Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015
Mục tiêu của chương 3 đó là đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh
nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, chương 3 tiếp cận theo trình tự sau:
(3.1) cơ hội và thách thức đối với năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ
ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội trong điều kiện
hội nhập WTO.(3.2) Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch
vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội đến năm
2015 trong điều kiện hội nhập WTO.(3.3) Một số kiến nghị.
Các nội dung chi tiết sẽ được trình bày trong chương 3 như sau:
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2015.
3.1.1. Giới thiệu các cam kết của Việt Nam đối với WTO về mở cửa thị
trường dịch vụ ngân hàng.
3.1.1.1. Cam kết về dịch vụ nói chung
Xét về diện cam kết, Việt Nam đã cam kết với WTO mở cửa 11 ngành dịch
vụ, tính theo phân ngành khoảng 110.
Ngoài ra, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình
thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể.
Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại
Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Việt Nam cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong
các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị
trường ngành đó. Đối với ngành ngân hàng, ngân hàng nước ngoài mua tối đa
30% cổ phần.
Đối với dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí, cho phép các doanh nghiệp nước
ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia
nhập tức là sau năm 2011 để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy
nhiên ta còn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và
quyền chỉ định các công ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Ta cũng bảo lưu được
một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam như
doanh nghiệp bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa
bờ. Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải
đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Dịch vụ viễn thông, ta cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài
để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng, phải thuê mạng do
doanh nghiệp Việt Nam nắm quyền kiếm soát và nới lỏng một chút về việc cung
cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có
gắn với hạ tầng mạng (chỉ có các doanh nghiệp mà Nhà Nước nắm đa số vốn
mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ góp vốn đến 49% và cũng chỉ được
liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép).
Dịch vụ phân phối, khá chặt so với các nước mới gia nhập. Trước hết, về thời
điểm cho phép các thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào 1/1/2009.
Thứ hai, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo,
tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều
sản phẩm nhạy cảm như sắt thép xi măng , phân bón ta chỉ mở cửa thị trường
sau 3 năm. Quan trọng nhất, ta hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm bán lẻ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải
được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể.
Dịch vụ bảo hiểm, ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi
nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập là năm 2011.
Dịch vụ ngân hàng ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước
ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn
được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép
mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ
thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO tức là đến năm
2011. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam,
không quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng.
Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn
nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO.
Các cam kết khác với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế
toán, xây dựng, vận tải…mức độ cam kết về cơ bản không khác so với BTA.
Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn xuất bản.
3.1.1.2. Cam kết về dịch vụ ngân hàng
Việt Nam cho phép tổ chức cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các
ngân hàng Việt Nam nhưng tỷ lệ vẫn còn hạn chế theo lộ trình. Trong cam kết
WTO, ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần của ngân
hàng trong nước.
Trong biểu cam kết, có 2 phần hạn chế sau: hạn chế về tiếp cận thị trường và
hạn chế về đối xử quốc gia, liệt kê các biện pháp duy trì sự hạn chế hoặc sự phân
biệt đối xử với các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng nước ngoài nói riêng (và các
dịch vụ khác nói chung). Đây là một dạng cam kết kèm theo những hạn chế -
hạn chế về vốn góp của nước ngoài.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Việt Nam đã cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập chi
nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và
vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND trong vòng 5 năm kể từ
khi gia nhập WTO… Về lâu dài hơn sẽ đến lượt các nhà đầu tư nước ngoài được
sở hữu 100% công ty chứng khoán và có thể tham gia vào một số hoạt động
khác của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra cũng như các pháp nhân Việt Nam, các chi nhánh và văn phòng đại
diện này sẽ được hưởng chế độ đối xử không phân biệt (đãi ngộ quốc gia) ngay
sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Như vậy, rõ ràng biểu cam kết này, Việt Nam đã đạt được sự thỏa thuận có
lợi cho dịch vụ ngân hàng trong nước. Sự thuận lợi thể hiện ở chỗ: Tuy mở cửa,
cho phép sự đầu tư từ bên ngoài nhưng vẫn hạn chế số lượng, mức vốn đầu tư,
nhằm bảo vệ quyền lợi các ngân hàng trong nước. Cũng từ nội dung của các
cam kết này, Việt Nam đã đồng thời tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn cho
các đối tác nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.
3.12. Cơ hội đối với Chi nhánh ABBANK Hà Nội trong cung cấp dịch vụ
ngân hàng cho các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập WTO.
Thứ nhất, Hội nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng, các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam
ngày càng nhiều, dự kiến đến năm 2015 Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tư của hơn
10.000 doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài. Đây là cơ hội hợp tác và khẳng định
năng lực cạnh tranh cho ABBANK Hà Nội.
