Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận quản trị hàng tồn kho tại Công ty Tamaki Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.47 KB, 26 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế HCM
Viện Đào Tạo Sau Đại Học

Tiểu luận
Tp.HCM năm 2013
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI
CÔNG TY TAMAKI VIỆT NAM
MỤC LỤC
I. Phần Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
II. Nội dung
1. Cơ sở lý thuyết 4
1.1. Các khái niệm 4
1.2. Các loại hàng tồn kho 4
1.3. Chức năng quản trị hàng tồn kho 6
1.4. Các chi phí liên quan đến tồn kho 7
1.5. Các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho 8
1.6. Các mô hình quản trị hàng tồn kho 9
2. Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Tamaki (Việt Nam) 15
2.1 Giới thiệu về công ty Tamaki (Việt Nam) 15
2.2 Thực trạng quản lý hàng tồn kho 17
2.3 Áp dụng mô hình hàng tồn kho vào doanh nghiệp 21
III. Kết Luận 26
2
I. Phần Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bất kì doanh nghiệp nào dù là sản xuất, dịch vụ hay thương mại thì đều


cũng cần trữ nguyên vật liệu cho sản xuất, cất trữ thành phẩm chưa đưa ra thị trường
được gọi chung là là tồn kho. Hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa
các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho có nhiều
loại, chỉ là hình thức biểu hiện của mỗi cái là khác nhau. Và dù biểu hiện dưới hình
thức nào thì đó cũng là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Vấn đề được chủ các
doanh nghiệp quan tâm là làm sao quản lý hàng tồn kho sao cho hiệu quả, vừa đảm
bảo sản lượng hàng để cung ứng mà cũng không thu mua quá nhiều nguyên vật liệu
đầu vào gây nên tổn thất vô ích và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như doanh số bán ra giảm, hợp đồng thu mua
nguyên vật liệu đã kí, làm cho lượng hàng tồn kho tăng từ đó kéo theo chi phí cũng
tăng theo.
Vậy tồn kho như thế nào là hợp lý và hiệu quả?
Thông qua tìm hiểu lý thuyết và tiến hành ứng dụng vào phân tích “QUẢN
TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TAMAKI (VIỆT NAM)” để có thể đúc kết
được những kiến thức cần thiết để áp dụng vào quá trình quản trị sau này .
2. Mục đích nghiên cứu.
Tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại
hoặc tương lai. Hàng tồn kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn có tồn kho
sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu hoặc linh kiện và tồn kho công cụ dụng
cụ dùng trong sản xuất… Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là
một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp
đó. Thông thường giá trị hàng tồn kho chiếm 40% - 50% tổng giá trị tài sản của một
doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề hết
sức cần thiết và chủ yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp. Tồn kho là cầu nối giữa
sản xuất và tiêu thụ. Người bán hàng nào cũng muốn nâng cao mức tồn kho để đáp
ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng; nhân viên phụ trách sản xuất và tác
nghiệp cũng thích có một lượng tồn kho lớn vì nhờ đó mà họ lập kế hoạch sản xuất
dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với bộ phận tài vụ thì bao giờ cũng muốn hàng tồn kho
được giữ ở mức thấp nhất, bởi vì tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ không chi tiêu vào mục

khác được. Do đó, kiểm tra tồn kho là việc làm không thể thiếu được, qua đó doanh
nghiệp có thể giữ lượng tồn kho ở mức “vừa đủ”. Có nghĩa là không “quá nhiều” mà
cũng đừng “quá ít”. Bởi vì khi mức tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến chi phí tăng cao;
đối với một số hàng hoá nếu dự trữ quá lâu sẽ bị hư hỏng, hao hụt, giảm chất lượng
như lương thực, thực phẩm, rau củ quả … Điều này sẽ gây khó khăn trong việc cạnh
tranh với các đối thủ trên thị trường. Ngược lại, lượng tồn kho không đủ sẽ làm
giảm doanh số bán hàng (đối với hàng tồn kho là thành phẩm), ngoài ra có thể dẫn
3
đến tình trạng khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh khi nhu
cầu của họ không được đáp ứng. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của quản trị tồn kho là
phải trả lời được 2 câu hỏi sau:
Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu?
Khi nào thì tiến hành đặt hàng?
Vì thế tôi đã nghiên cứu về hàng tồn kho của công ty Tamaki - công ty 100%
vốn nước ngoài, một công ty mang đầy đủ các đặc điềm về hàng tồn kho sẽ mang lại
cái nhìn chung nhất cho chúng ta về vấn đề hàng tồn kho này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công ty TNHH Tamaki (Việt Nam) (“Công ty”) là doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư khoảng 20 triệu euro.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nguyên vật liệu tồn kho chính là hạt nhựa. Do đó phạm vi của đề tài là quản
trị tình hình tồn kho cho nguyên vật liệu này.
II. Nội dung:
4
1. Cơ sở lý thuyết:
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là tổng hợp tất cả các nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu
trước mắt hoặc tương lai. Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,

bán thành phẩm và thành phẩm chưa tiêu thụ.
1.1.2. Tồn kho trung bình
Trong quá trình sử dụng hàng tồn kho, hàng trong kho có lúc cao, lúc thấp, để
đơn giản trong việc tính chi phí tồn kho, người ta sử dụng tồn kho trung bình
(TKTB).
TKTB = (Tồn kho cao nhất + Tồn kho thấp nhất)/2
1.1.3. Điểm đặt hàng lại (ROP)
Điểm đặt hàng lại được xem như là mức độ tồn kho mà tại đó thực hiện một
đơn đặt hàng kế tiếp.
ROP = d.L
d: Nhu cầu sử dụng hàng tồn kho trong một ngày
L: Thời gian chuẩn bị giao nhận hàng
1.2. Các loại hàng tồn kho
Hàng tồn kho trong hệ thống cung ứng – sản xuất và phân phối đều nhằm mục
đích dự phòng những bất trắc có thể xảy ra. Các dạng tồn kho được minh họa qua sơ
đồ dưới đây:
1.2.1. Tồn kho nguyên vật liệu
5
Tồn kho nguyên vật liệu bao gồm các chủng loại hàng mà một doanh nghiệp
mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Nó có thể bao gồm các nguyên
vật liệu cơ bản (ví dụ như sắt quặng được dùng làm nguyên vật liệu thô để sản xuất
thép), bán thành phẩm (ví dụ như chíp bộ nhớ dùng để lắp ráp máy vi tính) hoặc gồm
cả nguyên vật liệu cơ bản và bán thành phẩm. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho
thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động mua vật tư và
hoạt động sản xuất. Đặc biệt bộ phận cung ứng vật tư sẽ có lợi khi có thể mua một số
lượng lớn và được hưởng giá chiết khấu từ các nhà cung cấp. Ngoài ra, khi doanh
nghiệp dự đoán rằng trong tương lai giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng hay một loại
nguyên vật liệu nào đó khan hiếm, hoặc cả hai yếu tố đó thì việc lưu giữ một số
lượng hàng tồn kho lớn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp luôn được cung ứng đầy đủ
kịp thời với chi phí ổn định.

