Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận hóa trị liệu chủ đề Ung thư máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.64 KB, 17 trang )

Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
MỤC LỤC



 !"#$%&
'()&
*+",-
*+",.#/'!'0.12345-
/#.120/'!657
&/#.1434
-/#.148&
/9:
!#;<=>
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
I. Ung thư máu là gì?
Ung thư là một loại bệnh do sự phát triển không bình thường của tế bào. Cơ
thể con người được hình thành từ rất nhiều loại tế bào. Bình thường những tế bào
được phát triển và phân chia khi cơ thể cần đến. Tuy nhiên đôi khi các tế bào tiếp
tục phân chia kể cả khi không cần thiết làm hình thành nên những nhóm mô gọi là
khối u.
Leukemia có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Greek leukos - trắng, và haima -
máu) có nghĩa là bệnh của bạch huyết cầu trong máu. Ngày nay chúng ta dùng với
nghĩa rộng hơn gọi là ung thư máu (UTM). UTM (hematological neoplasms) là một
nhóm của nhiều bệnh ung thư liên quan đến: máu (blood), tủy xương (bone
marrow), hệ bạch huyết (lymphoid system).
Trong năm 2011, tại Hoa kỳ có 44,600 bệnh nhân bị ung thư máu (25,320
phái nam và 19,280 phái nữ) trong số này có 21,780 trường hợp tử vong. Tỷ lệ bệnh
UTM khác nhau giữa phái nam và phái nữ: trong 100,000 phái nam thì có 16 người
bị UTM, còn trong 100,000 phái nữ thì có 10 người mắc bệnh này. Người Á châu
bị bệnh UTM ít hơn với tỷ lệ 9/100,000 cho phái nam và 6/100,000 cho phái nữ.


II. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Hiện nay, người ta còn chưa xác định được chính xác các nguyên nguyên nhân
gây ung thư máu. Các nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố nguy cơ được coi là nguyên
nhân gây bệnh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh, bao gồm:
- Tia xạ: Những người tiếp xúc với tia phóng xạ liều cao sẽ có nguy cơ cao hơn
bị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bạch cầu tủy mạn tính, bạch cầu lympho cấp tính.
Người có tiền sử được điều trị bằng tia xạ trị khi điều trị ung thư hoặc các bệnh
khác từ trước cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, khi chụp tia X
trong chẩn đoán răng hàm mặt hoặc các biện pháp chụp X quang chẩn đoán khác
(như CT Scan) người ta tiếp xúc tia X với hàm lượng ít hơn nhiều. Hiện tại vẫn
chưa xác định mối liên quan giữa sự tiếp xúc với nồng độ tia thấp với bệnh bạch cầu
cấp ở trẻ em và người lớn. X quang nhiều lần hoặc chụp cắt lớp khi còn nhỏ.
- Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc là làm tăng nguy cơ
mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
1
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
- Benzen: Việc tiếp xúc nhiều với Benzen có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch
cầu tủy mạn tính, bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
- Tiền sử điều trị hóa chất: Một số bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất
(như các chất alkyl hóa, các chất ức chế topoisomerase) về sau có thể bị mắc bệnh
bạch cầu tủy cấp tính hoặc bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
- Hội chứng Down và một số bệnh di truyền khác có thể làm tăng nguy cơ mắc
bệnh ung thư máu cấp tính.
- Hội chứng rối loạn sinh tủy và một số bệnh bất thường về máu khác cũng làm
tăng nguy cơ bị bạch cầu cấp tính.
- Tiền sử gia đình: Rất hiếm khi có trên một người trong gia đình bị ung thư
máu. Nếu có thì chủ yếu là thể bệnh bạch cầu lympho mạn tính.
III. Phân loại
Bệnh UTM được chia thành các nhóm khác nhau theo sự tiến triển của bệnh:
- Bệnh bạch cầu mạn tính: Là thể bệnh có tiến triển chậm, có thể kéo dài nhiều

