Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.18 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NÔI
TIỂU LUẬN
UNG THƯ PHỔI
VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ
HỌ TÊN: Nguyễn Thị Thu Huyền
LỚP: Cao học 17
MÃ SỐ HV: 1211038
Hà Nội - 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Ung thư phổi là loại ung thư phổi biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh ngày càng có chiều
hướng gia tăng theo mức độ ô nhiễm môi trường liên quan đến quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở hầu hết các nước.
Ung thư phổi gặp nhiều nhất ở nam giới với tỉ lệ tử vong rất cao. Tỷ lệ mắc
hàng năm ở Pháp là 50/100.000 dân. Tại Mỹ là 89/100.000 nam giới, chủ yếu ở độ
tuổi từ 50 đến 75. Năm 2002, theo Parkin DM và cộng sự, số ca ung thư phổi mới
mắc trên toàn thế giới đã lên tới 1,35 triệu trường hợp, chiếm 12,4% tổng số các
loại ung thư. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra năm 2008, đây là bệnh ung thư hay
gặp ở cả nam giới và nữ giới, chiếm 20% trong tổng số các ca ung thư mới mắc. tỉ
lệ mắc bệnh ở nữ có xu hướng tăng do ô nhiễm môi trường, do số phụ nữ nghiện
thuốc tăng…
Trong ung thư phổi, phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất ở giai đoạn
sớm. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhân nhập viện khi đã ở giai đoạn muộn khi
không còn chỉ định phẫu thuật. Do vậy, điều trị hóa chất là lựa chọn hàng đầu. Từ
đó cải thiện được tiên lượng sống và góp phần kéo dài thêm thời gian sống cho
bệnh nhân.
Để có cái nhìn khái quát hơn về bệnh và cách sử dụng hóa chất cũng như
các liệu pháp khác trong điều trị ung thu phổi, tôi đã lựa chọn tiểu luận “Ung thư
phổi và các liệu pháp điều trị”.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ PHỔI
1. Đại cương về ung thu phổi


1.1. Dich tễ học ung thư phổi.
Ung thu phế quản phổi là thuật ngữ để chỉ bệnh ác tính của phế quản xuất
phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, phế nang, hoặc từ các tuyến
của phế quản hoặc thừ các thành phần khác của phổi.
Đây là loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở 35 nước trên thế giới. Tỷ lệ mắc
bệnh này tăng gấp 4 lần trong vòng 10 năm (1980 – 1990). Số tử vong do ung thư
phổi là 1,15 triệu trường hợp mỗi năm, ở nam tỉ lệ này là 31,2/100.000 dân, ở nữ là
10,3/100.000 dân, chiếm 17,6 tổng số tử vong do ung thư.
Tại Việt Nam, ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư hay gặp nhất.
Trong Chương trình “Phòng chống bệnh ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2002 –
2010” đã nêu ra một số bệnh ung thư hay gặp ở cả hai giới như sau (tỷ
suất/100.000 dân):
Bảng 1: Các bệnh ung thư thường gặp ở Nam giới
Tỉnh, Thành phố
Hà Nội
(2001 – 2004)
Thừa Thiên Huế
(2001 – 2004)
Hồ Chí Minh
2003
ASR Rank ASR Rank ASR Rank
Phổi 39,8 1 10,8 3 29,5 1
Dạ dày 30,3 2 14,4 2 15,3 3
Gan 19,8 3 16,4 1 25,4 2
Đại – trực tràng 13,9 4 4,9 4 16,2 4
Thực quản 9,8 5 1,7 9 4,0 8
Bảng 2: Các bệnh ung thư thường gặp ở Nữ giới
Tỉnh, Thành phố
Hà Nội
(2001 – 2004)

