Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn phối hợp sử dụng sơ đồ tư duy với hoạt động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn sh cn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.88 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Bước vào giai đoạn mới của cách mạng, giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; và, để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, đòi hỏi
sự nghiệp giáo dục Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Để phát triển giáo dục
trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy và
phương pháp học là một trong những con đường quan trọng và công cụ thiết yếu.
Bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống được sử dụng ở các nhà trường
trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), có nhiều trường đã và
đang kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
Môn Sinh học và Công nghệ (SH & CN) là một trong những môn học quan
trọng trong hệ thống kiến thức của học sinh phổ thông, và là môn học đặc thù có thể
sử dụng kết hợp các phương pháp để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất
lượng học của học sinh. Những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, đội ngũ giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú
(PTDTNT) Tây Nguyên đã từng bước áp dụng phương pháp dạy học bằng sơ
đồ tư duy (mind map) vào một số môn như Sinh học, Công nghệ, Vật lý , và
đã thu được những kết quả khả quan. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao giúp học
sinh đang quen với cách dạy học theo phương pháp truyền thống, chuyển sang
học theo phương pháp sử dụng bản đồ tư duy một cách hiệu quả nhất ? Giáo
viên cần lựa chọn các phương pháp nào để khi phối hợp các phương pháp với
nhau sẽ tạo được hiệu quả cao ?
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Phối hợp sử dụng sơ đồ tư duy với hoạt
động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy,
học môn SH & CN sẽ góp phần tham gia giải đáp các câu hỏi trên, và có ý
nghĩa cấp thiết đối với Trường PTDTNT Tây Nguyên.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất nội dung biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) kết hợp
với các hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân, góp
phần chuyển tiếp từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học
5


tích cực, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn SH & CN ở Trường
PTDTNT Tây Nguyên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng sử dụng SĐTD kết hợp hoạt động
nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn SH &
CN ở Trường PTDTNT Tây Nguyên.
- Đề xuất và trình bày nội dung biện pháp sử dụng SĐTD kết hợp hoạt động
nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy và học môn SH
& CN ở Trường PTDTNT Tây Nguyên
4. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động dạy, học môn SH & CN của Trường THCS và THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động dạy học môn Sinh học khối THCS và THPT, môn Công nghệ khối
lớp 10, sử dụng SĐTD kết hợp hoạt động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ năng
báo cáo của cá nhân ở Trường PTDTNT Tây Nguyên.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; sáng kiến được nghiên cứu và vận
dụng các phương pháp lô-gic, phân tích-tổng hợp, thống kê, so sánh và phương
pháp chuyên gia.
7. Đóng góp khoa học:
Kết quả sáng kiến giúp giáo viên và học sinh chuyển từ phương pháp học
truyền thống sang phương pháp dạy học bằng SĐTD kết hợp với phương pháp
lấy học sinh làm trung tâm; rèn luyện cho học sinh kỹ năng thuyết trình và tự
nghiên cứu một cách hiệu quả. Có thể áp dụng đối với lớp có chất lượng học
sinh không đồng đều, áp dụng được cho nhiều môn học.
Sáng kiến có thể được các trường THCS và THPT khác nghiên cứu và vận
dụng phù hợp trong dạy học các đối tượng tương ứng.
8. Kết cấu của đề tài (sáng kiến):
Gồm mở đầu, hai phần, kết luận, tài liệu tham khảo.

6
Phần 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TRẠNG PHỐI HỢP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ
TƯ DUY VỚI HOẠT ĐỘNG NHÓM, THẢO LUẬN, RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG BÁO CÁO CỦA CÁ NHÂN TRONG DẠY, HỌC MÔN SINH
HỌC-CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TÂY NGUYÊN
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học ở bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung học
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp
việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy
tích cực. Tác giả của SĐTD là Tony Buzan, ông là người đã thúc đẩy làn sóng
cách mạng học tập bùng nổ tại nhiều nước trên thế giới và khu vực, trong đó
có Việt Nam. Có thể nói, SĐTD là con đường dẫn học sinh đến với phương
pháp “học cách học”.
Ở Việt Nam, từ năm 2010, phương pháp dạy học tích cực bằng SĐTD đã
được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc. Trong dịp hè 2011, để
chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tiến hành giảm tải nội dung dạy học
ở các nhà trường bậc phổ thông từ năm học 2011 -2012, phương pháp dạy học
bằng SĐTD là 1 trong 5 chuyên đề dạy học tích cực đã được tập huấn cho
hơn 4.000 giáo viên cốt cán bậc THCS cả nước. Đây là một trong những
phương án nhận được nhiều sự ủng hộ của học sinh cũng như cán bộ trong
ngành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi các dòng chữ dài và đơn điệu trong sách giáo
khoa thành các bài học với những hình vẽ, đường cong sinh động và dễ hiểu
không phải là vấn đề dễ dàng đối với giáo viên và học sinh hiện nay. Việc
thay đổi cách nghĩ, cách học đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu
số, những học sinh cá biệt, hay các lớp học mà học sinh có mặt bằng nhận
thức không đồng đều, lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Bởi vì, từ lâu các
em đã quen với việc chỉ cần ghi chép các nội dung mà thầy, cô truyền đạt, khi

