinh
tế - xã hội của chúng ta trước mắt cũng như lâu dài [1], [3].
Theo Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) những biến chứng của bệnh
thường rất phổ biến, xuất hiện ở khoảng 50% số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo
đường. Các biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh có thể gặp như
bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh lý thần kinh do đái
tháo đường, tắc đoạn chi, suy thận và mù mắt. Đó cũng là những nguyên nhân
thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ [7].
Việt Nam là một nước đang phát triển, nằm trong khu vực Tây Thái
Bình Dương, khu vực đang có những thay đổi lớn không chỉ về kinh tế mà
còn cả về các lĩnh vực môi trường, hình thái bệnh tật…, tỷ lệ mắc bệnh đái
tháo đường trong 10 năm qua đang có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên những
số liệu về bệnh đái tháo đường cũng mới chỉ giới hạn ở một số thành phố lớn,
những số liệu về bệnh, các yếu tố nguy cơ gây bệnh còn rất khiêm tốn. Tình
hình quản lý bệnh đái tháo đường ở Việt Nam còn nhiều hạn chế kể cả về số
lượng và chất lượng. Công tác phòng bệnh hầu như chưa được đề cập do chưa
đánh giá hết được tình hình bệnh tật. Dự phòng đái tháo đường còn nhiều
điểm chưa đúng, điều này thậm chí có cả nhân viên y tế [7].
Chính những lý do đó mà bệnh đái tháo đường thường được phát hiện
muộn. Câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác y tế dự phòng là làm thế
1
nào để mọi người dân có được những kiến thức cơ bản về bệnh và có nhận
thức đúng trong việc thực hành phòng và điều trị. Nó không chỉ góp phần làm
giảm tỷ lệ người mắc bệnh mà còn chủ động làm chậm sự tiến triển các biến
chứng của bệnh.


Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm các
mục tiêu sau đây:
1. Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đường và một số yếu tố liên quan.
2. Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành phòng và điều trị bệnh đái tháo
đường của người dân trưởng thành xã Hương Long - Thành phố Huế.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐỊNH NGHĨA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Theo các nhà dân số học người từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam
nữ được coi là người trưởng thành [24].
Sức khỏe của người trưởng thành ở độ tuổi lao động có ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế và xã hội. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 3 tỷ
người ở độ tuổi lao động, nhờ lực lượng này đã duy trì được nền kinh tế, cơ
sở vật chất của xã hội và đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của cuộc sống
cho các gia đình và cá nhân . Có một đội ngũ lao động khỏe mạnh, có kiến
thức là điều kiện tiên quyết để xóa bỏ sự đói nghèo [24].
1.2. LỊCH SỬ VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG [7], [11], [17]
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được mô tả lần đầu tiên vào thời cổ Ai Cập,
1552 trước công nguyên.
Xét nghiệm đường niệu ra đời vào đầu thế kỷ XIX.
Bouhchardat, một bác sĩ người Pháp có lẽ là người đầu tiên nhận xét và
công bố về tính đa dạng của bệnh cảnh lâm sàng và trong bản chuyên luận
xuất bản năm 1875 đã đưa ra danh từ “ĐTĐ gầy” và “ĐTĐ mập” để phân
biệt hai thể bệnh chính của ĐTĐ và xem ĐTĐ như là một hội chứng hơn là
một bệnh.
Hims Worth phân biệt “ĐTĐ đề kháng với insulin” và “ĐTĐ nhạy cảm
với insulin” vào năm 1936.
Năm 1976 Gudworth đưa ra danh từ “ĐTĐ týp 1” và “ĐTĐ týp 2”.
Năm 1985 bảng phân loại của TCYTTG đưa ra từ “ĐTĐ phụ thuộc

insulin” đồng nghĩa với “ĐTĐ týp 1” và “ĐTĐ không phụ thuộc insulin”
đồng nghĩa với “ĐTĐ týp 2”.
3
Năm 1997 hiệp hội ĐTĐ Mỹ lại đề nghị thống nhất dùng từ “ĐTĐ týp1”
và “ĐTĐ týp 2”.
Năm 1921 Frederich G.Banting và Charles H. Best tìm ra được insulin
và đưa vào điều trị.
Thuốc hạ đường huyết được sử dụng vào năm 1955.
Năm 1983 insulin sinh tổng hợp giống insulin người đầu tiên ra đời.
1.3. ĐỊNH NGHĨA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Theo TCYTTG (1999): “ĐTĐ là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đa
nguyên nhân đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển
hóa cacbohydrat, mỡ và protein do hậu quả của khiếm khuyết tiết insulin,
khiếm khuyết về tác dụng của insulin hoặc cả hai”.
Năm 2002 TCYTTG định nghĩa: “ĐTĐ là một bệnh mạn tính do thiếu
sản xuất insulin của tụy hoặc do tác dụng insulin không hiệu quả gây ra bởi
nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu.
Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch
máu và thần kinh” [21], [22].
Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2004: ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý
chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin,
khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính
trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc
biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [7], [11], [21], [22].
1.4. PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh ĐTĐ được phân thành 4 nhóm chính:
1.4.1. ĐTĐ týp 1
1.4.1.1. ĐTĐ tự miễn dịch và vô căn
ĐTĐ týp 1 đặc trưng bởi sự hủy hoại tế bào beta của đảo Langerhans tụy
(tự miễn dịch hoặc vô căn) và thiếu hụt gần như tuyệt đối insulin, vì thế dễ bị

