Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

tiền phụ tố tình thái trong tiếng việt những chuyển dịch tương đương sang tiếng pháp và ý nghĩa thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.43 KB, 115 trang )

TIỀN PHỤ TỐ TÌNH THÁI TRONG TIẾNG VIỆT -
NHỮNG CHUYỂN DỊCH TƯƠNG ĐƯƠNG
SANG TIẾNG PHÁP VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
NCS. NGUYỄN NGỌC LƯU LY
*
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có nhiều lý do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài về tình thái trong
tiếng Việt và tiếng Pháp:
Trước tiên, cần phân biệt trong một phát ngôn phần nội dung
mệnh đề, thường được gọi là “dictum” và phần thái độ của người nói
đối với nội dung này, thường được gọi là “modus” hay “tình thái”. Nói
cách khác, tình thái là một chuỗi các yếu tố chỉ ra rằng nội dung thuần
tuý mà được coi đã lược bỏ tất cả các can thiệp của người nói, được
đánh giá là đã được thực hiện hay chưa, được đón chờ hay không,
được chấp nhận một cách hồ hởi hay luyến tiếc , và tất cả điều đó
được người nói suy tính. Chẳng hạn, các phát ngôn tiếng Pháp dưới
đây (1) “Sylvie rentrera”, (2) “Que Sylvie rentre!”, (3) “Il est possible
que Sylvie rentre”, (4) “Sylvie ne rentre pas” có vẻ như có cùng một
nội dung mệnh đề, chỉ khác nhau ở tính tình thái. Cũng như vậy, trong
tiếng Việt, người ta dễ dàng nhận thấy sự khác nhau về hiệu ứng trong
các câu (5) “Anh đừng đi!”, (6) “Anh cóc đi”, (7) “Anh cứ đi”, (8)
“Anh mà đi ”, (9) “Anh mới đi”, (10) “Anh ắt sẽ đi”, (11) “Anh có
đi”, (12) “Anh quyết đi”, (13) “Anh đi thì phải”, (14) “Anh đi thật
à?”… Những ví dụ trên cho thấy tình thái được biểu đạt bằng những
phương tiện rất đa dạng trong nội bộ một ngôn ngữ và từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác: là thức ngữ pháp trong ví dụ (1) và (2), là
mệnh đề trong (3), là dạng phủ định trong (4), (5) và (6), là các phụ tố
tình thái trong (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), là các tiểu từ tình
thái đứng cuối câu trong (13) và (14) , đó là ta còn chưa phân loại
một cách có hệ thống các tiểu từ và cụm từ tình thái. Ngôn ngữ học


trước đây đã gắng sức nghiên cứu ngôn ngữ trong hệ thống của nó.
Ngày nay, với quan niệm nổi tiếng của Austin “Nói, là làm”, trong
một lăng kính lôgic hơn, tình huống giao tiếp và ý định giao tiếp của
người nói với tất cả những yếu tố chủ quan của nó đã đóng một vai trò
*
CBGD Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ -
ĐHQG Hà Nội.
188
quan trọng trong phân tích. Quả thực, cách biểu đạt tình thái nắm giữ
và tiếp tục nắm giữ một vị trí nổi trội trong số các mối bận tâm của
các nhà ngôn ngữ và nhà sư phạm hôm nay.
Lý do chính thứ hai là vị thế khoa học. Ở trên chúng tôi đã trình
bày tình thái có các phương tiện biểu đạt rất đa dạng trong nội bộ một
ngôn ngữ và từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, ở đây ta nói về
tiếng Pháp và tiếng Việt. Trong khi các ngôn ngữ biến hình phương
tây như tiếng Pháp thường biểu đạt các giá trị tình thái bằng cách sử
dụng dạng thức vô nhân xưng (ví dụ “- Il faut que tu sortes”) hay các
trợ động từ tình thái - thường được gọi là các động từ tình thái (ví dụ
“- Tu dois sortir”), các động từ có thể đứng sau một động từ nguyên
thể hoặc một mệnh đề được bắt đầu bằng: vouloir, savoir, pouvoir,
désirer, espérer, v.v., các dạng thức nằm trong lòng phát ngôn như tính
từ (ví dụ: “- Cette hypothèse est fausse”- je nie que ), phó từ (ví dụ:
“- Il sera certainement en retard” = je suis certain que ), thức của
động từ của phát ngôn: thức hiện thực (indicatif), thức mệnh lệnh
(impératif), thức điều kiện (conditionnel), một số ngữ điệu (mỉa mai,
tức giận, thương hại, ), tiếng Việt lại biết đến một hệ thống đặc biệt
các ngữ tình thái, các từ tình thái và các cụm từ nhằm biểu đạt một
cách tinh tế và uyển chuyển tình thái giao tiếp, phong phú thậm chí
còn hơn các phương tiện tình thái hoặc cú pháp trong tiếng Pháp.
Mảnh đất nghiên cứu này còn khá mới mẻ trong truyền thống ngôn

ngữ học Việt Nam và mới chỉ được khai phá bởi một vài tác giả. Đó
chính là lý do khiến chúng tôi quyết tâm đổ công sức vào vào nội
dung đầy hứa hẹn này. Chúng tôi tin rằng việc phân tích chuyên sâu
các phương tiện biểu đạt tình thái trong hai ngôn ngữ và việc đối chiếu
tương phản sẽ đóng góp vào việc mở ra những cánh cửa mới để khám
phá bản chất đích thực của ngôn ngữ này hay ngôn ngữ kia nói riêng
và các phổ quát của các ngôn ngữ trên thế giới nói chung.
Lý do chính thứ ba của chúng tôi là vị thế sư phạm. Do tiếng Việt
và tiếng Pháp có nhiều dị biệt lớn trong việc cấu thành các cách biểu
đạt tình thái cho nên người Việt học tiếng Pháp sẽ lúng túng trước
thực tế ngôn ngữ của hai thứ tiếng và gặp khó khăn khi dịch sự uyển
chuyển của tình thái tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Nói một thứ
tiếng, là hành động trong và với ngôn ngữ đó. Những nghiên cứu mới
đây, ít nhiều mang tính dụng học, đã chỉ ra cho ta thấy hành vi ở lời
(acte illocutoire) có ý nghĩa thế nào trong giao tiếp. Việc giảng dạy
tiếng nước ngoài không thể bỏ qua điều đó. Tuy nhiên, những dấu
hiệu tình thái lại thường xuyên bị bỏ quên trong các lớp học tiếng
189
trong nhiều năm qua. Ý thức được những khó khăn và chướng ngại
đang đợi chúng ta ở cuối đường, chúng tôi tin rằng đề tài này sẽ khá
thú vị và có ích, có thể giúp được người học của chúng ta nắm bắt
những khác biệt trong hai hệ thống, để dễ dàng thích ứng được với các
tình huống giao tiếp.
2. Giới hạn đề tài, mục tiêu và ý nghĩa
Như đã nói ở trên, khác với tiếng Pháp, trong tiếng Việt, để ghi
dấu tính tình thái, người ta phải dùng tới một hệ thống các tình thái từ,
phong phú cả về hình thức lẫn ý nghĩa. Hệ thống này tạo thành một
thành tố tách rời khỏi cấu trúc tống quát của câu tiếng Việt, là một đặc
trưng của tiếng Việt. Những phương tiện biểu đạt tình thái còn lại mà
hầu như có cùng chung tiêu chí phân tích của các ngôn ngữ Ấn-Âu ít

