Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

tăng cường khả năng tự doanh cổ phiếu ở công ty tnhh chứng khoán nhno & ptnt việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.98 KB, 61 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời của TTCK Việt Nam nằm trong tiến trình phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN của đảng và nhà nước. Trên thực tế
TTCK đã mở ra kênh huy động vốn trung, dài hạn mới cho chính phủ, chính
quyền địa phương, các doanh nghiệp cũng như đem lại những tiềm năng,
vận hội mới cho các nhà đầu tư. Qua hơn 5 năm phát triển TTCK đã có
những thay đổi nhiều kể từ khi mới thành lập thị trường mới chỉ có 2 cổ
phiếu niêm yết tới nay đã có đến 35 cổ phiếu được niêm yết và 1 chứng chỉ
quĩ đầu tư. Đóng góp vào sự phát triển của thị TTCK không thể không nhắc
tới các trung gian tàì chính đặc biệt là các Công ty Chứng khoán, những
công ty góp phần thúc đẩy TTCK ngày càng phát triển
Hiện nay ngoài rất nhiều các nghiệp vụ các CTCK đang triển khai
thì một nghiệp vụ đang nên quan trọng với các công ty là nghiệp vụ tự
doanh cổ phiếu đây là một nghiệp vụ sẽ rất phát triển trong tương lai.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Chứng khoán NHNO &
PTNT Việt Nam em nhận thấy nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu của công ty
đang còn tồn tại những khó khăn cần được khắc phục kịp thời, do vậy em
chọn đề tài “ Tăng cường khả năng tự doanh cổ phiếu ở Công ty TNHH
Chứng khoán NHNO & PTNT Việt Nam” nhằm mong giúp cho công ty có
cái nhìn rõ nét hơn về những điểm cần khắc phục của công ty và đưa ra một
số giải pháp. Chuyên đề của em gồm 3 chương.
Chương 1: Hoạt động tự doanh của một số công ty chứng khoán
Chương 2: Thực trạng của khả năng tự doanh cổ phiếu ở Công Ty
TNHH Chứng Khoán NHNO & PTNN Việt Nam
Chương 3:Giải pháp nâng cao khả năng tự doanh cổ phiếu của Công
ty TNHH Chứng khoán NHNO & PTNT Việt Nam .
2
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỔ PHIẾU CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN


1.1.1. Định nghĩa về công ty chứng khoán
Để hình và phát triển TTCK có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu
được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên TTCK. Mục tiêu của việc hình
thành TTCK là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo
ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy để thúc đẩy TTCK
hoạt động một cách có trật tự, công bằng và có hiệu quả phải có sự ra đời và
hoạt động của các CTCK. Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK trên
thế giới cho thấy tiền sử của TTCK, các nhà môi giới hoạt động cá nhân độc
lập với nhau. Sau này cùng với sự phát triển của TTCK, chức năng và qui
mô hoạt động giao dịch của các nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của
các CTCK là sự tập hợp có tổ chức của các nhà môi giới bán lẻ.
Hiện nay vẫn chưa thực sự có một định nghĩa nào thật sự rõ ràng
về công ty chứng khoán, nhưng có một định nghĩa được xem là chấp nhận
rộng rãi và phổ biến nhất có lẽ là
“Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực
hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán”
1.1.2 Mô hình của công ty chứng khoán
Hoạt động của các CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các
doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thưòng vì CTCK là một loại
hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh
doanh của nó cũng có nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mô hình tổ chức
kinh doanh của CTCK ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng tùy theo
đặc điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm
3
công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên ta có thể khái quát được hai mô hình
phổ biến hiện nay là:
· Mô hình chuyên doanh kinh doanh chứng khoán: Theo mô hình
này công ty chứng khoán chỉ thực hiện 2 loại dịch vụ duy nhất là thực hiện
lệnh và thanh toán khi lệnh mua/bán của nhà đầu tư đã được "khớp" với 1
hoặc nhiều lệnh khác. Một trong những ưu điểm chính của các công ty

"chuyên doanh" là phí hoa hồng sẽ thấp hơn khoảng từ 1/2 cho đến 2/3 so
với trường hợp các công ty đa năng kinh doanh chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ
nên sử dụng dịch vụ của các công ty này khi bạn là một nhà đầu tư nhạy
bén, có khả năng nắm bắt cũng như phân tích thông tin một cách nhanh nhạy
và chính xác và tự mình ra quyết định đầu tư mà không cần sự tư vấn nào
của các chuyên gia cả
· Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán: Ngoài việc cung cấp
2 loại dịch vụ kể trên, còn cung cấp các dịch vụ khác như: phát hành các bản
nghiên cứu tình hình đầu tư do các chuyên viên phân tích của phòng nghiên
cứu soạn thảo, cung cấp dịch vụ quản lý tài sản , tư vấn đầu tư , giúp lập các
dự toán tài chính , tư vấn các biện pháp giảm hoặc tránh thuế, … cho khách
hàng, tự doanh cho chính mình…. Ngày nay, cụm từ "dịch vụ môi giới"
đang dần dần được thay bằng thuật ngữ "các dịch vụ tài chính" do các dịch
vụ mà nhà môi giới cung cấp cho khách hàng ngày càng được mở rộng. Như
vậy mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán là mô hình cung cấp cho
khách hành không chỉ những dịch vụ mua, bán thanh toán cho khách hàng
mà còn hỗ trợ cho khách hàng về các dịch vụ tư vấn, ngoài ra công ty cũng
có thể tự kinh doanh cho chính mình. Mô hình này đang được áp dụng phổ
biến tại Việt Nam.
4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán
1.1.3.1 Tổ chức của các công ty chứng khoán
Có 3 loại hình tổ chức của CTCK cơ bản là : Công ty hợp danh, Công
ty TNHH và công ty cổ phần
· Công ty hợp danh
- Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên
- Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý công ty gọi
là thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô
hạn, tức là phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty hợp danh
bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngược lại các thành viên không tham gia