Như đã biết kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào đầu năm 2007,
các rào cản đối với hoạt động xuất nhập khẩu đã dần được dỡ bỏ.Điều này phần
nào góp phần làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những
năm gần đây. Đặc biệt, năm 2008, mặc dù thị trường thế giới có những biến
động trái chiều song kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mạnh ước tính 62,9 tỷ USD tăng 29,5% so với năm 2007 và cao hơn so với chỉ
tiêu kế hoạch (25%). Với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh như vậy, nhu cầu
về các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu cũng sẽ tăng
mạnh. Đây là cơ hội tốt cho ABBANK Hà Nội phát triển các dịch vụ ngân hàng
này.
Thứ hai, đến năm 2015, sau khi đã hội nhập sâu vào thị trường thế giới, cùng
với sự phát triển của công nghệ thông tin, và sự xâm nhập thị trường Việt Nam
của những doanh nghiệp, ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng Việt Nam ra
nước ngoài, ABBANK có thể tiếp cận được thị trường tài chính quốc tế dễ dàng
hơn, nâng cao được năng lực cạnh tranh. Đây cũng là cơ hội để ABBANK mở
rộng thị trường theo quy định của các cam kết quốc tế thông qua các hình thức
cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ WTO, đặc biệt là hiện diện thương mại.
Thứ ba, điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho ABBANK Hà Nội
càng có động lực thúc đẩy cải cách, khắc phục những tồn tại để phù hợp với tình
hình, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, đòi hỏi bất cứ một doanh nghiệp
hay ngân hàng nào cũng phải nỗ lực phát huy thế mạnh vốn có và khắc phục
những yếu điểm để có thể tồn tại trong “cuộc chơi” khắc nghiệt này. Hoạt động
kinh doanh theo nguyên tắc đào thải của thị trường buộc các ngân hàng Việt
Nam nói chung phải có sự quản lý, sử dụng lao động, chiến lược hợp lý. Và
ABBANK chắc chắn cũng không phải là ngoại lệ. Từ những sự cải thiện này sẽ
giúp ABBANK Hà Nội nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh
tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.
3.1.4. Thách thức đối với Chi nhánh ABBANK Hà Nội trong cung cấp
dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập WTO
Thứ nhất, gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế, tức là mức độ cạnh tranh
sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp của
ABBANK Hà Nội thì đây là sự cạnh tranh giữa dịch vụ của chi nhánh với dịch
vụ của cả ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Khi hội nhập kinh tế
quốc, hàng rào bảo hộ từ Nhà Nước bị xóa bỏ, tất cả các ngân hàng trong và
ngoài nước đều tham gia trên một thị trường bình đẳng. Sự thay đổi về các yếu
tố vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế như giá nguyên liệu, chính sách, công nghệ,
sự đóng băng của thị trường bất động sản... đang là yếu tố cản trở sự phát triển
và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ABBANK Hà Nội từ đó là thách thức
trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại đây. Có thể nói,
hệ thống NHVN nói chung và ABBANK Hà Nội nói riêng đang ở mức độ thấp
về công nghệ, trình độ tổ chức chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó thị trường
tài chính chưa thực sự phát triển, cơ chế quản lý giám sát chưa hoàn thiện, chưa
có chính sách thống nhất để quản lý hiệu quả hoạt động cạnh tranh trong lĩnh
vực ngân hàng trong khi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
thị trường Việt Nam hậu WTO sẽ ngày càng mở rộng và phát triển. Các ngân
hàng nước ngoài có năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quản trị rủi ro tốt
và đặc biệt có qui trình nghiệp vụ chuẩn mực tiên tiến, công nghệ hiện đại hơn
hẳn các ABBANK sẽ là thách thức lớn đối với ABBANK Hà Nội trong việc giữ
vững thị trường hoạt động trong nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Như vậy, đòi hỏi ABBANK nói chung và ABBANK Hà Nội nói riêng phải nỗ
lực về mọi mặt để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, cạnh tranh, chia sẻ thị phần làm tăng rủi ro trong hoạt động cung
cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội. Vì để có thể
chiếm lĩnh thị trường, tranh giành thị phần với các ngân hàng khác, ABBANK
nói chung và ABBANK Hà Nội nói riêng phải giảm lãi suất cho vay, đưa ra mức
biểu phí dịch vụ thấp, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao công nghệ,…
Những việc làm này dẫn tới rủi ro tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực
Website: Email : Tel : 0918.775.368
6