Bộ phận sản xuất trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất và phương tiện
sản xuất, nhân lực luôn cần có sẵn một lượng hàng tồn kho thích hợp. Do vậy chúng
ta có thể hiểu được tại sao các bộ phận sản xuất và cung ứng vật tư trong các doanh
nghiệp luôn muốn duy trì một số lượng lớn hàng tồn kho nguyên vật liệu.
1.2.2. Tồn kho bán thành phẩm
Bán thành phẩm là vật tư đã được gia công nhưng chưa hoàn thành. Tồn kho
bán thành phẩm là bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất, có thể chiếm đến 50%
tổng đầu tư tồn kho. Đầu tư tồn kho bán thành phẩm là tích lũy chi phí trực tiếp và
gián tiếp trong quá trình chế tạo từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm rồi thành
phẩm.
Giảm tồn kho bán thành phẩm làm lộ ra các vấn đề dẫn đến cải thiện hệ thống
làm cho chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất giảm, đáp ứng khách hàng tốt hơn.
1.2.3. Tồn kho sản phẩm dở dang
Tồn kho các sản phẩm dở dang bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang
còn nằm tại một công đoạn (như lắp ráp hoặc sơn); sản phẩm dở dang có thể đang
nằm trung chuyển giữa các công đoạn, hoặc có thể đang được cất giữ tại một nơi nào
đó, chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất.
Tồn trữ sản phẩm dở dang là một phần tất yếu của hệ thống sản xuất công
nghệ hiện đại. Bởi vì nó sẽ mang lại cho mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất một
mức độ độc lập nào đó. Thêm vào đó sản phẩm dở dang sẽ giúp lập kế hoạch sản
xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hóa chi phí phát sinh do ngưng trệ sản
xuất hay có thời gian nhàn rỗi.
1.2.4. Tồn kho thành phẩm
6
Tồn kho thành phẩm bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất
của mình và đang nằm chờ tiêu thụ. Ngoại trừ các thiết bị có qui mô lớn, còn lại các
sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp đều được sản xuất hàng loạt và tồn
trữ trong kho nhằm đáp ứng mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai.
Việc tồn trữ đủ một lượng thành phẩm tồn kho mang lại lợi ích cho cả hai bộ
phận sản xuất và bộ phận marketing của một doanh nghiệp. Dưới góc độ của bộ phận

marketing, với mức tiêu thụ trong tương lai được dự kiến không chắc chắn, tồn kho
thành phẩm với số lượng lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ một nhu cầu tiêu thụ
nào trong tương lai, đồng thời tối thiểu hóa thiệt hại vì mất doanh số bán do không
có hàng giao hay thiệt hại vì mất uy tín do chậm trễ trong giao hàng khi hàng trong
kho hết. Dưới góc độ của nhà sản xuất thì việc duy trì một lượng lớn thành phẩm tồn
kho cho phép các loại sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, và điều này giúp
giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm do chi phí cố định được phân bổ trên
số lượng lớn đơn vị sản phẩm được sản xuất ra.
1.3. Chức năng quản trị hàng tồn kho
1.3.1. Chức năng liên kết
Chức năng liên kết chủ yếu của quản trị hàng tồn kho là liên kết giữa quá
trình sản xuất và cung ứng.
Khi cung và cầu của một loại hàng tồn kho nào đó không đều đặn giữa các
thời kỳ thì việc duy trì thường xuyên một lượng tồn kho nhằm tích lũy đủ cho thời
kỳ cao điểm là một vấn đề hết sức cần thiết.
Thực hiện tốt chức năng liên kết nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, tránh sự
thiếu hụt gây lãng phí trong sản xuất.
1.3.2. Chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát
Một doanh nghiệp nếu biết trước tình hình tăng giá của nguyên vật liệu hay
hàng hóa, họ có thể dự trữ hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí. Như vậy tồn kho sẽ là
một hoạt động đầu tư tốt, dĩ nhiên khi thực hiện hoạt động tồn kho chúng ta phải
xem xét đến chi phí và rủi ro của nó có thể xảy ra trong quá trình tiến hành tích trữ
hàng tồn kho.
1.3.3. Chức năng khấu trừ theo số lượng
Một chức năng khá quan trọng của quản trị hàng tồn kho là khấu trừ theo số
lượng. Rất nhiều nhà cung ứng sẵn sàng chấp nhận khấu trừ cho những đơn hàng có
số lượng lớn. Việc mua hàng với số lượng lớn có thể đưa đến việc giảm phí tổn sản
xuất, tuy nhiên mua hàng với số lượng lớn sẽ chịu chi phí tồn trữ cao do đó trong
quản trị hàng tồn kho người ta cần phải xác định một lượng hàng tối ưu để hưởng
được giá khấu trừ, mà dự bị tồn trữ tăng không đáng kể.