7
về nhà chỉ cần học thuộc lòng bài cũ, không cần hiểu sâu hay áp dụng vào
thực tế, tất cả những điều đó đã ăn mòn trong cách học của các em bấy lâu
nay, do vậy, việc vận dụng phương pháp SĐTD lại càng trở nên gian nan đối
với giáo viên.
Từ những vấn đề lý luận nêu trên, có thể khẳng định SĐTD là một công
cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập. Bằng phương pháp này, giáo viên và
học sinh có thể trình bày ý tưởng và nội dung bài học một cách rõ ràng, sáng
tạo, thông tin được tóm tắt cô đọng, đưa ra được nhiều ý tưởng mới… Trong
đó, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức, nhận xét, bổ sung và đánh giá
trong tiết học; học sinh không phải ghi chép nhiều, thời gian của tiết học được
dùng để thảo luận nghiên cứu và báo cáo; đồng thời học sinh được rèn luyện
nhiều kỹ năng, tự tin viết và báo cáo trước tập thể, qua đó giúp các em vượt
qua rào cản tự ti và dám thể hiện chính bản thân mình trước thầy, cô và các bạn
trong lớp…
Trong thực tế, qua thực hiện việc giảng dạy bằng phương pháp SĐTD
trong một thời gian, có một số tác giả đã nghiên cứu và công bố các công
trình nghiên cứu của mình trên lĩnh vực áp dụng SĐTD vào việc dạy và học,
nhưng vấn đề đặt ra ở đây là người giáo viên phải làm gì để giúp các em làm
quen với phương pháp học bằng SĐTD ? Làm sao phát huy được khả năng
sáng tạo, tư duy logic giúp các em biết cách hoạt động nhóm, hoạt động cá
nhân cho hiệu quả? Làm sao để học sinh thiết kế được SĐTD, biết cách báo
cáo và trình bày ý tưởng của mình trước tập thể?
Trong bối cảnh và thực trạng như vậy, là một giáo viên có nhiều năm
thâm niên giảng dạy học sinh THCS và THPT, đã từng thử nghiệm phương
pháp dạy học theo SĐTD, tôi nhận thấy việc đưa ra những giải pháp nhằm
giúp thầy và trò chuyển đổi cách học từ phương pháp cũ sang phương pháp
mới tích cực, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực với nhau để tạo hiệu
quả cao trong tiết học là rất cần thiết.
8

1.2. Thực trạng sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy với hoạt động
nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân ở Trường Phổ
thông Dân tộc nội trú Tây Nguyên
Được thành lập từ năm 2004, Trường PTDTNT Tây Nguyên luôn nhận
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo như Học viện Khoa học Quân sự - Bộ
Quốc phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Nhà trường có một cơ
sở dạy và học đáp ứng được nhu cầu của một trường nội trú, việc tiến hành
sáng kiến kinh nghiệm này có những thuận lợi đáng kể.
Học sinh của Trường có hai loại đối tượng: học sinh nội trú và học sinh
bán trú. Học sinh nội trú được học 3 buổi trong ngày nên việc tìm hiểu hoàn
cảnh, nắm bắt được khả năng tiếp thu bài của học sinh cũng như phát hiện ra
những học sinh có năng khiếu rất thuận tiện. Các em có thời gian tự học bài
vào buổi tối trên lớp nên việc chuẩn bị bài mới luôn đảm bảo. Bên cạnh đó
Ban Giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời nên giáo viên có những ý
tưởng mới hay những biện pháp dạy học mới mang tính sáng tạo sẽ được ủng
hộ và triển khai vào thực tế.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
này tôi cũng gặp không ít những khó khăn ví dụ như phòng thí nghiệm và đồ
dùng dạy học của môn Sinh học và môn Công nghệ còn thiếu thốn; học sinh
là con em đồng bào dân tộc ít người, hay những học sinh cá biệt ở trường
khác chuyển tới; mặt bằng kiến thức không đồng đều, các em quen với lối học
thụ động; học sinh bán trú chỉ học hai buổi trong ngày, các em tự học ở nhà
vào buổi tối nên giáo viên khó kiểm tra được việc tự học của các em; phần
lớn gia đình phụ huynh học sinh ở xa Trường, có một số ít gia đình việc quan
tâm tới con cái gửi học nội trú chưa được thường xuyên… Chính những khó
khăn trên đã khiến tập thể giáo viên của Trường luôn mong muốn tìm ra biện
pháp tốt nhất để giúp các em bù lấp những khoảng trống kiến thức ở lớp dưới,
hỗ trợ để các em tiếp thu tốt chương trình đang học, từng bước nâng cao chất
lượng đào tạo của Trường.
9

Hiện nay trong thực tế, còn nhiều học sinh, sinh viên học tập một cách thụ
động, đơn thuần là chỉ nhớ kiến thức một cách máy móc mà không rèn luyện
kỹ năng tư duy hay thuyết trình. Với cách học truyền thống đã khiến tư duy của
nhiều học sinh đi vào lối mòn, học sinh chỉ ghi chép thông tin bằng các ký tự,
đường thẳng… với cách ghi chép này chúng ta không kích thích được sự phát
triển của trí não, điều đó làm cho một số học sinh tuy học tập rất chăm chỉ
nhưng sự tiếp thu vẫn hạn chế. Học sinh học bài nào biết bài đó, cô lập nội
dung của các môn mà chưa nhận thấy sự liên hệ của kiến thức vì thế chưa phát
triển được tư duy logic và tư duy hệ thống, việc vận dụng kiến thức vào các bài
học tiếp theo và ứng dụng trong thực tiễn còn rất hạn chế. Các em không nắm
bắt được kiến thức trọng tâm, mối liên kết của chúng, bài học trở nên đơn điệu,
khó nhớ kiến thức, không kích thích được tính sáng tạo của cá nhân và tập thể.
Bên cạnh đó học sinh luôn cảm thấy mất tự tin khi đứng trước tập thể, không
biết làm thế nào để trình bày một vẫn đề cho logic và mang tính thuyết phục.
Kết quả dẫn đến học sinh không tập trung trong giờ học, mất tự tin khi đến lớp,
buồn chán, thất vọng và đánh mất sự đam mê học hỏi.
Trăn trở trước thực tế hết sức khó khăn: Trường chúng tôi là một trường
nội trú, số lớp học của các khối rất ít (khối lớp nhiều nhất chỉ có 3 lớp, khối
lớp ít nhất chỉ có 1 lớp) học sinh không được phân thành các lớp chọn, mặt
bằng nhận thức kém vì phần lớn học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu
số. Những em là học sinh người kinh lại rơi vào các trường hợp học sinh cá
biệt hay con em các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ li hôn, cha mẹ
lo làm kinh tế nên không có thời gian chăm sóc, quản lý con cái Vì thế việc
giúp các em nâng cao trình độ nhận thức, tiếp thu bài học nhanh, phát huy
tính sáng tạo, khả năng tư duy và tự giác học tập là một vấn đề nan giải đối
với đội ngũ giáo viên của Trường. Cũng chính từ lý do này, tôi đã nghiên cứu,
áp dụng và mạnh dạn đưa ra biện pháp ban đầu, giúp học sinh biết kết hợp
một số phương pháp học tập tích cực và sử dụng SĐTD trong môn Sinh học
và môn Công nghệ.
10