nhiễm toan ceton nếu không được điều trị.
4
1.4.1.2. ĐTĐ thể LADA (Theo Diabetes 12.2005)
Gặp >10% ở người >35 tuổi, 25% ở người <35 tuổi [22].
1.4.1.3. Đái tháo đường týp 1 vô căn
1.4.2. ĐTĐ týp 2 (còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin)
Đây là týp thường gặp nhất, chiếm 85-90% số bệnh nhân mắc ĐTĐ. Đặc
trưng bởi rối loạn hoạt động hay tiết insulin [22].
1.4.3. Các týp đặc biệt khác bao gồm
- Giảm chức năng tế bào beta do khiếm khuyết gen
- Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen
- Bệnh lý tụy ngoại tiết
- Bệnh nội tiết
- ĐTĐ do thuốc, hóa chất
- Nhiễm trùng
- Các thể không thường gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch
- Một số hội chứng di truyền đôi khi kết hợp với ĐTĐ [21], [22].
1.4.4. ĐTĐ thai nghén
ĐTĐ thai nghén là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu với các mức
độ khác nhau, khởi phát hay được phát hiện lần đầu tiên khi có thai, dù dùng
insulin hay chỉ tiết thực để điều trị và ngay cả khi ĐTĐ vẫn tồn tại ngay sau
sinh. Định nghĩa này không loại trừ tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose đã
xảy ra trước hay cùng lúc khi có thai mà không được nhận biết trước đó [7],
[11], [22].
1.5. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Để chẩn đoán ĐTĐ hiện nay người ta dùng tiêu chuẩn chẩn đoán mới
của TCYTTG năm 1998 và đã được xác định lại năm 2002. Chẩn đoán xác
định ĐTĐ nếu có một trong 3 tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai lần
xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau:
5

1) Nồng độ glucose huyết tương bất kỳ trong ngày

200mg/dl (

11,1
mmol/l) kèm 3 triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân
không giải thích được.
2) Nồng độ glucose huyết tương lúc đói

126mg/dl (

7mmol/l), (đói có
nghĩa là trong vòng tám giờ không được cung cấp đường).
3) Nồng độ glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose

200mg/dl
(11,1mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
Lưu ý: TCYTTG còn sử dụng glucose mao mạch để chẩn đoán ĐTĐ
(cần lưu ý tính chính xác của máy đo đường huyết mao mạch); trong khi Hiệp
hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) chỉ sử dụng glucose huyết tương tĩnh mạch trong
chẩn đoán ĐTĐ [11], [21], [22].
1.6. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ÁP
DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
1.6.1. Các yếu tố nguy cơ được coi là chính [5], [6], [9], [11], [14]
- Tuổi >45
- BMI

23
- Gia đình có một trong số các đối tượng sau bị ĐTĐ: Bố đẻ, mẹ đẻ, ông
bà nội nếu là nam, ông bà ngoại nếu là nữ, anh chị em ruột.

- Tăng huyết áp (HATT

140mmHg và/hoặc HATTr

90 mmHg).
- Tiền sử bệnh tim mạch: Bệnh mạch vành, đột quỵ…
- Vòng bụng

80cm với nữ và

90cm với nam.
- Tỷ vòng bụng/vòng mông

0,95 với nam và

0,8 với nữ.
- Đã được chẩn đoán trước đó có rối loạn chuyển hóa Lipid.
- Đã từng được làm nghiệm pháp dung nạp đường và chẩn đoán có rối
loạn đường huyết.
- Đã được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ ở những lần mang thai trước.
6
1.6.2. Các yếu tố nguy cơ được coi là trung gian [6], [9], [14]
- Ăn nhiều mỡ và thích ăn nhiều các loại thực phẩm có mỡ.
- Thích và ăn nhiều các loại thực phẩm có vị ngọt như đường, sữa, bánh kẹo.
- Công việc nhẹ nhàng: ví dụ làm hành chính, ít hoạt động thể lực.
- Phụ nữ có tiền sử đẻ con nặng

4000gram.
- Uống rượu nhiều hằng ngày (>300ml/ngày).
- Nghiện thuốc lá, hút >10 điếu/ngày.

1.7. NHỮNG DẤU HIỆU NGHI NGỜ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG [27]
- Ăn nhiều
- Uống nhiều
- Tiểu nhiều
- Gầy sút, suy kiệt (không giải thích được)
- Nước tiểu có kiến bâu
1.8. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ ĐÁO THÁO ĐƯỜNG [26]
* Týp 2
- Phải dựa vào đường máu để chọn phương thức điều trị.
- Điều trị là kết hợp chế độ ăn, chế độ luyện tập và thuốc.
- Dùng thuốc có thể đơn hoặc phối hợp, trừ trường hợp đặc biệt phải tôn
trọng nguyên tắc “bậc thang” tức là tăng dần về liều lượng và thể loại phối hợp.
* Týp 1
- Khác với ĐTĐ týp 2, người bệnh ĐTĐ týp 1 ngay lập tức phải dùng
insulin.
- Trong điều trị vẫn phải phối hợp với điều chỉnh chế độ ăn, chế độ
luyện tập.
1.9. BIẾN CHỨNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG [18], [22]
1.9.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính đặc hiệu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là thẩm thấu do
7
tăng glucose máu, hạ glucose máu, nhiễm toan lactic, ĐTĐ týp 1 là nhiễm
toan ceton.
1.9.2. Biến chứng mạn tính
- Biến chứng vi mạch:
 Bệnh lý võng mạc ĐTĐ
 Bệnh lý vi mạch thận (bệnh lý thận ĐTĐ)
 Biến chứng thần kinh ĐTĐ
- Biến chứng mạch máu lớn.
1.9.3. Biến chứng nhiễm trùng