khiến chúng tôi quan tâm hơn. Đó là lý do mà đề tài được giới hạn
trong phạm vi các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt, như là xác định
chức năng mà chúng thể hiện trong câu cơ sở trong tiếng Việt, xác
định bản chất ngữ pháp, phân loại hình thức và chức năng. Tiếp theo,
đề tài đề cập đến nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt và tiếng Pháp nhằm
thiết lập các chuỗi tương đồng và dị biệt về tình thái giữa tiếng Việt và
tiếng Pháp, nhằm đề ra các giải pháp chuyển dịch hợp lý góp phần tạo
nên cơ chế dịch tự động và hệ quả sư phạm cho dạy-học tiếng Pháp
cho người Việt.
Đề tài còn hướng tới một mục tiêu tham vọng hơn, đó là làm sáng
tỏ, đối với các tiền phụ tố tình thái tiếng Việt, các nguyên nhân sâu xa
cho phép giải thích các khó khăn của người Việt khi lĩnh hội một hệ
thống ngôn ngữ mới và một ý nghĩa thực tế là giúp người học có một
kiến thức sâu sắc và tinh tế hơn về ngoại ngữ đang học.
3. Phương pháp nghiên cứu
Ý thức được sự phức tạp của nghiên cứu, sau khi nghiên cứu các
vấn đề lý thuyết, chúng tôi cố gắng xây dựng một kho ngữ liệu các
tình huống cho phép xử lý các vấn đề liên quan đến tình thái. Nguồn
ngữ liệu một mặt được tạo thành bởi các thành ngữ, các cách biểu đạt
thường gặp trong tiếng Việt, và mặt khác từ các trích đoạn trong các
truyện ngắn của các tác giả Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2005, đó
là là các ví dụ được coi là điển hình nhất về tiền phụ tố tình thái tiếng
Việt. Tiếp theo chúng tôi tiến hành phân tích đối chiếu một cách
truyền thống để tìm hiểu cơ chế chuyển dịch các tiền phụ tố tình thái
tiếng Việt sang tiếng Pháp. Bên cạnh phương pháp đối chiếu tương
phản, chúng tôi còn sử dụng một cách có hệ thống các phương pháp
190
tổng hợp và thống kê. Bảng tổng hợp và các mục thống kê đóng vai
trò quan trọng trong nghiên cứu mang tính tổng hợp này.
4. Bố cục của đề tài

Đề tài của chúng tôi, ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, bao
gồm ba chương.
Chương một dành cho việc trình bày cơ sở lý thuyết về tình thái.
Trong phần này, chúng tôi trình bày tổng quan các khái niệm cơ bản
về phạm trù tình thái, những khó khăn trong việc tiếp cận phạm trù
này, các quan điểm của các nhà ngôn ngữ học và đề xuất hướng tiếp
cận của tác giả đề tài, nghiên cứu cụ thể các phương thức biểu đạt tình
thái trong tiếng Việt.
Chương hai được dành cho việc nghiên cứu chuyên sâu về tiền
phụ tố tiếng Việt, nêu những đặc trưng của nó và phân loại các tiền
phụ tố tình thái trong tiếng Việt.
Chương ba là chương quan trọng của đề tài, sau khi nắm bắt
những đặc trưng của các phương tiện biểu đạt tình thái tiếng Pháp,
chúng tôi đề xuất ra các giải pháp chuyển dịch tiền phụ tố tình thái
tiếng Việt sang tiếng Pháp và nêu lên ý nghĩa thực tiễn.
5. Nguồn ngữ liệu
Để xây dựng nguồn ngữ liệu cho đề tài, bên cạnh kho thành ngữ
và các cụm biểu đạt thường dùng, chúng tôi đã tập hợp hai mươi
truyện ngắn của các tác giả Việt Nam được in trong khoảng từ 1945
đến 2005, bao gồm các truyện ngắn trong chiến tranh, hậu chiến tranh
cho đến bây giờ. Chúng tôi mong muốn giải quyết các vấn đề đặt ra về
tình thái theo cách mô tả lịch đại để có thể gìn giữ các yếu tố ngôn
ngữ qua các giai đoạn khác nhau của truyện. Tiến trình phân tích lịch
đại sẽ cho phép chúng tôi xem xét một cách thích đáng hơn việc sử
dụng ngôn ngữ qua các thế hệ khác nhau và giải thích được hiện
tượng này có quan hệ thế nào với hệ thống ngôn ngữ đang được đề
cập qua tiến trình phát triển ngôn ngữ.
Các truyện ngắn được lựa chọn có độ dài trung bình, chủ đề nói về
các mặt khác nhau của cuộc sống trong và sau chiến tranh. Phần lớn
các truyện đã được dịch sang tiếng Pháp. Bản dịch có sẵn của các

truyện ngắn giúp chúng ta có thể sử dụng được ngay khi đưa một ví
dụ, rồi nghiên cứu đối chiếu để thấy được các vấn đề tình thái còn tồn
đọng khi dịch các truyện này, và cuối cùng để đề xuất một phiên bản
khác, theo chúng tôi là hợp lý hơn về mặt diễn đạt các ý nghĩa tình
thái trong phát ngôn.
191
Đề tài này quan tâm đặc biệt đến các giá trị tình thái và cách
chuyển dịch các tiền phụ tố tình thái trong tiếng Pháp. Trong quá trình
xử lý, chúng tôi thấy có nhiều câu dịch chưa đạt, thậm chí sai về tiếng.
Trong những trường hợp đó, chúng tôi đã chỉnh lý lại với sự giúp đỡ
của người Pháp bản xứ và tránh mọi giải thích dài dòng bởi lẽ công
việc này không phải mục tiêu của đề tài. Quan sát một ví dụ bản dịch
của dịch giả:
- Et c’est pendant qu’elles erraient par la forêt à la recherche
des feuilles médicamenteuses que Mi put apprendre toute
l’histoire de la blessure d’A Su.
Chúng tôi đã chỉnh sửa trực tiếp thành:
- Et c’est pendant qu’elles erraient dans la forêt à la recherche
de feuilles médicinales que Mi put apprendre toute l’histoire
de la blessure d’A Su.
Chúng tôi đã lựa chọn các tác phẩm có nhiều tương tác lời nói, hội
thoại, bởi nó góp phần tạo nên nguồn ngữ liệu phù hợp và hữu ích cho
đề tài nghiên cứu các tiền phụ tố.
Chương 1
TÌNH THÁI NGÔN NGỮ VÀ
CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT TÌNH THÁI TIẾNG VIỆT
1.1. Tình thái ngôn ngữ
1.1.1. Cơ sở lý thuyết
Sau khi tham khảo nhiều sách chuyên khảo cũng như bài báo viết
về tình thái, chúng tôi nhận thấy phần nhiều các tác giả không có