Từ năm 2010 trở về trước, với sự tìm tòi thử nghiệm, được sự giúp đỡ
của tập thể, bản thân tôi đã chủ động từng bước triển khai tiết học bằng cách
cho học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà, trên lớp học thầy và trò cùng hoạt động
nhóm, sử dụng đồ dùng học tập phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường,
giáo viên dẫn dắt gợi mở vấn đề, đặt câu hỏi, học sinh nghiên cứu và trả lời
các câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Thật vui mừng, trên tổng thể, với phương
pháp dạy học này, chúng tôi đã thu được nhiều thành tích đáng khích lệ, tỉ lệ
học sinh đạt điểm khá giỏi rất cao, không có học sinh thi lại môn Sinh học.
Từ năm 2010 đến nay, tôi đã sử dụng SĐTD để dạy môn Sinh học và
môn Công nghệ trong chương trình chính khóa. Tôi nhận thấy, nếu chúng ta
chuyển ngay từ phương pháp học ghi chép sang sử dụng bản đồ tư duy thì học
sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Học sinh sẽ lúng túng không biết phải bắt đầu từ
đâu, không biết tìm từ chìa khóa, không biết thiết kế một SĐTD cho hiệu quả.
Để đánh giá thực trạng học sinh khi chưa được hướng dẫn thiết kế
SĐTD, chúng tôi đã làm một phép so sánh thông qua một số bài kiểm tra 15
phút. Dạng đề thứ nhất: cho học sinh trả lời câu hỏi bằng phương pháp truyền
thống, học thuộc lòng và nghi chép lại. Dạng đề thứ hai: yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi bằng cách sơ đồ hóa hiểu biết của các em. Kết quả cho thấy điểm
số của hai dạng bài kiểm tra là tương đương nhau. Điều này cho thấy muốn
học sinh hiểu và vận dụng tốt phương pháp học mới thì phải hướng dẫn và
giúp các em chuyển từ lối học cũ sang cách học mới một cách cụ thể.
Biện pháp nào có thể giải quyết những tồn tại gặp phải khi thực hiện
sáng kiến kinh nghiệm khi mà hầu hết học sinh không biết tìm những từ trọng
tâm mà chỉ viết được các ghi chú theo kiểu truyền thống? Các em chỉ biết
cách chắt lọc thông tin từ sách giáo khoa, các ghi chú này vẫn dài mà không
cần thiết cho việc học của học sinh trong bài học đó, như vậy thời gian học bị
tiêu hao mà không hiệu quả, các ghi chép dài dòng khó nhớ. Cuối tiết học tôi
đặt câu hỏi để kiểm tra xem các em có ghi nhớ được gì không. Câu trả lời là
hầu hết các em không thể nhớ được nội dung và hệ thống hóa được kiến thức
11

của bài, học sinh phải nhìn lại sách giáo khoa mới trả lời được các câu hỏi.
Đây là khó khăn của hầu hết các thầy cô và học sinh gặp phải khi chuyển
từ cách học truyền thống sang sử dụng SĐTD. Tất cả chúng ta đều nhận thấy
SĐTD giúp người học sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, giải quyết các
vấn đề triệt để hơn, thấy được bức tranh tổng thể, lên được kế hoạch, truyền
đạt thông tin tốt hơn; và cảm nhận bước đầu: không khí tiết học nhẹ nhàng
hơn, thoải mái hơn Tuy nhiên, làm sao để áp dụng cho đối tượng học sinh
có học lực từ trung bình trở xuống, đặc biệt với học sinh là dân tộc thiểu số ở
vùng cao ? Đây lại là một vấn đề nan giải đặt ra. Và chúng tôi lai tiếp tục
nghiên cứu, thử nghiệm, để từ đó có kinh nghiệm sẽ trình bày phần tiếp sau.
Kết luận phần 1
Bên cạnh việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, thì đổi mới phương
pháp dạy học với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm chính là bước phát huy
tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học
Đội ngũ giáo viên Trường PTDTNT Tây Nguyên đã từng bước áp dụng
phương pháp dạy học bằng SĐTD trong thời gian qua, với một số môn hoc,
trong đó có môn SH & CN. Từ thực tế sử dụng và kết quả mang lại, có thể
khẳng định SĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập. Tuy
nhiên, việc thực hiện SĐTD không đơn giản và dễ dàng, khi mà học sinh đang
quen với phương pháp truyền thống từ bao nhiêu năm nay. Vậy, dạy học theo
phương pháp SĐTD như thế nào cho hiệu quả nhất ?
Từ những suy nghĩ trên, phần trọng tâm của đề tài sẽ trình bày các nội
dung biện pháp phối hợp sử dụng SĐTD với hoạt động nhóm và thảo luận,
rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân để phát huy tính tự chủ, sáng tạo cho
học sinh, đồng thời để giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp và đạt hiệu
quả cao trong quá trình truyền thụ bài giảng. Những nội dung này sẽ được
trình bày kỹ trong phần 2.