1.9.4. Các biến chứng khác
- THA
- Biến chứng da
- Bàn chân ĐTĐ
- Suy kiệt
- Vết thương chậm lành
- Mờ mắt
- Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống (giảm khả năng lao động, học tập,
giảm đề kháng, ảnh hưởng kinh tế…).
1.10. BÉO PHÌ
Có nhiều cách đánh giá béo phì nhưng thông dụng nhất là cách đánh giá
dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI)
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn đánh giá béo phì theo TCYTTG [11]
Giới Quá gầy Gầy Hơi gầy Bình thường Béo Quá béo
Nam <16 16,1-18 18,1-20 20,1-25 25,1-30 >30
Nữ <16 16,1-18 18,1-18,6 18,7-23,8 23,8-28,6 >28,6
Để áp dụng phù hợp với đặc điểm của từng vùng, qua nghiên cứu thực tế
ở các quốc gia Châu Á, TCYTTG đã chính thức ban hành tiêu chuẩn đánh giá
8
béo phì dựa vào BMI và VB vào tháng 2 năm 2002.
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào BMI và số đo VB của TCYTTG
(áp dụng cho người trưởng thành Châu Á) [2], [11], [12], [14]
Phân loại
BMI
(kg/m
2
)
Các yếu tố phối hợp
Số đo vòng bụng: >90cm (nam), >80cm (nữ)
Gầy <18,5

Thấp (nhưng là yếu tố nguy
cơ của các bệnh khác)
Trung bình
Bình thường 18,5-22,9 Trung bình Có tăng cân
Béo:
+Có nguy cơ
+Béo độ I
+Béo độ II

23
23-24,9
25-29,9

30
Tăng cân
Béo vừa phải
Béo nhiều
Tăng vừa phải
Béo nhiều
Quá béo
Ngoài ra có thể áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của IDF (2007):
VB

90cm đối với nam và

80cm đối với nữ là có béo phì [2], [14], [18].
1.11. TĂNG HUYẾT ÁP
Chẩn đoán tăng huyết áp (THA) dựa theo tiêu chuẩn của TCYTTG
Bảng 1.3. Xếp loại THA theo TCYTTG và hội THA thế giới (2003), hội
THA Việt Nam (2006)[25]

Xếp loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Tối ưu
Bình thường
Bình thường cao
THA nhẹ (giai đoạn 1)
THA vừa (giai đoạn 1)
THA nặng (giai đoạn 2)
<120
<130
130 - 139
140 - 159
160 - 179

180
<80
<85
85 - 89
90 - 99
100 - 109

110
1.12. TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
ĐTĐ là bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất, năm 1994 cả thế
9
giới mới có 110 triệu người mắc ĐTĐ, năm 1995 có 135 triệu người (4%), dự
đoán đến năm 2010 số người mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới là 221 triệu người,
năm 2025 sẽ là 330 triệu người (5,4%) [1], [2], [7], [11], [14], [15]. Hậu quả
của lối sống ít hoạt động thể lực, môi trường sống và làm việc căng thẳng, chế
độ ăn không cân đối, nhiều mỡ là những yếu tố môi trường quan trọng làm tăng

nhanh tỷ lệ bệnh ĐTĐ. Những yếu tố khác như sự già hóa của quần thể, bệnh
béo phì cũng là những yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ [7].
Bảng 1.4. Số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu (theo TCYTTG) [17]
Khu vực
2000 2025
Triệu người Tỷ lệ % Triệu người Tỷ lệ %
Đông Nam Á 32,667 21 79,517 27
Châu Mỹ 34,795 23 63,526 21
Tây Thái Bình Dương 30,343 20 55,911 19
Châu Âu 35,469 23 47,761 16
Đông Địa Trung Hải 16,706 11 42,857 14
Châu Phi 03,997 03 09,783 03
Toàn thế giới 177 300
Năm 2000, năm quốc gia có số người mắc ĐTĐ cao nhất xếp thứ tự là
Ấn Độ (32,7 triệu người), Trung Quốc (22,6 triệu người), Mỹ (15,3 triệu
người), Pakistan (8,8 triệu người) và Nhật Bản (7,7 triệu người) [17].
Tại Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng, đặc
biệt là tại các thành phố lớn. Theo kết quả của một số cuộc điều tra đầu những
năm 1990, tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2%, Huế 0,96%, Thành phố Hồ Chí
Minh 2,52%, đến năm 2001, tỷ lệ mắc bệnh tại khu vực nội thành của 4 thành
phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) là 4,1%, tỷ lệ
rối loạn dung nạp glucose là 5,1% (lứa tuổi 30-64). Điều tra toàn quốc năm
2002, tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi 30-64 của Việt Nam là 2,7%, tỷ lệ rối loạn dung
nạp Glucose là 7,3%, riêng khu vực thành thị và khu vực công nghiệp tỷ lệ ĐTĐ
là 4,4%, đồng bằng 2,7%, trung du 2,2% và miền núi 2,1% [4], [7], [20].
1.13. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10
- Khảo sát sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ của một số đối tượng nhân dân trên
địa bàn Thành phố Huế năm 2001.
- Dịch tễ học bệnh ĐTĐ, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến

quản lý bệnh ĐTĐ tại khu vực 4 thành phố lớn năm 2001 (Hà Nội - Hải
Phòng - Đà Nẵng - Thành Phố Hồ Chí Minh).
- Điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở người từ 16 tuổi trở lên thuộc 3 quận
huyện ở Hà Nội 2002.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thói quen ăn uống và chế độ ăn với bệnh
ĐTĐ, đối tượng nghiên cứu là từ 20-74 tuổi đang sinh sống tại Hà Nội năm
2004.
- Đánh giá tình hình bệnh ĐTĐ ở người từ 40 tuổi trở lên tại Thành phố
Đồng Hới năm 2005.
- Tìm hiểu kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống ĐTĐ ở người
có yếu tố nguy cơ tại ba phường Ngọc Trạo, Ba Đình và Phú Sơn ở Thành
Phố Thanh Hóa năm 2007.
- Thực trạng ĐTĐ và một số yếu tố liên quan ở Đà Nẵng năm 2008.
- Nghiên cứu tần suất xuất hiện ĐTĐ và rối loạn glucose máu đói ở
người lớn tại Thành phố Huế năm 2008.
Những nghiên cứu kể trên đa phần tập trung vào dịch tể học, các yếu tố liên
quan đến bệnh ĐTĐ…Ở Huế hiện mới có 01 nghiên cứu “khảo sát sự hiểu biết về
bệnh ĐTĐ trên một số đối tượng nhân dân” thực hiện năm 2001, chưa có nghiên
cứu nào tìm hiểu đầy đủ kiến thức, thái độ, thực hành phòng và điều trị ĐTĐ.
11
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng khảo sát là 384 người trưởng thành (≥18 tuổi) hiện đang sinh
sống tại xã Hương Long - Thành phố Huế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dùng phương pháp mô tả cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên, có phân tích.
2.2.1. Tính cỡ mẫu
Sử dụng công thức:
2

2
2
)1(
d
pp
Zn

=
α
Trong đó:
n là cỡ mẫu cần nghiên cứu
Ứng với độ tin cậy 95% thì Z
α
/2
= 1,96 (α = 0,05)
p: Tỷ lệ % người có hiểu biết đúng về bệnh ĐTĐ. Chọn p = 50%
d: Mức chính xác mong muốn, chọn d = 0,05
Từ đó tính được n = 384 người.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn
- Lập danh sách tất cả những người ≥18 tuổi hiện đang sinh sống tại xã
Hương Long - Thành phố Huế, có đánh số thứ tự
- Dùng bảng số ngẫu nhiên và chọn ngẫu nhiên được 384 người trưởng
thành vào mẫu nghiên cứu [16].
2.3. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Hương Long là một xã nằm ở vùng ven phía Tây Bắc trung tâm Thành
phố Huế, phía Đông giáp xã Hương An - Huyện Hương Hồ, phía Tây giáp
12
phường Kim Long, phía Nam giáp Sông Hương, phía Bắc giáp xã Hương
Chữ - Huyện Hương Hồ, có tổng diện tích 7km

2
.
Dân số tính đến ngày 31/12/2008 là 10.150 người, trong đó nam 4.896
người (48,2%), nữ 5.254 người (51,8%), tỷ lệ nữ /nam = 1,07. Số hộ dân sống
bằng nghề nông nghiệp chiếm khoảng 80%, còn lại là tiểu thủ công nghiệp,
buôn bán, viên chức…Về cấu trúc hành chính xã chia làm 4 thôn: An Ninh
Hạ, An Ninh Thượng, Trúc Lâm, Xuân Hòa.
* Tình hình quản lý bệnh ĐTĐ
Hiện nay TYT xã quản lý tổng số 55 bệnh nhân ĐTĐ, đa số bệnh nhân
>40 tuổi, nam giới chiếm 32,7%, nữ giới 67,3%, trong đó có 13 bệnh nhân
được điều trị và kiểm tra đường máu định kỳ chiếm 23,6%. Trạm chỉ quản lý
và tư vấn cho bệnh nhân về chế độ ăn, chế độ dùng thuốc để phòng tránh các
biến chứng xảy ra.
2.4. THỜI GIAN THU THẬP SỐ LIỆU
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ ngày 01/12/2008 đến
30/04/2009.
2.5. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
- Phỏng vấn viên là hai sinh viên trong nhóm thực hiện đề tài trực tiếp,
tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu đã được lựa chọn tại nơi cư trú.
- Sử dụng huyết áp, ống nghe hiệu Nhật Bản đã được hiệu chỉnh hóa, cân
bàn Trung Quốc và thước dây.
Sử dụng bộ câu hỏi in sẵn và kiến thức, kỹ năng tiếp xúc cộng đồng,
thống nhất về cách hỏi, cách nhận định kết quả, điền vào phiếu điều tra.
2.5.1. Lập bộ câu hỏi
Tiến hành nghiên cứu tài liệu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài để
xây dựng nội dung bộ câu hỏi, gồm có 5 phần:
- Những thông tin chung.
13
- Nhóm thông tin về tiền sử cá nhân, tiền sử gia đình liên quan đến ĐTĐ
- Nhóm thông tin kiến thức về bệnh ĐTĐ