năm, nhất là nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách. Lúc đầu bệnh nhân có thể
không có triệu chứng gì. Bệnh thường được phát hiện qua khám định kỳ trước khi
các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính trở nên tồi
tệ hơn. Khi số lượng các tế bào ác tính tăng sinh trong máu, các triệu chứng xuất
hiện như: nổi hạch hay nhiễm khuẩn. Lúc đầu các triệu chứng còn ở thể nhẹ sau đó
trở nên nặng nề hơn.
- Bệnh bạch cầu cấp: Là thể bệnh ác tính hơn, tiến triển nhanh. Ngay khi bệnh
bắt đầu, tế bào bệnh bạch cầu không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình
thường. Số lượng tế bào bạch cầu ác tính phát triển rất nhanh.
- Còn có cách phân loại bệnh UTM dựa theo dòng bạch cầu bị ảnh hưởng (các
tế bào dòng tủy hoặc dòng lympho) và tiến triển của mỗi dòng đó:

Bệnh bạch cầu lymphô mạn tính (CLL).

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML).

Bệnh bạch cầu lymphô cấp tính (ALL).

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML).

Bệnh bạch cầu tế bào tóc.
2
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
IV. Triệu chứng lâm sàng
Khi dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy làm đau nhức, đồng
thời chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác. Bệnh
nhân có thể có những triệu chứng sau:
- Chảy máu: Tế bào UTM tràn ngập tủy xương làm cho tiểu huyết cầu không
được sản xuất đầy đủ nên bệnh nhân rất dễ bị chảy máu gây ra nhiều vết bầm tím
trên cơ thể, hoặc nhiều đốm đỏ khắp nơi, hoặc khi chảy máu thì khó cầm máu được.

- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Tế bào UTM tràn ngập tủy xương làm cho bạch
huyết cầu không được sản xuất đầy đủ hay bị suy thoái làm giảm sức đề kháng của
cơ thể làm cho dễ bị nhiễm trùng, lở loét trong miệng, hay bị tiêu chảy, hoặc bị
viêm phổi.
- Thiếu máu: Tế bào UTM tràn ngập tủy xương làm cho hồng huyết cầu không
được sản xuất đầy đủ nên bệnh nhân bị thiếu máu (anemia), da mặt lợt lạt, mệt mỏi,
nóng sốt, hoặc lạnh tay chân, đổ mồ hôi ban đêm, lúc nào cùng như bị cảm cúm,
thấy buồn nôn hay đầy bụng vì gan và lá lách bị sưng chèn chỗ trong bụng.
- Triệu chứng do tế bào UTM di căn vào hệ thần kinh trung ương (central
nervous system): Gây ra các triệu chứng não bộ như nhức đầu
V. Chẩn đoán
- Khám lâm sàng: các bác sĩ sẽ phát hiện được hạch sưng to, gan-lách to ra.
- Xét nghiệm máu: cần thiết kiểm tra số lượng các tế bào máu và thành phần
các loại bạch cầu (công thức máu). Khi mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu
tăng cao, giảm số lượng tiểu cầu, lượng Hemoglobin giảm thấp do thiếu máu.
- Sinh thiết chẩn đoán: Phương pháp lấy một mảnh mô trong tủy xương để
soi dưới kính hiển vi tìm tế bào máu ác tính. Sinh thiết là biện pháp duy nhất giúp
chẩn đoán xác định tế bào ác tính trong tủy xương. Có hai cách lấy tủy xương:

Chọc hút tủy: Sử dụng kim nhỏ và có lỗ để chọc vào xương, hút lấy
một ít tủy xương.

Sinh thiết tủy: Sử dụng kim lớn hơn để lấy một mảnh tủy xương.
- Các xét nghiệm khác: Tùy thuộc triệu chứng và thể bệnh mà bác sĩ cho làm
một số xét nghiệm như:
3
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17

Xét nghiệm gen: Xác định nhiễm sắc thể bất thường Philadelphia trong
bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính.