điều hành công ty được gọi là thành viên góp vốn, họ chỉ chịu với những
khoản nợ của công ty giới hạn trong số vốn họ góp của họ.
- Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị giới
hạn trong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp.
· Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Đây là công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạn
trong số vốn mà họ đã góp. Vì vậy điều này sẽ làm giảm áp lực với người
đầu tư
- Mặt khác, về phương diện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt
hơn so với công ty hợp danh. Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng
năng động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.
Vì những lý do trên nên rất nhiều CTCK hiện nay hoạt động dưới
hình thức Công ty TNHH
· Công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là
các cổ đông.
- Đại hội cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị
này sẽ ra các chính sách, quyết định của công ty và chỉ định giám đốc cùng
5
các chức vụ quản lý khác để điều hành công ty theo các chiến lược công ty
đã đề ra.
- Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện một món nợ của công ty,
mà thể hiện quyền lợi của người sở hữu đối với tài sản của công ty.
- Công ty vẫn tồn tại khi mà quyền sở hữu của công ty thay đổi.
Công ty cổ phần có một số ưu điểm hơn các mô hình công ty trên là:
+ Đây là một loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào
việc thay đổi cổ đông hoặc cổ đông nghỉ hưu hay qua đời.
+ Rủi ro mà chủ sở hữu của công ty phải chịu được hạn chế ở mức
nhất định. Nếu như công ty thua lỗ và phá sản, cổ đông chỉ bị thiệt hại ở
mức vốn đầu tư cho công ty.

+ Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc
mua bán cổ phiếu.
+ Ngoài ra, đối với CTCK , nếu tổ chức theo hình thức công ty cổ
phần được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thì coi như họ đã được
miễn phí quảng cáo
+ Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin
tốt hơn hai hình thức trên.
Do có rất nhiều ưu điểm như vậy, nên ngày nay các CTCK chủ yếu
tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần (như Hàn Quốc chẳng hạn) còn qui
định CTCK là công ty cổ phần.
1.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán
Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ chứng
khoán mà công ty thực hiện cũng như qui mô hoạt động kinh doanh của nó.
Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức
năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà CTCK
đảm nhận:
6
· Khối nghiệp vụ (front office): Là khối thực hiện các giao dịch kinh
doanh và dịch vụ chứng khoán. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng
cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với
các nhu cầu đó. Khối này thường do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách.
Tương ứng với các nghiệp vụ của khối này sẽ có những bộ phận phòng ban
nhất định:
+ Phòng môi giới
+ Phòng tự doanh
+ phòng bảo lãnh phát hành
+ phòng quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư
+ Phòng tư vấn đầu tư
+ Phòng tư vấn tài chính cho công ty
7

Sơ đồ khối sự nghiệp
(Bảng 1
Phó giám đốc điều hành khối 1
Phòng
Môi
gíơi
Phòng
Tự
doanh
Phòng
Bão
lãnh
phát
hành
Phòng

vấn
đầu

Phong
Quản

quĩ
đầu

Phòng

vấn
tài
chính

công
ty
Phòng
Thanh
toán

lưu trữ
chứng
khoán
Phòng
quản lý
thu
nhập
chứng
khoán
Phòng
ủy
quyền
Phòng
cho vay
chứng
khoán
8
· Khối phụ trợ (back office): Là khối không trực tiếp thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh, nhưng nó không thể thiếu được trong vận hành của
CTCK vì hoạt động của nó mang tính chất trợ giúp cho khối nghiệp vụ.
Khối này cũng do một giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ
cho khối 1
Sơ đồi khối phụ trợ
(bảng 2)

(Các phòng có mũi tên liền nét chỉ những phòng không thể thiếu trong
công ty chứng khoán. Các phòng có mũi tên nét rời là các phòng phụ trợ, có
thể có hoặc không thể có tuy từng CTCK )
Ngoài sự phân biệt rõ ràng như vậy, do mức độ phát triển của CTCK
và TTCK mà có thể có thêm các bộ phận khác như: mạng lưới chi nhánh,
văn phòng trong và ngoài nước, văn phòng đại lý…
Phó giám đốc điều hành khối 2
Phòng
nghiên
cứu
phát
triển
Phòng
hành
chính
và tổ
chức
Phòng
thông
tin và
phân
tích
chứng
khoán
Phòng
ngân
quĩ
Phòng
kế toán
Phòng

ký quĩ(
quản lý
tài
khoản
vay
mua)
Phòng
hạch
toán tín
dụng
Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng
phát
triển
sản
phẩm
mới
Phòng
máy
tính tin
học
Phòng
pháp
chế
9
1.1.4 Hoạt động của các công ty chứng khoán