chung quan điểm phân tích. Tình thái quả thực là một lĩnh vực khó đòi
hỏi phải được nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.
Cái khó đầu tiên là do quan niệm. Tình thái nắm giữ vai trò quan
trọng ở nhiều ngành khoa học nhưng ở mỗi vị trí như trong triết học,
logic học, ngôn ngữ học, cách hiểu về tình thái lại không thống nhất.
Trong khi khái niệm tình thái của logic chỉ giới hạn ở một số kiểu
quan hệ chung nhất của phán đoán với hiện thực, hoàn toàn tách hỏi
những nhân tố thuộc mục đích, nhu cầu, ý chí, thái độ, tình cảm, đánh
giá của con người nói chung, thì việc nghiên cứu tình thái trong ngôn
ngữ trước hết nhấn mạnh tới nhân tố dụng học này.
Tuy nhiên, các nhà ngữ học cũng thường không có cùng quan
niệm về tình thái:
Trong cách quan niệm của Vinogradov, những mối quan hệ khác
nhau của thông báo với thực tế trước hết là phạm vi của quan hệ tình
192
thái. Cái được thông báo, chẳng hạn, có thể được người nói hiểu như
là hiện thực, là có trong quá khứ hay hiện tại, là điều được thực hiện
trong tương lai, là điều mong muốn hay đòi hỏi đối với ai đó, là cái
không có trong hiện thực v.v…Tính tình thái được xác lập theo quan
điểm của người nói, song bản thân quan điểm đó lại được xác định bởi
vị trí của người nói vào lúc nói đối với người đối thoại và với cái phân
đoạn thực tế được phản ánh, được thể hiện trong câu.
Theo Lyons (1977:425), tình thái là thái độ của người nói đối với nội
dung mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả.
“Tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý
kiến của người nói đối với điều được nói đến trong câu” (Palmer,
1986:14)
Benveniste không đưa ra định nghĩa cụ thể về tình thái, nhưng các
đặc trưng chủ yếu của nó lại được thể hiện rất cụ thể qua các nhận xét
rải rác của ông. Theo ông, tình thái là một phạm trù rộng, khó có thể

tổng hợp, nó gắn với sự mong chờ, đánh giá, thái độ của người nói
đối với nội dung phát ngôn, đối với người nghe, với mục đích của phát
ngôn: hỏi, mệnh lệnh, xác tín v.v (Benveniste 1966:258)
Theo cách định nghĩa của Gak, phạm trù tình thái phản ánh mối
quan hệ của người nói đối với nội dung phát ngôn và nội dung phát
ngôn đối với thực tế. Trong tính tình thái biểu hiện nhân tố của quan
của phát ngôn: đó là sự khúc xạ của một phân đoạn thực tế qua nhận
thức của người nói (Gak 1986:133).
Chúng ta nhận thấy rằng điểm chung lớn nhất giữa các quan niệm
trên đây là sự đề cao vai trò người nói. Khác với tình thái khách quan
trong logic học, mà “cố sức xoá đi mọi vết tích của cá thể người nói”
(Kerbrat-Orrechioni 1980:71), yếu tố “con người” trở nên quan trọng
trong ngôn ngữ học và trong sự vận hành ngôn ngữ, như Palmer đã
nhận xét: “Modality in language seems to be essentially subjective,
this has already been shown in the discussion of speech acts, and in
reference to the speaker’s ‘opinion or attitude”, (tình thái ngôn ngữ có
lẽ chủ yếu mang tính chủ quan, nó thường được biết đến thông qua sự
bàn luận về các hành vi ngôn ngữ và khi tham chiếu ý kiến hay thái độ
của người nói). Các vấn đề về tình thái khiến các nhà ngôn ngữ ngày
càng quan tâm. Đó là tất yếu bởi lẽ không một nội dung nhận thức hay
giao tiếp nào có thể tách khỏi các yếu tố như mục đích, nhu cầu, thái
độ, đánh giá của người nói đối với thực tế, đối với người nghe và
những yếu tố khác của ngữ cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, sự phân biệt
khách quan - chủ quan không phải luôn rõ ràng. Xét phát ngôn:
[1] Mẹ nó nói nó ốm.
193
Thoạt nhìn thì dường như người nói không bày tỏ thái độ chủ
quan nào về sự tình “nó ốm”, cụ thể là người nói không cam kết gì về
tính chân thực của sự tình này cả, chỉ trình bày sự tình qua nguồn
chứng cứ là “mẹ nó nói”. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì sự không cam kết

cũng là một dạng cam kết. Và như vậy, ngữ đoạn “mẹ nó nói” cũng có
giá trị tương đương với các quán ngữ biểu thị tình thái như nghe đâu,
nghe nói, nghe đồn, … mang đầy tính chủ quan.
Đề tài này quan tâm chủ yếu đến các vấn đề của tình thái chủ quan,
“trong đó người nói có thể biểu đạt một cách tường minh (“tôi nghĩ
rằng nó xấu”) hoặc hàm ẩn (“nó xấu”)” (Kerbrat-Orrechioni 1980:71).
Để xác định được mối quan hệ giao - hợp của tình thái và tính chủ
quan trong ngôn ngữ, chúng tôi xin đưa một ví dụ:
[2] Cô ta cao lớn.
Ta thấy rằng phát ngôn này biểu đạt tính chủ quan của chủ thể nói
năng đối với sự việc bởi lẽ người ta có thể đánh giá cùng một số đo
chiều cao là “cao” hay “thấp” tùy theo quan niệm, ý định giao tiếp của
người nói, tùy theo quốc tịch hay thế hệ, Tuy vậy, ở đây, người nói
không bộc lộ tình cảm. Thật khó có thể kết luận rằng người nói đánh
giá cao hay thấp chiều cao của cô gái đó. Như vậy, chúng ta có thể nói
rằng tính chủ quan liên hệ mật thiết với phạm trù tình thái nhưng
không trùng khớp với phạm trù này.
Để vạch rõ ranh giới nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất bảng sau:
Tình thái
chủ quan
Tính chủ quan
Tính khách quan Tình thái
Hình 1 : Tính chủ quan/ tính khách quan và tình thái
Bảng trên đây chỉ rõ chỗ đứng của tình thái chủ quan trong ngôn
ngữ học: Tình thái được miêu tả bằng hình chữ nhật đứng, nửa trên là
tình thái chủ quan và nửa dưới là tình thái khách quan. Tính chủ quan
được biểu thị bẳng tất cả khoảng không phía trên đường ranh giới và
tính khách quan bên dưới đường ranh giới. Tình thái chủ quan (phần
màu ghi) là đối tượng nghiên cứu của đề tài này.
Cái khó thứ hai là do tính không ổn định của đối tượng nghiên cứu.