Xét nghiệm dịch tủy: Xác định sự xuất hiện tế bào bạch cầu bất thường
trong máu.
- Chụp X quang: Phát hiện hạch to trong ổ bụng hoặc các vị trí khác.
VI. Điều trị
Điều trị bệnh UTM rất phức tạp, nó khác nhau tùy theo từng loại UTM và
tùy theo từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp với nhu cầu của
từng bệnh nhân. Việc điều trị không chỉ phụ thuộc vào thể UTM mà còn phụ thuộc
vào một số đăc tính nhất định của tế bào bệnh lý, phạm vi của bệnh và việc của
bệnh đã từng được điều trị trước đây hay chưa. Nó còn phụ thuộc vào độ tuổi của
bệnh nhân, triệu chứng và tình trạng sức khỏe chung.
Bệnh UTM cấp tính cần được điều trị ngay lập tức. Mục đích của việc điều
trị là làm cho bệnh ổn định. Sau đó khi không còn dấu hiệu của bệnh thì cần phải sử
dụng các liệu pháp điều trị khác để ngăn bệnh khỏi tái phát. Nhiều bệnh nhân bị
UTM cấp tính có thể được chữa khỏi.
Những bệnh nhân bị bệnh UTM mãn tính mà không có triệu chứng có thể
không cần phải điều trị ngay. Tuy nhiên, họ phải được khám định kì thường xuyên
để bác sĩ theo dõi tiến triển của bệnh. Khi việc điều trị là cần thiết, thường điều này
có thể kiểm soát được bệnh và triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bệnh UTM mạn tính
hiếm khi được chữa khỏi.
Những phương pháp điều trị cơ bản bao gồm hóa trị liệu, xạ trị, ghép tủy,
liệu pháp miễn dịch và chăm sóc hỗ trợ.
1. Điều trị bệnh BCTC (bch cu ty cp)
a. Điều trị các trường hợp mới mắc
Chiến lược điều trị là dùng các thước hóa chất phối hợp để đạt lui bệnh hoàn
toàn:

Trong nhiều trường hợp bệnh, việc điều trị hóa chất được thực hiện ngay sau
khi có chẩn đoán xác định chưa phải là cần thiết. Thay vào đó các triệu chứng và
dấu hiệu cấp tính, điều chỉnh trong một vài ngày đầu nên được đặt lên hàng đầu.

4
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
(1) : hầu hết các bệnh nhân BCTC đều có
giảm hồng cầu và tiểu cầu , việc bổ xung các thành phần này là cần thiết.
(2) : bổ sung nước đầy đủ nhằm chống suy
thận do các sản phẩm giáng hóa của các tế bào non bị phá hủy hàng loạt. Các
bệnh nhân có suy tim kèm theo vẫn cần bù nước đồng thời sử dụng thuốc lợi
tiểu. Trong các biến đổi về điện giải, hạ kali máu là vấn đề đáng lưu tâm nhất
ở bệnh nhân BCTC. Vì vậy cần bù kali đầy đủ theo đường tĩnh mạch.
(3)  !": Tất cả các bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp có sốt đều
phải coi là có nhiễm trùng cho đến khi chứng minh được là do ngyên nhân
khác. Sử dụng các kháng sinh phổ rộng, điều trị tích cực nhiễm trùng trước
khi điều trị hóa chất.
(4) #$%&'(%(: Acid uric trong máu tăng gặp cả trong
lúc chẩn đoán cũng như trong khi điều trị hóa chất.
Nếu bạch cầu tăng cao trên 100.000/mm
3
cần gạn bạch cầu trước để tránh
làm tăng acid uric khi điều trị hóa chất.
(5) ())*+: Do phải tiêm truyền trong ít
nhất một tháng nên cần đặt các dụng cụ giúp cho việc tiêm truyền hàng ngày
thuận tiện.
(6) ,"-./0)1%2.
(7)  &*034: như suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính
cần điều trị tích cực trước khi điều trị hóa chất.
(8) 5&6& 7.897+: cần điều trị
bằng heparin.
(9)  :;6<=: Nếu cần thiết có thể phối hợp với các bác sĩ tâm lý
cùng điều trị.