1.1.4.1 Hoạt động nghiệp vụ
· Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là hoạt
động kinh doanh chứng khoán trong đó CTCK đại diện cho khách hàng giao
dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường
OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế
của việc giao dịch ấy.
Nghiệp vụ môi giới có 2 nhiệm vụ chính là:
+ Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư, cung cấp cho
khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các kiến nghị đầu tư
+ Nối liền những người bán và những người mua: Đem đến cho khách
hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính.
· Nghiệp vụ tự doanh: tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao
dịch mua bán chứng khoán cho chính mình.
Hoạt động tự doanh của CTCK có thể thực hiện trên các thị trường
giao dịch tập trung (trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng
khoán), hoặc trên thị trường OTC,…Trên thị trường giao dịch tập trung,
lệnh giao dịch của CTCK được đưa vào hệ thống và thực hiện như lệnh giao
dịch của khách hàng. Trên thị trường OTC các hoạt động này có thể được
giao dịch trực tiếp giữa công ty với đối tác hoặc qua hệ thống mạng thông
tin. Tại một số nước, hoạt động tự doanh của các CTCK còn được thực hiện
thông qua hoạt động tạo lập thị trường (như Mỹ). Trong hoạt động này,
CTCK đóng vai nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng nhất định của
một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán với khách hàng nhằm hưởng
phí giao dịch và chênh lệch giá.
· Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: Để thực hiện các đợt chào bán
chứng khoán ra công chúng đòi hỏi tổ chức phát hành phải cần đến các
CTCK tư vấn cho đợt phát hành và thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng
10
khoán ra công chúng. Đây chính là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các
CTCK và là nghiệp vụ chiếm doanh thu khá cao trong tổng doanh thu của

công ty chứng khoán.
Nghiệp vụ bão lãnh là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức
phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức
việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai
đoạn đầu phát hành. Trên TTCK, tổ chức bảo lãnh phát hành không chỉ có
CTCK mà còn bao gồm các định chế tài chính khác như Ngân hàng đầu tư,
những thông thường việc CTCK nhận bảo lãnh phát hành kiêm luôn việc
phân phối chứng khoán, còn các Ngân hàng đứng ra nhận bảo lãnh phát
hành (hoặc thành lập tổ chức bảo lãnh phát hành) sau đó chuyển phân phối
chứng khoán cho các CTCK tự doanh hoặc các thành viên khác
· Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Đây là nghiệp vụ quản lý
vốn ủy thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục
đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng
nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng
ủy thác tiền cho CTCK thay mình quyết định đầu tư theo một chiến lược
hay một nguyên tắc đã được khách chấp thuận hoặc yêu cầu (mức lợi nhuận
kỳ vọng; rủi ro có thể chấp nhận…)
·Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: Cũng như các loại hình tư
vấn khác, tư vấn đầu tư chứng khoán là công việc CTCK thông qua hoạt
động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể
thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan tới phát hành, đầu tư và
cơ cấu tài chính cho khách hàng. Hoạt động tư vấn chứng khoán có thể được
phân loại theo các chỉ tiêu sau:
+ theo hình thức của hoạt dộng tư vấn: bao gồm tư vấn trực tiếp
(gặp gỡ khách hàng trực tiếp hoặc thông qua thư tư, điện thoại) tư vấn gián
tiếp (thông qua các ấn phẩm, sách báo) để tư vấn cho khách hàng
11
+ theo mức độ ủy quyền của tư vấn: Bao gồm tư vấn gợi ý (gợi ý
cho khách hàng về phương cách đầu tư hợp lý, quyết định đầu tư của khách
hàng) và tư vấn ủy quyền (vừa tư vấn vừa quyết định theo sự phân cấp, ủy

quyền thực hiện của khách hàng).
+ Theo đối tượng của hoạt động tư vấn: Bao gồm tư vấn cho người
phát hành (tư vấn cho tổ chức dự kiến phát hành: cách thức, hình thức phát
hành, xậy dựng hồ sơ, bản cáo bạch…Và giúp cho tổ chức phát hành trong
việc tổ chức bão lãnh, phân phối chứng khoán) và tư vấn đầu tư (tư vấn cho
khách hàng đầu tư chứng khoán trên thị trường thứ cấp về giá, thời hạn, định
hướng đầu tư vào các loại chứng khoán
· Các nghiệp vụ phụ trợ
+ Lưu kí chứng khoán: Là việc lưu giữ, bão quản chứng khoán của
khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán. Khi thực hiện dịch
vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ nhận được các khoản thu
phí lưu kí chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán.
+ Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): Xuất việc từ
việc lưu kí chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi
tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận
và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản mở của khách hàng.
+ Nghiệp vụ tín dụng: Đối với các thị trường chứng khoán phát triển,
bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa
hồng, CTCK còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng
thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để
khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quĩ.
+nghiệp vụ quản lý quỹ: ở một số TTCK, pháp luật còn cho phép
CTCK được quản lý được thực hiện nghiệp vụ quản lý quĩ đầu tư. Theo đó,
CTCK cử đại diện của mình để quản lý quĩ đầu tư. Theo đó, CTCK cử đại
diện của mình để quản lý quĩ và sử dụng vốn và sử tài sản của quĩ để đầu tư
để đầu tư . CTCK được thu phí dịch vụ quản lý quĩ đầu tư
12
1.1.4.2 Hoạt động tài chính
Giống như các công ty khác, hoạt động tài chính của công ty chứng
khoán cũng bao gồm việc xác định kinh doanh cái gì để thu lợi nhuận, sử