Thừa Thiên Huế
(2001 – 2004)
Hồ Chí Minh
2003
ASR Rank ASR Rank ASR Rank
Vú 29,7 1 12,2 1 19,4 1
Dạ dày 15,0 2 7,3 2 5,5 6
Phổi 10,5 3 3,6 4 12,4 5
Đại – trực tràng 10,1 3 3,4 5 9,0 4
Cổ tử cung 9,5 4 5,0 3 16,5 2
1.2. Nguyên nhân
• Nguyên nhân bên ngoài:
˖ Hút thuốc lá
˖ Ô nhiễm không khí
˖ Bức xạ ion hóa
˖ Các bệnh ở phế quản phổi: Chấn thương xơ sẹo ở phổi, lao phổi có thể
phối hợp với ung thư.
˖ Chế độ ăn: thực phẩm có chất bảo vệ thực vật, ăn nhiều đồ chiên xào…
˖ Các yếu tố khác: môi trường sống, làm việc ô nhiễm, stress…
• Nguyên nhân bên trong
˖ Thay đổi về nhiễm sắc thể như mất đoạn hoặc them đoạn…
˖ Những tác nhân ức chế u và những dấu ấn ức chế sự phát triển:
Trong quá trình phát triển của ung thư phổi, nhiều gen ức chế u bị bất hoạt.
Bên cạnh đó sự thay đổi quá trình methyl hóa DNA cũng được xem là điểm căn
bản trong cơ chế gây bệnh ung thư ở người.
˖ Biến đổi gen p53: 50 – 70% các ung thư phổi có sự biến đổi gen này.
˖ U nguyên bào võng mạc và các chất ức chế cycclin D kinase
˖ Các gen ức chế khối u ở nhiễm sắc thể số 3
˖ Các gen ung thư: Họ gen RAS, các gen tiền ung thư MYC, họ ERBB,
gen p16

INK4A
.
1.3. Phân loại
Theo phân loại năm 1999 của tổ chức Y tế thế giới, ung thư phổi được phân
thành các nhóm sau:
˗ Ung thư phổi tế bào nhỏ
˗ Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
˖ Ung thư biểu mô tế bào vảy
˖ Ung thư biểu mô tuyến
˖ Ung thư biểu mô tuyến vảy
˖ Ung thư biểu mô tuyến với các phân typ hỗn hợp
˖ Ung thư mô tế bào lớn
˗ Các khối u carcinoid
˗ Không phân loại
1.4. Triệu chứng
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng sớm của ung thư phổi rất nghèo nàn, bệnh phát triển âm thầm.
Ở giai đoạn muộn, triệu chứng bệnh rất phong phú.
˗ Trên đường hô hấp: ho khan, ho có đờm trắng, kéo dài, ít ho đờm lẫn máu.
Giai đoạn muộn khi u to chèn ép thường gây khó thở.
˗ Triệu chứng do chèn ép, xâm lấn trong lồng ngực và thành ngực: đau ngực,
đau dai dẳng và một vùng thành ngực, khàn tiếng hay giọng đôi, phù cổ mặt, hội
chứng Pancoat – Tobiat, nuốt ngẹn, nấc, đau và gãy xương sườn bệnh lý, hội
chứng 3 giảm do tràn dịch màng phổi.
˗ Triệu chứng do di căn: Hạch to vùng thượng đòn, hạch cảnh thấp, hạch
nách. Nốt di căn dưới da vùng ngực…
˗ Triệu chứng cận ung thư: Vú to hai bên, to đầu chi, đau nhứng xương
khớp, phì đại khớp, đái tháo nhạt…
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
˗ Chụp X quang phổi thẳng nghiêng