1.4. Các chi phí liên quan đến tồn kho
Bốn loại chi phí cơ bản liên quan đến tồn kho là chi phí tồn trữ, chi phí đặt
7
hàng, chi phí thiếu hụt và chi phí mua hàng.
1.4.1. Chi phí tồn trữ (C
tt
)
Bao gồm các chi phí liên quan đến tồn trữ hàng tồn kho, phụ thuộc vào mức
lưu giữ và thời gian lưu giữ.
Tỷ lệ từng loại chi phí tiền chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng lệ thuộc vào từng loại
doanh nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất ngân hàng hiện tại. Chi phí tồn trữ được
biểu diễn bằng chi phí bằng tiền để lưu giữ một đơn vị sản phẩm trong một thời kỳ
(tháng, năm) hoặc bằng một tỷ lệ phần trăm so với giá trị tồn kho.
C
tt
= Tồn kho trung bình × Chi phí cho một đơn vị hàng tồn kho
Q
TB
H
H = I * P (P: đơn giá hàng tồn kho)
Tỷ lệ chi phí hàng tồn kho trong một năm so với giá trị hàng tồn kho.
I là Tổng Chi phí tồn kho trong một năm/Tổng Giá trị hàng tồn kho trong một
năm
1.4.2. Chi phí đặt hàng (C
đh
)
Liên quan đến các tác vụ bổ sung lượng hàng tồn kho, thường không phụ
thuộc cỡ đơn hàng và biểu thị bằng số tiền cho mỗi đơn hàng. Một số thành phần chi
phí có thể kể đến như sau:
- Chi phí cho việc tìm kiếm nguồn hàng (chi phí giao dịch).

- Chi phí hoạt động cho trạm thu mua hay văn phòng đại diện.
- Chi phí cho người môi giới.
- Chi phí cho việc giao tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Chi phí vận chuyển và giao nhận.
- Kiểm tra.
- Bốc xếp, lưu kho.
- Kế toán, kiểm toán
Chi phí đặt hàng biến đổi theo số lượng đơn hàng, chi phí này trái chiều với
chi phí tồn trữ: ít đơn hàng, tức chi phí đặt hàng thấp thì số lượng hàng cho mỗi đơn
hàng cao tức chi phí lưu trữ trong một đơn vị thời đoạn sẽ cao.
C
đh
= Số lần đặt hàng trong một năm x Chi phí một lần đặt hàng
1.4.3. Chi phí thiếu hụt
Xuất hiện khi nhu cầu không được đáp ứng vì không đủ tồn kho. Ví dụ khi
nguyên vật liệu trong kho hết thì chi phí thiệt hại do kho không có nguyên vật liệu sẽ
8
bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí ngừng trệ sản xuất. Khi hàng tồn kho
là sản phẩm dở dang hết thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất bị thay
đổi và đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra những thiệt hại do sản xuất bị ngừng trệ
và phát sinh chi phí. Cuối cùng khi hàng tồn kho hết đối với thành phẩm có thể gây
nên hậu quả là lợi nhuận bị mất trong ngắn hạn khi khách hàng quyết định mua sản
phẩm từ những doanh nghiệp đối thủ và gây nên những mất mát tiềm năng trong dài
hạn khi khách hàng đặt hàng từ những doanh nghiệp khác trong tương lai.
Như vậy chi phí đặt hàng, chi phí thiếu hụt quan hệ trái chiều với chi phí lưu
giữ. Tồn kho lớn sẽ làm giảm nguy cơ thiếu hụt nhưng làm tăng chi phí cho hàng tồn
kho.
1.4.4. Chi phí mua hàng (C
mh
)

Là giá trị hàng mua, được tính bằng khối lượng hàng mua nhân với đơn giá
mua. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đến mô
hình tồn kho, trừ mô hình khấu trừ theo sản lượng.
C
mh
= Tổng nhu cầu hàng tồn kho trong một năm x Đơn giá hàng tồn kho
Có hai loại đơn giá:
- Đối với hàng tồn kho mua ngoài: Đơn giá là giá mua
- Đối với hàng tồn kho tự sản xuất : Đơn giá là chi phí sản xuất
Gọi C
htk
- Tổng chi phí về hàng tồn kho trong một năm
C
htk
= C
tt
+ C
đh
+

C
mh
Chúng ta cần phân biệt hai thuật ngữ: chi phí tồn kho và chi phí về hàng tồn
kho.
- Tổng chi phí tồn kho bao gồm: Chi phí tồn trữ + Chi phí đặt hàng + Chi
phí thiếu hụt.
- Tổng chi phí của hàng tồn kho bao gồm: Chi phí tồn trữ + Chi phí đặt
hàng + Chi phí mua hàng.
1.5. Các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho
- Hệ thống tồn kho liên tục: Mức tồn kho của mỗi loại hàng được theo dõi liên

tục. Bất kỳ một hoạt động xuất nhập nào cũng được ghi chép và cập nhật. Khi lượng
tồn kho giảm xuống đến một mức ấn định trước, đơn đặt hàng bổ sung với một số
lượng nhất định sẽ được phát hành để bảo đảm chi phí tồn kho là thấp nhất. Nhược
điểm: Chi phí lớn cho việc giám sát.
- Hệ thống tồn kho định kỳ: Lượng tồn kho hiện có được xác định bằng cách
kiểm kê tại một thời điểm xác định trước, có thể là tuần, tháng hoặc quý. Kết quả
kiểm kê là căn cứ để đưa ra các đơn nhập hàng cho hoạt động của kỳ tới. Ưu điểm là
ít tốn công sức cho việc ghi chép, kiểm soát. Nhưng nhược điểm của nó cũng chính ở
đây: việc không kiểm soát liên tục làm cho lượng hàng đặt cho hệ thống này thường
9
phải lớn hơn vì phải chống thiếu hụt khi xuất hiện các nhu cầu bất thường.
- Hệ thống tồn kho phân loại ABC: Phân loại hàng tồn kho dựa trên tỷ lệ %
giá trị và % số lượng mỗi loại hàng tồn kho.Loại A: chiếm khoảng 15% vê số lượng
nhưng chiếm đến 80% giá trị của toàn bộ sản lượng hàng hóa; Loại B: Chiếm
khoảng 30% số lượng hàng tồn kho và giá trị của nó chiếm khoảng 15%; Loại C:
chiếm 5% giá trị hàng hóa nhưng chủng loại lên đến 55%.
1.6. Các mô hình quản trị hàng tồn kho
1.6.1. Mô hình EOQ: (áp dụng khi đơn hàng được giao một lần):
Là mô hình tái tạo dự trữ theo số lượng – cho phép xác định số lượng dự trữ tối
ưu với chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo DN hoạt động hiệu quả. Dựa vào 6
giả thiết cơ bản
- Nhu cầu cả năm phải biết trước và không thay đổi.
- Phải biết trước chu kỳ đặt hàng, chu kỳ đặt hàng ngắn và không thay đổi.
- Lượng hàng của 1 đơn hàng được thực hiện trong 1 chuyến hàng ở 1 thời điểm
đã định trước.
- Sự thiếu hụt trong tồn kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng thực hiện
đúng thời gian.
- Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng.
- Duy nhất chỉ có 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ, TC = Cđh +
Ct (Ct: Tổng chi phí tồn trữ; Cđh: Tổng chi phí đặt hàng)