dụng các loại tài sản cố định gì; lấy nguồn tài chính dài hạn nào để chi phí
cho khoản đầu tư của mình (đi vay hay gọi thêm cổ đông), quản lý các hoạt
động thu chi, thanh toán cho khách hàng như thế nào. Hoạt động tài chính
có quan trọng mật thiết với hoạt động nghiệp vụ. Số lượng nghiệp vụ và qui
mô kinh doanh lớn thế nào thì ứng với nó là mảng tài chính công ty như vậy.
Hoạt đông tài chính của công ty bao gồm các hoạt động chính như sau:
· Vốn của CTCK : Vốn của CTCK nhiều hay ít phụ thuộc vào tài sản
cần tài trợ, mà các tài sản này được quyết định bởi nghiệp vụ mà nó thực
hiện ,như bảo lãnh phát hành, tự doanh chứng khoán là hình thức kinh doanh
rất cần nhiều vốn, bởi vì CTCK cần phải duy trì số lượng các các loại chứng
khoán mà bản thân giá của các công cụ thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu)
thì luôn biến động mạnh, còn hoạt động môi giới, thực hiện quản lý tiền, tư
vấn… thì không cần vốn lớn. Vì vậy hoạt động tài chính vốn CTCK là làm
thể nào có một cơ cấu vốn hợp lý (tỷ lệ nợ và vốn chủ hợp lý…) và tìm kiếm
các nguồn tài trợ cho vốn của công ty (phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng
chỉ quĩ …).
· Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: Trong quản lý vốn của công
ty ngoài việc xác định tỷ lệ cơ cấu vốn như trên, các CTCK cần phải duy trì
một mức vốn khả dụng để dảm bảo khả năng thanh toán cho nhà đầu tư.
Ngoài ra công ty còn phải trích thêm phần trăm lãi ròng hàng năm lập quĩ bổ
sung vốn điều lệ cho tới khi bằng một mức phần trăm nào đó của vốn điều
lệ. Quỹ này sẽ được bù đắp các thâm hụt trong tương lai.
Hạn mức kinh doanh là tỷ lệ tối đa vốn của công ty muốn đầu tư vào
một loai tài sản tài chính nào đó (ví dụ như ở Hàn quốc các CTCK không
được: đầu tư sử dụng quá 60% giá trị tài sản ròng để mua cổ phiếu niêm yết,
đầu tư quá 5% tổng số cổ phiếu của một công ty được niêm yết…)
13
· Kế toán công ty: Kế toán công ty là một hệ thống chức năng cung
cấp các thông tin tài chính hữu hiệu cho việc ra các quyết định kinh doanh
và kinh tế, thông qua việc ghi chép, sắp xếp hệ thống, chuyển giao các hoạt

động tài chính của một công ty.
1.1.5 Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán
Hoạt động của TTCK trước hết cần những người môi giới trung gian,
đó là các CTCK - một định chế tài chính trên TTCK , có nghiệp vụ chuyên
môn, đội ngũ nhân viên lành nghề và bộ máy tổ chức phù hợp để thực hiện
vai trò trung gian môi giới mua – bán chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực
hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư lẫn tổ chức phát hành.
CTCK là các tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế nói chung và TTCK nói riêng. Nhờ các CTCK mà chứng khoán được lưu
thông từ nhà phát hành với người đầu tư và có tính thanh khoản, qua đấy thì
có thể huy động nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào những nơi sử
dụng có hiệu quả.
1.1.5.1 Chức năng cơ bản của công ty chứng khoán
· Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi
đến người sử dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành)
· Cung cấp cơ chế giá cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá
hoặc khớp lệnh)
· Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán (hoán chuyển từ chứng
khoán ra tiền mặt, và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán một cách dễ
dàng)
· Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (thông qua hoạt động tự
doanh hoặc vai trò tạo lập thị trường ).
14
1.1.5.2 Vai trò của các công ty chứng khoán
Với những chức năng cơ bản như trên, CTCK có vai trò quan trọng
đối với những chủ thể khác nhau trên TTCK.
· Đối với các tổ chức phát hành: Mục tiêu tham gia của TTCK của
các tổ chức phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng
khoán.Vì vậy, thông qua các đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các công
ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát

hành. Một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCK là nguyên tắc trung
gian. Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành
không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung
gian mua bán. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả nhà đầu tư
và nhà phát hành. Khi thực hiện công việc này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy
động vốn cho nền kinh tế thông qua TTCK.
Đối với các nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn
đầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng
cao hiệu quả đầu tư. Đối với hàng hóa thông thường, mua bán qua trung
gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán. Tuy nhiên, đối với
TTCK, sự biến động thường xuyên của biến động giá cả chứng khoán cũng
như mức rủi ro cao sẽ làm cho nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời
gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư. Nhưng nếu được thông
qua các công ty chứng khoán, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề
nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu
quả.
· Đối với TTCK thì công ty chứng khoán có hai vai trò chính:
ü Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là
do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người
mua và bán phải thông qua các CTCK vì họ không được trực tiếp tham gia
vào quá trình mua bán. Các CTCK là những thành viên của thị trường, do
vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả của thị trường thông qua đấu giá. Trên
15
thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với nhà phát hành cùng với nhà phát hành
là những người đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy giá của mỗi loại
chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các CTCK . Các
CTCK còn thể hiện vai trò lớn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ
khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích cho chính mình, nhiều công
ty chứng khoán đã dành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai
trò bình ổn thị trường .

üGóp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.
TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài
sản tài chính. Nhưng các CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó bởi vì
CTCK tạo tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường cấp 1, do
thực hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hóa, các
CTCK không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh
doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản
tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua các đợt phát hành sẽ được
mua bán trên thị trường cấp 2, do thực hiện các giao dịch mua và bán các
CTCK sẽ giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và
ngược lại. Những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của những
tài sản tài chính.
· Đối với các cơ quan quản lý thị trường. CTCK có vai trò cung cấp
thông tin về TTCK cho các cơ quan quản lý thị trường. Các công ty chứng
khoán có thể thực hiện vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành
cho các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực
hiện các giao dịch trên thị trường. Một trong những yêu cầu của TTCK là
các thông tin cần phải được công khai hóa dưới sự giám sát của các cơ quan
quản lý thị trường. Việc cung cấp các thông tin vừa là qui định của hệ thống
luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK vì CTCK cần phải
minh bạch và công khai trong hoạt động. Các thông tin công ty chứng khoán
cùng cấp có thể bao gồm thông tin về các giao dịch mua và bán trên thị
16
trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và tổ chức phát hành, thông tin
về các nhà đầu tư…Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có
thể kiểm soát và chống hiện tượng thao túng, lũng đoạn bóp méo thị trường .
Tóm lại CTCK là một tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK, có vai trò
cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hành đối với các
cơ quan quản lý thị trường và đối với TTCK nói chung.
1.2 HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CHỨNG