˗ Chụp cắt lớp lồng ngực đánh giá tình trạng u và di căn hạch
˗ Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)
˗ Nội soi phế quản, sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học
˗ Chọc xuyên thành ngực bằng kim nhỏ để chẩn đoán tế bào học đối với các
u ngoại vi.
˗ Soi trung thất sinh thiết chẩn đoán, đánh giá khả năng phẫu thuật vét hạch.
˗ Các xét nghiệm khác để chẩn đoán mức độ lan rộng của bệnh: Siêu âm ổ
bụng, chụp cắt lớp ổ bụng, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ sọ não,…
1.5. Xếp loại giai đoạn
Theo phân loại TNM lần thứ 7 của AJCC năm 2009 và UICC công nhận
vào tháng 1 năm 2010:
• T: U nguyên phát
• To: không có dấu hiệu u nguyên phát
•Tx: không xác định được u nguyên phát, hoặc có tế bào ung thư trong dịch
tiết hay dịch rửa phế quản không nhìn thấy u trên hình ảnh hoặc nội soi phế quản.
•Tis: ung thư tại chỗ
•T1: U có đương kính lớn nhất ≤ 3cm, u được bao quanh phổi hoặc lá tạng
màng phổi, không có dấu hiệu u xâm lấn tới phế quản xa và tiểu phế quản thùy khi
thăm khám bằng nội soi.
˗ T1a: U có đường kính lớn nhất ≤2cm.
˗ T1b: U có đường kính lớn nhất ≥2cm nhưng ≤3cm.
• T2: U>3cm nhưng ≤7cm hoặc u có 1 trong số các dấu hiệu sau:
˗ Xâm lấn phế quản gốc, cách xa carina ≥2cm
˗ Xâm lấn lá tạng màng phổi
˗ Phối hợp với xẹp phổi hoặc viêm phổi tắc nghẽn do u xâm lấn tới vùng
rốn phổi nhưng không bao gồm toàn phổi.
˗ T2a: U có đường kính >3cm nhưng ≤5cm
˗ T2b: U có đường kính >5cm nhưng ≤7cm
• T3: U >7cm hoặc xâm lấn trực tiếp vào 1 trong số bất cứ thành phần sau: thành
ngực, cơ hoành, thần kinh hoành, màng phổi trung thất, lá thành màng ngoài tim…

• T4: khối u với mọi kích thước nhưng xâm lấn vào một trong nhưng thành
phần sau: trung thất, tim, mạch máu lớn, khí quản, thần kinh thanh quản quặt
ngược, thực quản, than đốt sống…
• N: Hạch vùng
• Nx: Hạch vùng không xác định được
• No: không di căn hạch vùng
• N1: Di căn hạch cạnh khí quản cùng bên và/hoặc hạch rốn phổi cùng bên và
hạch trong phổi bao gồm cả những hạch xâm lấn bằng con đường trực tiếp.
• N2: di căn hạch trung thất cùng bên và/hoặc hạch dưới carina.
• N3: Di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên,hạch cơ bậc thang
cùng hoặc dối bên, hạch thượng đòn.
• M: di căn xa
• Mx: Không đánh giá được di căn xa
• Mo: không di căn xa
• M1: di căn xa
- M1a: các nhân di căn nằm ở thùy đối bên, màng phổi hoặc tràn dich màng
phổi (tim) ác tính.
- M1b: Di căn xa
Giai đoạn Phân loại
Giai đoạn kín đáo Tx, No, Mo
0 Tis, No, Mo
IA T1a, No, Mo
T1b, No, Mo
IB T2a, No, Mo
IIA
T1a, N1, Mo
T1b, N1, Mo
T2a, N1, Mo
T2b, N1, Mo
IIB

T2b, N1, Mo
T3, No, Mo
IIIA
T3, N1, Mo
T1-3, N2, Mo
T4, No, Mo
T4, N1, Mo
IIIB
T1-3, N3, Mo
T4, N2-3, Mo
IV Bất kỳ T, Bất kỳ N, M1
PHẦN 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI
2.1. Điều trị ung thư không biệt hóa tế bào nhỏ
˗ Giai đoạn khu trú nửa lồng ngực:
˖ Tia xạ vào vùng u, vùng trung thất và thượng đòn, liều trung bình 65 Gy
˖ Tia xạ dự phòng di căn di căn não
˖ Phối hợp điều trị hóa chất sau tia xạ.
˖ Thời gian sống thêm trung bình là 14 dến 18 tháng. Chỉ 15 – 20% các
bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn sống thêm trên 2 năm.
˗ Giai đoạn lan tràn:
˖ Điều trị hóa chất phối hợp điều trị tia xạ vào não.
˖ Thời gian sống thêm trung bình khoảng 10 tháng, không ai sống thêm
ngoài 2 năm.
2.2. Điều trị ung thư phế quản – phổi không phải tế bào nhỏ
2.2.1. Điều trị phẫu thuật
Chỉ áp dụng đối với các giai đoạn từ 0 đến IIIa. Từ giai đoạn IIIb chống chỉ định mổ.
• Cắt thùy phổi: Áp dụng đối với ung thư ở thùy phổi mà nội soi xác định tổn
thương phế quản ngoại vi. Cắt thùy phổi kèm theo vét hạch vùng rốn thùy.
• Cắt lá phổi: Thường kèm theo vét hạch rốn phổi và trung thất, áp dụng đối với
ung thư ở phế quản gốc, cạnh carina và/hoặc ung thư đã xâm lấn cực phế quản