- Nhóm thông tin thái độ đối với bệnh ĐTĐ
- Nhóm thông tin thực hành phòng và điều trị bệnh ĐTĐ
2.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình, người phỏng vấn
điền các thông tin thu được vào bộ câu hỏi. Để thực hiện điều tra đạt hiệu quả
cao chúng tôi đưa ra quy trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Chọn thời điểm và nơi phỏng vấn thích hợp nhất đối với đối
tượng được phỏng vấn, tốt nhất là lúc họ rảnh rỗi.
- Bước 2: Người phỏng vấn tự giới thiệu và giải thích mục đích của cuộc
phỏng vấn (đối tượng được phỏng vấn đã được y tế thôn thông báo trước).
- Bước 3: Thực hiện phỏng vấn, đo chiều cao, cân nặng, VB, VM, huyết
áp tại thời điểm phỏng vấn, sau đó ghi ngay thông tin vào phiếu điều tra (đảm
bảo đối tượng được phỏng vấn hiểu đầy đủ các câu hỏi).
- Bước 4: Kiểm tra toàn bộ thông tin, tránh bỏ sót sau khi đã kết thúc
phỏng vấn.
- Bước 5: Kết hợp truyền thông giáo dục sức khỏe cho đối tượng được
phỏng vấn và gia đình họ những thông tin cơ bản về kiến thức, thái độ, thực
hành, phòng và điều trị bệnh ĐTĐ mà họ còn thiếu sót, khen ngợi cổ vũ
những điều họ làm tốt.
- Bước 6: Cảm ơn sự hợp tác của đối tượng được phỏng vấn và gia đình
trước khi rời khỏi nhà.
2.6. BIỆN PHÁP THAY THẾ
Trường hợp đối tượng được phỏng vấn không ở nhà, đã cố gắng tìm gặp
nhưng không gặp được hoặc họ từ chối hợp tác thì thay thế bằng đối tượng có
số thứ tự gần nhất có tên trong danh sách mà chưa được đưa vào mẫu.
Sau mỗi ngày điều tra tập hợp tất cả các phiếu, kiểm tra và rà soát, bổ
14
sung đầy đủ trước khi rời khỏi địa bàn dân cư.
2.7. CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU
- Chiều cao: Xác định chiều cao của cơ thể.

+ Dụng cụ thước đo chiều cao bằng số, lấy theo mẫu thước đo chiều cao
của Trung Quốc.
+ Phương pháp đo: Đối tượng đứng thẳng với tư thế thoải mái, hai chân
chụm hình chữ V, mắt nhìn thẳng, đảm bảo 4 điểm chạm vào thước đo là
vùng chẫm, xương bả vai, mông và gót chân. Người đo kéo ê ke gắn sẵn trên
thước cho quá đầu rồi hạ xuống cho chạm đỉnh đầu, kết quả tính bằng đơn vị
centimet và sai số không quá 0,5cm [12], [19].
- Cân nặng
+ Dụng cụ đo là cân bàn được hiệu chỉnh với một cân chuẩn trước khi sử
dụng và sau khi cân hai người phải kiểm tra lại cân.
+ Cách đo: Lúc cân phải cởi bỏ áo ngoài, đứng nhẹ nhàng lên ngay giữa
bàn cân bằng chân trần, khi kim báo trọng lượng của cân đã hoàn toàn đứng
yên mới đọc kết quả, kết quả được ghi bằng kg và sai số không quá 100g.
- Cách tính BMI
Trọng lượng (kg)
+ Tính theo công thức: BMI = [11], [12], [19].
(chiều cao(m))
2
- Xác định VB và VM
+ Dụng cụ: thước thợ may không co giản.
+ Tư thế người được đo: Đứng thẳng, hai bàn chân cách nhau khoảng
10cm, trọng lượng cơ thể phải đều lên hai chân, thở đều, đo vào lúc thở ra
nhẹ, tránh co cơ.
+ Cách đo
VB: vòng qua bụng ngang mức rốn và qua điểm cong nhất của cột sống
15
thắt lưng, kết quả được tính bằng centimet (cm).
VM: được đo ngang qua hai mấu chuyển lớn của xương đùi, sai số đo
không quá 0,5 cm, kết quả được tính bằng centimet (cm) [11], [12].
- Huyết áp

