Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

MỞ RỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN (TT) TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 85 trang )

Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƢƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
**********

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
MỞ RỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN (T/T) TẠI
NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG- CHI NHÁNH HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn
: PGS. TS NGUYỄN THƢỜNG LẠNG
Họ và tên sinh viên
: PHẠM HUYỀN TRANG
Mã sinh viên
: CQ50276
Chuyên ngành
: KINH TẾ QUỐC TẾ
Lớp
: KINH TẾ QUỐC TẾ C
Khóa
: 50
Hệ
: CHÍNH QUY


Hà Nội, đợt 1, tháng 12/2011
Chuyên đề thực tập



Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 2

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Kiên Long- chi nhánh Hà Nội,
tuy không dài nhưng tác giả chuyên đề đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã
được học trên giảng đường đại học vào thực tiễn công việc. Qua quá trình thực tập
đã giúp tác giả có được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong hiện tại và
trong tương lai nghề nghiệp sau này. Tác giả xin chân thành cảm ơn đến:
- Anh Đặng Trung Lâu- trưởng phòng Tín dụng NHTMCP Kiên Long- chi
nhánh Hà Nội.
- Anh Trần Đức Hùng và chị Dương Thị Thu Hương là cán bộ thanh toán
quốc tế của NHTMCP Kiên Long- chi nhánh Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn
tác giả trong quá trình thực tập tại ngân hàng, cùng toàn thể các anh chị cán
bộ của ngân hàng đã tạo điều kiện giúp tác giả hoàn thành quá trình thực tập.
Tác giả chuyên đề cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn
Thường Lạng- Giảng viên Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế. Thầy đã tận tình
chỉ dẫn, sửa những sai sót mà tác giả gặp phải trong quá trình hoàn thiện chuyên
đề.
Tuy nhiên, do thời gian hạn chế và khả năng có hạn, chuyên đề không thể tránh
được những thiếu sót. Tác giả chuyên đề rất mong được sự thông cảm của thầy
giáo cũng như các anh chị cán bộ làm việc tại ngân hàng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011
Sinh viên


Phạm Huyền Trang

Chuyên đề thực tập


Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 3

LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề ”Mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T tại ngân
hàng TMCP Kiên Long- chi nhánh Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực rõ ràng, được lấy từ quá
trình thực tập tại NHTMCP Kiên Long- chi nhánh Hà Nội kết hợp với tham khảo các số
liệu khác được công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung chuyên
đề được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng. Các kết quả
của chuyên đề chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011
Sinh viên


Phạm Huyền Trang






Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 4


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 8
DANH MỤC SƠ ĐỒ 9
DANH MỤC HỘP 10
LỜI MỞ ĐẦU 11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHTMCP KIÊN LONG CHI NHÁNH HÀ
NỘI VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NHTM KHÁC 13
1.1 Giới thiệu về NHTMCP Kiên Long 13
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 13
1.1.2 Mô hình tổ chức của NHTMCP Kiên Long 18
1.1.3 Giới thiệu về chi nhánh Hà Nội 19
1.2 Kinh nghiệm của một số ngân hàng và bài học 23
1.2.1 Kinh nghiệm của một số ngân hàng 23
1.2.3 Bài học đối với NHTMCP Kiên Long 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN
BẰNG ĐIỆN TẠI NHTMCP KIÊN LONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 28
2.1 Chính sách mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng điện tại chi nhánh
Hà Nội 28
2.2 Tình hình mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng điện tại chi nhánh
Hà Nội 37
2.2.1 Tương quan giữa dịch vụ chuyển tiền bằng điện trong hệ thống nghiệp vụ
TTQT của Ngân hàng TMCP Kiên Long 37
2.2.2 Thị phần dịch vụ chuyển tiền bằng điện của Ngân hàng TMCP Kiên Long –
CN Hà Nội 44
2.3 Đánh giá về dịch vụ chuyển tiền bằng điện tại chi nhánh Hà Nội 48
2.3.1 Những kết quả đạt được 48
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 50
Chuyên đề thực tập


Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 5

CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN
TIỀN BẰNG ĐIỆN CỦA NHTMCP KIÊN LONG- CHI NHÁNH HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2015 55
3.1 Định hƣớng mở rộng hoạt động TTQT của Việt Nam 55
3.1.1 Các chính sách phát triển hoạt động TTQT của Việt Nam đến năm 2015 55
3.1.2 Vấn đề cạnh tranh giữa các NHTM trong cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng
điện 56
3.2 Giải pháp mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng điện tại chi nhánh
Hà Nội 59
3.2.1 Cải thiện hệ thống công nghệ phục vụ quản lý dịch vụ 59
3.2.2 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 60
3.2.3 Phát triển và nâng cao chất lượng quan hệ ngân hàng đại lý 61
3.2.4 Đẩy mạnh các chính sách khách hàng và chiến lược marketing 62
3.2.5 Nâng cao văn hóa kinh doanh và thái độ phục vụ 66
3.3 Một số kiến nghị 67
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
PHỤ LỤC 1 : Tiêu chí đánh giá mở rộng thị trường 79
PHỤ LỤC 2 : Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền
bằng điện 80
PHỤ LỤC 3 : Đặc điểm của các phương thức trong TTQT 82
PHỤ LỤC 4 : Phân biệt T/T và TTR trong TTQT 82
PHỤ LỤC 5: Các phương thức cung cấp dịch vụ 84






Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết
tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
ACB
Asia Commerce Bank
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Á Châu
2
BIDV
Bank of Investment and
Development Viet Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
3
CBCNV

Cán bộ công nhân viên
4
DN


Doanh nghiệp
5
DS

Doanh số
6
GATS
General Agreement on Trade in
Service
Hiệp định chung về Thương mại
Dịch vụ
7
ICC
International Chamber of
Commerce
Phòng Thương mại Quốc tế
8
L/C
Letter of Credit
Thư tín dụng
8
MHB
Mekong Housing Bank
Ngân hàng Phát triển nhà đồng
bằng Sông Cửu Long
10
NHĐL

Ngân hàng đại lý
11

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
12
NHTMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
13
NHTM

Ngân hàng Thương mại
14
NK

Nhập khẩu
15
PGD

Phòng giao dịch
16
ROA
Return on total assets
Tỷ số lợi nhuận/ tài sản
17
ROE
Return on common equity
Tỷ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
18
SWIFT
Society of Worldwide Interbank

Financial Telecomunication
Hiệp hội Viễn Thông Tài chính
liên ngân hàng toàn thế giới
19
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
20
TTQT

Thanh toán quốc tế
21
TTV

Thanh toán viên
22
T/T
Telex Transfer
Chuyển tiền bằng điện
23
TTR
Telex Transfer Remittance
Chuyển tiền bằng điện bồi hoàn
24
UCP
The Uniform Custom and Practice
for Documentary Credits
Bộ quy tắc thực hành trong tín
dụng chứng từ
25

WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
26
XK

Xuất khẩu
27
XNK

Xuất nhập khẩu
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 7

DANH MỤC BẢNG
Thứ tự
Nội dung
Trang
1.1
Biểu phí dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T LienViet
PostBank
20
1.2
Biểu phí dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T Viettin Bank
22
2.1
Các bước tiến hành nghiệp vụ chuyển tiền bằng điện
27
2.2

Biểu phí chuyển tiền bằng điện đối với dịch vụ chuyển tiền
đi đối với doanh nghiệp
30
2.3
Biểu phí chuyển tiền bằng điện đối với dịch vụ nhận điện
chuyển tiền đối với doanh nghiệp
31
2.4
Biểu phí dịch vụ chuyển tiền bằng điện đối với khách hàng
cá nhân
32
2.5
Doanh số thanh toán dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T tại
NHTMCP Kiên Long- chi nhánh Hà Nội
34
2.6
Doanh số TTQT cuả NHTMCP Kiên Long- chi nhánh Hà
Nội theo khoản mục từ 2007- 6 tháng đầu năm 2011
37
2.7
Doanh số TTQT của NHTMCP Kiên Long- chi nhánh Hà
Nội theo các khoản mục về số lượng từ 2007 – 6 tháng đầu
năm 2011
38
2.8
Các khách hàng DN truyền thống sử dụng dịch vụ chuyển
tiền bằng điện T/T tại chi nhánh Hà Nội
39
3.1
Các bước lựa chọn bạn hàng đối với DN XNK

67
4.1
So sánh lợi ích nhà NK và rủi ro nhà XK với các phương
thức trong TTQT
79
4.2
Phân biệt T/T và TTR trong TTQT
80


Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Thứ tự
Nội dung
Trang
2.1
Giá trị thanh toán dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T tại
NHTMCP Kiên Long- chi nhánh Hà Nội
35
2.2
Giá trị gói thanh toán dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T
NHTMCP Kiên Long- chi nhánh Hà Nội
36
2.3
Cơ cấu tăng trưởng các khoản mục trong TTQT của
NHTMCP Kiên Long- chi nhánh Hà Nội
38

2.4
Mạng lưới NHĐL của NHTMCP Kiên Long từ 2007- 2010
42

















Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Thứ tự
Nội dung
Trang
1.1
Cơ cấu tổ chức quản lý NHTMCP Kiên Long

15
1.2
Cơ cấu tổ chức quản lý NHTMCP Kiên Long- Chi nhánh
Hà Nội
17
2.1
Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đi tại chi nhánh Hà Nội
28
2.2
Quy trình nghiệp vụ nhận tiền chuyển bằng điện tại Chi
nhánh Hà Nội
29
3.1
Hệ thống mạng lưới NHĐL của NHTMCP Kiên Long theo
khu vực
43
3.2
Hệ thống mạng lưới NHĐL theo khu vực kinh tế
68
















Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 10

DANH MỤC HỘP
Thứ tự
Nội dung
Trang
2.1
Quy định về hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
25
2.2
Các quy định về tham gia hoạt động TTQT đối với
NHTM
26
3.2
Các ngân hàng trong nhóm G12
52
3.1
Cam kết của Việt Nam về cung cấp dịch vụ ngân hàng
khi gia nhập WTO với chi nhánh ngân hàng nước ngoài
54



















Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 11

LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay, dịch vụ TTQT ngày càng trở nên phổ biến trong các loại dịch vụ
thương mại. Những phương thức thanh toán truyền thống sử dụng tiền mặt dần
được thay thế bằng phương thức hiện đại, nhanh chóng và tiện lợi hơn. Có rất
nhiều hình thức TTQT như chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ Mỗi
phương thức có ưu điểm và hạn chế nhất định như L/C là phương thức tương đối
an toàn cho hai bên, nhưng thủ tục phức tạp, chi phí cao; phương thức ghi sổ
nhanh, chi phí thấp nhưng rủi ro cao cho nhà XK, T/T và nhờ thu đã giảm rủi ro
cho nhà XK nhưng vẫn chưa đảm bảo quyền lợi công bằng cho hai bên
Các NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cung ứng dịch vụ. TTQT

cũng là một trong những dịch vụ kinh doanh chính của Ngân hàng. Áp lực cạnh
tranh đối với NHTMCP không chỉ từ các NHTM quốc doanh mà còn từ các ngân
hàng nước ngoài. Khi Việt Nam mở cửa dịch vụ ngân hàng, rất nhiều các ngân hàng
lớn nước ngoài đã vào khai thác thị trường Việt Nam.
Để tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh, bên cạnh phát triển các dịch vụ truyền
thống như huy động tiền gửi tiết kiệm, tín dụng, NHTMCP Kiên Long coi việc phát
triển thanh toán hàng XNK là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những năm
tới trong đó sẽ mở rộng các loại dịch vụ thanh toán là thế mạnh. Dịch vụ chuyển tiền
bằng điện T/T tại ngân hàng là dịch vụ đem lại doanh thu lớn trong số các loại dịch vụ
TTQT chiếm khoảng 70%. Tuy nhiên dưới áp lực cạnh tranh, để dịch vụ này tiếp tục
phát triển cũng còn rất nhiều khó khăn như hạn chế về công nghệ, kinh nghiệm quản
lý chưa nhiều, mạng lưới NHĐL còn mỏng
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển
tiền bằng điện tại Ngân hàng TMCP Kiên Long- chi nhánh Hà Nội” để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về mở rộng dịch vụ chuyển tiền
bằng điện của NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội, tổng kết kinh nghiệm của các
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 12

NHTM khác. Chuyên đề đề xuất giải pháp mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền
bằng điện chi nhánh Hà Nội đến năm 2015.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng
Mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng điện của NHTMCP Kiên Long -
chi nhánh Hà Nội.
3.2 Phạm vi
Mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng điện tại NHTMCP Kiên Long -

chi nhánh Hà Nội từ năm 2008 đến hết năm 2011 và định hướng đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh để giải quyết vấn
đề đặt ra.
Số liệu sử dụng trong chuyên đề được tổng hợp từ số liệu thực tế của
NHTMCP Kiên Long, NHNNVN và các báo cáo, bài nghiên cứu của nhiều tác giả,
qua website của NHNNVN hay các NHTM khác
5 . Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu đồ, sơ đồ, phụ lục, danh
mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Kiên Long chi nhánh tại Hà Nội và kinh
nghiệm của các NHTM khác.
Chương 2: Thực trạng mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng điện tại
NHTMCPKL- chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng điện của
NHTMCP Kiên Long – chi nhánh Hà Nội đến năm 2015.


Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 13

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHTMCP KIÊN LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI
VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NHTM KHÁC
1.1 GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP KIÊN LONG
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1.1 Sự hình thành và hoạt động kinh doanh
NHTMCP Kiên Long được thành lập theo giấy phép thành lập số 0056/NH-
GP ngày 18/09/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giấy phép

đăng ký kinh doanh: đăng ký lần đầu tiên, ngày 10 tháng 10 năm 1995, đăng ký lại
lần thứ 2, ngày 07 tháng 07 năm 1997, đăng ký thay đổi lần thứ 26, ngày 31 tháng
12 năm 2010. Ngày 27/10/1995, Ngân hàng Kiên Long chính thức đi vào hoạt
động.
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương
mại Cổ Phần Kiên Long.
- Tên giao dịch quốc tế: Kien Long
Commercial Joint- Stock Bank.
- Tên gọi tắt: Kienlong Bank.
- Mã giao dịch Swift:
KLBKVNVX.
Hoạt động chính của ngân hàng bao gồm: Huy động vốn ngắn, trung và dài
hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi,
tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước. Cho vay ngắn, trung và dài hạn, đầu tư vào các tổ chức kinh tế, làm dịch vụ
thanh toán giữa các khách hàng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế,
đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ
khai thác tài sản, cung cấp các dịch ngân hàng khác.
1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của NHTMCP Kiên Long
a. Giai đoạn 1995 - 2000
Đây là giai đoạn hình thành Ngân hàng Kiên Long, những người sáng lập
phần đông là những kỹ sư nông nghiệp chưa có khái niệm rõ về lĩnh vực ngân
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 14

hàng. Do có tầm nhìn và định hướng chiến lược rõ ràng nên Ban lãnh đạo đã gửi
gắm nhân sự có trình độ đến ngân hàng bạn, Ngân hàng Nhà nước để học hỏi
nghiệp vụ, chuyên môn.
Ngày 18/09/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép

chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Kiên Long hoạt động (số 0056/NH-GP). Ngày
27/10/1995, Ngân hàng TMCP Kiên Long khai trương và chính thức đi vào hoạt
động.
Giai đoạn này đầu tư cho vay chủ yếu ở địa bàn nông thôn từ nguồn tiền mặt
huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Hoạt động Ngân hàng có lãi, hoàn thành
được nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, bảo toàn vốn và chia cổ tức cho cổ
đông. Nâng vốn điều lệ từ 1,2 tỷ đồng lên 4,5 tỷ đồng. Từng bước mở rộng mạng
lưới qua việc thành lập thêm 03 Phòng giao dịch gồm: Số 01, Số 02, Số 03. Giai
đoạn này, Ngân hàng đã chạy chương trình phần mềm Kế toán - truyền số liệu của
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng kể từ đó, Kiên
Long là Ngân hàng Cổ phần đầu tiên tại Kiên Giang thực hiện truyền số liệu Kế
toán qua mạng điện thoại từ các đơn vị về Hội sở, giúp cho Ban Lãnh đạo và
Phòng Kế toán kiểm tra giám sát hàng ngày hoạt động của các đơn vị.
b. Giai đoạn 2000 - 2005
Ngân hàng Kiên Long xây dựng Hội sở tại Thị xã Rạch Giá là trung tâm quản
lý toàn Ngân hàng, các đơn vị trực thuộc gồm 04 Chi nhánh (2 chi nhánh cấp 1
gồm: Rạch Giá, Phú Quốc; 2 chi nhánh cấp 2 gồm: Phú Quốc, Tân Hiệp) và 03
phòng giao dịch hoạt động trên tỉnh Kiên Giang, kể cả huyện đảo Phú Quốc nơi có
nhiều tiềm năng phát triển.
- Từ khởi đầu (1995) thành lập với số vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng đến 31/12/2005
vốn điều lệ đạt 28 tỷ 039 triệu đồng, tăng trên 23 lần so với năm 1995
- Số dư huy động tiền gửi từ 2,1 tỷ đồng năm 1995 tăng 320 tỷ đồng, tăng hơn
150 lần so với năm đầu thành lập, với mức tăng bình quân hàng năm đạt trên 50%,
trong đó chủ yếu là nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.
- Số dư nợ cuối năm 1995 là 3 tỷ 096 triệu đồng đến 31/12/2005 số dư nợ đã
đạt đến 331tỷ 500 triệu đồng, tăng hơn 107 lần so với năm đầu thành lập. Với tốc
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 15


độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 42%, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hơn 60
ngàn khách hàng.
- Kiên Long không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, áp dụng quy trình tín
dụng chặt chẽ để hạn chế những tối đa rủi ro tín dụng, từ đó nợ quá hạn luôn được
kiềm chế ở tỷ lệ thấp < 2% (tỷ lệ 1,93%/năm 2005).
- Giai đoạn này, Kiên Long đã hoàn thiện và phát triển các dịch vụ như: thanh
toán thẻ, sec du lịch, dịch vụ chuyên tiền nhanh trong và ngoài nước, thu đổi ngoại
tệ và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác thông qua tài khoản
của khách hàng, với tốc tăng trưởng bình quân hàng năm trên 40%.
- Nếu như lợi nhuận năm 1996 chỉ đạt 45 triệu đồng thì đến 31/12/2005 đã
nâng lên 14 tỷ 164 triệu đồng tăng hơn 314 lần, nâng tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm đạt trên 98%.
- Khi mới thành lập Ngân hàng chỉ có hơn 10 nhân viên, đến tháng 12/2004
lực lượng nhân sự Kiên Long đã có trên 200 nhân sự.
- Trong giai đoạn này, Ngân hàng tạo điều kiện về kinh phí và sắp xếp công
việc phù hợp để đào tạo nguồn nhân lực bằng cách đưa đi đào tạo ngắn hạn nghiệp
vụ và quản lý để nâng cao trình độ thực hiện công việc của nhân viên, gắn liền
chuyên môn với công việc. Thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng
Kiên Long còn cử nhân sự dự các lớp đào tạo và học tập kinh nghiệm các ngân
hàng nước ngoài tại Thái Lan, Hàn Quốc, Sing-ga-po, Ma-lai- xi- a …
c. Giai đoạn 2005 tới nay
Ngân hàng TMCP Kiên Long có những bứt phá ngoạn mục từ việc Ban lãnh
đạo đã quyết tâm mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa công nghệ,
phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm đáp ứng
nhu cầu khả năng thanh toán của nền kinh tế.
- Nhân sự và đào tạo
Trong giai đoạn này, do mạng lưới ngày càng mở rộng, nên nguồn nhân lực
của NHTMCP Kiên Long đã tăng lên cả chất lượng và số lượng. Đến cuối năm
2010, tổng số nhân viên của NHTMCP Kiên Long là 1.963 người trong đó có 816
cộng tác viên, tăng 200 lần so với giai đoạn đầu thành lập. Trong đó số CBCNV có

trình độ đại học và trên đại học chiếm gần 70%, còn lại là đội ngũ cộng tác viên.
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 16