thùy trên. Có thể cắt lá phổi kèm theo cắt một phần màng tim, thành ngực.
• Phẫu thuật tiết kiệm nhu mô phổi bằng cắt phân thùy, cắt góc, cắt không điển
hình, áp dụng đối với ung thư nhỏ ngoại vi và chức năng hô hấp hạn chế.
2.2.2. Điều trị tia xạ
˗ Từ giai đoạn 0 đến giai đoạn IIIa: Tia xạ vào vùng khối u, hạch trung thấtvà
hạch thượng đòn. Liều trung bình từ 60 – 65 Gy
˗ Từ giai đoạn IIIb và giai đoạn IV: Điều trị tia xạ chỉ có tác dụng làm giảm
bớt thế tích u và các triệu chứng.
˗ Thời gian sống thêm phụ thuộc giai đoạn bệnh. Sống thêm 5 năm với giai
đoạn I khoảng 50%, giai đoạn II khoảng 30%, Giai đoạn IIIa khoảng 10 – 15%,
giai đoạn IV chỉ 2%.
2.2.3. Hóa trị
Điều trị hóa chất là phương pháp sử dụng các thuốc ức chế sự phát triển, nhân
lên của tế bào ung thư và thải loại chúng khỏi cơ thể, thông qua phản ứng hủy tế bào
và độc với tế bào. Mỗi loại ung thư có sự nhạy cảm với hóa chất riêng biệt. Với ung
thư phổi tế bào nhỏ, điều trị hóa chất có khả năng kéo dài thời gian sống của người
bệnh. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ ít nhạy cảm hơn với hóa chất.
• Thời gian điều trị: Khi đưa thuốc ở liều điều trị vào cơ thể, khối u được tiếp
xúc với thuốc nhưng chỉ có một tỉ lệ nhất định tế bào u bị tiêu diệt. Qua nghiên
cứu việc sử dụng lặp lại liều điều trị là cần thiết để giảm tiếp số lượng tế bào u.
Thời gian giữa các đợt không nên quá xa làm các các tế bào nhân lên với số lượng
lớn. Tuy vậy, các thuốc hóa chất tác động lên cả các mô lành, cần phải có khoảng
nghỉ cần thiết để cơ thể hồi phục. Nếu số đợt quá ít, tế bào ung thư còn lại nhiều sẽ
phát triển trở lại.
• Liều và liệu trình điều trị hóa chất ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả điều trị.
Nếu tăng liều điều trị sẽ tăng khả năng diệt tế bào ung thư nhưng nếu vượt quá
mức liều tốt nhất thì không những không cải thiện được kết quả điều trị mà còn
gây hiệu quả trái ngược. Cơ sở của điều trị liều cao ngắt quãng là phá hủy một số
lượng lớn tế bào u càng nhiều càng tốt sau mỗi lần tiếp xúc với thuốc, đánh đổi
bằng độc tính thoáng qua hồi phục được.