Gọi: Q*: sản lượng đơn hàng tối ưu; D: Nhu cầu nguyên liệu cả năm; S: Chi
phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng; H: Chi phí tồn trữ tính cho một đơn vị sản phẩm
trong 1 năm; N: Tổng số ngày làm việc bình quân trong năm; Đh: Số đơn hàng;
L: Thời gian phân phối, là khoảng cách từ thời điểm đặt hàng đến thời điểm nhận
hàng;
10
Ta có:
● Chi phí đặt hàng cho một năm là: C
ĐH
= (D/Q).S (với (D/Q) là số lần đặt hàng
trong năm)
● Chi phí tồn trữ cho một năm là: C
TT
= Q
TB
.H = Q/2*H
- Điểm đặt hàng lại (ROP): Là lượng tồn kho tối thiểu ở thời điểm đặt hàng.
(ROP)= Nhu cầu hàng ngày (d) x Thời gian vận chuyển đơn hàng (L).
- Ưu điểm: chỉ ra mức đặt hàng tối ưu trên cơ sở cực tiểu chi phí đặt hàng và tồn
kho cho một nhu cầu xác định. Việc xác định ROP nhằm đảm bảo cho hoạt động
sản xuất được liên tục, không bị gián đoạn.
- Nhược điểm: dựa trên quá nhiều giả thiết khó đạt được trên thực tế. Vì vậy, mô
hình EOQ cần được thực tiễn hóa bằng cách loại bỏ dần các giả thiết, chấp nhận các
điều kiện thực tế.
1.6.2. Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ) -
(Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất) (áp dụng trong trường hợp đơn hàng
11
phải giao nhiều lần)
Trên thực tế quá trình sản xuất (nhập kho) thường diễn ra đồng thời với quá trình
cung ứng tiêu dùng (xuất kho), nên hàng dự trữ được tái tạo liên tục.

- Giả thiết của mô hình:
+ Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loại vật liệu có
thể ước lượng được.
+ Không sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng
nhất(p), vật liệu được sử dụng ở mức đồng nhất (d) và tất cả vật liệu được dùng hết
toàn bộ khi đơn hàng kế tiếp về đến.
+ Nếu hết tồn kho thì sự đáp ứng khách hàng và các chi phí khác không đáng
kể.
+ Không có chiết khấu theo số lượng.
+ Mức cung cấp (p) lớn hơn mức sử dụng (d) (d ≤ p). Vì mô hình này đặc biệt
thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người đặt hàng nên được gọi là mô
hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất.
Trong mô hình này chúng ta cần xác định mức sản xuất hàng ngày của nhà sản
xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng. Các giả định cơ bản của mô hình giống
mô hình EOQ nhưng chỉ khác là hàng được giao nhiều chuyến chứ không phải một
chuyến.
Gọi:
D: Nhu cầu nguyên liệu cả năm;
S: Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng;
H: Chi phí tồn trữ tính cho một đơn vị sản phẩm trong 1 năm.
p: mức sản xuất bình quân một ngày đêm;
d: nhu cầu bình quân một ngày đêm;
Bằng phương pháp giống như EOQ ta có thể tính được sản lượng đặt hàng tối
ưu (Q*) như sau:
Q* = Error: Reference source not found
- Chi phí tối thiểu là : C* = Error: Reference source not found
12
- Ưu điểm:
+ Mô hình này không chỉ phù hợp với những doanh nghiệp thương mại mà
còn được áp dụng cho những doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp

tự sản xuất lấy vật tư để dùng.
+ Đặc biệt hữu ích trong việc xác định kích thước đơn hàng nếu một vật liệu
được sản xuất ở một giai đoạn của qui trình sản xuất, tồn trữ trong kho và sau đó gửi
qua giai đoạn khác trong sản xuất hay vận chuyển đến khách hàng. Mô hình này cho
ta thấy các đơn hàng được sản xuất ở mức đồng nhất (p) trong giai đoạn đầu của chu
kỳ tồn kho và được dùng ở mức đồng nhất (d) suốt chu kỳ. Mức gia tăng tồn kho là
(p - d) trong sản xuất và không bao giờ đạt mức Q như trong mô hình EOQ.
- Nhược điểm: Để tính được sản lượng đặt hàng tối ưu, trước tiên cần phải hoạch
định nhu cầu hàng tồn kho trong năm và tốn chi phí cho bộ phận kinh doanh hoạch
định nhu cầu hàng tồn kho trong năm.
1.6.3. Mô hình lượng đặt hàng để lại (BOQ):
Là mô hình đề cập đến vấn đề có sự hao hụt trong tồn kho. Mô hình BOQ
được xây dựng trên cơ sở giả định rằng doanh nghiệp chủ định dự trữ thiếu hụt và
xác định được chi phí thiếu hụt do việc để lại một đơn vị dự trữ tại nơi cung ứng
hàng năm. Ngoài ra, chúng ta còn giả định rằng doanh thu không bị suy giảm vì sự
dự trữ thiếu hụt này. Như vậy, mô hình này giống với các mô hình trước đây, duy chỉ
thêm một yếu tố bổ sung là chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng
năm.
Với: Q* : sản lượng đơn hàng tối ưu
Q1*: lượng tồn kho sẳn có
Q2*: lượng hàng tồn kho để lại
B: Chi phí cho 1 đơn vị hàng tồn kho để lại hàng năm
Ta có:
Q* = Q
1
* + Q
2
*
13
1.6.4. Mô hình khấu trừ theo số lượng QD: (áp dụng trong trường hợp mua số

lượng nhiều được giảm giá)
- Để khuyến khích tiêu dùng nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách giảm giá
theo số lượng mua hàng.
- Nhiệm vụ của người mua là phải xác định được số lượng đặt hàng tối ưu để
vừa thừa hưởng lợi ích do giảm giá mà không làm tăng tổng giá trị chi phí dự trữ.
- Chính việc mua với số lượng lớn nhằm được giảm giá gây áp lực khá lớn
đối với vần đề tồn kho. Mô hình đã nới lỏng giả định thứ 5 của mô hình EOQ. Theo
mô hình này, nhà quản trị không những phải tính toán mua bao nhiêu hàng để được
giảm giá mà còn phải tính toán sao cho chi phí tồn kho là thấp nhất. Khi đó tổng chi
phí tồn kho bây giờ bao gồm cả chi phí mua hàng nữa.
- Tổng chi phí dự trữ trong trường hợp này được tính như sau:
Trong đó: C
MH
: Chi phí mua hàng, P: Giá trên 01 đơn vị sản phẩm.
Các bước để tìm kiếm cỡ lô hàng tốt nhất là:
Bước 1: Xác định các mức sản lượng tối ưu theo từng mức giá khác nhau
tương tự mô hình EOQ