12
Phần 2

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI HOẠT
ĐỘNG NHÓM, THẢO LUẬN, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BÁO CÁO
CỦA CÁ NHÂN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC-CÔNG NGHỆ
2.1. Mục tiêu phối hợp hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo
cáo của cá nhân nhằm nâng cao chất lượng dạy, học môn Sinh học - Công nghệ
Việc sử dụng phương pháp SĐTD phối hợp với các phương pháp học tập
hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy
học nhf đạt tới các mục tiêu sau:
Giúp học sinh chuyển từ cách học truyền thống sang cách học tích cực
thông qua hoạt động nhóm và rèn luyện kỹ năng báo cáo.
Tiếp tục chuyển đổi từ phương phương pháp hoạt động nhóm, thảo luận
và rèn luyện kỹ năng báo cáo sang kết hợp các phương pháp học nói trên với
việc sử dụng SĐTD. Trong đó vai trò của hoạt động nhóm, báo cáo và thảo
luận cân bằng với việc sử dụng SĐTD.
Tận dụng tối đa thời gian của tiết học vào các hoạt động tích cực của học
sinh, giảm việc ghi chép trên lớp. Do đó, giúp học sinh bớt căng thẳng, mệt
mỏi để tập trung vào việc nghe giáo viên giảng giải, phân tích bài học.
Quá trình thực hiện phương pháp SĐTD, giáo viên sẽ đóng vai trò là
người tổ chức, hướng dẫn, nhận xét, bổ sung và đánh giá học sinh, chứ không
đơn thuần chỉ là người truyền đạt kiến thức giáo khoa một cách khô khan.
Ngoài ra, với phương pháp SĐTD có thể áp dụng cho nhiều môn học, có
thể sử dụng rộng rãi ở nhiều trường học, kể cả các địa phương có điều kiện
khó khăn, vùng xa xôi.
2.2. Nội dung và cách thức phối hợp hoạt động nhóm, thảo luận, rèn
luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn Sinh học - Công nghệ
ở Trường Dân tộc nội trú Tây Nguyên
Để giúp học sinh phối hợp tốt hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ
13
năng báo cáo, quan sát, nhận xét, đóng góp ý kiến và sử dụng SĐTD hiệu quả
chúng ta cần tiến hành các giai đoạn cơ bản như sau:

2.2.1. Đánh giá tình tình cụ thể của đối tượng dạy để phân nhóm
Trước tiên cần kiểm tra học lực và kết quả môn Sinh học của học sinh
thông qua bảng điểm của những năm học trước, tiếp theo giáo viên đưa ra
những câu hỏi có cấp độ khó nâng cao dần để chọn lọc và đánh giá đúng thực
chất của học sinh.
Sau đó giáo viên tiến hành phân nhóm để các em hoạt động cố định
trong các tiết học. Thông thường với sĩ số học sinh trung bình của trường tôi
là 35 học sinh/lớp, tôi chia mỗi lớp thành 4 nhóm, trong đó có cả học sinh
giỏi, khá, trung bình và yếu xem lẫn nhau. Việc phân nhóm và hoạt động cùng
nhau một cách cố định trong mỗi tiết học sẽ giúp các em làm quen với nhau
và tinh thần hỗ trợ sẽ được nâng cao bởi vì kết quả hoạt động của mỗi nhóm
sau mỗi tiết học đều được đánh giá, xếp loại. Kết quả hoạt động của mỗi
thành viên chính là kết quả hoạt động chung của cả nhóm.
Mỗi nhóm đều có danh sách cụ thể. Ở đây không có nhóm trưởng, qua
quá trình áp dụng giảng dạy và theo dõi của cá nhân, tôi thấy rằng nếu phân
công nhóm trưởng dễ dẫn đến hiện tượng những em học sinh yếu hơn sẽ ỷ lại,
đợi chờ kết quả của nhóm trưởng và các bạn khác mà không vân động suy
nghĩ, đóng góp ý kiến cũng như khả năng tư duy của mình.
Tôi yêu cầu các nhóm hoạt động theo tiêu chí mà giáo viên đưa ra. Việc
cá nhân nào sẽ đại diện cho cả nhóm lên báo cáo hay trả lời câu hỏi sẽ không
được biết trước. Chính điều này sẽ giúp tất cả các thành viên của nhóm đều
phải nỗ lực và hoạt động hết sức mình, nếu cá nhân nào không hiểu nội dung
kiến thức, các em bắt buộc phải tìm tòi hay hỏi bạn bè để hiểu và trả lời được
những vấn đề đó.
Việc chia nhóm ngay từ những ngày đầu rất quan trọng vì nó sẽ ảnh
hưởng tới kết quả hoạt động và điểm số của các em sau này.
14
2.2.2. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm chủ động - bước đệm để
chuyển sang học bằng sơ đồ tư duy
- Chuẩn bị tiết học:

Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp bằng cách tìm
các mục chính và nội dung chính của bài học. Học sinh trả lời các câu hỏi
trong sách giáo khoa và tự mình tìm những kiến thức trọng tâm của của bài
học. Giáo viên cần kiểm tra việc chuẩn bị bài trước khi tiến hành nội dung bài
mới một cách kỹ lưỡng để tập cho học sinh thói quen tự học tập nghiên cứu ở
nhà. Nếu bỏ qua khâu này, học sinh sẽ không tự giác chuẩn bị SĐTD khi giáo
viên đưa ra yêu cầu ở các bước sau.
- Tiến trình tiết học: Được tiến hành thông qua các bước cụ thể sau:
Bước 1: tiến hành bài học bằng cách giải quyết hệ thống câu hỏi cho
trước trên bảng.
Giáo viên yêu cầu học sinh di chuyển chỗ ngồi, về vị trí hoạt động nhóm,
cùng nhau thảo luận trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Hệ thống câu hỏi
này bám sát nội dung bài học. Mục đích của bước này nhằm giúp học sinh tìm
ra những nội dung cơ bản nhất trong các mục của bài mới để từ đó biết cách
tìm ra từ chìa khóa sau này.
[Hình1: Hệ thống câu hỏi giáo viên cho trước để học sinh thảo luận nhóm]
15
Thời gian hoạt động nhóm thông thường sẽ chiếm 1/3 thời lượng tiết
học. Giáo viên chỉ ghi đề mục của bài học trên bảng, và chia cột theo số lượng
mục lớn trong bài. Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên sẽ
bao quát và hỗ trợ các em, định hướng cho các em có thể tìm ra những câu trả
lời hợp lý. Hết thời gian thảo luận học sinh ở các nhóm trở về vị trí ban đầu.
[Hình 2: Học sinh thảo luận theo nhóm]
Bước 2: hoàn thiện nội dung thảo luận trên bảng
Sau khi học sinh đã ổn định lại vị trí, giáo viên sẽ chỉ định các nhóm hoàn
thành bài mới bằng cách mỗi nhóm cử một đại diện lên viết phần nội dung
chính mà nhóm mình đã thảo luận lên các phần đã được kẻ sẵn trên bảng.
Thông thường mỗi nhóm sẽ phụ trách mỗi mục lớn trong sách giáo khoa.
16
[Hình 3: Học sinh đang hoàn thành nội dung thảo luận trên bảng và báo cáo]