So với bệnh bạch cầu lym phô cấp, bệnh bạch cầu tủy cấp nhạy cảm với các
hóa chất kém hơn do đó tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn kém hơn.
5
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
(1)  8: Có khá nhiều phác đồ hóa chất để điều trị tấn công BCTC,
việc lựa chọn phác đồ dựa vào một số yếu tố như tình trạng toàn thân, tuổi,
bênh kèm theo.
Nếu ngày bắt đầu điều trị coi là ngày một, khoảng ngày thứ 12 đến thứ 14 nên
chọc hút tủy lại hoặc sinh thiết tủy.
+ Nếu số tế bào non còn lại ít hơn 5% tạm ngừng điều trị hóa chất, chỉ điều trị
hỗ trợ cho đến khi tủy hồi phục (thường 1 đến 3 tuần).
+ Nếu bệnh bạch cầu vẫn còn tồn tại trong tủy, điều trị tiếp đợt 2 nhưng liều
giảm tùy theo mức độ giảm tế bào của đợt trước. 14 ngày sau chọc hút tủy
hoặc sinh thiết tủy lại với những bệnh nhân vẫn còn cần điều trị tiếp đợt 3.
Quá trình đánh giá và điều trị tiếp tục như vậy.
- Khỏi bênh hoàn toàn được xác định như sau:
+Tế báo non chỉ còn dưới 5% trong tủy bình thường về mặt tế bào.
+ Máu ngoại vi bình thường trở lại (không còn tế bào non với số lượng bạch
cầu hạt trên 1500/mm3 và tiều cầu trên 100000/mm3.
(2)  >-: Thường dùng các phác đồ có các thuốc như điều trị tấn
công nhưng có thể biến đổi liều lượng, ngày dùng điều trị từ 1-2 đợt.
(3)  (?: Có nhiều cách điều trị duy trì có thể xen kẻ các loại thuốc
khác nhau hoặc điều trị một loại thuốc lặp lại. cách điều trị thường được áp
dụng là ARAC hoặc 6-Thioguanine đơn thuần.
(4)  8: Trong thời gian điều trị duy trì thỉnh thoảng lại điều trị
một đợt như điều trị tấn công. Tuy nhiên việc điều trị này vẫn còn gây tranh
cãi bởi lợi ích chưa rõ ràng mà độc tính bệnh nhân phải chịu ngày một tăng.

Điều trị miễn dịch vẫn còn cho kết quả cao nên chưa được đề xuất thành
phương pháp điều trị thường quy, có thể sử dụng 2 phương pháp sau:

- Miễn dịch không đặc hiệu: BCG, Corynebacterium parvum, levamisole,
- Miễn dịch đặc hiệu: Các tế bào bệnh bạch cầu được xử lý tia xạ, các chất
chiết xuất từ màng tế bào,
6
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
Cả hai phương pháp này nếu áp dụng chỉ nên dùng trong gia đoạn điều trị duy
trì.
 !"#
BCTC hiếm khi tái phát ở hệ thần kinh trung ương do đó việc điều trị dự
phòng tái phát ở vị trí này chỉ sử dụng cho bệnh bạch cầu loại nguyên bào đơn
nhân ở các bệnh nhân trẻ. Điều trị bao gồm tia xạ hộp xọ 18-24 Gy, đồng thời
tiêm nội tủy sống Cytosine arabinoside (50-70 mg/m2 x 5 lần) trong 3 tuần.
b. Điều trị tái phát
BCTC thường tái phát tại tủy rất ít khi tái phát ngoài tủy do đó phương pháp
điều trị trở lại vẫn là hóa chất.
- Nếu tái phát sau 6 tháng thì có thể sử dụng chính phác đồ trước đó đã dùng.
- Nếu tái phát dưới 6 tháng hoặc điều trị không tạo được lui bệnh hoàn toàn thì
phải điều trị bằng các phác đồ khác có tác dụng mạnh hơn, liều cao hơn.
c. Ghép tủy
Ghép tủy là phương pháp có hiệu quả trong điều trị BCTC. Phương pháp này
cho kết quả cao hơn so với điều trị hóa chất đơn thuần.
Đối với BCTC, người ta thường dùng ghép tủy đồng loài bằng sử dụng tủy của
người có HLA phù hợp với bệnh nhân. Ghép tủy tự thân cũng đã được thử
nghiệm nhưng tỉ lệ thất bại cao do không loại được hoàn toàn các tế bào ác tính
trong tủy.
Ghép tủy đồng loài còn gây hiện tượng mảnh ghép chống bệnh bạch cầu (GVL)
có tác dụng làm giảm tỉ lệ tái phát.
Tuy nhiên khi áp dụng thực tế, ghép tủy đồng loài gặp phải một số khó khăn
nhất định:
- Giá thành cao