- Công nghệ thông tin
Chương trình quản lý tác nghiệp ngân hàng GoldRiver được vận hành ổn định
đáp ứng nhu cầu hiện tại và mở rộng quy mô hoạt động của NHTMCP Kiên Long.
Hệ thống mạng được thực hiện an toàn, đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng các
hoạt động nghiệp vụ ngân hàng ngày càng đa dạng.
Bên cạnh đó để tiến tới mục tiêu NHTMCP Kiên Long trở thành Ngân hàng
hiện đại, ngân hàng đã thương thảo và ký kết hợp đồng mua và triển khai hệ thống
Core Banking TCBS (sản phẩm của tập đoàn OSI - Hoa Kỳ), đơn vị trực tiếp triển
khai là Công ty Tin học Á Châu (AICT), Core Banking này đã được các Ngân
hàng hàng đầu Việt Nam sử dụng như ACB, Ngân hàng Phương Nam kế hoạch
triển khai từ Quý II/2010.
- Phát triển mạng lưới
Đến 31/12/2010 hệ thống NHTMCP Kiên Long bao gồm Hội sở, 82 Chi
nhánh và Phòng giao dịch (trong đó Chi nhánh: 19, Phòng giao dịch: 63) phủ mạng
lưới hoạt động 18 tỉnh thành trên toàn quốc. Đây là cơ sở để phát triển các sản
phẩm mới, tiếp cận với những phân khúc thị trường đầy tiềm năng mà trước đây
Ngân hàng Kiên Long chưa vươn tới được.
- Phát triển thương hiệu
Ngân hàng đã ký hợp đồng xây dựng và phát triển thương hiệu với Công ty
MASSO CONSULTING để tư vấn và xây dựng thương hiệu Kienlong Bank. Bên
cạnh đó quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông, thực hiện các
chương trình quảng cáo, khuyến mãi, hoạt động xã hội và tham gia tài trợ các sự
kiện văn hóa thể dục thể thao…,xây dựng mới Website Kienlong Bank.
- Liên kết với các đối tác
Ngân hàng Kiên Long đã liên kết với Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển –

Đại học Kinh tế TP. HCM đào tạo các lớp: lớp Giám đốc điều hành (CEO), lớp
Văn hoá Doanh nghiệp nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ
nhân viên.
Ký kết hợp tác chiến lược với ba đối tác là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB),
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh nhằm nâng cao năng lực tài chính, chuyển giao công nghệ và đào tạo.
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 17

Ngày 1/12/2010, NHTMCP Kiên Long chính thức cung ứng dịch vụ SMS
Banking đến khách hàng.
Triển khai hoạt động thanh toán quốc tế như: chuyển tiền bằng điện, nhờ thu,
tín dụng chứng từ … kèm theo dịch vụ tư vấn miễn phí trực tiếp và qua đường dây
nóng nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.
Tháng 09/2008, Thống đốc Ngân hàng NNVN đã chấp nhận cho NHTMCP
Kiên Long đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối. Ngày 08/03/2010, mã SWIFT
(Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu) của Ngân hàng TMCP
Kiên Long chính thức được hoạt động và niêm yết trên Website của SWIFT
(www.swift.com).
- Xây dựng cơ sở vật chất
NHTMCP Kiên Long đầu tư mua đất và xây dựng mới trụ sở làm việc tại:
Cần Thơ, Đà Nẵng, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương…Công ty TNHH
một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản- Ngân hàng Kiên Long đi vào hoạt
động. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản đạt gần 13.000 tỷ đồng, tăng gần 200
lần so với năm 1995; vốn điều lệ từ 1,2 tỷ đồng năm 1995 lên 3.000 tỷ đồng tăng
2500 lần so với thời gian đầu thành lập; dư nợ cho vay 7.008 tỷ đồng, tăng 1500
lần so với năm 1995; tổng huy động vốn 9.217 tỷ đồng, tăng 3.907 lần so với năm
1995; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 172,88%/ năm. Các hoạt động
kinh doanh dịch vụ khác như: doanh số chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại tệ,

thanh toán quốc tế đều tăng trưởng và ngày càng thu hút thêm khách hàng sử dụng
dịch vụ. Cụ thể trong năm 2009, lợi nhuận từ dịch vụ này chiếm 8% lợi nhuận
trước thuế. Ngoài ra, Ngân hàng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động nhờ việc chú
trọng quản trị rủi ro, duy trì cơ cấu tín dụng an toàn và hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu được
kiểm soát ở mức 1,2%, thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Kiên Long luôn chấp hành tốt mọi chủ
trương chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tham gia bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Chấp hành tốt mọi quy định
của ngành để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tích cực huy động nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư để cung ứng vốn cho nền kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp phát
triển kinh tế tỉnh nhà.
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 18

Từ những thành quả đạt được, Ngân hàng Kiên Long đã nhận được nhiều
bằng khen của UBND tỉnh, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam. Đặc biệt trong năm 2007 Ngân hàng Kiên Long được Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam ký Quyết định số 1224/2007/QĐ-CTN (ngày 26/10/2007), về
việc tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Ngân hàng TMCP Kiên Long.
1.1.2 Mô hình tổ chức của NHTMCP Kiên Long
Với mục đích phát huy tối đa khả năng của người lao động, cơ cấu tổ chức
của ngân hàng được chia thành các phòng chức năng theo hai khối rõ ràng: Khối
Tổng hợp- Tác nghiệp và Khối Hỗ trợ- Kĩ Thuật. Về cơ cấu quản lý theo chiều dọc
tạo sự dễ dàng cho việc thực hiện chính sách chung, giảm thiểu chi phí hành chính
và tăng lợi thế nhờ quy mô.
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức quản lý NHTMCP Kiên Long



