Trong đó:
I: Tỷ lệ chi phí tồn trữ hàng năm so với giá đơn vị sản phẩm.
P: Giá đơn vị sản phẩm; D: nhu cầu hàng năm; S: chi phí đặt hàng cho 1 đơn
hàng.
Bước 2: Điều chỉnh mức sản lượng Q* lên mức sản lượng được hưởng giá
khấu trừ.
Bước 3: Tính tổng chi phí cho từng mức sản lượng Q* đã điều chỉnh. Lựa
chọn lượng đặt hàng tối ưu cho mỗi đơn hàng (Q**) có tổng chi phí thấp nhất.
Công thức xác định tổng chi phí của đơn hàng tối ưu:
14
1.6.5. Mô hình xác suất với thời gian phân phối không đổi:
Là mô hình đề cập đến vấn đề nhu cầu cả năm không chắc chắn. Mức độ đáp

ứng nhu cầu có quan hệ với xác suất xảy ra. Ví dụ mức độ đáp ứng nhu cầu là 99%
thì xác suất thiếu hụt có thể xảy ra là 15%
Sử dụng mô hình xác suất với thời gian phân phối không đổi để nhận dạng
nhu cầu thông qua công cụ phân phối xác suất trong những trường hợp trên. Nhà
quản trị nên tính toán để có lượng hàng dự trữ trong kho sao cho đảm bảo không bị
thiếu hụt hàng mà chi phí tồn kho là thấp nhất. Lượng dự trữ này được gọi là dự trữ
an toàn hay dự trữ bảo hiểm. Lượng dự trữ an toàn phụ thuộc vào chi phí tồn kho và
chi phí thiệt hại do thiếu hàng. Trong trường hợp không có dự trữ an toàn thì điểm
đặt hàng lại là:
ROP = L*d
với L: thời gian vận chuyển đơn hàng
d: nhu cầu hàng ngày
Nếu tăng thêm lượng dự trữ an toàn thì điểm đặt hàng lại sẽ là:
ROP
b
= ROP + B
với B: là lượng dự trữ an toàn.
2. Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Tamaki (Việt Nam)
2.1. Giới thiệu về công ty Tamaki (Việt Nam)
- Công ty TNHH Tamaki (Việt Nam) (“Công ty”) là doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài được thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 083/GP-KCN-VS do Ban
Quản lý Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore cấp vào ngày 20 tháng 3 năm 2003
và theo các Giấy phép/Chứng nhận Đầu tư điều chỉnh sau:

Giấy phép/Chứng nhận Đầu tư Điều chỉnh số Ngày
083/GPĐC1-KCN-VS Ngày 21 tháng 9 năm 2005
083/GPĐC2-KCN-VS Ngày 1 tháng 12 năm 2005
083/GCNĐC1/46/3 Ngày 22 tháng 5 năm 2007
15
463043000127 Ngày 18 tháng 2 năm 2008

463043000127 – Điều chỉnh lần thứ nhất Ngày 30 tháng 12 năm 2008
463043000127 – Điều chỉnh lần thứ hai Ngày 29 tháng 6 năm 2009
463043000127 – Điều chỉnh lần thứ ba Ngày 14 tháng 9 năm 2009
463043000127 – Điều chỉnh lần thứ tư Ngày 2 tháng 7 năm 2010
463043000127 – Điều chỉnh lần thứ năm Ngày 6 tháng 1 năm 2011
463043000127 – Điều chỉnh lần thứ sáu Ngày 30 tháng 5 năm 2012

Ngày 18 tháng 2 năm 2008, Công ty được Ban Quản lý Khu Công nghiệp Việt Nam
– Singapore cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư số 463043000127 chấp thuận cho Công ty
chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trong đó Tamaki
Finance B.V. chiếm 100% vốn chủ sở hữu của Công ty.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 2 năm vừa qua như sau:
CHỈ TIÊU 2012 2011 Chênh lệch
1. Doanh thu bán hàng 635.149.633.851 668.809.765.265 (33.660.131.414)
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu (6.192.435.075) (3.269.142.084) (2.923.292.991)
3. Doanh thu thuần về bán
hàng 628.957.198.776 665.540.623.181(36.583.424.405)
4. Giá vốn hàng bán (537.483.718.134) (592.053.136.296) 54.569.418.162
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng 91.473.480.642 73.487.486.885 17.985.993.757
6. Doanh thu hoạt động
tài chính 2.173.920.032 4.985.954.349 (2.812.034.317)
7. Chi phí tài chính (3.874.157.365) (27.390.672.616) 23.516.515.251
Trong đó: Chi phí lãi vay (2.435.150.256) (3.113.362.661) 678.212.405
8. Chi phí bán hàng (24.680.106.620) (25.022.376.291) 342.269.671
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp (31.269.479.428) (28.726.241.761) (2.543.237.667)
10. Lợi nhuận (lỗ) thuần
từ HĐKD 33.823.657.261 (2.665.849.434) 36.489.506.695