KHOÁN
1.2.1 Khái niệm tự doanh chứng khoán
· Khái niệm: Giao dịch tự doanh là các giao dịch bằng chính nguồn
vốn kinh doanh của công ty nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh thu
lợi cho chính mình
1.2.2 Các giao dịch trong tự doanh chứng khoán
· Giao dịch trực tiếp: là các giao dịch “trao tay” giữa khách hàng và
công ty chứng khoán theo giá thỏa thuận trực tiếp (giao dịch tại quầy). Các
đối tác giao dịch do các tổ chức tự “đấu mối”, họ có thể là cá nhân hay tổ
chức (chủ yếu là các công ty chứng khoán với nhau). Thời gian giao dịch
thường được thực hiện trong và ngoài giờ giao dịch của Sở (trung tâm) giao
dịch (kể cả ban đêm và ngày nghỉ). Chứng khoán giao dịch thì rất đa dạng
(chủ yếu là chứng khoán chưa niêm yết chứng khoán mới phát hành). Các
đối tác giao dịch trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán và chuyển giao/
chuyển nhượng chứng khoán. Vì vậy, trong giao dịch này không có bất kì
loại phí nào; riêng phí thánh toán do bên thụ hưởng chịu, phí chuyển khoản
do bên chuyển nhượng chịu.
· Giao dịch gián tiếp: Là giao dịch mà công ty chứng khoán không
thể thực hiện được bằng giao dịch trực tiếp để đảm bảo an toàn khi thị giá có
biến động lớn và đôi khi có thể vì mục đích can thiệp vào giá của thị trường.
Như đặt các lệnh mua bán trên Sở giao dịch.
17
1.2.3 Các mục đích tự doanh của công ty chứng khoán
· Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán: Đối với các Công ty
Chứng khoán cũng như các Ngân hàng đều tổ chức kinh doanh trên thị
trường tiền tệ và thị trường vốn. Do đó, phạm vi kinh doanh bị phụ thuộc
vào nguồn vốn và mức dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán. Chứng khoán là
một công cụ tài chính có chức năng thanh khoản cao và khả năng tạo lợi
nhuận lớn.
· Đối với công ty chứng khoán: Nguồn chứng khoán dự trữ là cơ sở để:

Ö Vay vốn từ các trung tâm thanh toán bù trừ và lưu kí chứng khoán,
ngân hàng hoặc các công ty chứng khoán khác để mở rộng kinh doanh
Ö Nguồn vốn trên tài khoản thanh toán sẽ tạo được hạn mức giao dịch
lớn phục vụ các hợp đồng giao dịch và khối lượng lớn.
Ö Với chứng khoán đây là nguồn dự trữ để công ty thực hiện nghiệp
vụ tự doanh, triển khai chiến lược lôi kéo khách hàng ủy thác giao dịch
(bằng các mức phí giao dịch thấp, dịch vụ thanh toán nhanh và khách hàng
có thể có ngay chứng khoán hay quyền sở hữu chứng khoán). Ngoài ra công
ty có thể triển khai thêm một số nghiệp vụ nếu được luật cho phép như: Bán
khống, hợp đồng quyền chọn …
· Kinh doanh đầu tư: Việc đầu tư kinh doanh đem lại cho công ty
chứng khoán các khoản lợi nhuận từ lợi nhuận chứng khoán (như cổ tức, trái
tức, lợi tức, cỗ phần quĩ đầu tư…) và chênh lệch giá. Ngược lại, khi thị giá
bị sụt giảm thì các khoản lãi tức khó có thể bù đắp được phần mất giá. Chính
vì vậy, các công ty hay ngân hàng rất thận trọng trong việc hoạch định chiến
lược đầu tư và đầu cơ chứng khoán
18
1.2.3 Những yêu cầu với Công ty Chứng khoán khi tiến hành
nghiệp vụ tự doanh
· Tách biệt quản lý: Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt
giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch,
rõ ràng trong hoạt động. Sự tách biệt này bao gồm tách biệt về: yếu tố con
người; qui trình nghiệp vụ; vốn tài sản khách hàng và công ty.
· Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên
tắc ưu tiên khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều này có thể
hiểu là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh
của công ty chứng khoán. Nguyên tắc này sẽ đảm bảo sự công bằng cho các
khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán. Điều này được lý giải
đơn giản vì do đặc thù nghề nghiệp là một tổ chức hoạt động chuyên nghiệp
trên TTCK nên các CTCK có thể sẽ dự đoán trước được diễn biến của thị