- Kĩ thuật khó khăn
- Thiếu người cho tủy đồng gien HLA phù hợp. Vì vậy chỉ một số bệnh nhân
đượ ghép tủy.
Phương pháp thu lượm truyền các tế bào gốc trong máu ngoại vi đang được
nghiên cứu, chưa được thực hiện rộng rãi.
7
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
d. Một số phác đồ hay được sử dụng là:
- #@ABCDEFEGH,IJ dùng điều trị tấn công
ARAC (Cytarabine) 100mg/m2 truyền tĩnh mạch trong 24h/7 ngày.
DNR 45mg/m2 truyền tĩnh mạch trong ngày 1, ngày 2 và ngày 3.
Nếu sau khi đánh giá lại tủy xương (ngày thứ 14) lượng tế bào non giảm
nhiều nhưng chưa thoái giảm hoàn toàn sẽ điều trị tiếp đợt 2 với ARAC
truyền tĩnh mạch trong 5 ngày và DNR truyền trong 2 ngày, liều mỗi ngày
không đổi chỉ giảm khi bệnh nhân bị suy gan do thuốc. Nếu tế bào non giảm
ít hoạc không giảm cần đổi phác đồ mạnh hơn ví dụ HDAC.
- # @EFEGH,IFHK,Edùng tấn công và củng cố
+ Tấn công
ARAC 100mg/m
2
, TM trong 24h x 7 ngày.
Idarubicin 12mg/m
2
, TM ngày 1 – 3.
Sau 14 ngày nếu còn tế bào ác tính tại tủy xương nhắc lại phác đồ điều trị.
+ Củng cố
ARAC 100mg/m
2
tĩnh mạch trong 12 giờ, ngày 1-5.
Idarubicin 15mg/m

2
, TM ngày 1.
Thioguanine 100 mg/m
2
uống 12h / lần ngày 1-5, nhắc lại mỗi đợt sau 21-28
ngày.
+ Duy trì
ARAC 100mg/m
2
, TM ngày 1-5.
Idarubicine 12mg/m
2
, TM ngày 1-2, nhắc lại mỗi đợt sau 13 tuần. Điều trị 4
đợt.
- #@L,EG dùng điều trị củng cố
Cytarabine 3000mg/m
2
, TM 12h / lần, ngày 1, 3, 5.
Được điều trị hóa chất ban đầu bằng phác đồ 7+3 nhắc lại mỗi đợt sau 28 ngày x
4 đợt.
8
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
- #@EFEGH,MN dùng điều trị tấn công
Cytarabine 100mg/m
2
, TM 24h x 7 ngày.
Doxorubicin 30mg/m
2
, TM, ngày 1, 2, 3.
- #@,E

+ Tấn công
Daunorubicin 60mg/m
2
, TM, ngày 5, 6, 7.
Cytarabine 100mg/m
2
, TM 30 phút x 7 ngày.
6-Thioguanine 100mg/m
2
, uống, 12h/lần x 7 ngày
+ Điều trị củng cố
Hai chu kì Cytarabine và Thioguanine 12h/lần x 5 ngày tiếp theo dùng
Daunorubicin tiêm đơn thuần. Khoảng cách giữa các chu kì củng cố 21 ngày.
+ Điều trị dự phòng hệ thống thần kinh TW
Tia xạ hộp xọ 2.400 rad, Cytarabine 100mg/m
2
chia thành 5 liều tiêm nội
tủy.
Người mắc bệnh tim thì phác đồ thường dùng là HDAC.
Với người trên 60 tuổi dùng các phác đồ trên nhưng giảm liều.
2. Bệnh bch cu ty mn (BCTM)
a. Giai đoạn mạn tính

Điều trị hóa chất thường quy, chủ yếu sử dụng hai thuốc: Hydroxyurea và
Busulfan theo đường uống. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh
Hydroxyurea có nhiều ưu điểm hơn Buslfan: thời gian sống của bệnh nhân kéo
dài hơn, thuốc ít độc tính với tủy hơn, tỷ lệ biến chứng và tử vong sau khi dùng
Hydroxyurea thấp hơn sau dùng Busulfan.
- Hydroxyurea: có tác dụng làm giảm nhanh số lượng bạch cầu do đó phải
theo dõi sát và kiểm tra số lượng bạch cầu thường xuyên.