* Chuẩn bị đối tượng:
Tất cả các đối tượng trước khi đo HA 30 phút không được dùng các chất
kích thích như rượu, bia, cà phê.
Trước khi đo 15 phút không được hút thuốc lá.
Đối tượng ở tư thế nằm nghỉ thoải mái ít nhất 5 - 15 phút trước khi đo,
cánh tay đối tượng phải để trần, bàn tay mở.
* Kỹ thuật đo
Đối tượng được đo huyết áp ở tư thế nằm, cánh tay được để ngang với
mỏm tim, bộc lộ vùng cánh tay, sờ động mạch cánh tay ở nếp gấp khuỷu,
băng cuốn phải đủ 2/3 chiều dài cánh tay.
Cầm bao hơi HA quấn nhẹ nhàng vừa chặt cánh tay trần trên nếp gấp
khuỷu 2,5-3cm, loa ống nghe được đặt trên động mạch cánh tay đã được xác
định trước tại điểm bắt mạch khuỷu tay.
Mắc ống nghe vào tai sao cho ống nghe hướng về phía trước và không bị
vướng vào đâu cả.
Bóp bóng bơm khí vào túi hơi cho đến khi tai không nghe thấy tiếng đập
nữa rồi bơm tiếp thêm 30mmHg, mở van từ từ để xả hơi sao cho áp lực hạ
dần với tốc độ 2mmHg/giây, vừa chú ý nghe tiếng đập của mạch vừa quan sát
mặt kính đồng hồ.
Ghi trị số HATT khi nghe tiếng đập đầu tiên sau khoảng im lặng và ghi trị
số HATTr khi nghe tiếng đập cuối cùng. Trong trường hợp từ lúc nghe tiếng
đập đầu tiên đến khi nghe tiếng đập sau cùng nếu âm sắc của tiếng đập có sự
thay đổi rõ ràng về cường độ thì phải ghi lại trị số HATTr vào thời điểm đó.
Tiến hành đo 2 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút, lấy kết quả trung bình
16
cộng 2 lần đo [12], [23].
2.8. CÁCH XÁC ĐỊNH BỆNH NHÂN BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ÁP
DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
Đối tượng được ghi nhận là mắc ĐTĐ khi đã được chẩn đoán xác định
của cơ sở y tế. Những người nghi ngờ sẽ được đề nghị đến các cơ sở y tế

khám, xét nghiệm đường máu để được chẩn đoán.
2.9. CÁCH TÍNH ĐIỂM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
Tương ứng với mỗi câu trả lời đúng trong phần kiến thức, thái độ, thực
hành sẽ cho 01 điểm. Sau đó tính tổng điểm cho các phần.
2.10. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được mã hóa và phân tính bằng phương pháp thống kê y học, ứng
dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS 15.0…
Kết quả được trình bày dưới dạng tỷ lệ, trung bình và độ lệch chuẩn.
Kiểm định sự khác biệt thống kê bằng test Chi bình phương (χ
2
-test).
Độ tương quan giữa các chỉ số được biểu thị bằng hệ số r và kiểm định
bằng hệ số p. Thiết lập phương trình tương quan và vẽ biểu đồ tương quan
bằng phần mềm Microsoft Excel 2003.
r > 0,7: Tương quan rất chặt chẽ
r =0,5 - 0,7: Tương quan khá chặt chẽ
r = 0,3 - 0,5: Tương quan mức độ vừa
r <0,3: rất ít tương quan
r +: Tương quan thuận
r -: Tương quan nghịch
17
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nhóm nghiên cứu gồm 384 người trưởng thành, tuổi nhỏ nhất 18, lớn
nhất 83 (trung bình 45,55 ± 16,09 tuổi). Trong đó nữ 229 người (59,6%), nam
155 người (40,4%). Tỷ lệ nữ/nam = 1,48. Sự khác biệt về giới có ý nghĩa
thống kê (p <0,05).
3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới

Giới
Nhóm tuổi
Nam (1) Nữ (2) Chung
p (1,2)
n % n % n %
≤30
33 21,3 46 20,1 79 20,6
> 0,05
31 – 40 19 12,2 61 26,6 80 20,8
41 – 50 35 22,6 47 20,6 82 21,4
51 – 60 33 21,3 42 18,3 75 19,5
Trên 60 35 22,6 33 14,4 68 17,7
Tổng 155 100,0 229 100,0 384 100,0
Nhóm nghiên cứu có tỷ lệ theo tuổi phân bố tương đối đồng đều, không
có sự khác biệt thống kê (p >0,05).
3.1.2. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề n Tỷ lệ %
CBCC 66 17,2
Nông dân 113 29,4
Công nhân 23 6,0
Thợ thủ công 65 16,9
Mất sức lao động 33 8,6
Khác 84 21,9
Tổng 384 100,0
Những ngành nghề chiếm tỷ lệ cao nhất là nông dân (29,4%), CBCC
(17,2%), thợ thủ công (16,9%).
3.1.3. Phân bố theo trình độ học vấn
18
Bảng 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn

Trình độ
học vấn
ĐTĐ
Tổng
Có Không
n % n % n %
Mù 1 3,6 4 1,1 5 1,3
Biết đọc biết viết 20 71,4 112 31,5 132 34,4
Cấp 1 2 7,1 135 37,9 137 35,7
Cấp 2 4 14,3 55 15,4 59 15,3
Cấp 3 1 3,6 49 13,8 50 13,0
Cao đẳng - Đại học 0 0,0 1 0,3 1 0,3
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Nhóm nghiên cứu trình độ học vấn của cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất
(35,7%) tương đương với nhóm biết đọc biết viết (34,4%), thấp nhất là cao
đẳng - đại học (0,3%).
3.2. TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
3.2.1. Tỷ lệ ĐTĐ ghi nhận tại thời điểm nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người bị đái tháo đường
Trong số 384 đối tượng nghiên cứu ghi nhận 28 người (7,3%) mắc ĐTĐ,
trong đó nam 9 người (32,1%), nữ 19 người (67,9%).
3.2.2. Tiền sử gia đình về ĐTĐ của bệnh nhân ĐTĐ
Trong 28 người mắc ĐTĐ có 4 người có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ
(14,3%), 50% trong số đó có anh chị em mắc ĐTĐ.
3.2.3. Một số yếu tố tiền sử cá nhân của bệnh nhân ĐTĐ
Bảng 3.4. Một số yếu tố tiền sử cá nhân của bệnh nhân ĐTĐ
19
Tiền sử n %
Hoàn cảnh phát hiện
Tình cờ 2 7,1