Nguồn : Phòng nhân sự NHTMCP Kiên Long
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng Kiểm tra- Kiểm toán nội
bộ
Mạng lưới các chi nhánh
Chi nhánh
Hội đồng TĐKT- Kỷ luật
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng Thẩm định tài sản
Phòng kế hoạch và Đầu tư
Phòng Ngân quỹ
Phòng Kế toán- Tài vụ
Phòng Kinh doanh
Khối Tổng hợp- Tác nghiệp

Ban kiểm soát
Các Phó Tổng Giám đốc
Ủy ban xử lý rủi ro
Ủy ban Nhân sự
Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Pháp chế và Xử lý nợ
Phòng Hành chính- Quản trị
Phòng Nhân sự
Khối Hỗ trợ- Kỹ thuật
Phòng Tiếp thị
Chi nhánh
Chi nhánh
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 19

1.1.3 Giới thiệu về chi nhánh Hà Nội
1.1.3.1 Quá trình hình thành phát triển chi nhánh Hà Nội
Được sự chấp nhận của ban lãnh đạo ngân hàng Kiên Long, ngân hàng Nhà
nước và chính quyền TP. Hà Nội, chi nhánh Hà Nội- NHTMCP Kiên Long ra đời
ngày 05/06/2007, đặt tại 34A Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Sau 4 năm có mặt tại Hà Nội, chi nhánh Hà Nội có những bước phát triển
tương đối nhanh và vững chắc. Chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh
đầu tiên của Ngân hàng Kiên Long tại thị trường phía Bắc. Trong mội môi trường
hoàn toàn mới, với những nét văn hóa có nhiều điểm khác biệt đặc trưng khi so
sánh với thị trường Miền Nam, chi nhánh Hà Nội đã tận dụng tương đối tốt những
cơ hội tại một trong hai trung tâm tài chính lớn nhất cả nước để vươn lên như là
một điểm sáng trong hệ thống Ngân hàng Kiên Long nói riêng và mạng lưới các
chi nhánh ngân hàng tại Hà Nội nói chung.
 Mạng lưới Phòng giao dịch của

Chi nhánh
Năm 2007: Có 3 phòng giao dịch: PGD Bạch Mai (291 Bạch Mai), PGD Láng
Hạ (27 Láng Hạ), PGD Đồng Xuân (65 Nguyễn Trường Tộ).
Năm 2010: Mở thêm PGD Đống Đa (976 Đường Láng).
Với sự hoạt động ngày càng phát triển, nhận được sự yêu mến và tin tưởng của
khách hàng, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã có chủ trương sẽ tiếp tục mở thêm 4 PGD
nữa vào năm 2012, nâng tổng số PGD lên 8 tại địa bàn Hà Nội.
 Đội ngũ CBCNV
Ban đầu khi Chi nhánh Hà Nội được thành lập số lượng CBNV chỉ là 32
người. Nhưng trong quá trình phát triển, Chi nhánh có những chính sách phù hợp
để thu hút đội ngũ những con người trẻ có tài năng và nhiệt huyết. Càng ngày Chi
nhánh càng khẳng định là một nơi để những con người trẻ khẳng định và khám phá
bản thân. Tính đến thời điểm hiện tại thì số lượng CBCNV của Chi nhánh đã lên
tới con số 60.
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 20

1.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Hà Nội
- Chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định và hướng dẫn của
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ngân hàng Kiên Long đã đề ra.
- Thực hiện kế họach, định hướng phát triển kinh doanh của NHTMCP Kiên
Long
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng Kiên Long trong chấp hành chủ
trương, chính sách của nhà nước và các quy chế hoạt động, chế độ nghiệp vụ của
ngành.
- Có nghĩa vụ thực hiện trích nộp và sử dụng nguồn thu nhập theo quy chế tài
chính của ngân hàng Kiên Long.
- Được ngân hàng Kiên Long ủy quyền thực hiện các giao dịch, hợp đồng với
các khách hàng trong và ngoài nước trên danh nghĩa ngân hàng Kiên Long.