16
11. Thu nhập khác 2.913.823.581 3.335.697.962 (421.874.381)
12. Chi phí khác (3.537.684.198) (11.294.358.908) 7.756.674.710
13. Lỗ khác (623.860.617) (7.958.660.946) 7.334.800.329
14. Lợi nhuận (lỗ) trước
thuế 33.199.796.644 (10.624.510.380) 43.824.307.024
15. Chi phí thuế TNDN
hiện hành - - -
16. (Chi phí) thu nhập
thuế TNDN hoãn lại (214.660.154) 400.607.315 (615.267.469)
17. Lợi nhuận (lỗ) sau
thuế TNDN 32.985.136.490 (10.223.903.065) 43.209.039.555
Qua kết quả kinh doanh trên, ta thấy doanh thu của công ty trong năm 2012
đã giảm khoảng 34 tỷ so với năm 2011. Trong đó chủ yếu là do sự sụt giảm doanh
thu trong nước. Mặt khác, doanh thu trong nước lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng doanh thu. Cụ thể:
Bảng cơ cấu hình thức tiêu thụ
Năm Tiêu chí Trong nước Xuất khẩu Tổng Cộng
Năm
2012
Doanh Thu 415.328.075.305 219.821.558.546 635.149.633.851
Tỷ lệ phần trăm 66% 34%
Năm
2011
Doanh Thu 456.022.236.608 212.787.528.658 668.809.765.266
Tỷ lệ phần trăm 68% 32%
2.2 Thực trạng quản lý hàng tồn kho
2.2.1. Bảng kế hoạch và tình hình thực hiện 2012
Chỉ tiêu Kế hoạch (kg) Thực hiện (kg) Tỷ lệ % đạt được
Mua 20,000,000 16,333,435 82%

Sản xuất 18,000,000 16,386,448 91%
17
Trong 2012 kế hoạch thu mua của Công ty là 20,000 tấn nhưng thực tế chỉ thu
mua vào được 16,333435 tấn. So với kế hoạch đề ra chỉ đạt được khoảng 82% sở dĩ
thục tế thấp hơn kế hoạch nhiều như vậy là do sự suy thoái của kinh tế thế giới làm
ảnh hưởng đến kinh tế trong nước; nhiều doanh nghiệp đóng cửa, thu nhập của người
dân thấp dẫn đến sức mua yếu, sản xuất ít do đầu ra giảm…
2.2.2. Tình trạng quản trị hàng tồn kho thực tế tại công ty
2.2.2.1. Đặc điểm về tình hình nhập nguyên liệu đầu vào tại công ty
a. Danh mục nguyên liệu đầu vào của công ty :
- Nguyên liệu nhập chủ yếu là Hạt nhựa, bao gồm: PVC, PEHD DDP, hạt
PEDH thổi
- Các nguyên liệu phụ khác: paraffin, cyclohexanoe, dioxid titan , bột màu
với một tỷ lệ tương đối nhỏ, theo quy trình sản xuất bột nhựa sẽ được pha trộn với
các chất phụ liệu khác như : chất ổn định, phẩm màu , CaCO3 tạo thành hỗn hợp
trước khi đưa vào máy tạo hạt hay máy tạo sản phẩm. Nhìn chung ngồn cung cấp
nguyên liệu nhựa cho công ty từ nhà cung ứng trong nước và nước ngoài tương đối
ổn định.
b. Nguồn nguyên vật liệu
- Các nguyên vật liệu cơ bản như PVC, dầu DOP và các loại nhựa khác như
PE, PEDH, PA,POM được công ty nhập khẩu từ các nước có nguồn cung ứng
nguyên liệu mạnh như Thái lan , hàn Quốc , Malaysia , Singapore. Ngoài ra khoảng
32% khối lượng nguyên vật liệu sản xuất của công ty được mua từ các công ty trong
nước. Cụ thể:
Chi phí nguyên vật liệu Tổng nợ Tỉ lệ %
Tổng chi phí nguyên vật liệu năm 2012 421,846,405,717 100%
Nguyên vật liệu mua từ nhà cung cấp trong nước 135,483,314,795 32%
Nguyên liệu nhập từ nhà cung cấp nước ngoài 286,363,090,922 68%

- Danh sách các nhà cung ứng nguyên liệu chính cho công ty

Nguyên liệu Nhà cung cấp Địa điểm
Bét PVC Công ty TNHH nhựa & hoá chất TPC Vina TP.HCM
Hạt nhựa PP Công ty CP Opec Plastics TP.HCM
Hạt PP Công ty TNHH Triệu Tín TP.HCM
18
Bét PVC K58 & K66 Thai Plastic & Chemicals Public Co, LTD
Mitsui & Co., LTD
Thái Lan
Nhật bản
Hạt PP CCC Chemical Commerce Co., LTD
Thai Petrochemical Industry Public Co., LTD
Thái Lan
Thái Lan
Hạt PEHD Daelim Corporation
Itochu Plastics PTE., LTD
Borouge PTE., LTD
Hàn Quốc
Singapore
Singapore
CaCO3 Surint Omya Chemicals Co., LTD Thái lan
Dioxid Titan Linkers PTE., LTD Singapore

2.2.2.2. Thời gian nhận đặt hàng
- Nguyên liệu mua từ nhà cung cấp nội địa, thời gian nhận hàng kể từ khi đặt
hàng là từ 7 đến 10 ngày.
- Nguyên liệu mua từ nhà cung cấp nước ngoài, thời gian nhận hàng kể từ khi
đặt hàng là từ nửa tháng đến 1.5 tháng.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho.
Qua trao đổi thực tế của nhóm với nhà quản trị công ty, thì nguyên tắc xác
định thời điểm đặt hàng, số lượng đặt hàng bao nhiêu và thời gian bao lâu sẽ đặt