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 22 78,6
Đi khám do nghi ngờ 4 14,3
Tổng 28 100,0
Người phát hiện
TYT 22 78,6
Bệnh viện huyện, tỉnh 5 17,9
Bệnh viện trung ương 1 3,5
Tổng 28 100,0
Điều trị ĐTĐ
Đã điều trị 5 17,9
Chưa điều trị 23 82,1
Tổng 28 100,0
Có 22 người (78,6%) phát hiện bệnh nhờ kiểm tra sức khỏe định kỳ; 22
người (78,6%) do TYT phát hiện; chỉ có 5 người (17,9%) được điều trị.
3.2.4. Tỷ lệ ĐTĐ phân theo nhóm tuổi
100% người ghi nhận có mắc bệnh ĐTĐ đều trên 50 tuổi, trong đó có 4
người (14,3%) thuộc nhóm 51-60 và 24 người (85,7%) thuộc nhóm >60 tuổi.
3.2.5. Phân loại BMI của bệnh nhân ĐTĐ
Bảng 3.5. Tỷ lệ ĐTĐ theo BMI
BMI
ĐTĐ
Tổng
Có Không
n % n % n %
Gầy 0 0 40 11,2 40 10,4
Bình thường 16 57,1 258 72,5 274 71,4
Thừa cân,béo 12 42,9 58 16,3 70 18,2
Tổng 28 100 356 100,0 384 100,0
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở những người bị ĐTĐ cao gấp 2,6 lần so với
những người không mắc ĐTĐ.

20
3.2.6. Phân loại huyết áp của bệnh nhân ĐTĐ
Bảng 3.6. Tỷ lệ ĐTĐ và huyết áp
ĐTĐ
Huyết áp
Có Không Chung
n % n % n %
Tối ưu 0 0,0 150 42,2 150 39,1
Bình thường 0 0,0 104 29,2 104 27,1
Bình thường cao 0 0,0 62 17,4 62 16,1
THA nhẹ 6 21,4 37 10,4 43 11,2
THA vừa 11 39,3 3 0,8 14 3,6
THA nặng 11 39,3 0 0,0 11 2,9
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
100% người bị ĐTĐ có THA. Tỷ lệ ĐTĐ tăng dần theo độ THA. Trong
đó THA nhẹ (21,4%), THA vừa và THA nặng tương đương nhau (39,3%).
3.2.7. Phân loại béo phì theo tỷ VB/VM
Bảng 3.7. Phân loại béo phì theo tỷ VB/VM
ĐTĐ
Béo phì
Có Không Tổng
n % n % n %
Có 18 64,3 159 44,7 177 46,1
Không 10 35,7 197 55,3 207 53,9
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
64,3% người bị ĐTĐ có béo phì theo tỷ VB/VM. Không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa những người mắc và không mắc ĐTĐ (p>0,05).
21
3.3. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

3.3.1. Kiến thức
3.3.1.1. Kiến thức về bệnh ĐTĐ
Bảng 3.8. Kiến thức về bệnh ĐTĐ
ĐTĐ
Kiến thức
Có Không Chung
n % n % n %
Nghe
nói về
ĐTĐ
Có 27 96,4 352 98,8 379 98,7
Không 1 3,6 4 1,2 5 1,3
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Mức độ
nặng
của
bệnh
Nặng/Rất nặng 27 96,4 291 81,7 318 82,8
Gây tử vong 0 0,0 60 16,9 60 15,6
Giống bệnh khác 1 3,6 5 1,4 6 1,6
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Điều trị
được
không
Có 26 92,8 347 97,5 373 97,1
Không 1 3,6 0 0,0 1 0,3
Không biết 1 3,6 9 2,5 10 2,6
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Mục
đích

điều trị
Khỏi bệnh 18 64,3 160 44,9 178 46,4
Phòng biến chứng 10 35,7 192 53,9 202 52,6
Ổn định đường máu 0 0,00 4 1,2 4 1,0
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
ĐTĐ di
truyền
Có 23 82,1 322 90,4 345 89,8
Không biết 5 17,9 34 9,6 39 10,2
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
ĐTĐ
lây
không
Có 1 3,6 6 1,7 7 1,8
Không 22 78,6 312 87,6 334 87,0
Không biết 5 17,8 38 10,7 43 11,2
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
ĐTĐ
nguy
hiểm
không
Có 26 92,9 347 97,7 373 97,4
Không 0 0,0 1 0,3 1 0,3
Không biết 2 7,1 7 2,0 9 2,3
Tổng 28 100,0 355 100,0 383 100,0
Lứa tuổi Thanh, thiếu niên 1 3,6 26 7,3 27 7,0
22
bị ĐTĐ
Người độ tuổi LĐ 20 71,4 298 83,7 318 82,8
> 60 tuổi 0 0,0 1 0,3 1 0,3