Liều ban đầu có thể từ 1-5g/ngày cho tới khi số lượng bạch cầu giảm xuống
khoảng 10.000/mm3. Tiếp sau đó có thể dùng ở liều 0,5 đến 2g/ngày hoặc
ngừng thuốc sao cho số lượng bạch cầu đạt từ 5000 đến 10.000/mm3.
9
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
- Busulfan: có tác dụng ức chế tăng sinh các tế bào gốc. Thời gian đáp ứng của
bệnh với thuốc kéo dài hơn so với Hydroxyurea.
Liều: 2-10mg/ngày, uống liên tục từ 7-10 ngày. Khi bạch cầu hạ xuống còn
50% cần giảm liều còn ½ liều. Cần lưu ý bạch cầu tiếp tục hạ trong 1-2 tuần
sau khi dùng thuốc.
$%&'()
Một số bệnh nhân đã điều trị hóa chất lâu ngày mà lách không thu nhỏ được
nhiều hoặc chưa điều trị hóa chất nhưng lách quá to gây đau hoặc chèn ép vào
các cơ quan khác thì sẽ phải chiếu xạ vào lách.
Ngoài tác dụng làm co nhỏ lách, phương pháp này còn làm giảm số lượng bạch
cầu và tăng hồng cầu, do đó cải thiện được tình trạng bệnh trong một thời gian
nhất định.
$%&')* +,
()
Ít dùng. Chỉ có chỉ định khi có nguy cơ nhồi máu hoặc vỡ lách.
/&&!
Được coi là biện pháp ban đầu và tạm thời trong một số trường hợp sau:
- Bệnh nhân có bạch cầu tăng rất cao gây các triệu chứng và dấu hiệu rối loạn
về tuần hoàn ở phổi, não, mắt…
- Các bệnh nhân đang có thai cần tránh các tác dụng sinh quái thai của hóa
chất.
Gạn bạch cầu còn có lợi ích giảm được liều hóa chất cần dùng và giảm acid uric
do lượng bạch cầu lớn phân hủy gây ra.
0121(
Interferon alphaa có khả năng làm lui bệnh khá tốt không những trên lâm sàng

và huyết học mà còn cả về di truyền học tế bào mà các hóa chất không làm
được. Do đó thuốc có tác dụng kéo dài thời gian sống một cách đáng kể.
Liều : 3-9 triệu IU/ngày. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Chỉ dùng cho người từ 18
tuổi trở lên.
10
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
Lưu ý: khi xuất hiện độc tính trên hệ thần kinh TW cần giảm liều hoặc ngừng
thuốc.
34
- Phòng chống tắc mạch khi có tăng tiểu cầu: Aspirin 1-1,5g/ngày, uống liền 2
ngày mỗi tuần.
- Phòng bệnh thận do tăng acid uric: dùng Allopurinol với liều ban đầu 400-
600mg/ngày trong 3 ngày, sau đó dùng với liều 100mg/ngày trong 4 ngày.
Ngoài ra cần truyền dịch và kiềm hóa nước tiểu.
- Bổ sung máu và các chất điện giải khi cần.
b. Giai đoạn tiến triển và giai đoạn cấp
/&&(,
Điều trị như cho các trường hợp bệnh bạch cầu lympho cấp. Thời gian sống của
bệnh nhân ở giai đoạn này là 4-6 tháng.
/&&+,
Điều trị như cho các trường hợp bệnh bạch cầu tủy cấp. Tiên lượng xấu.
c. Ghép tủy
Có thể tiến hành ở mọi giai đoạn nhưng kết quả cao nhất là ở giai đoạn mạn tính,
nhất là trong năm đầu. Hiện nay người ta chỉ mới ghép tủy cho bệnh nhân dưới
55 tuổi.
Tỉ lệ tử vong ngay sau khi ghép tủy khá cao (20-40%) chủ yếu do phản ứng thải
ghép và do nhiễm trùng.
Ngoại trừ biến chứng và tử vong sau ghép tủy, thì đây là phương pháp đem lại
kết quả điều trị cao nhất trong điều trị BCTM.
3. Bệnh bch cu lympho cp