trường và sẽ mua vào hoặc bán ra tranh của khách hàng nếu không có qui
tắc trên
· Góp phần bình ổn thị trường : các công ty chứng khoán họat
động tự doanh nhằm góp phần bình ổn giá cả thị trường. Trong trường hợp
này, hoạt động tự doanh được tiến hành bắt buộc theo luật định. Theo như
luật các nước đều qui định ở các công ty chứng khoán phải dành một tỷ lệ %
nhất định các giao dịch của mình (Mỹ là 60%) cho hoạt động của thị trường
ổn định. Theo đó, các công ty chứng khoán có nghĩa vụ phải mua vào khi
giá chứng khoán bị giảm và bán khi giá chứng khoán lên nhằm giữ giá
chứng khoán ổn định.
· Hoạt động tạo thị trường: Khi mới được phát hành, các chứng
khoán mới chưa có giao dịch trên thị trường, để tạo thị trường cho các
chứng khoán này, các công ty chứng khoán thực hiện tự doanh thông qua
việc mua và bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản cho thị trường cấp hai.
Trên những thị trường chứng khoán phát triển, các nhà tạo lập thị trường sử
dụng các nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thị
19
trường, Theo đó họ liên tục báo giá mua hoặc bán chứng khoán với các nhà
kinh doanh chứng khoán khác, tạo cho chứng khoán có tính thanh khoản
cao.
1.2.5 Điều kiện để có nghiệp vụ tự doanh phát triển ở công ty
chứng khoán
· Về qui mô vốn: Nghiệp vụ tự doanh của các CTCK là một nghiệp
vụ đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Đối với một công ty chứng khoán thì hoạt
động tự doanh không phải các công chỉ mua một, hai chứng khoán có triển
vọng lớn trong tương lai là lợi nhuận cao, mà thường các công ty chứng
khoán sẽ xây dựng một danh mục đầu tư cho mình trong đấy bao gồm sẽ đủ
một số tiêu chí nào đấy mà công ty đề ra để giảm thiểu tới thấp nhất các rủi
ro mà công ty gặp phải, chính vì vậy một danh mục đầu tư sẽ có rất nhiều
chứng khoán, mặt khác số lượng chứng khoán mà mỗi công ty mua thường

là tương đối lớn thứ nhất để công ty có khả năng thu được lợi nhuận đề ra,
thứ hai các công ty chứng khoán có vai trò điều tiết giá cả cho thị trường
nên công ty cần có một lượng vốn lớn cũng như “hàng hóa” đủ để điều tiết
thị trường sao cho trước tiên là vì lợi ích của khách hàng sau là lợi ích của
chính mình. Ngoài hai yếu tố trên là số chứng khoán trong danh mục đầu tư
và khối lượng chứng khoán cần mua còn một yếu tố mà cần có điều kiện ở
một CTCK là vốn lớn đó là thời gian. Thường thì các CTCK tiến hành hoạt
động tự doanh chứng khoán sẽ có những chiến lược dài hạn về thời gian cho
việc cầm giữ các chứng khoán mà luôn có thêm các chứng khoán mới trên
thị trường nên khả năng quay vốn của các công ty sẽ rất khó khăn. Vì vậy
điệu kiện cho hoạt động tự doanh chứng khoán đầu tiên là phải có nguồn
vốn lớn.
· Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao: Con người là một
yếu tố quyết định tới sự thành cộng của hoạt động tự doanh. Kinh doanh
chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn của nhân tố con
người và thông tin, mỗi một nhân viên của từng bộ phận phải có những khả
20
năng phân tích xử lý thông tin nhanh chóng và đưa ra quyết định. Bởi vì
hoạt động đầu tư chứng khoán là một công việc đòi hỏi sự phân tích nắm bắt
nhạy bén các thông tin, “ Trên TTCK ai có thông tin là người đó thành công
một nữa và biết phân tích chính xác thông tin đó sẽ chiến thắng”. Chính vì
vậy, nhân viên thực hiện nghiệp vụ tự doanh của công ty phải có một trình
độ chuyên môn nhất định, có khả năng tự quyết cao và đặc biệt là tính “nhạy
cảm” trong công việc. Tại một số nước có TTCK phát triển (như Thái Lan,
Mỹ, Hàn Quốc…) nhân viên tự doanh của công ty chứng khoán phải đáp
ứng được một số tiêu chuẩn nhất định như: kinh nghiệm làm việc lâu năm
trong nghành, phải có bằng thạc sỹ trở lên và có một số chứng chỉ chuyên
môn nhất định…
· Xây dựng được chiến lược tự doanh cho mình: Hoạt động tự
doanh chứng khoán hay nói khác đi chính là hoạt động đầu tư số vốn của

mình vào TTCK, mà bất kì hoạt động đầu tư nào cũng cần có những chiến
lược đầu tư cụ thể, bởi vì chỉ có vạch ra những phương hướng cụ thể thì
công ty mình mới biết bắt đầu từ đâu và mình cần có những gì …
Ví dụ như Công ty khi bắt đầu hoạt động tự doanh nên xác định xem
chiến lược đầu tư của mình là chiến lược đầu tư chủ động hay chiến lược
đầu tư thụ động hoặc đầu tư theo một lĩnh vực, nghành nghề cụ thể… Từ đó
công ty sẽ biết phải xây dựng danh mục đầu tư như thế nào là hợp lý, cơ cấu
vốn cho hoạt động tự doanh cho công ty là bao nhiêu? chỉ tiêu lợi nhuận đạt
được phải đạt bao nhiêu phần trăm của công ty …
· Khả năng điều hành và sự can đảm của Ban lãnh đạo công ty:
Hoạt động đầu tư trên TTCK là một hoạt động điễn ra rất nhanh chóng và
luôn sẽ có những tình huống bất ngờ không lường hết được do vậy nó cần có
những quyết định nhanh chóng và mạnh dạn, khả năng điều hành, phân công
công việc cho từng người một cách hợp lý. Vì vậy để có hoạt động tự doanh
phát triển ngoài những yếu tố quan trọng như: Vốn, nguồn nhân lực chất
21
lượng cao, nó cần thêm một Ban lãnh đạo có khả năng chỉ đạo công việc và
có những quyết định nhanh chóng dứt khoát và kịp thời.
1.2.6 Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tự doanh của Công
ty Chứng khoán
· Các rủi ro “Rủi ro được hiểu là sự biến động tiềm ẩn ở những kết
quả, là những khả năng xảy ra những biến động không mong muốn và khi
nó xảy ra thì mang lại những tổn thất”. Rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng
khoán là khả năng (hay xác xuất) xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến,
hay cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong
tương lai khác với múc sinh lời dự kiến đầu tư. người ta có thành phân thành
hai loại rủi ro chính là
ü rủi ro có hệ thống là: là loại rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc lên
hầu hết các loại tài sản. Vì vậy người ta còn gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro
này có thể lấy ví dụ đó là sự giảm sút của GDP, tăng lãi suất của tiền vay,