2.2.3.1. Nguyên tắc sử dụng hóa chất
•Chọn thuốc phù hợp với tế bào ung thư nhạy cảm và dùng thuốc với liều cao
nhất, ít tác dụng không mong muốn nhất.
•Phối hợp các hóa chất để tránh kháng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị và
giảm tác dụng không mong muốn, nên phối hợp các hóa chất có vị trí và cơ chế tác
dụng khác nhau.
•Không phối hợp nhiều thuốc có cùng độc tính trên cùng một cơ quan.
2.2.3.2. Các phương pháp điều trị hóa chất
•Điều trị triệu chứng: Nhằm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan tới khối u,
cải thiện chất lượng sống và thời gian sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn.
•Điều trị bổ trợ: Nhằm mục đích tiêu diệt các ổ vi di căn, làm giảm nguy cơ
tái phát, tăng thời gian sống cho bệnh nhân.
•Điều trị tại chỗ tại vùng: Nhằm tăng nồng độ thuốc tại khối u trong khi giảm
thiểu được tác dụng độc toàn thân của thuốc.
2.2.3.3. Theo dõi sau điều trị hóa chất
Theo dõi định kỳ sau điều trị 3 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 tháng/lần trong
3 năm tiếp theo và hàng năm cho những năm sau đó.Theo dõi định kỳ bao gồm:
• Khám lâm sàng
• Chụp Xquang phổi
• Chụp cắt lớp phổi
• Xét nghiệm các chất chỉ điểm u: SCC, CEA, CA 19.9.
• Làm các xét nghiệm khác khi nghi ngờ có tổn thương táo phát, di căn
• Hỗ trợ người bệnh ngừng hút thuốc lá
2.2.4. Điều trị đích
Là phương pháp tập trung chủ yếu vào các thụ thể, con đường sinh học của tế
bào có liên quan đến bệnh sinh gây ung thư; bao gồm các bất thường phân tử liên
quan chuyển dạng ác tính, các receptor tăng trưởng trên bề mặt tế bào, các protein
hoặc enzyme truyền tín hiệu, những enzyme liên quan đến phân bào, chết theo
chương trình, di cư, xâm nhập hoặc biến đổi AND. Các điều trị đích có thể được chỉ
định cho những bệnh nhân nặng, không thích hợp với bất cứ dữ liệu nào khác.

PHẦN 3
TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI
3.1. Các nhóm hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư phổi
Dựa vào cơ chế tác dụng và cấu trúc mà các hóa chất dùng trong điều trị ung
thư phổi được chia thành các nhóm sau:
3.1.1. Kháng chuyển hóa
• Cơ chế tác dụng: Do có cấu trúc tương tự như các chất dinh dưỡng cần thiết
cho sự sinh sản của các tế bào nên thuốc dễ dàng xâm nhập vào tế bào ung thư để
cạnh tranh, thay thế, đối kháng các chất chuyển háo hóa tự nhiên, từ đó lấy đi các chất
cần thiết cho sự hình thành của AND hoặc hình thành AND bất thường.
• Các thuốc hay được sử dụng:
˗ Kháng Pyrimidine: 5 Fluorouracil, Capecitabin
˗ Kháng Cytidine: Gemcitabin
3.1.2. Ức chế chức năng vi ống
• Cơ chế tác dụng:
˗ Paclitaxel, Docetaxel: Thúc đẩy sự liên kết giữa các vi ống, qua đó làm mất
chức năng của các vi ống.
˗ Thuốc ức chế Topoisomerase – emzym cần thiết cho hoạt động sao chép, phiên
mã và tái tổ hợp AND, có chức năng tháo xoắn tại các điểm gốc và duỗi mạch thẳng.
˖ Topoisomerase I: tháo xoán 1 mạch
˖ Topoisomerase II: tháo xoán 2 mạch
• Các thuốc hay được sử dụng
- Alkanoid dừa can: Vincristin, Vinblastin, Vinorelbin
- Taxan: Paclitaxel, Docetaxel
- Ức chế Topoisomerase: Irinotecan, Etoposid
3.1.3. Tác nhân alkyl hóa
• Cơ chế tác dụng: Khi vào cơ thể thuốc chuyển hóa thành gốc alkyl, ngay lập
tức gốc alkyl sẽ liên kết cộng hóa trị với Guanin ở vị trí N7 của cả 2 mạch
trên phân tử AND tạo liên kết chéo giữa hai mạch hoặc giữa hai phân tử của
cùng một mạch, ngăn cản sự tách đôi và sao chép mã, do đó ức chế tổng hợp