1.1.3.3 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội hay bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng Kiên Long đều có
mô hình cơ cấu tổ chức theo sơ đồ:
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức NHTMCP Kiên Long- chi nhánh Hà Nội

Nguồn : Phòng Hành chính- NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội
Các phòng ban của chi nhánh chịu sự quản lý, điều hành của ban giám đốc
gồm Giám đốc và Phó giám đốc chi nhánh. Các phòng ban đó là: Phòng hành
chính nhân sự, phòng kế toán ngân quỹ, phòng tín dụng. Bên cạnh đó có phòng
Giám đốc
Phó giám đốc
Ban kiểm soát nội bộ
Phòng Tín dụng
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Phòng tin học
Phòng giao dịch
Phòng giao dịch

Phòng giao dịch
Phòng giao dịch

Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 21

kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hiện tại chi nhánh có 4 phòng giao dịch là: PGD Bạch
Mai (291 Bạch Mai), PGD Láng Hạ (27 Láng Hạ), PGD Đống Đa (976 Đường
Láng), PGD Đồng Xuân (65 Nguyễn Trường Tộ).
 Nhiệm vụ của các phòng ban

a. Ban Giám đốc
+ Gồm giám đốc và phó giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành mọi
hoạt động kinh doanh và quản lý chung cho các phòng ban thuộc chi nhánh.
+ Kết hợp với phòng kế toán, phòng vi tính trong quản lý, lập kế hoạch trang
bị, sửa chữa, bảo trì hàng năm cho các tài sản, công cụ lao động trong chi nhánh.
+ Giúp thực hiện điều phối công việc hàng ngày.
+ Quản lý toàn bộ phương tiện vận chuyển.
+ Điều hành công tác chính trị, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, văn bản của chi nhánh.
+ Quản lý công tác bảo vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy, an toàn tuyệt đối.
+ Thực hiện nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị giao.
b. Phòng tín dụng
+ Thực hiện chủ trương và cơ chế về công tác tín dụng, tìm kiếm, tiếp cận
khách hàng mới, mở rộng cho vay, đảm nhiệm các hoạt động tín dụng phát sinh.
+ Có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược kinh doanh cho chi nhánh, đồng thời
nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch.
+ Tìm hiểu thị trường, mở rộng thị phần đồng thời triển khai các hợp đồng
cho toàn bộ chi nhánh thực hiện.
+ Trực tiếp thẩm định các dự án lớn, thông tin quan trọng về khách hàng.
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác như : bảo lãnh, marketing….
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao phó.
c. Phòng hành chính
+ Thực hiện công tác văn thư, quản trị hành chính, tuyên truyền, tiếp thị, lễ
tân, tiếp khách, xây dựng nét văn hóa riêng cho chi nhánh.
+ Tổ chức sắp xếp, bố trí cán bộ, thông báo các quyết định, thực hiện các chế
độ đối với cán bộ nhân viên. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng CBCNV trong đơn vị
theo quyết định của cấp trên.
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 22


+ Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh, các phòng
giao dịch, làm chức năng liên hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương.
+ Đề ra các quy định làm việc chung, thực hiện mối quan hệ với các bộ phần
khác trong chi nhánh.
+ Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban Giám Đốc đưa ra.
d. Phòng kiểm tra nội bộ
+ Xây dựng kế hoạch công tác phù hợp với chương trình kiểm tra, kiểm soát
của ngân hàng Kiên Long và đặc điểm riêng của chi nhánh.
+ Kiểm tra công tác điều hành, giám sát việc chấp hành quy trinh nghiệp vụ
kinh doanh theo quy định của Pháp luật, ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn nghiệp
vụ của ngân hàng Kiên Long về đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của chi
nhánh.
+ Phối hợp với các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thực hiện các cuộc
kiểm tra tại chi nhánh theo quy định.
+ Kiểm tra báo cáo, bảng cân đối, việc tuân thủ nguyên tác, chế độ kế toán.
Bảo mật hồ sơ, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên có thẩm quyền liên quan giao phó.
e. Phòng tin học
+ Tiếp nhận và triển khai các chương trình ứng dụng do ngân hàng Kiên Long
cung cấp. Nghiên cứu các chương trình phầm mềm phục vụ cho hoạt động của chi
nhánh, khắc phục các sự cố xảy ra tại đơn vị.
+ Trực tiếp quản lý, bảo trì máy vi tính, các thiết bị tin học và hệ thống mạng.
+ Thực hiện nhiệm vụ được ban giám đốc giao.
Các phòng Giao dịch trên địa bàn Hà Nội: cũng giống như các phòng ban giao
dịch tại chi nhánh Hà Nội thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được quy định trong
các điều lệ hoạt động của Ngân hàng.
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 23


1.2 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG& BÀI HỌC
1.2.1 Kinh nghiệm của một số ngân hàng
1.2.1.1Kinh nghiệm của Liên Việt PostBank
Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập, LienVietPostBank đã xây dựng
một chiến lược đầu tư công nghệ bài bản nhằm hướng tới mục tiêu trở thành Ngân
hàng hàng đầu Việt Nam về hiện đại hóa công nghệ thông tin Ngân hàng.
Với chính sách phát triển này, các dịch vụ của LienViet PostBank đã nâng cao
chất lượng một cách đáng kể, trong đó có dịch vụ TTQT. Tuy là một ngân hàng
non trẻ nhưng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienViet PostBank) cũng đầy tham
vọng khi đã khai thác lợi thế kinh doanh từ việc tham gia SWIFT từ năm 2010.
Các dịch vụ TTQT của ngân hàng bao gồm L/C, nhờ thu, T/T, bao thanh
toán. Trong mỗi dịch vụ, cũng có nhiều loại sản phẩm đa dạng để khách hàng lựa
chọn. So với các dịch vụ khác của TTQT, dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T
LienViet PostBank tỷ trọng không lớn, khoảng 35% giá trị TTQT ngân hàng.
Biểu phí ngân hàng áp dụng cho dịch vụ chuyển tiền bằng điện cũng rất linh
hoạt và cạnh tranh. Ngoài chuyển tiền theo ngoại tệ là USD, ngân hàng còn cho
phép chuyển sang các ngoại tệ khác như EURO, JPY.
Bảng 1.1 Biểu phí dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T của LienViet Post Bank
STT
Khoản mục
Biểu phí
Mức phí
Min
Max
1
Phát hành lệnh chuyển
tiền
0.2%
5 USD