Theo Benveniste (1965:187-188), tình thái nghiên cứu chủ yếu
động từ, đặc trưng nhất là động từ “pouvoir” (có thể) và “devoir” (cần
194
phải), ngoài ra còn nghiên cứu một số các cấu trúc trợ động từ khác
như “vouloir” (muốn), “falloir” (cần phải), “désirer” (muốn),
“espérer” (hi vọng)
Herman Parret (1980:113) quan niệm tình thái theo nghĩa hẹp:
“Theo tôi, tình thái biểu đạt sự cần thiết, khả năng và sự ngẫu nhiên
trong mệnh đề, mà các mệnh đề lại phụ thuộc vào một động từ chỉ
“thái độ”, như động từ “croire” (tin), “vouloir” (muốn), “désirer”
(muốn), “espérer” (hi vọng), “savoir” (biết) …
Ta thấy rằng các tác giả Pháp hầu như coi tình thái tương đương
với “thức”, vốn chỉ là một dạng thức ngữ pháp gắn liền với động từ và
biểu đạt thái độ của người nói đối với phát ngôn. Tuy nhiên, động từ
thực sự không thể biểu đạt tất cả các sắc thái ý nghĩa của tình thái mà
người nói cần thể hiện. Như vậy, cần phải hiểu rõ tình thái rộng hơn
thức và ngoài thức ra, tình thái có thể được biểu đạt bằng nhiều
phương tiện khác.
Một số tác giả khác thì xử lý các vấn đề về tình thái ở phạm vi
rộng hơn phạm trù động từ, như tác giả Lyons (1977), Vinogradov
(1977), Kerbrat-Orrechioni (1980), Culioli (1983-1984). Ở đây chúng
tôi chỉ xin nói ngắn gọn như vậy vì chúng tôi sẽ dành một phần riêng
nói về các cách biểu đạt và các phương tiện biểu đạt tình thái.
Cái khó thứ ba là do quy ước. Khi tiếp cận phạm trù tình thái,
chúng tôi nhận thấy rằng cùng một hiện tượng có khi được miêu tả bởi
các từ ngữ khác nhau và cùng một từ ngữ có khi lại chứa đựng những
nội dung khác nhau. Các nhà ngữ học nhiều khi sử dụng những từ ngữ
khác nhau để nhấn mạnh khía cạnh nào đó của tình thái.
Ví dụ, Fillmore đã đưa ra công thức:
S = M + P (Sentence = Mood + Proposition)

trong đó M là thành tố tình thái, P là thành tố mệnh đề. Theo tác giả
này, thành tố “Proposition” được hiểu là tập hợp các mối quan hệ phi
thời gian, được phân biệt với thành tố “Mood”, bao gồm các giá trị
cho cả câu, như là phủ định, thời, thức, thể động từ (Fillmore, 1968,
p.23). Trong khi đó, tác giả Culioli lại đề xuất cặp từ “modus/lexis”,
Charle Bally gọi là “modus/dictum”, Hare dùng bộ ba “phrastic/
tropic/neustic” …
Sự lựa chọn của Fillmore có thể khiến người sử dụng băn khoăn:
“Proposition” được hiểu theo nghĩa nào? Theo lăng kính khách quan
logic hay ngôn ngữ?. “Mood” có thể được hiểu là “thức của động từ”
theo nghĩa hẹp. Cặp từ “lexis” và “dictum” tương ứng với cặp “modus/
dictum”, nhưng “lexis” nhấn mạnh vào tính chất của từ dùng hơn.
195
Do đó, chúng tôi xin đề xuất định nghĩa của mình, trên quan điểm
đề cao tính chủ quan của ngôn ngữ, trong mối quan hệ người nói -
người nghe. Chúng tôi cũng xin sử dụng thuật ngữ “dictum” và
“modalité” và giữ nguyên công thức:
Enoncé = Dictum + Modalité
trong đó “dictum” gắn với chức năng thông tin, chức năng miều tả của
ngôn ngữ. “Modalité” (tức bộ phận tình thái) gắn với bình diện tâm lý,
thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh
giá của người nói đối với điều được nói ra, xét trong mối quan hệ với
thực tế, với người đối thoại và với hoàn cảnh giao tiếp. “Modalité”
tham gia vào quá trình thực tại hóa, biến nội dung sự tình còn ở dạng
tiềm năng thành phát ngôn hiện thực.
Những khó khăn của việc định nghĩa thực sự chỉ là khởi đầu khi
bước chân vào địa hạt của tình thái. Để có định hướng tốt cho nghiên
cứu, chúng tôi mong muốn xử lý các vấn đề tình thái theo ba cấp độ:
hình thái - cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, bởi nếu một từ hoặc một
ngữ có nhiều nghĩa khi sử dụng, đó không chỉ là do cách tổ chức hệ

thống từ vựng, mà còn do nguyên tắc ngữ dụng áp dụng cho phát
ngôn. Sự khác nhau giữa cú pháp và ngữ nghĩa hay ngữ dụng tạo nên
sự đối lập giữa hệ thống ngôn ngữ và việc sử dụng hệ thống này.
Moeschler (1994:26) đã sơ đồ hóa các yếu tố và mối quan hệ của
chúng trong bảng sau:
Ngôn ngữ
Hệ thống Việc sử dụng hệ thống
cú pháp ngữ nghĩa ngữ dụng
luật
hình thành
luật
kết cấu
luật
diễn ngôn
Những định nghĩa trên đây đã tạo chỗ đứng và thứ tự phân tích
hợp lý: đầu tiên là phân tích về mặt cú pháp, rồi xử lý về ngữ nghĩa,
sau cùng là dụng học. Và chúng tôi nhất quán phân tích tình thái theo
quan điểm của người nói.
Chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề về tình thái theo quan điểm lịch
đại, nghĩa là các nhà ngữ học quan sát các yếu tố ngôn ngữ vào các
thời điểm khác nhau của lịch sử. Tiến trình phân tích lịch đại cho phép
miêu tả sự vận hành ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp, giúp ta thấy
196
được cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau qua các thế hệ và hiểu rõ hiện
tượng tình thái có mối liên quan thế nào với hệ thống ngôn ngữ đang
nói tới Để làm được điều này, chúng tôi đã tận dụng nguồn ngữ liệu
các truyện ngắn Việt Nam ra đời trong khoảng từ những năm 40 cho
đến nay và các câu thành ngữ, quán ngữ lưu truyền qua nhiều thời đại.
1.1.2. Cách biểu đạt giá trị tình thái
Như đã nói ở trên, tình thái luôn là một chủ đề vừa hấp dẫn, vừa