Tất cả các lứa tuổi 0 0,0 2 0,6 2 0,5
Không biết 7 25,0 29 8,1 36 9,4
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Giới
thường
gặp
Nam 0 0,0 5 1,4 5 1,3
Nữ 16 57,1 188 52,8 204 53,1
Cả hai giới 4 14,3 133 37,4 137 35,7
Không biết 8 28,6 30 8,4 38 9,9
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Đối
tượng
thường
gặp
Giàu 6 21,4 146 41,0 152 39,6
Nghèo 2 7,2 5 1,4 7 1,8
Tất cả 11 39,3 170 47,8 181 47,1
Không biết 9 32,1 35 9,8 44 11,5
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Khả
năng dự
phòng
Có 8 28,6 235 66,0 243 63,3
Không, KB 20 71,4 121 34,0 141 36,7
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Thức ăn
bệnh
nhân
ĐTĐ

nên ăn
Nhiều đường,bột 0 0,0 59 16,5 59 15,4
Nhiều mỡ, dầu 0 0,0 2 0,6 2 0,5
Nhiều thịt, cá 23 82,1 280 78,7 303 78,9
Không biết 5 17,9 15 4,2 20 5,2
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Từ bảng này ta thấy đa số đối tượng nghiên cứu có kiến thức tương đối
tốt về bệnh.
23
3.3.1.2. Kiến thức về những biểu hiện nghi ngờ ĐTĐ
Bảng 3.9. Kiến thức về những biểu hiện nghi ngờ ĐTĐ
ĐTĐ
Biểu hiện
Có (1) Không (2) Chung
p
(1,2)
n % n % n %
Ăn
nhiều
Có 11 39,3 261 73,3 272 70,8
<0,001Không, KB 17 60,7 95 26,7 112 29,2
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Uống
nhiều
Có 15 53,6 276 77,5 291 75,8
<0,05Không, KB 13 46,4 80 22,5 93 24,2
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Gầy, suy
kiệt
Có 14 50,0 287 80,6 301 78,4

<0,001Không, KB 14 50,0 69 19,4 83 21,6
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Tiểu
nhiều
Có 23 82,1 315 88,5 338 88,0
<0,05Không, KB 5 17,9 41 11,5 46 12,0
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Nước
tiểu có
kiến bâu
Có 20 71,4 335 94,1 355 92,5
<0,001Không, KB 8 28,6 21 5,9 29 7,5
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Gần 1/2 số người bị ĐTĐ không biết biểu hiện “4 nhiều”, 71,4% biết dấu
hiệu “nước tiểu có kiến bâu”.
3.3.1.3. Kiến thức về ảnh hưởng của ĐTĐ đến chất lượng cuộc sống
Bảng 3.10. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
ĐTĐ
Chất lượng cuộc sống
Có Không Chung
n % n % n %
Giảm khả
năng lao động,
học tập
Có 14 50,0 308 86,5 322 83,9
Không, KB 14 50,0 48 13,5 62 16,1
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Giảm sức đề
kháng, dễ mắc
bệnh khác

Có 16 57,1 306 85,9 322 83,9
Không, KB 12 42,9 50 14,1 62 16,1
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Ảnh hưởng
kinh tế gia đình
Có 22 78,6 337 94,7 359 93,5
Không, KB 6 21,4 19 5,3 25 6,5
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
83,9% người được hỏi trả lời ĐTĐ làm giảm khả năng lao động, học tập,
giảm sức đề kháng. 93,5% cho rằng bệnh ảnh hưởng kinh tế gia đình.
24
3.3.1.4. Kiến thức về biến chứng ĐTĐ
Bảng 3.11. Kiến thức về biến chứng ĐTĐ
ĐTĐ
Biến chứng
Có (1) Không (2) Chung
p (1,2)
n % n % n %
Suy kiệt
Có 20 71,4 319 89,6 339 88,3
<0,001Không, KB 8 28,6 37 10,4 45 11,7
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Nhiễm
trùng
Có 19 67,9 314 88,2 333 86,7
<0,001Không, KB 9 32,1 42 11,8 51 13,3
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Suy thận
Có 11 39,3 263 73,9 274 71,4
<0,001Không, KB 17 60,7 93 26,1 110 28,6

Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Tim mạch
Có 14 50,0 263 73,9 277 72,2
<0,001Không, KB 14 50,0 93 26,1 107 27,8
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Mờ mắt
Có 11 39,3 269 75,6 280 72,9
<0,001Không, KB 17 60,7 87 24,4 104 27,1
Tổng 28 100 356 100 384 100
Vết
thương
chậm lành
Có 10 35,7 265 74,4 275 71,6
<0,001
Không, KB 18 64,3 91 25,6 109 28,4
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Loét
Có 11 39,3 269 75,6 280 72,9
<0,001Không, KB 17 60,7 87 24,4 104 27,1
Tổng 28 100,0 356 100,0 384 100,0
Những người bị ĐTĐ chỉ biết những biến chứng thường gặp như suy
kiệt và nhiễm trùng. Những biến chứng còn lại đa số không biết. Những
người không mắc bệnh có kiến thức về biến chứng tốt hơn.
3.3.1.5. Kiến thức về yếu tố nguy cơ
Bảng 3.12. Kiến thức về yếu tố nguy cơ
ĐTĐ
Yếu tố nguy cơ
Có Không Chung
n % n % n %
Béo phì Có 20 71,4 323 90,7 343 89,3

Không 0 0,0 2 0,6 2 0,5
25

×