a. Chuẩn bị cho điều trị hóa chất (giống như ở điều trị BCTC).
b. Điều trị hóa chất toàn thân
5
- Trẻ em: dùng một trong các phác đồ sau
+ VP
11
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
+VP ± DNR ± ASP
+VPDA +Me
- Người lớn: Dùng DOPA hoặc VBDo +Me
Nếu chưa đạt lui bệnh hoàn toàn phải điều trị tấn công nhắc lại bằng cách đổi
các phác đồ khác. Nếu đạt lui bệnh hoàn toàn chuyển sang giai đoạn điều trị
củng cố.
+6
Mục đích: Tiêu diệt tế bào ác tính kháng với các thuốc trong các phác đồ tấn
công, giảm thêm số lượng tế bào non. Một số phác đồ hay dùng là:
- VM 26 – A raC,
- hoặc C – A ra-C,
- hoặc Me – Aspa – 6MP,
- hoặc A ra – Mitox.
Thời gian điều trị từ 2 – 4 tuần.
,7
Dùng các thuốc tác động đến tế bào trong chu kỳ phân bào sau pha Go với liều
vừa phải trong thời gian 2 -3 năm. Phác đồ hay dùng nhất là 6MP – MTX hoặc
POMP.
)5
Trong thời gian điều trị duy trì cứ 2 -3 tháng lại dùng một đợt hóa chất điều trị
tấn công.
 !"#
Được tiến hành trong hoặc ngay khi điều trị tấn công Methotrexate 12

mg/m2/lần (không vượt quá 15 mg/lần) tiêm từ 3 đến 6 lần cách nhau 1 tuần.
Ngoài ra có thể tia xạ hộp sọ 24Gy trải liều thành 12 lần trong 3 tuần.
))
+>:
12
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
- Trong thời gian điều trị tấn công hoặc ngay sau khi điều trị tấn công: cần đổi
phác đồ tấn công.
- Trong thời gian điều trị duy trì: Điều trị tấn công lại và đổi phác đồ điều trị
duy trì.
- Sau khi ngừng điều trị: Điều trị lại như cho các trường hợp mới mắc.
>:
Trong thời gian điều trị: Điều trị toàn thân vẫn tiếp tục. Vị trí tái phát được điều
trị riêng (tuyến sinh dục: xạ tại chỗ. Hệ thần kinh trung ương: xạ não tủy + hóa
chất nội tủy).
/8+,
4. Bệnh bch cu limphô mn
a. Theo dFi gian đoạn sớm
Hầu như không cần điều trị. Bệnh nhân chỉ cần theo dõi sát về lâm sàng và xét
nghiệm.
b. Điều trị khi bệnh tiến triển
Chỉ tiến hành khi bệnh nhân có các biểu hiện như:
- Hạch to gây rối loạn chức năng các cơ quan hoặc gây khó thở.
- Có các biến đổi về huyết học: bạch cầu limphô tăng quá cao, thiếu máu, giảm
tiểu cầu.
9):);<=!
Sử dụng prednisone 60-100 mg/ngày trong 3-6 tuần cho đến khi hiện tượng tan
máu giảm xuống sau đó sẽ giảm liều dần. Cắt lách hoặc chiếu xạ vào lách nếu
cần.