phức tạp, dù ở bất cứ ngôn ngữ nào. Các nhà ngữ học ít khi đồng nhất
về các cách biểu đạt giá trị tình thái.
Von Wright (1951:1-2) phân tình thái ra thành bốn tiểu loại:
- Tình thái chân ngụy, hay chân thực
- Tình thái nhận thức
- Tình thái đạo nghĩa, hay nghĩa vụ
- Tình thái tồn tại
Lyons (1977:452) chia sẻ quan điểm trên, thế nhưng ông chỉ nhóm
tình thái vào hai loại:
- Nhận thức, đề cập tới phạm trù khả năng, có thể
- Đạo nghĩa, nói đến nghĩa vụ và sự cho phép
Ta nhận thấy theo cách quan niệm này, thì giá trị tồn tại có thể
quy vào mối quan hệ với phạm trù khả năng, giá trị chân ngụy vừa có
thể quy vào phạm trù khả năng, vừa phạm trù nghĩa vụ hay mệnh lệnh,
nghĩa là vừa thuộc tình thái nhận thức, vừa thuộc tình thái đạo nghĩa.
Một số nhà ngữ học khác lại phân chia tình thái theo thế nước ba:
- Tình thái hướng tác thể (bao gồm cả tình thái đạo nghĩa) quan tâm
tới các chủ thể khác nhau như khả năng, nghĩa vụ, ý định, sự cho
phép, …
- Tình thái nhận thức quan tâm tới cam kết của người nói với tính
chân thực của phát ngôn.
- Tình thái của hành động phát ngôn chỉ ra những điểu liên can tới
người nói trong hành vi phát ngôn (mệnh lệnh, sự mong chờ, sự cho
phép) (J. Bybee & S. Fleishmann, 1995)
Ta thấy rằng về cơ bản thì nó giống với những gì mà Lyons đề
xuất, nhưng khác ở chỗ họ tách bạch riêng chủ thể của câu (trong tình
thái hướng tác thể) với chủ thể nói năng (trong tình thái phát ngôn).
B. Pottier (2000:192-215) đã phân chia tình thái thành bốn tiểu
loại như sau:
- Tình thái chân ngụy (khả năng, cần thiết) không phụ thuộc vào

người nói.
- Tình thái nhận thức dựa trên lòng tin tưởng và sự hiểu biết của
người nói.
197
- Tình thái hành xử (modalité factuelle) quan tâm đến ý định của
người nói đối với điều anh ta nói và điều anh ta làm (xung quanh khả
năng và nghĩa vụ)
- Tình thái giá trị (modalité axiologique) dùng để tạo giá trị cho
những gì người nói đề cập (tạo lập xung quanh ý chí và giá trị).
Sự phân chia này khá rõ ràng giữa một bên là tính khách quan
trong tình thái chân nguỵ và một bên là tính chủ quan trong ba miền
còn lại.
Meunier (1974), Kerbrat-Orecchioni (1980) et Cao Xuân Hạo (1991)
phân biệt tình thái hành động phát ngôn và tình thái lời phát ngôn.
Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt các lời về phương
diện mục tiêu và tác dụng của giao tiếp, bao gồm sự phân biệt giữa
các loại câu trần thuật, hỏi, cầu khiến vốn được ngữ pháp hóa trong
hầu hết các thứ tiếng và được ngữ pháp truyền thống miêu tả; những
câu có giá trị ngôn trung (hay tại lời) được đánh dấu: câu xác nhận,
câu phản bác, câu ngôn hành. Tình thái của hành động ngôn trung
thuộc lĩnh vực dụng pháp.
Tình thái của lời phát ngôn thuộc nội dung được truyền đạt (trong
câu trần thuật hay câu hỏi). Nó có liên quan đến thái độ của người nói
đến quan hệ giữa sở đề và sở thuyết của mệnh đề. Đó là một phần
quan trọng của bình diện ngữ học.
Sau khi tổng hợp ý kiến của các nhà ngữ học trong cũng như
ngoài nước, chúng tôi thấy rằng quan điểm của Antoine Culioli có lợi
nhất cho hướng nghiên cứu chúng tôi đang đi theo, khi nghiên cứu về
tình thái tiếng Việt và tiếng Pháp.
Thứ nhất, tình thái ngôn ngữ được đề cập trong đề tài là tình thái

chủ quan. Do đó, cách phân loại của Pottier về khách quan - chủ quan
là không cần thiết.
Thứ hai, chúng tôi đã xác định trong phạm vi đề tài chỉ quan tâm
đến chủ thể người nói và các vấn đề quanh người nói. Như vậy, sự
phân biệt chủ thế người nói và chủ thể của câu theo Kerbrat-
Orecchioni (1980), Bybee (1995) có lẽ có thể bỏ qua trong đề tài.
Đối với nội dung tình thái nhận thức và đạo nghĩa, ta thấy được
rằng chúng khá tương đồng với bốn thái mà Culioli đề xuất. Nhưng
chúng tôi thích chia nhỏ thành bốn thái theo Culioli hơn là giữ nguyên
từ “nhận thức” để tránh hiểu nhầm với từ dùng của các tác giả trước,
ví dụ như Lyons sử dụng thuật ngữ này cho phạm trù khách quan.
Sau cùng, cách phân chia của Kerbrat-Orecchioni (1980), Cao
Xuân Hạo (1994) lúc đề cập đến hành động phát ngôn, lúc đề cập đến
198
lời phát ngôn có lẽ sẽ gây trở ngại khi ta nghiên cứu thực nghiệm các
yếu tố ngôn ngữ cụ thể, bởi nghiên cứu sẽ không có cùng duy nhất
một xuất phát điểm.
Đến với lý thuyết của Culioli, chúng tôi thấy lý lẽ của ông đưa ra
như sau:
Phát ngôn là một câu được chịu trách nhiệm bởi một chủ thể
người nói (S
o
) và nói cho một người đối thoại (S
1
). Đó là một mối
quan hệ liên chủ thể giữa S
o
và S
1
. Mối quan hệ này được sản sinh ra