hàng được căn cứ vào những cơ sở sau:
- Theo Đơn hàng thực tế trong từng thời điểm. Thông thường các đơn đặt
hàng được xác định bằng 1 Hợp đồng cụ thể theo tháng, hoặc theo quý. Từ những
đơn đặt hàng này, nhà quản trị sẽ tính ra số lượng nguyên vật liệu trong từng thời kỳ.
- Bên cạnh các đơn hàng có sẵn, thì yếu tố kinh nghiệm cá nhân của nhà quản
trị chiếm vị trí quan trọng hàng đầu cho việc số lượng đặt hàng và thời điểm đặt
hàng.
- Những kinh nghiệm này sẽ được căn cứ dựa vào các đánh giá về các chỉ số
sau:
○ Tình hình tài chính hiện tại của công ty quyết định rất nhiều đến quyết
định quản trị, công ty cần xác định được nguồn vốn tự có của công ty là bao
nhiêu, khi nào sẽ nên sử dụng vốn vay?
○ Lãi suất tiền vay ngân hàng ảnh hưởng nhiều đến quyết định của nhà
quản trị, vì ngoài việc sử dụng nguồn vốn tự có, công ty còn xem xét việc sử
dụng vốn vay ngân hàng để chi trả cho việc mua nguyên liệu. Chi phí lãi vay
phải trả cho ngân hàng sẽ được so sánh với việc chi phí sử dụng kho bãi, thời
19
gian lưu kho nguyên vật liệu và thời gian sẽ thu hồi lại tiền bán hàng từ người
mua.
○ Nguồn nguyên liệu của ngành nhựa là các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu
mỏ, vì vậy phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu dầu mỏ, khí ga tự nhiên.
Vì vậy sự biến động của thị trường dầu mỏ là cơ sở quan trọng để nhà quản trị
đưa ra quyết định nhập nguyên vật liệu đầu vào.
○ Gần 70% nguồn nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài, vì vậy tỉ giá
USD/VND cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định thời điểm và số
lượng nguyên liệu cần nhập của công ty. Nếu thep phân tích nhà quản trin thấy
rằng trong tương lai tỉ giá này có xu hướng tăng hoặc giá dầu mỏ có thể tăng,
vì vậy công ty cần ký trước những hợp đồng dài hạn với đối tác nước ngoài về
các đơn hàng nguyên vật liệu trong thời gian tới.
2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tồn kho:

Thường để cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư hay một đối tượng thứ ba có
liên quan nào đó dễ tiếp cận, nắm bắt được tình hình kinh doanh cũng như những
hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp. Họ thường chú ý đến các chỉ số tài chính mà
doanh nghiệp đạt được hơn là nhìn vào những con số cụ thể, dài dòng không nói lên
được điều gì cả.
Các chỉ số tài chính sẽ giúp ta nhìn nhận, đánh giá tốt hơn thực chất của vấn
đề.
Về khoản mục hàng tồn kho thì tại Công ty việc mua bán sản phẩm có thể nói
diễn ra hang ngày vì vậy cần giới hạn mức dự trữ của hàng tồn kho ở mức tối ưu,
mặt khác phải tăng được vòng quay của chúng.
Nói đến hàng tồn kho là nói đến khả năng đáp ứng sản xuất và nhu cầu của
khách hàng. Để sản xuất không gián đoạn, nhu cầu của khách hàng được đáp ứng kịp
thời thì phải có tồn kho.
Để biết được điều này ta cần tìm hiểu trong kỳ hang tồn kho tại Công ty quay
dược bao nhiêu vòng và tăng giảm ra sao cũng như số ngày bình quân hàng tồn kho
nằm chờ trong kho là bao nhiêu ngày. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu các chỉ số sau:
Bảng 4.2: Bảng tính các chỉ số tồn kho Đvt: (đồng)
Khoản mục Năm 2012 Năm 2011
1. Doanh thu 635,149,633,851 668,809,765,265
20
2. Giá vốn hàng bán 537,483,718,134 592,053,136,296
3. Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ 71,774,862,150 92,174,463,073
4. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ 83,183,945,091 71,774,862,150
5. Trị giá hàng tồn kho bình quân [(3) + (4)]/2 77,479,403,621 81,974,662,612
6. Số ngày trong năm 365 365
7. Số vòng quay hàng tồn kho (2)/( 5) 6.94 7.22
8. Thời hạn tồn kho bình quân (ngày) (6)/(7) 53 51
9. Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu (5)/(1) 12% 12%
Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của DN, bởi vì
doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những

khoản thu nhập thêm sau này cho DN. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc
sẽ được đem ra bán. Thông thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều
với nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách
khác, nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh
doanh do DN sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và
thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì
DN có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng
cao trong khi DN không còn hàng để bán.
Qua bảng tính hàng tồn kho ở trên, ta thấy chỉ số vòng quay hàng tồn kho năm 2012
chậm hơn 2011 khoảng 1 vòng, chứng tỏ mức độ luân chuyển hàng tồn kho năm nay chưa
tốt bằng năm ngoái. Số vòng quay hàng tồn kho ở mức này là phù hợp với các doanh nghiệp
cùng ngành ( khoảng 5-6 vòng/ năm). Tuy nhiên, vì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012
khá thấp, khiến người tiêu dùng dè dặt trong chi tiêu, do đó làm giảm số lượng hàng bán,
hàng tồn kho tăng cao thể hiện qua doanh thu năm nay giảm so với năm ngoái. Vòng quay
hàng tồn kho thấp hơn với năm 2011 là điều có thể lý giải được. Thời hạn tồn kho bình
quân của doanh nghiệp khoảng 53 ngày, ( tăng hơn 2 ngày so với năm 2011), tức là lượng
hàng chỉ nằm trong kho 1,5 tháng thì sẽ được xuất, so với năm ngoài thì năm nay không có
sự thay đổi đột biến. Một điều tất yếu xảy ra là trong trường hợp lượng hàng tồn nằm trong
kho quá lâu sẽ dẫn đến chi phí lưu kho tăng, kéo theo sự sụt giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp ( thể hiện trong bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Doanh nghiệp cần có
biện pháp đẩy mạnh xúc tiến việc bán hàng, không để tình trạng này tiếp tục kéo dài đến
năm 2013.
21
Tỉ lệ hàng tồn kho so với doanh thu năm 2011 chiếm 12% trên tổng doanh thu
bằng với tỉ lệ hang tồn kho so với doanh thu 2012. Tỉ lệ này cho ta biết tồn kho trong
kỳ so với doanh thu là bao nhiêu. Tồn kho trên doanh thu càng thấp càng tốt. Điều
này chứng tỏ trong kỳ sản phẩm bán ra nhiều, tồn kho thấp. 2012 tỉ lệ thành phẩm
tồn kho so với doanh thu không tăng. Điều này không tốt do doanh số bán 2012 tăng
5,2% nhưng trị giá hàng tồn kho tăng 5,28% (tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc
độ tăng của hàng tồn kho).