AND, ARN và protein.
• Các thuốc hay sử dụng:
˗ Mù tạt nitrogen: Cyclophosphamid
˗ Các hợp chất kim loại nặng: Cisplatin, Cảboplatin
3.2. Các hóa chất hay dùng trong điều trị ung thư phổi
3.2.1. Paclitaxel
• Liều lượng
Truyền tĩnh mạch với liều 175mg/m
2
trong 3 giờ. Có thể lặp lại sau khoảng
thời gian ít nhất là 3 tuần.
Chú ý: Chỉ dùng liều mới khi số lượng bạch cầu hạt trung tính lớn hơn
1,5x10
9
/lít (1.500/mm
3
) và đủ số lượng tiểu cầu lớn hơn 100x10
9
/lít.
• Cách dùng trong điều trị
Dung môi để pha loãng thuốc có thể là dd NaCl o,9%, dd glucose 5%, hỗ
hợp đ NaCl 0,9% và dd glucose 5% hoặc hỗn hợp dd glucose 5% và dd Ringer.
Tiêm tĩnh mạch dexamethasone 20mg 30 phút trước hoặc uống
dexamethasone 20mg 12h và 6h trước khi truyền paclitaxel.
3.2.2. Ciplastin
• Liều lượng
Liều lượng phụ thuộc vào hiệu quả điều trị và tác dụng đáp ứng trên từng cá nhân.
˗ Đơn trị liệu:
˖ Dùng một liều từ 50 – 120mg/m
2

diện tích bề mặt cơ thể cứ sau 3 – 4 tuần.
˖ Dùng liều từ 15 – 20mg/m
2
diện tích bề mặt cơ thể trong vòng 5 ngày
liên tiếp, cứ sau 3 – 4 tuần.
˗ Đa trị liệu: Liều của cisplatin phải được giảm khoảng 20mg/m
2
diện

tích
bề mặt cơ thể trong trường hợp dùng một liều cứ sau3 – 4 tuần.
• Cách dùng
Khoảng từ 2 – 12h trước khi truyền và ít nhất sau khi truyền cisplatin 6h cần
truyền dd NaCl 0,9%hoặc đ 0,45% NaCl và 5% glucose với tốc độ truyền xấp xỉ
200,l/h, hoặc truyền một lượng manitol 20% với lượng truyền phụ thuộc vào liều
cisplatin và chức năng thận (100ml dd manitol 20% cho 20mg cisplatin/m
2
da).
Cisplatin được hòa tan với 100ml dd NaCl 0,9% và truyền trong vòng 15 phút.
3.2.3. Gemcitabin
• Liều lượng
˗ Đơn trị liệu: liều khuyến cáo là 1000mg/m
2
diện tích cơ thể, truyền tĩnh
mạch trong 30 phút, nhắc lại mỗi tuần 1 lần, trong 3 tuần liên tiếp, tiếp theo nghỉ 1
tuần.chu khỳ 4 tuần này lại được nhắc lại. Sự giảm liều cho mỗi chu kỳ hoặc trong
chu kỳ có thể căn cứ vào mức độ độc của thuốc với bệnh nhân.
˗ Phối hợp trị liệu: Liều khuyến cáo là 1250mg/m
2
diện tích cơ thể, truyền

tĩnh mạch 30 phút vào ngày 1 và ngày 8 của chu kỳ điều trị. Sự giảm liều cho mỗi
chu kỳ hoặc trong chu kỳ có thể căn cứ vào mức độ độc của thuốc với bệnh nhân.
• Cách dùng: Dung môi pha loãng là dd NaCl 0,9%
3.2.4. Etoposid
• Liều lượng: Truyền tĩnh mạch theo 1 trong 2 phương pháp sau:
˗ 50 – 100mg/m
2
, dùng 5 ngày liên tiếp, sau 2 -3 tuần lại nghỉ, ròi tiếp tục như trên.
˗ Trong ngày1, 3, 5: 120 – 150mg/m
2
, rồi nghỉ 2 – 3 tuần, rồi tiếp tục chu
kỳ như trên.
Ở chu kỳ điều trị tiếp theo, liều lượng có thể thay đổi và điều chỉnh tùy
thuộc vào sự đáp ứng và chịu thuốc của bệnh nhân. Nếu khối u không thấy chuyển
biến tốt có thể tăng liều đến 300mg/m
2.
• Cách dùng
Truyền tĩnh mạch, pha loãng 1:50 tới 1:100 trong dd NaCl 0,9% hoặc dd
glucose 5%. thời gian truyền là 0,5 – 2 giờ.
Thời gian nghỉ cách quãng giữa các đợt điều trị là tùy từng người bệnh, được
điều chỉnh sau khi hệ tạo máu trở về bình thường, thông thường là 3 – 4 tuần.
3.2.5. Irinotecan
• Liều lượng: 125mg/m
2
truyền tĩnh mạch chậm trên 90 phút, tuần 1 lần trong 4
tuần, tiếp theo 2 tuần nghỉ là kết thúc 1 đợt điều trị. liều có thể tăng lên ở chu kỳ sau là
150mg/m
2
với các bệnh nhân không gặp độc tính. Đối với trường hợp ỉa chảy nặng liều
cần giản đi 25mg/m