Bước 3: báo cáo trước tập thể phần mới thảo luận
Trong khi các đại diện của các nhóm hoàn thành phần ghi chép trên
bảng, giáo viên tiếp tục chỉ định bất kỳ học sinh nào đó trong các nhóm, lên
báo cáo trước lớp từng phần theo trình tự trong nội dung bài học.
Để thực hiện tốt bước này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách
giới thiệu bản thân, cách báo cáo một nội dung kiến thức và kết thúc bài báo
cáo của mình. Mỗi học sinh khi lên báo cáo sẽ giới thiệu họ tên của mình,
thuộc nhóm mấy và nội dung mình sẽ báo cáo. Nội dung phần báo cáo cần
bám sát những ý chính của bài học, dựa trên việc thảo luận những câu hỏi mà
giáo viên đã đưa ra từ đầu tiết học. Các học sinh khác sẽ nghe bạn báo cáo.
Kết thúc phần báo cáo của mình, học sinh sẽ cám ơn các bạn và giáo viên đã
lắng nghe và nhận những ý kiến đóng góp.
Bước 4: giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận chung và hoàn thiện
kiến thức từng mục của bài học
Học sinh cả lớp sẽ đưa ra ý kiến nhận xét về cả hình thức và nội dung
kiến thức, đóng góp cho thành viên vừa báo cáo. Giáo viên sẽ tổ chức hoạt
động này, sau khi tiếp nhận ý kiến của các thành viên trong những nhóm
khác, giáo viên sẽ chốt lại những ý chính cần phải nắm được trong mục này,
17
đồng thời dùng dụng cụ học tập như tranh ảnh, mô hình, mẫu vật để hỗ trợ,
lấy thêm ví dụ và giảng giải những nội dung khó, mang tính tư duy hay
chuyên môn cao. Ở bước này giáo viên đóng vai trò người điều khiển, nhận
xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức cần nắm được ở mục vừa thảo luận.
Thời gian đầu học sinh sẽ cảm thấy bỡ ngỡ khi tự tìm tòi kiến thức cũng
như đứng trước cả lớp để trình bày một vấn đề, nhưng chỉ sau vài tiết học như
thế, học sinh sẽ quen dần với cáchhọc này, các em có thể thảo luận để tìm ra
được nội dung kiến thức cơ bản của bài học và tự tin báo cáo.
Cũng tại thời điểm này, các học sinh được cử lên ghi chép nội dung thảo
luận các mục trên bảng cũng đã hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên sẽ sửa và bổ
sung ngay từng mục sau báo cáo và ghi chép.

Học sinh cả lớp sẽ xem lại phần chuẩn bị ở nhà của mình và bổ sung
những phần kiến thức còn thiếu. Như vậy giáo viên sẽ không còn nặng nề về
vở soạn hay vở ghi chép của học sinh nữa, vì học sinh sẽ kết hợp hai loại vở
để tích lũy thông tin cho mình.
Cứ như vậy giáo viên và học sinh sẽ báo cáo, thảo luận để giải quyết hết
nội dung bài học mới.
Bước 5: Tổng hợp kiến thức và đánh giá
Cuối tiết học toàn bộ nội dung kiến thức cần nắm bắt được thể hiện trên
bảng. Học sinh hoàn thiện bài học trong vở của mình. Kết quả của ý thức hoạt
động thảo luận nhóm, việc ghi chép trên bảng, kết quả báo cáo trước lớp và
kết quả những ý kiến đóng góp đúng sẽ là thành tích chung của cả nhóm.
Giáo viên đánh giá và xếp loại A, B, C, D cho các nhóm. Với những cá
nhân có thành tích tốt sẽ được cộng điểm hay cho điểm ngay sau tiết học.
Điều này động viên các em rất nhiều để học tốt hơn.
18
[Hình 4: Bài học đã hoàn thiện trên bảng]
Hoạt động thảo luận nhóm, tập tìm các từ chìa khóa và báo cáo như trên
sẽ được áp dụng trong 2 tới 3 tuần đầu, giúp học sinh làm quen với việc chủ
động nghiên cứu và tìm tòi kiến thức mới, giúp các em tự tin khi đứng lên báo
cáo một vấn đề nào đó trước tập thể hay trước đám đông. Hầu hết học sinh
của chúng ta ở các trường có nhiều học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu
số, mỗi khi đứng trước tập thể để báo cáo một vấn đề, các em thường lúng
túng không biết bắt đầu từ đâu, diễn giải vấn đề đó và kết thúc như thế nào.
Rào cản ngôn ngữ và khả năng diễn đạt đã hạn chế khả năng học tập sáng tạo
của học sinh rất nhiều. Qua cách học như trên tôi đã giúp các em học sinh của
mình rất tự tin, hứng khởi và hoạt động tích cực trong tiết học, các em biết tự
học tập và khai thác hình trong sách giáo khoa cũng như đưa ra được các ví
dụ hợp lý.
Đây chính là bước đệm để giúp học sinh chuyển sang cách học với
SĐTD một cách hiệu quả.