200 USD
2
Phí chuyển tiền do
người chuyển tiền chịu
toàn bộ
30 USD
20 EURO
6.000 JPY
3
Phí OUR
10 USD/ lần (+ Phí NH nước ngoài nếu có)
2000 JPY/ lần (+ Phí NH Nước ngoài nếu có)
4
Tra cứu/ Điều chỉnh
lệnh chuyển tiền
5 USD/ lần (+ Phí NH nước ngoài nếu có)
5
Hủy lệnh chuyển tiền
10USD/ lần


Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 24

CHUYỂN TIỀN ĐẾN KIỀU HỐI
1
Phí nhận tiền đến
0.1%
5 USD

150 USD
2
Phí kiều hối
0.05%
2 USD
150 USD
3
Rà soát/ Điều chỉnh
lệnh chuyển tiền
5 USD/ lần


4
Thoái hối lệnh chuyển
tiền đến
10 USD/ lần


Nguồn: Website của LienViet PostBank
- Về công nghệ chuyển tiền bằng điện T/T
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt thiết lập kết nối trực tiếp với SWIFT qua công
nghệ Alliance Connect Bronze, được thiết kế cho các Khách hàng có lượng giao
dịch vừa phải nhưng yêu cầu một hệ thống kết nối vừa tiết kiệm, vừa an toàn. Công
nghệ này cho phép chính Ngân hàng vận hành vào bảo trì hạ tầng công nghệ của
mình.
- Về mạng lưới ngân hàng đại lý của LienViet PostBank
Đến nay, LienVietPostBank đã thiết lập các quan hệ đại lý với 100 quốc gia
trên toàn thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Đức với số lượng
ngân hàng đại lý lên tới hơn 500 ngân hàng.
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Viettin Bank

Trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, VietinBank được biết đến là
một ngân hàng có mạng lưới rộng khắp tại 63 tỉnh, thành của Việt Nam, gồm 1 Sở
giao dịch tại Hà nội, 160 chi nhánh với hơn 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm;
1 Văn phòng đại diện tại Đức, 2 Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí
Minh; 1 Ngân hàng Liên doanh (IndovinaBank); 6 Công ty con; 3 đơn vị sự
nghiệp.
Hệ thống các dịch vụ TTQT của ngân hàng đã phát triển khá hoàn thiện với
đầy đủ các dịch vụ từ chuyển tiền bằng điện T/T, nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng
từ, thư tín dụng L/C, bao thanh toán. Chính vì vậy tỷ trọng của dịch vụ chuyển tiền
bằng điện T/T chiếm vai trò không lớn, chỉ khoảng 18%. Tuy nhiên xét về mặt giá
trị của mỗi điện chuyển tiền lại rất lớn. Vì các khách hàng đến với Viettin Bank có
Chuyên đề thực tập

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 25

rất nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng vào uy tìn cũng như khả năng thanh toán ở
ngân hàng này.
Biểu phí dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T được phân loại rất chi tiết, rõ
ràng. Mức phí chuyển tiền từ ngân hàng ngoài nước quy định khá thấp chỉ khoảng
0.05- 0.1%; trong khi ở hầu hết các ngân hàng khác, mức phí này thường là 0.1%.
Các mức phí khác cũng rất linh động và ưu đãi hơn so với nhiều ngân hàng. Như
mức phí OUR với lệnh chuyển tiền đến chỉ là 3.3 USD. Điều này rõ rệt đã tạo ra
ưu thế cạnh tranh vượt trội của Viettin Bank.

Bảng 1.2 Biểu phí dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T của Viettin Bank
II. DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN, THANH TOÁN
1. Chuyển tiền đến


1.1 Chuyển tiền đến từ ngân hàng ngoài nước

0.05%-0.1%
2 USD
1.2 Chuyển tiền đến từ nước ngoài do các ngân
hàng trong nước khác hệ thống chuyển đến
0.03%
2 USD
1.3 Chuyển tiền từ nước ngoài do các Chi
nhánh NHCT VN khác chuyển đến
0.03%
2 USD
1.4 Chuyển tiếp điện nhận từ ngân hàng ngoài
nước đi ngân hàng trong nước khác hệ thống
3-5 USD/1 điện

1.5 Phí OUR
0.03%- 0.15%
Min: 3.3 USD
Max: 100 USD
1.6 Thoái hối lệnh chuyển tiền:
5-10 USD

Chuyển tiền đi nước ngoài:


- Phí của NHCT (chưa bao gồm phí kiểm đếm
nếu khách hàng nộp tiền mặt để chuyển đi)


+ Chuyển tiền du học / khám chữa bệnh
0.15%

5USD
+ Chuyển tiền khác
0.18%
5USD

×