2
nếu số lần đại tiện từ 7 – 9 lần/ngày, giảm 50 mg/m
2
nếu từ 10 lần
trở lên/ngày. Giảm liều khi những đợt điều trị sau có giảm bạch cầu hạt (<1000).
• Cách dùng: Trước khi tiêm truyền phải pha loãng irinotecan trong dd
glucose 5% hoặc NaCl 0,9% cho tới nồng độ cuối cùng 0,12 – 2,8 mg/ml.
3.2.6. Carboplatin
• Liều lượng
˗ Bệnh nhân chưa dùng thuốc và có chức năng thận bình thường sẽ truyền tĩnh
mạch (15 – 60 phút), 400mg carboplatin/m
2
diện tích bề mặt cơ thể, chu kỳ điều trị có
thể tiếp tục sau 4 tuần ngừng thuốc.
˗ Bệnh nhân đã dùng thuốc ức chế tủy xương hoặc chữa bằng tia xạ, hoặc tình
trạng chung quá kém thì phải dùng liều khởi đầu 300 – 320mg/m
2
diện

tích bề mặt cơ
thể.
˗ Với người trên 65 tuổi, thì liều lượng cần phải được điều chỉnh để thích nghi
với thể trạng chung.
˗ Với người suy thận cần giảm liều sao cho phù hợp với mức lọc của cầu thận.
• Cách dùng: Pha loãng với dung dịch glucose 5% để truyền tĩnh mạch nhanh
(15 – 60 phút). Pha độ 0,5mg/ml.
3.2. Một số phác đồ đa trị liệu trong điều trị ung thư phổi
3.2.1. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
• Phác đồ CAP: chu kỳ 28 ngày
Cyclophosphamide 40mg/m

2
truyền tĩnh mạch ngày 1
Doxorubicin 40mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
Cisplatin 60mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
• Phác đồ PE: chu kỳ 21 ngày
Cisplatin 80mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
Etoposide 100mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngảy 1 – 3
• Phác đồ CV
Vinorelbine 30mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngay1, 8
Cisplatin 80mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngay1
• Phác đồ Cisplatin + Paclitaxel: Chu kỳ 21 ngày
Paclitaxel 175 mg/m
2
truyền tĩnh mạch (3 giờ) ngày 1
Cisplatin 80mg/m
2
truyền


tĩnh mạch ngày 1
Hoặc:
Paclitaxel 175 mg/m
2
truyền tĩnh mạch (3 giờ) ngày 1
Cisplatin 75mg/m
2
truyền

tĩnh mạch ngày 1
• Phác đồ Cisplatin + Docetaxel: chu kỳ 21 ngày
Cisplatin 75mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
Docetaxel 75mg/ m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
• Phác đồ Carboplatin + Docetacel: Chu kỳ 21 ngày
Carboplatin 300mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
Docetaxel 85mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
• Phác đồ Gemcitabine + Vinorelbin: Chu kỳ 21 ngày
Gemcitabine 1200mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1, 8
Vinorelbin 30mg/m
2

truyền tĩnh mạch ngày 1, 8
• Phác đồ Etoposide + Carboplatin: Chu kỳ 21 ngày
Etoposide 80mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1, 3
Carboplatin 300mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
• Phác đồ Etoposide + Cisplatin: Chu kỳ 21 ngày
Etoposide 100mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1, 3
Cisplatin 100mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
3.2.2. Ung thư phổi tế bào nhỏ
• Phác đồ Carboplatin – Irinotecan: Chu kỳ 28 ngày
Irinotecan 60mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1, 8, 15
Carboplatin 300mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
• Phác đồ Cisplatin – Irinotecan: Chu kỳ 21 ngày
Cisplatin 80mg/m
2
truyền tĩnh mạch 30 – 60 phút ngày 2 – 4
Irinotecan 60mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1, 8, 15