tăng tốc độ lạm phát… với rủi ro có hệ thống thì dù có đa dạng hóa danh
mục đầu tư thì vẫn không thể tránh khỏi
ü rủi ro phi hệ thống trên thị trường: là loại rủi ro chỉ tác động
một loại tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan tới từng doanh nghiệp cụ
thể. Chẳng hạn, sự bãi công của công nhân thuộc doanh nghiệp A, đôi khi
nó cũng ảnh hưởng
· Thông tin: hệ thống thông tin của TTCK là một hệ thống chỉ tiêu,
tư liệu liên quan đến chứng khoán và TTCK. Là những chỉ tiêu phản ánh
bức tranh của TTCK và tình tình kinh tế, chính trị tại những thời điểm hoặc
thời kỳ khác nhau của từng quốc gia, từng nghành, nhóm nghành … theo
phạm vi bao quát của mỗi thông tin.
Hệ thống thông tin TTCK rất đa dạng và phong phú, Có thể nói,
TTCK là một thị trường của thông tin, ai có thông tin chính xác và khả năng
phân tích tốt thì sẽ đầu tư có hiệu quả, ngược lại nhà đầu tư thiếu thông tin
hoặc thông tin sai lệnh sẽ phải chịu tổn thất khi ra quyết định đầu tư.
22
Do vậy hoạt động tự doanh của công ty cần phải có những biện pháp
phòng chống các nhân tố này sao cho hoạt động tự doanh có hiệu quả
1.3. HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN
Trên thế giới TTCK đã xuất hiện khá lâu đời cách đây hàng trăm năm.
Như TTCK Mỹ xuất hiện từ những năm 1792 và đến năm 1800 đánh dấu sự
ra đời Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên, hay điển hình như TTCK Hàn
Quốc đã có từ những năm 1950 … Sự ra đời của các TTCK đã thúc đẩy sự
thành lập các CTCK nhanh chóng và phát triển. Những công ty này lúc đầu
chỉ là thực hiện các dịch vụ chính là đặt lệnh cho khách hàng mua, bán và
thanh toán tiền, những thị trường ngày càng phát triển các côngg ty bắt đầu
với những dịch vụ giá trị gia tăng khác như: tư vấn đầu tư, quản lý danh
mục đầu tư, cầm cố, bão lãnh … trong đấy một trong những dịch vụ mang
lại nhiều lợi nhuận lớn nhất cho các CTCK này là các CTCK tự tiến hành

mua bán cho chính mình (trade for their own inventories), đây là một nghiệp
vụ mà hầu như các công ty trên thế giới đều đang triển khai, một số công ty
nổi tiếng như ): Merrill Lynch, Dean Witter Reynolds, Shearson/Hutton,
Prudential Bache, Smith Barney…, trong nghiệp vụ này lại có thêm những
sản phẩm mới như các công ty áp dụng kiểu mua bán khống. Sản phẩm tài
chính này có thể hiểu, khách hàng khi tiên hành giao dịch trên TTCK mà giá
của một lọai chứng khoán đang lên những khách hàng không có chứng
khoán thì lúc này có thể vay chứng khoán của công ty (tất nhiên phải có số
tiến đảm bảo một mức do CTCK qui định) và sau khi giá xuống khách hàng
sẽ lấy tiền mua lại số chứng khoán bằng số đã vay trả cùng với một mức phí
cho CTCK còn phần hưởng chênh lệnh giá khách hàng sẽ được hưởng, hay
nghiệp vụ tự doanh của công ty có thể có thêm các hợp đồng quyền chọn,
hợp đồng tương lai, mua bán có kì hạn… Các CTCK thường mua chứng
khoán nhiều ở những thị trường OTC vì các thị trường này khá nhiều hàng
hóa từ các công ty lớn qui mô cho tới các công ty nhỏ mới phát triển nhưng
23
khả năng đạt lợi nhuận cao trong tương lai, các thị trường đó có thể là:
Nasdaq (Mỹ), JADAQ (Nhật bản), KOSDAQ (Hàn Quốc)… Nghiệp vụ tự
doanh của các công ty này sau này trở nên phát triển và các công ty này
kiêm luôn trở thành nhà tạo lập thị trường cho một số chứng khoán, các tên
tuổi lớn như Morgan Stanley, Donaldson Lufkin, Bear Stearns… đều thuộc
dạng này, đây là những công ty có tiềm lực tài chính lớn có khả năng tạo lập
cho một số loại chứng khoán ngoài mục đích chính là kinh doanh thu lợi
nhuận cho bản thân công ty nó còn tạo tính thanh khoản cho các chứng
khoán, bình ổn giá các loại chứng khoán nay nếu như thị trường biến động
giá không có lợi cho khách hàng và bản thân công ty. Hoạt động đầu tư của
các công ty này mang tính chất rất chuyên nghiệp và rõ ràng mục tiêu và cụ
thể bằng những chỉ tiêu đạt được. Tuy nhiên không phải tất cả các công ty
đều có cách thức đầu tư giống nhau , mỗi công ty luôn có một cách đầu tư
riêng của mình, có công ty theo kiểu đầu tư giá trị , hoặc đầu tư theo lối tăng