hoặc được tổ chức xung quanh người nói và nhất nhất vì anh ta: Ta
chọn xuất phát điểm là câu xác tín (P), từ đó là sẽ được vào các dấu
hiệu tình thái hóa khác nhau. Tất cả các câu xác tín đều là phát ngôn
và như vậy là thông điệp liên chủ thể S
o
- S
1
.
Thái đầu tiên (μ1) quan tâm đến sự tồn tại của P hay Không-P:
+ Mỗi khi mà ta tình thái hóa câu, nghĩa là ta tình thái hóa một
câu xác tín. Việc chọn lựa P đồng nghĩa với việc loại trừ Không-P.
Nếu theo như truyền thống, người ta đưa ra hai giá trị đúng/sai, 0/1
hay tích cực/tiêu cực, người ta sẽ có một và chỉ một trong hai giá trị
này. Người ta có thể tình thái hóa theo hai cực này và sẽ có hoặc cái
nọ, hoặc cái kia:
[3] “Anh ấy đã tới” hoặc “Anh ấy đã không tới”
Ngoài ra (nghĩa là ngoài việc chọn lựa P hay Không-P), người nói
cũng có thể đề xuất cho người đối thoại chọn lựa. Như vậy, nó không
còn là một câu xác tín nhưng lại tương thích với câu xác tín: đó là câu
hỏi.
+ Đối với câu hỏi, người ta giới thiệu với người đối thoại cả hai
giá trị (đúng/sai, 0/1 hoặc tích cực/tiêu cực) theo cách mà trong câu trả
lời, người ta chỉ chọn lấy một hoặc 0 hoặc 1, ở đây ta đã loại trừ sự bất
hợp tác hay đánh trống lảng: không muốn trả lời, im lặng hoặc hình
thức trả lời không chọn một trong hai: “tôi không biết”.
+ Với câu mệnh lệnh, ta có thêm một loại hình mới không phải
câu xác tín, không phải câu hỏi nhưng tương thích với chúng. Trong
câu xác tín, người ta nói “Ai đó thế nào hoặc không thế nào”, còn
trong câu mệnh lệnh, người ta nói “Ai đó phải thế nào hoặc không
được thế nào”. Trong câu mệnh lệnh, người đối thoại sẽ chọn lựa hành

động P hoặc Không-P, 0 hoặc 1, đúng hoặc sai. Thuật ngữ “mệnh
lệnh” này bao hàm cả sự cầu xin, ra lệnh, gợi ý, yêu cầu, nghĩa là
người ta đặt ra một giá trị thực về tương lai thế giới. Mệnh lệnh không
có đúng, có sai những nó có thể dẫn tới cái đúng hay sai. Ví dụ:
[4a] Ngồi xuống!
199
[4b] Cô ấy ngồi xuống.
[4c] Đó, cô ấy ngồi rồi.
Ta cũng nhận thấy là tình thái của hành động phát ngôn thuộc lĩnh
vực dụng học bởi vì có những câu sử dụng không đúng theo mục đích
vốn có của nó. Ví dụ:
[5] Con giữ trật tự và con ăn bánh.
Ở đây người ta dùng câu xác tín, thế nhưng không với mục đích
xác tín một thông tin mà ý định ở đây lại là mệnh lệnh. Ta thường
xuyên gặp phải những câu dạng này.
Thái thứ 2 (μ2) quan tâm đến các khả năng giữa 0 và 1 (mà
không thuộc 0 và 1):
Không phải lúc nào ta cũng ở thế hai cực 0 hay 1. Nhiều khi ta sẽ
phải đứng giữa 0 và 1. Thế giới khả năng nằm ở khoảng giữa 0 và 1, P
và Không-P, là trung gian của cái có thực và cái không tồn tại. Như
vậy, trong μ2 bao gồm sự chắc chắn, sự có thể, các khả năng, nghĩa
là các giá trị trung gian giữa 0 và 1. Ví dụ:
[6] Lẽ ra anh ta đã phải làm vậy.
hoặc khi nói về tương lai, người ta không thể khẳng định. Ví dụ:
[7] Trời sẽ nắng.
Với μ2, ta sẽ ở một thời điểm của hành động phát ngôn mà khi ta
phát ngôn về một sự tình, ta khó có thể nói được sự tình đó đúng hay
sai, mà chỉ có thể nhận định rằng “sẽ xảy ra”, “có lẽ sẽ xảy ra” hay
“nhất định sẽ xảy ra”,
Thái thứ 3 (μ3) quan tâm đến các đánh giá của S

o
về 0 hay 1:
Với μ3, người nói biểu đạt một cách chủ quan đánh giá, thái độ,
tình cảm của mình về sự tình được đề cập trong phát ngôn, dù cho
đó là một câu xác tín, một câu hỏi hay một câu mệnh lệnh, dù cho sự
tình đó có khả năng được thực hiện hay không.
Và vì người nói thêm các đánh giá của mình vào sự tình, anh ta đã
tình thái hóa sự thật trong phát ngôn giữa mặt tích cực và tiêu cực,
giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái to và cái bé, Ví dụ:
[8] Thật đáng tiếc là anh ấy đã làm vậy.
Ở đây ta có một câu xác tín “Anh ấy đã làm vậy” - điều đó đã xảy
ra. Và một lời đánh giá đối với sự tình đó “Thật đáng tiếc!”.
Dù cho đánh giá là một hoạt động nhận thức của con người và dựa
trên các thang giá trị, nó vẫn mang đậm tính chủ quan và do đó, thang
giá trị phụ thuộc vào cá nhân người nói. Xét phát ngôn:
[9] Tôi có những năm nghìn đồng.
Khoản tiền năm nghìn đồng có thể là một khoản tiền lớn, thậm chí
rất lớn đối với người phát ngôn, dựa trên một thang giá trị nào đó. Thế
200
nhưng có thể đối với những người phát ngôn khác, với cùng một số tiền
như vậy, họ lại có những đánh giá khác tùy theo cá nhân và tình huống.
Thái thứ 4 (μ4) quan tâm đến mối quan hệ giữa người nói và
người đối thoại S
o
- S
1
:
Thái 4 bao gồm nghĩa vụ, mong muốn, sự cho phép, nghĩa là
một mối quan hệ nào đó giữa hai chủ thể nói năng:
- Người này sai khiến người kia