Phác đồ chuẩn là chlorambucil và prednisolon. Tỷ lệ đáp ứng là 38-74%. Thời
gian sống trung bình khoảng 5 năm.
Phác đồ CVP sử dụng khi bệnh tiến triển mạnh, có độc tính với tủy xương cao
hơn phác đồ dùng chlorambucil và prednisolon. Tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống
trung bình tương đương với phác đồ dùng chlorambucil và prednisolon.
13
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
$%&
34
G-!"O Dự phòng bằng globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch.
 hoặc các sản phẩm từ máu khi cần thiết.
PQ()/-0RR<S&+T+ G-CSF, GM-CSF góp
phần tăng hiệu quả hóa chất.
U+&+T: Chỉ định khi bạch cầu máu ngoại vi tăng cao ở bệnh nhân bị suy
tủy sau dùng hóa chất mà bệnh vẫn không lui. Phương pháp này chỉ có tác dụng
tạm thời.
/8+,
0121(
14
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
VII. Bàn luận
Chúng ta đều biết, trong thế kỷ 20, điều trị ung thư bằng kỹ thuật hóa- xạ trị,
phẫu thuật được áp dụng rộng rãi, và đến nay nó vẫn là biện pháp điều trị ung thư
cơ bản nhất tại Việt Nam. Các kỹ thuật này cũng đã đóng một vai trò rất quan trọng,
đó là giúp cho tỉ lệ thành công của các ca điều trị tăng lên, kéo dài sự sống cho bệnh
nhân. Sau một thời gian áp dụng, các phương pháp điều trị truyền thống này đã bộc
lộ những nhược điểm như: để lại tác dụng phụ cho bệnh nhân, đặc biệt là những
bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không thích hợp làm phẫu thuật; có nhiều trường
hợp khối u không thể tiến hành điều trị theo phương pháp này, thậm chí còn làm
cho kích thước khối u phát triển to hơn.Sau hóa trị, sức đề kháng của cơ thể càng

giảm, làm tăng nguy cơ di căn. Một số trường hợp áp dụng biện pháp hóa trị làm
tổn hại đến tim, gan. Có không ít trường hợp bệnh nhân đã tử vong vì không chịu
đựng được đợt hóa trị. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị giảm sút rất nhiều.
Đó là chưa kể, các biện pháp truyền thống trong điều trị ung thư rất tốn kém.
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật thì ngành y học cũng
đã có những nghiên cứu thử nghiệm mang lại nhiều hi vọng mới cho những bệnh
nhân mắc căn bệnh nan y-ung thư trong đó có ung thư máu.
Một nghiên cứu của Đại học Pennnsylvania được công bố đồng thời trên hai tạp
chí y học lớn là New England Journal of Medicine và Science Translational
Medicine. Trong thử nghiệm này có 3 bệnh nhân tham gia Hai người đã sạch bệnh
ung thư sau một năm điều trị, người thứ ba đã có tiến triển tuy chưa dứt bệnh. Đây
là thành công bước đầu trong liệu pháp gene mới mới chữa bệnh bạch cầu. Trong
kỹ thuật mới, người ta biến hồng cầu của người bệnh thành những "kẻ ám sát",
chuyên đi săn tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Ngoài ra hiện nay ở nhiều trung tâm điều trị ung thư đã áp dụng phương pháp điều
trị ung thư máu theo cách :Với sự tham gia của đội ngũ hội chẩn trong từng ca điều
trị, vận dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới, tạo ra hình thức điều trị
mới: Thâm nhập tối thiểu trúng đích, điều trị tổng hợp và Kết hợp Đông Tây y.
Do đó hi vọng trong tương lai không xa chúng ta sẽ dần khống chế được căn bệnh
ung thư- trong đó có ung thư máu góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân ung thư.
15
Học viên: Trịnh Thị Phương Dung MHV: 1211012 - CH17
VIII.Tài liệu tham khảo
1. Bách khoa toàn thư bệnh học tập 3,NXB Từ điển bách khoa Hà nội 2000.
2. Hóa chất điều trị ung thư, NXB Y học 2003,tái bản lần thứ 2.
3. TS, Bs Nguyền Thanh Đạm, Ung thư căn bệnh thế kỷ, NXB Y học Hà Nội
2010.
4. Nguyễn Văn Nhương, Bệnh ung thư cách phòng và điều trị, NXB Y học
2006 Hóa chất điều trị ung thư, NXB Y học 2003,tái bản lần thứ 2.

16

×