trưởng … tuy nhiên những thành công mang lại thì rất xứng đáng với công
sức họ bỏ ra. Những công ty này không bao giờ đầu tư vào cổ phiếu của một
công ty nếu như không hiểu rõ tình hình tài chính của công ty này cũng như
các thông tin liên quan tới nó, thậm chí họ có thể đến tận nới gặp gỡ với các
nhà quản lí của công ty này để tìm hiểu mục tiêu chiến lược sắp tới của công
ty đó: sản phẩm mới là gì, có lợi thế kinh doanh không, thị phần trên thị
trường hiện nay là bao nhiêu, thậm chí họ có thể tìm hiểu qua các thống kê
trên thị trường về mức tiêu thụ hàng của công ty này. Sau khi có những
thông tin tình hình tương đối chắc chắn về công ty, có thể họ sẽ chưa mua
ngay mà sẽ chuyển cho bộ phận phân tích kỹ thuật để tính toán xem liệu thời
điểm nào mua là hợp lí… Như vậy hoạt động tự doanh của các CTCK trên
thế giới đã có những bề dầy kinh nghiệm và lịch sử lâu dài trên lĩnh vực
TTCK điều này các CTCK ở Việt Nam cần có những học hỏi nhất định.
24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA KHẢ NĂNG
TỰ DOANH CỔ PHIẾU Ở CÔNG TY TNHH CHỨNG
KHOÁN NHNO & PTNN VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NHNO & PTNN
VIỆT
2.1. Tổng quan về Công Ty TNHH Chứng Khoán NHNO &
PTNN Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu chung về cơ sở
Tên đầy đủ :Công Ty TNHH Chứng Khoán NHNO & PTNN Việt
Nam
Tên tiếng Anh: Agribank Securities Company.Ltd
Tên viết tắt: Agriseco
trụ sở chính: Tầng 4 tòa nhà 3E Phương Liệt - Quận Hai Bà Trưng –
Hà Nội
số điện thoại:04.7714165; Fax: 04.7714164
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Lầu số 2H phố Đức Chính. Quận 1 TP.

Hồ Chí Minh
số điện thoại: 08.8216361; Fax: 08.8216363
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
·
năm 2001: Được khai trương và đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 60 tỷ
đồng, đội ngũ cán bộ có sự lựa chọn và chuyển từ NHNO & PTNT Việt
Nam sang với số lượng khoảng 20 người. Công ty đi vào hoạt động cuối
năm, đây là thời điểm TTCK đang đi xuống, nên vì thế hoạt động kinh
doanh của công ty cũng bị thua lỗ. Số tiền hạch toán lỗ và cuối năm là
khoảng: 703 486 986
·
Năm 2002: Đây cũng là một năm đầy thử thách và khó khăn đối với
TTCK Việt Nam, chỉ số VN- index cuối năm đã giảm hơn 22% so với đầu
25
năm, tổng giá trị của thị trường đạt khoảng 1080 tỷ đồng nhưng khối lượng
giao dịch chỉ đạt khoảng 960 tỷ đồng đã giảm 05% so với năm 2001 tính
đến 31/12/2001, thời kì cao nhất của Vn- index là 407.04 điểm thì VN-
index mất tới 67% giá trị vào thời điểm kết thúc năm 2002. Các nhà đầu tư
bắt đầu mất niềm tin vào TTCK, các nhà đầu tư cũ thì rút ra khỏi thị trường,
các nhà đầu mới thì không mặn mà lắm với thị trường… , tuy nhiên công ty
tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, đưa cán bộ đi học tập ở
nước ngoài và vẫn triển khai các nghiệp vụ. Những kết quả đó đã thu được
những thành quả khích lệ so với năm 2001: số tiền lãi là 2.837.697.281
VND. Tuy nhiên số doanh thu nay mới chỉ chủ yếu là từ hoạt động tự doanh.
Trong đó thì hoạt động tự doanh cổ phiếu là chủ yếu.
·
Năm 2003: Trong năm 2003 công ty đã phát triển và mở rộng các hoạt
động: Tháng 2 công ty đã đưa vào thêm nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu, đưa
thêm nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ cho Kho bạc nhà
nước và Quỹ hỗ trợ phát triển; tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ qua

trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh; làm đại lý phát hành cho
NHNO & PTNT Việt Nam. Hoạt động về môi giới cũng từng bước được
phát triển năm 2003 thị phần đã tăng khoảng 4% so với năm 2002, tổng số
tài khoản giao dịch là 360, trong đó có 10 tổ chức. Hoạt động lưu kí cũng đã
được đưa vào thực hiện và tái lưu kí tại TTGDCK TP Hồ Chí Minh, tổng số
chứng khoán của khách hàng lưu kí là 3.3 triệu chứng khoán. Đặc biệt vào
tháng 6/2003 Công ty đã cho phát triển một sản phẩm dịch vụ mới mua bán
lại trái phiếu hoặc cổ phiếu là REPO và REREPO và đã thu được những kết
quả khả quan
·
Năm 2004: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần tăng trưởng và đi
vào thế ổn định, giá cổ phiếu tăng và không biến động lớn, và đã có sự tham
gia trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài, trong năm 2004 cũng đã có thêm
nhiều công ty tham gia niêm yết đến cuối năm là 25 công ty. Nhưng thực tế
khối lượng giao dịch cổ phiếu vẫn chưa lớn mà vẫn là trái phiếu. Năm 2004

×