2.2.3. Hướng dẫn học sinh hiểu khái niệm, ý nghĩa, biết cách thiết kế
sơ đồ tư duy và tìm từ chìa khóa.
19
[ Hình 5: Giới thiệu sơ đồ tư duy]
Sau khi học sinh đã quen với cách học chủ động trong hoạt động nhóm,
giáo viên cần có tiết ngoại khóa hoặc phụ đạo để giúp các em hiểu khái niệm
SĐTD là gì, tại sao nên chuyển từ cách học truyền thống sang cách học nhóm
và sử dụng SĐTD ? Đưa ra những SĐTD mẫu và kết quả học tập bằng SĐTD
ở các trường khác và các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các bài báo, bài
phỏng vấn với tác giả của SĐTD, các hình ảnh thực tế, thông qua hoạt động
này giúp các em say mê hứng thú trong việc tiếp cận với phương pháp học
mới. Qua thực tế cho thấy, nhiều học sinh trung bình, khá và giỏi sẽ hưởng
ứng ngay và thích thú với việc học theo SĐTD, nhưng phần lớn các em học
sinh yếu và kém sẽ cảm thấy chán nản, không muốn học vì bản thân các em
đã không chịu khó tìm tòi, đầu từ thời gian vào việc chuẩn bị bài ở nhà, bên
cạnh đó các em không xác định được đâu là từ chìa khóa và trọng tâm của bài.
Chính vì vậy việc truyền cảm hứng cho các em, hướng dẫn để các em có thể
tự thiết kế được SĐTD cũng rất cần được chú ý. Việc hoạt động nhóm theo
phương pháp chia nhóm cố định sẽ hỗ trợ học sinh có học lực yếu kém ở các
trường dân tộc nội trú hay những trường có lượng học sinh khá giỏi còn hạn
chế, giải quyết những tồn tại này.
20
[Hình 6: Học sinh tham gia tiết ngoại khóa về sơ đồ tư duy]
2.2.4. Giáo viên thiết kế mẫu sơ đồ tư duy
Việc tìm hiểu lý thuyết chỉ là bước mở đầu, việc thực hành và giúp các
em được tiếp cận với SĐTD trong tiết học thực tế sẽ giúp cho các em hiểu rõ
việc mình phải làm hơn. Hoạt động nhóm như đã nêu ở mục 2.1.2 đã giúp học
sinh rèn luyện khả năng bao quát vấn đề, tìm được nội dung chính của bài
học, rèn luyện kỹ năng báo cáo và ghi chép trên bảng, nhưng việc tìm ra từ
chía khóa và phát huy khả năng tư duy sáng tạo của các em thì cần phải thông

qua SĐTD.
Để tiến hành một tiết dạy với mục đích vừa học bài mới vừa hướng dẫn
học sinh thiết kế SĐTD đòi hỏi giáo viên phải có khả năng bao quát, tổng hợp
kiến thức, cân đối thời gian và tổ chức tiết học hợp lý, bên cạnh đó giáo viên
phải có kỹ năng vẽ hình. Giáo viên tiến hành vẽ tiêu đề bài học ở trung tâm
bảng bằng phấn màu, sau đó đặt câu hỏi cho học sinh về số lượng mục trong
bài, nội dung chính từng mục và cách thiết kế cụ thể một bài học trên bảng.
Mỗi mục được thiết kế theo dạng nhánh với từng màu khác nhau. Giáo viên
đặt các câu hỏi tương tự hệ thống câu hỏi ở phần trước đã rèn luyện cho học
sinh để điền từ chìa khóa vào các nhánh của SĐTD. Kết quả sau tiết học, học
sinh cùng giáo viên thiết kế xong bài học bằng SĐTD. Giáo viên cũng nhắc
21
học sinh những điểm tránh không sử dụng khi tạo một SĐTD như quá lạm
dụng màu sắc, chỉ chú ý tới vẽ hình mà quên nội dung kiến thức
Giáo viên làm mẫu cho học sinh từ 2 đến 3 tiết, sau đó yêu cầu học sinh
về nhà tự thiết kế bài học mới bằng SĐTD như đã được hướng dẫn. Ở đây
giáo viên không bó buộc cứng nhắc ý tưởng của học sinh, cần tôn trọng các
em và chỉ nhắc nhở khi có những học sinh vẽ sơ đồ bằng những hình dáng
không phù hợp với lứa tuổi hay nội dung kiến thức.
[Hinh 7: Bài học bằng sơ đồ tư duy]
2.2.5. Tiến trình phối hợp hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ
năng báo cáo và sử dụng sơ đồ tư duy
- Công tác chuẩn bị:
Đối với giáo viên: soạn bài và thiết kế bài học theo SĐTD. Dựa vào nội
dung bài mới để đưa ra hệ thống câu hỏi. Phần câu hỏi này có thể được ghi
chép sẵn trên bảng phụ hoặc viết lên bảng. Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học
như tranh ảnh, sơ đồ, ảnh động, máy chiếu… với nội dung tương ứng để minh
họa cho kiến thức được thể hiện trên SĐTD bởi vì khi sử dụng SĐTD, sẽ
không dủ diện tích bảng để học sinh vẽ hay lồng ghép tranh ảnh vào sơ đồ.
Chuẩn bị danh sách học sinh và đối tượng học sinh nào giáo viên muốn đánh