- Người này để cho người kia tự do làm gì đó
- Người này tự điều khiển chính bản thân trong sự mong muốn
Khi phân tích cách biểu đạt giá trị tình thái, cần phải hiểu được ý
định giao tiếp chủ quan của người nói, bởi lẽ khi anh ta nói, anh ta
không chỉ muốn điều khiển chính mình, mà còn muốn điều khiển cả
người khác, hay cho phép người khác làm điều gì đó, theo quan
điểm của Austin “Nói, là hành động”. Tình thái sẽ được biểu đạt ở
trong lòng những gì mà người nói nói với người đối thoại của anh ta.
Đó là một mối qua hệ nhập nhằng nhưng khá thú vị, và ta phải đặt
mình trong ngữ cảnh giao tiếp để có thể nhận ra.
Các thái 1, 2, 3, 4 không theo thứ tự, ta cũng khó có thể lập trật tự
cho chúng vì các mối quan hệ luôn đan xen, chồng chéo. Cùng một
phát ngôn mang tính chất mệnh lệnh có thể vừa thuộc thái 1, vừa thuộc
thái 4. Do đó sự phân loại này không thể thuộc loại hình tuyến tính.
1.1.3. Các phương tiện biểu đạt tình thái
Tình thái phản ánh quan hệ đa phương giữa người nói, nội dung
mệnh đề, người đối thoại và thực tế. Như đã đề cập ở trên, một phát
ngôn luôn là một sự cộng hợp của một “dictum” và một “modalité”,
trong bất cứ ngôn ngữ nào. Như vậy, tình thái là một hiện tượng phổ
quát, chung cho tất cả các ngôn ngữ tự nhiên trên thế giới, nghĩa là
luôn luôn tồn tại các phương tiện biểu đạt tình thái trong tất cả các
ngôn ngữ.
Lấy ví dụ ở các thứ tiếng:
[10a] Tôi muốn đi chơi. (tiếng Việt)
[10b] Je veux sortir. (tiếng Pháp)
[10c] I want to go out. (tiếng Anh)
[10d] Eu quero sair. (tiếng Bồ Đào Nha)
[10e] Watashi wa dekake tai. (tiếng Nhật)
[10f] Wo xiang zou le. (tiếng Trung)
Ta nhận thấy rằng ở mỗi phát ngôn trên đây, luôn có hai thành tố

riêng biệt: phần “dictum” miêu tả nội dung mệnh đề “tôi-đi chơi”
(tiếng Việt), “je-sortir” (tiếng Pháp), “I-go out” (tiếng Anh), “eu-
201
sair” (tiếng Bồ), “watashi-dekakeru” (tiếng Nhật) hay “wo-zou” (tiếng
Trung), và phần “modalité” thể hiện mong muốn của người nói được
hiện thực hóa nội dung mệnh đề đó lần lượt bởi các từ “muốn”,
“vouloir”, “to want to”, “quero”, “-tai-” hay “xiang”.
Chúng tôi cũng thấy rằng mỗi ngôn ngữ có các phương tiện điển
hình và rất đa dạng để biểu đạt tình thái. Lấy ví dụ từ một lớp học
đang mất trật tự. Lớp trưởng nói to:
[11a] Thầy đến đấy! (tiếng Việt)
[11b] Le professeur arrive. (tiếng Pháp)
[11c] The teacher is coming. (tiếng Anh)
[11d] O professor esta chegando. (tiếng Bồ)
[11e] Sensei ga kuru yo. (tiếng Nhật)
Ta thấy rằng các phát ngôn gắn chặt chẽ với ý định giao tiếp của
người nói. Theo anh ta, một câu xác tín đơn giản có thể trở thành một
câu cảnh báo, một lời đề nghị yên lặng, một lời đe dọa sẽ phạt những
sinh viên gây ồn. Để biểu đạt ý định người nói: báo cho lớp thầy giáo
đến và yêu cầu lớp giữ trật tự, lớp trưởng tỏ ra kiên quyết đối với các
bạn nhưng lại lo lắng về sự việc trong thông báo.
Trong tiếng Việt, hệ thống các từ ngữ pháp biểu đạt tình thái rất
phong phú. Chúng thường thể hiện một cách sinh động và tích cực
thái độ và ý định giao tiếp của người nói.
Thầy đến đấy!
Tiểu từ tình thái “đấy” trong ví dụ trên đây đã thêm vào nội dung
“thầy giáo-đến” ý định của lớp trưởng báo tin cho các sinh viên khác.
Ngay trước thông báo, ta có thể làm dấu chép miệng, tỏ vẻ không hài
lòng và cũng để gây chú ý. Nếu chỉ nói “Thầy đến”, mức độ bức bách
của thông báo giảm đi.

Trong trường hợp này, người Pháp thường dùng thức hiện tại
(indicatif), thời hiện tại (présent), phối hợp cùng các điệu bộ như giơ
thẳng tay ra phía trước, bàn tay hướng lên trên và dùng ngữ điệu lên:
Le professeur arrive.
Mệnh lệnh ngầm yêu cầu giữ trật tự trở nên sáng tỏ với tình thái
biểu đạt bằng các dấu hiệu ngôn điệu hay cử chỉ mệnh lệnh.
Trong khi đó, tiếng Anh và tiếng Bồ, những ngôn ngữ biến hình
khác, lại sử dụng thời hiện tại tiếp diễn để biểu đạt cùng sự việc:
The teacher is coming.
O professor esta chegando.
Trợ động từ và phân từ hiện tại của động từ trung tâm kết hợp với
nhau thành một đơn vị ngữ nghĩa gọi là cụm động từ. Để gây sự chú ý
202
của các thành viên trong lớp, lớp trưởng đã dùng ngữ “is coming” ou
“esta chegando” để chỉ thời gian của sự việc.
Nếu như ta dùng thời hiện tại như trong tiếng Pháp, người Anh
hoặc Bồ bản ngữ sẽ nói thành “The teacher comes” hoặc “O professor
chega”. Các câu này cũng có thể thông báo thầy giáo đến, thế nhưng
trong trường hợp này nghe không thật tự nhiên và có lẽ ít gây hiệu
ứng đối với người nghe, như vậy cần thêm các dấu hiệu khác để hiện
thực hóa sự tình, ví dụ như vừa nói vừa vỗ vỗ tay. Ngược lại, nếu như
trong tiếng Pháp, ta nói “Le professeur est en train d’arriver”, việc
báo động hay mệnh lệnh lại có lẽ bị giảm giá trị.
Trong tiếng Nhật, việc sử dụng các tiểu từ cuối câu cũng khá phổ
biến, như trong các ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Trung ):
Sensei ga kuru yo.
Tiểu từ tình thái “yo” ở đây biểu đạt sự chắc chắn, sự nhấn mạnh.
Xét các ví dụ khác với “yo”:
[12] Ashita no gogo denwa suru yo.
Ngày mai/của/buổi chiều/điện thoại/làm/tiểu từ “yo”