• Phác đồ Etoposide + Cisplatin (PE): Chu kỳ 21 ngày
Etoposide 100mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1- 3
Cisplatin 80mg/m
2
truyền tĩnh mạch (1 giờ) ngày 1
Hoặc
Etoposide 80mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1- 3
Carboplatin 300mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
• Phác đồ CAV: Chu kỳ 21 ngày
Cyclophosphamide 1000mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
Doxorubicin 45-50mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
Vincristin 1,4mg/m
2
tối đa là 2mg/m
2
truyền tĩnh mạch ngày 1
Phác đồ CAV thường được dùng thay thế hoặc tiếp tục sau điều trị phác đồ
PE đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn khu trú hợp với tia xạ nồng ngực.
3.3. Một số phác đồ đang được thử nghiệm
• Phác đồ DCB: chu kỳ 21 ngày

Docetaxel: 75 mg/m
2
Cisplatin : 80 mg/m
2
Bevacizumab: 15 mg/m
2
Đang nghiên cứu trên pha II và đã thu được nhiều kết quả tích cực trên ung
thư phổi không phải tế bào nhỏ đã di căn.
• Phác đồ CAV – Xạ trị
Tỉ lệ đáp ứng 91,2%; đáp ứng hoàn toàn là 38,2%; đáp ứng 1 phần 52,9% và
không đáp ứng 8,8%.
• Phác đồ EP-xạ trị
Tỉ lệ đáp ứng 96,7%; đáp ứng hoàn toàn là 67,8%; đáp ứng 1 phần 28,9% và
3,3% không đáp ứng.
Đây là 2 phác đồ được thử nghiệm tại bệnh viện K năm 2008.
• Phác đồ Etoposide + Carboplatin luân phiên với Irinotecan + Cisplatin mỗi
tuần kết hợp với xạ trị. Chu kỳ là 4 tuần. Đã thu được kết quả đáp ứng chung là
81,8% đối với bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ đã di căn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn ung bướu, Trường đại học Y Dược Huế (2010), Giáo trình
ung thư học, NXB Y học.
2. Ngô Quý Châu (2008), Ung thư phổi, NXB Y học
3. Nguyễn Bá Đức (2003), Hóa chất điều trị bệnh ung thư, NXB Y học,
tr. 11 – 55, 64 – 74.
4. Nguyễn Bá Đức (2009), Ung thư học đại cương.
5. Nguyễn Đức Trung (2010), Áp dụng quy trình phân liều thuốc chống
ung thư tại khoa Dược – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Đề tài
cơ sở, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
6. Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Viết Nhung, Nguyễn Thị Minh (2007),
Tình hinh ung thư phổi tại Việt Nam, NXB Y học, tr. 29 – 34, 158.

7. < />tieu-bieu/1122-nghien-cuu-phac-do-ket-hop-hoa-xa-tri-ung-thu-phoi-
te-bao-nho-tai-benh-vien-k>
8. Bruce A et.al (2002), Harrison’s Manual of Oncology, pp.1-15, 24 – 26.
9. Bunn PA Jr, Carney DN (2004), Overview of chemotherapy of small
cell lung cancer, pp.69-74
10.Kentepozidis N et.al, Docetaxel plus cisplatin and bevacizumab for
untreated patients with advanced/metastatic non-squamous non-
small-cell lung cancer: a multicenter phase II study of the Hellenic
Oncology Research Group, Cancer Chemother Pharmacol. 2013
Mar;71(3), pp. 605-612.
11.Yoshimura A et.al, Combination chemotherapy of alternating
etoposide and carboplatin with weekly administration of irinotecan
and cisplatin in extensive-stage small-cell lung cancer, Anticancer
Res. 2012 Oct;32(10):4473-4478.

×