giá trong buổi học hôm đó.
22
Đối với học sinh: Toàn bộ học sinh đã được hướng dẫn thiết kế SĐTD
sẽ chuẩn bị bài mới ở nhà bằng cách tự thiết kế sơ đồ theo ý tưởng của mình.
Bên cạnh đó các em chuẩn bị thêm một số hình ảnh có liên quan tới bài học,
giải thích các hình vẽ và sơ đồ có trong nội dung bài mới. Lớp học phải có
phấn màu và nơi treo tranh, bảng phụ.
[Hình 8: Một bài chuẩn bị ở nhà của học sinh]
- Tiến trình bài mới:
Bước 1: Giáo viên kiểm tra công tác chuẩn bị ở nhà của học sinh
Giáo viên dành khoảng 5 phút để kiểm tra việc chuẩn bị sơ đồ ở nhà của
học sinh. Khoảng thời gian này tương ứng với việc kiểm tra bài cũ theo cách
dạy truyền thống. Giáo viên chọn ra những bài làm đạt chất lượng tốt về hình
thức, có tính sáng tạo cao và một số bài làm sơ sài, có tính chống đối. Sau đó
phân tích những điểm được và chưa được của công việc chuẩn bị bài của học
sinh, khuyến khích các em đã chuẩn bị tốt bằng những lời khen, chỉ ra các
điểm mạnh mà các em này đã làm được. Bên cạnh đó nhắc nhở các em chưa
tích cực, chỉ ra các điểm tồn tại của học sinh bằng những câu nhận xét hài
hước, tránh làm các em cảm thấy bị tổn thương vì khả năng vẽ, phối màu, tổ
23
chức và thiết kế bài học cần có năng khiếu và thời gian làm quen làm. Qua
hoạt động kiểm tra bài soạn ở nhà giáo viên sẽ khởi động tiết học, gây hứng
thú cho học sinh ngay khi mới vào giờ học.

[Hình 9: So sánh bài chuẩn bị tốt (bên trái) và bài chuẩn bị chưa tốt(bên phải)]
Cũng qua thao tác này, bước đầu giáo viên đã định hình cho các em biết
phải làm gì với bài học mới thông qua các bài chuẩn bị của các học sinh được
biểu dương. Giáo viên cũng đánh giá được thái độ học tập của tập thể cũng
như cá nhân, qua đây cũng có thể cho điểm học sinh hay cộng điểm để
khuyến kích học sinh.

Bước 2: Hoạt động nhóm
Kết thúc phần kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, giáo viên
yêu cầu học sinh cả lớp nhìn bao quát bài mới và đọc rõ tiêu đề bài học, dẫn
dắt học sinh vào bài mới thông qua những câu chuyện hay kiến thức thực tế.
Nhìn bề ngoài, đây là một việc làm không cần thiết lắm đối với học sinh
THCS và THPT bởi vì các em đều có thể đọc được tiêu đề của bài, những qua
quá trình dạy học theo phương thức phối hợp hoạt động nhóm với SĐTD tôi
24
nhận thấy, việc yêu cầu học sinh bao quát bài mới và đọc to tiêu đề của bài là
rất quan trọng. Thao tác này giúp học sinh nắm được thông tin tổng thể bài
học và hiểu được nội dung cần nghiên cứu của bài mới, bởi vì tiêu đề và các
đề mục đã thể hiện rất rõ kiến thức cần nắm bắt trong bài học.
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi liên quan tới nội dung bài học, khi trả
lời các câu hỏi này, học sinh sẽ nắm được nội dung bài mới. Các câu hỏi này
có thể được chuẩn bị trước bằng bảng phụ hay giáo viên sẽ viết lên bảng trong
khi học sinh hoạt động nhóm.
Học sinh về nhóm của mình để thảo luận, các em sẽ đưa SĐTD đã thiết kế
ở nhà, đối chiếu với bài của các bạn khác, kiểm tra lại các mục và nội dung
chính, bổ sung các thông tin còn thiếu trong bài của mình, trả lời các câu hỏi
trong sách giáo khoa và giải thích hình vẽ hay sơ đồ trong bài học. Trong quá
trình chuẩn bị SĐTD ở nhà các em có thể vẽ vào giấy A4 hay vở học, có chừa
ra những khoảng trống để bổ sung thêm khi giáo viên giảng bài, toàn bộ SĐTD
sau giờ học sẽ được lưu giữ lại như vở ghi chép của các em.
Trong khi học sinh hoạt động nhóm, giáo viên hỗ trợ các em khi gặp các
câu hỏi khó, sau đó giáo viên vẽ phần trung tâm với tiêu đề bài mới để trong
hoạt động tiếp theo các em sẽ tiếp tục thiết kế SĐTD. Điều cần lưu ý là giáo
viên chỉ viết tiêu đề bài ở trung tâm, không vẽ màu hay có ý tưởng gì thêm,
tất cả phần thiết kế sẽ được học sinh tự làm ở phần sau. Nếu giáo viên đưa ra
ý tưởng ban đầu, bắt buộc học sinh sẽ phải nối tiếp các hình vẽ theo ý tưởng
của giáo viên, việc này sẽ hạn chế tính sáng tạo của các em.