2.3. Áp dụng mô hình hàng tồn kho vào doanh nghiệp
2.3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình:
Đặc điểm nguyên liệu quy mô sản xuất của công ty:
Nguyên liệu chủ yếu là hạt nhựa
Nhu cầu hạt nhựa là rất lớn tương xứng với quy mô sản xuất của công ty do
đó để giảm lượng hàng tồn kho công ty cần chon mô hình tồn kho phù hợp
.Đặc điểm thị trường cung ứng:
- Nhà cung cấp trong nước đủ khả năng cung cấp nhu cầu của công ty
- Thị trường cung cấp hạt nhựa có sự cạnh tranh lớn, có thể ký hợp đồng với
nhà cung ứng cung cấp giao hàng làm nhiều đợt
Đặc điểm về nguồn tài chính:
Nguồn tiền để mua nguyên vật liệu chủ yến là đi vay của ngân hàng do đó nếu
để nguyên vật liệu tồn kho quá lâu sẽ đẩy chi phí tồn trữ tăng cao do phải trả lãi suất
ngân hàng.
Từ đặc điểm của các mô hình được phân tích ở trên và từ cơ sở lựa chọn mô
hình. Ta thấy mô hình POQ là phù hợp hơn để quản trị hàng tồn kho tại công ty. Và
nhóm tiến hành áp dụng mô hình POQ vào quản trị hàng tồn kho năm 2012 để so
sánh với chi phí thực tế phát sinh tại công ty năm 2012 để thấy được tính hiệu quả
của mô hình. Cụ thể :
Áp dụng mô hình POQ vào doanh nghiệp:
Khi quản trị hàng tồn kho, câu hỏi đặt ra đối với nhà quản trị là nên tồn kho
bao nhiêu là đủ. Nếu tồn kho nhiều thì chi phí tồn trữ tăng cao, nhưng chi phí đặt
hàng sẽ giảm xuống. Còn tồn kho ít thì ngược lại. Lượng tồn kho hợp lý nhất là tại
đó chi phí tồn trữ bằng với chi phí đặt hàng
· Chi phí lưu kho bao gồm định phí và biến phí.
Chi phí tồn trữ:
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TỒN TRỮ TRONG NĂM 2012
Chỉ tiêu Giá trị
22
1. Chi phí về nhà kho 716,839,385

2. Chi phí sử dụng thiết bị 887,299,988
3. Chi phí nhân lực cho hoạt động quản lý 473,651,921
4. Phí tổn đầu tư vào hàng tồn kho 67,172,610
5. Chi phí hao hụt lưu kho 815,990,776
Cộng 2,960,954,681

Vì hàng tồn kho nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng tới định phí nên để tính được số
lượng đặt hàng tối ưu (Q*) ta chỉ tính dựa trên biến phí. Khi đó chi phí tồn trữ cho
một đơn vị sản phẩm trong một năm được tính dựa trên biến phí. Trong chi phí tồn
trữ của doanh nghiệp có 2 loại biến phí là phí tổn đầu tư vào hàng tồn kho (lãi suất
vay ngân hàng, phí bảo hiểm kho…) và chi phí hao hụt trong quá trình lưu kho.
C
tt
= 67.172.610 + 815.990.776 = 883.163.386 đ

BẢNG TÌNH HÌNH TỒN KHO CỦA XÍ NGHIỆP NĂM 2012
Tháng TKĐK TKCK TKTB (n
i
)
1 907,621 803,587 855,604
2 803,587 803,692 803,640
3 803,692 803,483 803,588
4 803,483 793,033 798,258
5 793,033 793,338 793,186
6 793,338 794,788 794,063
7 794,788 807,238 801,013
8 807,238 822,688 814,963
9 822,688 852,138 837,413
10 852,138 872,588 862,363
11 872,588 853,138 862,863

12 853,138 854,607 853,873
Cộng 448,035,431 445,526,937 446,781,184

Q trung bình = 823.402 kg.
23
Chi phí tồn trữ cho một đơn vị nguyên vật liệu (kg): H = Biến phí tồn trữ / Q
tb
 H = 1.073 đ/kg;

Chi phí đặt hàng:
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ ĐẶT HÀNG
Chỉ tiêu Giá trị
1. Bốc xếp 1,072,732,469
2. Điện thoại 467,782,234
3. Nhân viên kiểm hàng 550,435,793
4. Kế toán kho/ nhân viên đặt hàng 514,200,000
Cộng 2,605,150,496

Bảng 5.13: Bảng số liệu hợp đồng trong năm
Loại hợp đồng Số lượng
Nhập khẩu trực tiếp 1
Cung ứng nội địa 10
Cộng 11

Vậy chi phí đặt hàng cho một đơn hàng là:
S = chi phí đặt hàng / số đơn hàng
S = 236.831.863 đ.
Khả năng cung ứng của nhà cung cấp là (p) 100,000 kg/ngày
Nhu cầu bình quân một ngày là (d):
d = D/300 = 54,621 kg

BẢNG TÍNH SỐ LƯỢNG ĐẶT HÀNG TỐI ƯU
Chỉ tiêu Số lượng Đơn vị
24
Nhu cầu hạt nhựa năm 2013 (D) 16,386,448 kg
Chi phí tồn trữ (H) 1,073 đ/kg
Chi phí đặt hàng (S) 236,831,863 đ/đơn hàng
Khả năng cung ứng (P) 100,000 kg
Số ngày sản xuất 300 ngày
Nhu cầu cho một ngày (d) 54,621 kg
Sản lượng đặt hàng tối ưu (Q*) 3,993,354 kg
Số lần đặt hàng 4 lần
Chi phí tối ưu (C*) 1,943,645,887 đ
Thời gian giao hàng (L) 7 ngày
Điểm đặt hàng lại ( ROP) 382,350 kg


So sánh:
Từ những dữ liệu trên, ta có bảng so sánh như sau:
Chi phí trước khi áp dụng mô hình:
CP đặt hàng (1) 2,605,150,496
Biến phí tồn trữ (2) 883,163,386
Tổng (3) = (1) + (2) 3,488,313,882
Chi phí sau khi áp dụng mô hình POQ:
CP tối ưu (4) 1,943,645,887
Chênh lệch (3) - (4) 1,544,667,995
Như vậy, chênh lệch trước và sau khi áp dụng mô hình khoảng 1.544.667.995 đ,
chiếm khoảng 28% tổng chi phí tồn trữ + chi phí đặt hàng. Nếu doanh nghiệp dựa
trên mô hình POQ để có kế hoạch hợp lý thì sẽ tiết kiệm được chi phí, mang lại lợi
ích cho doanh nghiệp.
25

×