Kết thúc hoạt động nhóm học sinh phải nắm bắt được tổng thể kiến thức
có trong bài học, giải thích được kênh hình của bài, trả lời các câu hỏi của giáo
viên và câu hỏi trong sách giáo khoa, bổ sung được sơ đồ của mình theo ý
tưởng thảo luận của nhóm và sẵn sàng để chuyển sang hoạt động tiếp theo của
tiết học. Thời lượng của việc hoạt động nhóm khoảng 1/3 thời gian tiết học.
25
[Hình 10: Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm]
Bước 3: Báo cáo và thiết kế bài mới bằng SĐTD trên bảng
(1) Học sinh thiết kế SĐTD trên bảng:
Sau khi kết thúc hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện
lên bảng thiết kế các mục của bài học, ví dụ nhóm thứ nhất thiết kế phần I,
nhóm thứ hai sẽ thiết kế phần II… như vậy các em đã thảo luận toàn bộ nội
dung của cả bài học, nhưng khi thiết kế SĐTD trên bảng thì mỗi nhóm chỉ vẽ
một mục. Các nhóm sẽ không biết trước nhóm mình sẽ thiết kế mục nào nên
bắt buộc các em phải thảo luận kỹ lưỡng nội dung của cả bài, không có hiện
tượng bỏ qua kiến thức. Nếu giáo viên giao nhiệm vụ trước cho học sinh, các
em sẽ tập trung vào mục mình sẽ làm mà bỏ qua các mục khác, dẫn tới có nội
dung được nghiên cứu sâu, nhưng có những mục các em không hiểu.
Từ phần trung tâm mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn trên bảng, các em là đại
diện của mỗi nhóm phải hội ý với nhau và thống nhất cách sẽ thiết kế và sử
dụng màu sắc cho sơ đồ bài học mới. Các em có thể dùng đường cong, vòng
tròn, hình chữ nhật hay các hình vẽ khác để thiết kế nội dung của nhóm mình,
việc này không cần phải quy định bởi mỗi học sinh sẽ có một ý tưởng mới.
Các học sinh đã lên thiết kế ở tiết này sẽ không lên ở tiết sau, điều này sẽ giúp
học sinh luôn ở tư thế chuẩn bị để làm việc.
26
Kết quả sau khi thiết kế trên bảng xong, ta sẽ có một SĐTD về tổng thể nội
dung bài học mới, với rất nhiều ý tưởng và hình vẽ độc đáo, sáng tạo.
(2) Hoạt động báo cáo trước tập thể
Trong khi các em là đại diện của nhóm lên vẽ trên bảng, giáo viên sẽ lối

kéo sự tập trung của học sinh dưới lớp về phía mình bằng các kiến thức mới có
liên quan tới bài học. Thao tác này đòi hỏi người giáo viên phải nghiêm túc và
có cách truyền đạt lôi cuốn mới thu hút được học sinh bởi vì, hầu hết học sinh
sẽ háo hức nhìn xem bạn mình đang thiết kế và có ý tưởng gì mới trên bảng,
các ý tưởng đó có đúng như nhóm đã thảo luận không? Các nhóm bên cạnh có
ý tưởng gì mới không? Nên lúc này nếu giáo viên không chỉnh đốn kịp thời,
lớp học sẽ dễ bị mất tập trung và rơi vào tình trạng ồn ào mất kiểm soát.
Giáo viên sẽ chỉ định một số học sinh có trong danh sách đã chuẩn bị ở
nhà để lên báo cáo. Các học sinh này còn yếu về khả năng tổng hợp, báo cáo
hay còn chưa có điểm miệng sẽ được gọi lên bảng.
[Hình 11: Học sinh thiết kế sơ đồ tư duy và báo cáo]
Học sinh được chỉ định báo cáo sẽ lên đứng trên bục giảng giữa lớp học,
nói to, rõ, giới thiệu họ tên của mình, nhóm hoạt động và nội dung cần báo
cáo, giải thích hình vẽ trong mục nếu có. Giáo viên và cả lớp sẽ theo dõi bài
báo cáo này. Kết thúc bài báo cáo học sinh sẽ cám ơn giáo viên và các bạn đã
lắng nghe và xin được lĩnh hội ý kiến đóng góp.
Bước 4: Giáo viên hướng dẫn thảo luận chung
27
Kết thúc phần báo cáo của học sinh, giáo viên sẽ điều khiển hoạt động
của cả lớp với tư cách người dẫn chương trình. Giáo viên hỏi lớp học xem có
học sinh nào nhận xét gì về bài báo cáo vừa rồi không. Học sinh cả lớp sẽ
nhận xét về thái độ, giọng nói, cách báo cáo, nội dung kiến thức…. của bạn
mình. Giáo viên sẽ tiếp nhận các ý kiến và nhận xét.
[Hình 12: Giáo viên hướng dẫn thảo luận chung]
Trước tiên giáo viên nhận xét về học sinh lên báo cáo bao gồm nội dung
kiến thức và hình thức báo cáo được chưa, tiếp theo là nhận xét về các ý kiến
đóng góp, có ý kiến đúng có ý kiến chưa hợp lý, giáo viên cần phân tích để cả
lớp thấy được mặt ưu điểm và mặt tồn tại của cả người lên báo cáo và người
đưa ra ý kiến đóng góp.
Cuối cùng giáo viên sẽ giải thích lại và bổ sung kiến thức cần mở rộng

trong nội dung mục này.
Kết thúc phần này giáo viên sẽ kiểm tra luôn phần thiết kế của mục
tương ứng với mục vừa báo cáo trên bảng. Giáo viên cần căn thời gian làm
sao để khi học sinh thứ nhất báo cáo xong thì các em thiết kế trên bảng cũng
đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và về chỗ để cùng hoạt động chung với cả
lớp. Giáo viên nhận xét phần nhánh thiết kế và bổ xung thêm kiến thức nếu
cần, sử dụng đồ dùng dạy học để minh họa cho nội dung của mục. Sau đó yêu
cầu học sinh kiểm tra lại bài thiết kế ở nhà của mình, bổ sung kiến thức nếu
các em còn thiếu.
28
Cứ như thế, giáo viên tiếp tục chỉ định học sinh khác lên báo cáo, các em
khác đưa ra ý kiến nhận xét, giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh kiến thúc và
SĐTD của từng nhóm trên bảng.
Thời lượng tiến hành hoạt động này chiếm gần 2/3 hoạt động của tiết học.
Bước 5: Giáo viên nhận xét tiết học, đánh giá hoạt động từng nhóm và
xếp loại. cho điểm những em có thành tích tốt trong tiết học.
Kết quả bài học được xây dựng bởi hoạt động chuẩn bị ở nhà của học
sinh, hoạt động thảo luận nhóm, báo cáo trước lớp, thiết kế sơ đồ của các
nhân và hoạt động thảo luận chung của cả lớp. Kết thúc bài học SĐTD hoàn
chỉnh với toàn bộ nội dung bài học trên bảng, học sinh sẽ kiểm tra lại bài của
mình để bổ sung.
[Hình 13: Sơ đồ bài học hoàn chỉnh]
29

×