(Chiều mai tôi sẽ gọi điện cho anh.)
Với việc sử dụng từ “yo”, người nói bày tỏ sự nhấn mạnh vào nội
dung phát ngôn hướng tới người đối thoại. Người nói đã xác định rõ
người đối thoại thông qua từ “yo”. Như vậy, phát ngôn “sensei ga
kuru yo” tỏ ra hiệu quả đối với tình huống này.
Nếu phân biệt hai phát ngôn “Sensei ga kuru” và “Sensei ga kuru
yo”, thì người Nhật bản ngữ chấp nhận cả hai trường hợp, cũng như
trong tiếng Việt, dịch từng từ một câu “Sensei ga kuru” sẽ là “Thầy
giáo đến”. Đầu tiên ta có thể nói “Sensei ga kuru!” để ổn định trật tự
lớp, nếu như vẫn còn một vài người gây ồn, ta có thể nhấn mạnh thêm
với cấu trúc dùng “yo”: “Sensei ga kuru yo”. Ở đây, “yo” giữ chức
năng nhấn mạnh cho sự tình cần thông báo.
Nhiều tác giả đã thử tập hợp và phân loại các phương tiện biểu đạt
tình thái ngôn ngữ và đặc biệt trong tiếng mẹ đẻ của mình.
a- Theo V.Z. Panfilov (1982:73), tình thái được biểu đạt bằng các
phương tiện như:
a.1. Thức của động từ
a.2. Động từ tình thái: có thể (pouvoir), cần phải (devoir) …
a.3. Ngữ điệu và các từ ngữ pháp biểu đạt tình thái chủ quan.
b- Kerbrat-Orrechioni (1980:119) đã liệt kê một cách chi tiết các
phương tiện biểu đạt tình thái tiếng Pháp. Theo nhà ngữ học này,
ngoài các phương tiện “điển hình” như thức của động từ, động từ tình
203
thái, có lẽ còn có nhiều công cụ khác có thể liệt kê ra, ví dụ như các
cụm từ đánh giá hoặc chỉ sự hạn chế: “à peine”, “presque”, “guère”,
“seulement”, “ne que”; các trạng từ “déjà”, “encore” mà chỉ có
nghĩa khi gắn với những đợi chờ của người nói; các quan hệ từ như
“or”, “car”, “donc”, “cependant”, “d’ailleurs”, “toutefois”, “en effet”,
v.v. Ngoài ra theo tác giả này, các thán từ, giới từ, liên từ cũng có thể
truyền tải các giá trị tình thái.

Như vậy, trong các ngôn ngữ Ấn-Âu, thức của động từ luôn giữ
vai trò quan trong để biểu đạt tình thái phát ngôn. Tuy nhiên, tình thái
không chỉ bó gọn trong phạm vi động từ mà còn biết đến rất nhiều
phương tiện khác.Ví dụ trong tiếng Pháp “Il viendra peut-être
demain” (dùng thời ngữ pháp, trạng từ) = “Il viendrait demain” (sử
dụng thức ngữ pháp).
c- Trong tiếng Việt, tác giả Hoàng Trọng Phiến (1980:31) đã nhận
định trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - Câu” rằng mỗi ngôn ngữ lại
có các phương tiện biểu đạt tình thái riêng, nhưng những phương tiện
thường gặp nhất là:
c.1. Ngữ điệu
c.2. Động từ
c.3. Trật tự từ
c.4. Tiểu từ tình thái
c.5. Thành ngữ và ngữ cố định có chức năng khu biệt và hiện thực
hóa câu.
d- Các nhà ngữ học khác đã chỉ rõ chỗ đứng của các yếu tố và khả
năng vận hành của chúng trong cấu trúc cú pháp nhằm mục đích phân
loại các phương tiện biểu đạt giá trị tình thái.
Ta nhận thấy rằng những đề xuất này đúng nhưng chưa đủ bởi vì
mỗi ngôn ngữ lại có các phương tiện biểu đạt tình thái điển hình và rất
đa dạng. Theo chúng tôi, để có thể xác định được các phương tiện này
một cách đầy đủ nhất, trước tiên ta phải xác định rõ ta đang làm việc
với ngôn ngữ cụ thể nào và thật kiên nhẫn xem xét lần lượt trên nhiều
bình diện khác nhau: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và dụng học.
1.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái tiếng Việt
Như đã nhận định, các phương tiện biểu đạt tình thái vốn rất đa
dạng trong các tiếng khác nhau. Trong khi các ngôn ngữ Ấn-Âu sử
dụng thời, thức, thể để biểu đạt tình thái thì tiếng Việt, với tư cách
là một thứ tiếng đơn lập, lại có các phương tiện đặc trưng khác mà

chúng ta sẽ lần lượt xem xét dưới đây.
204
1.2.1. Các phương tiện ngữ âm biểu đạt tình thái
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh và các thanh cũng có thể
biểu đạt tình thái. Người Việt sử dụng các ký hiệu khác nhau để chỉ
các thanh khác nhau: “không” ( ), “huyền” (`), “sắc” ('), “hỏi” ( ̉),
“ngã” (~) và “nặng” (.).
Theo Ferdinand de Saussure
1
, ký hiệu ngôn ngữ là võ đoán, nghĩa
là nội hàm của một ký hiệu không liên quan đến chuỗi âm thanh miêu
tả cái biểu đạt. Thế nhưng, đôi lúc ta cũng có “cảm giác” với các thanh.
Lấy ví dụ, khi ta nghe tên một người là “Tạ Thị Thịnh”, người
Việt có thể có cảm giác cái tên nghe hơi “nặng” do sự nối nhau liên
tiếp của các thanh nặng “.”.
Khi người ta mệt mà phải nghe quá nhiều thanh nặng, thì điều này
có thể gây cảm giác khó chịu.
Ta biết rằng một thứ tiếng có thanh thường có ngữ điệu (sự thay
đổi cao độ của lời nói) khá hạn chế. Tuy nhiên, dù hạn chế thì vẫn cứ
có. Câu mệnh lệnh không có dấu hiệu đặc biệt để nhận dạng câu mà ta
hiểu đó là câu mệnh lệnh thông qua ngữ điệu. “Dù không có nhiều
nghiên cứu về ngữ điệu câu tiếng Việt thì ta vẫn có cảm giác là ngữ
điệu câu tiếng Việt phụ thuộc vào cảm nhận ngôn ngữ. Ngữ điệu của
câu mệnh lệnh nói chung thường lên ở cuối câu và nhấn mạnh vào các
từ có nội dung mệnh lệnh” (Diệp Quang Ban : 2004:230):
[13] Anh kia đứng lại !
[14] Im !
Phạm Hùng Việt (1996:20) chỉ ra rằng các phương tiện ngữ âm
biểu đạt tình thái tiếng Việt gồm có ngữ điệu, trọng âm. Cũng như
tiếng Pháp, tiếng Việt cũng có trọng âm nhấn, dùng để biểu đạt tình

cảm của người nói. Trọng âm tiếng Việt không chỉ được thể hiện bằng
lực, mà còn bằng cao độ và trường độ.
Phát ngôn “Giỏi nhỉ!” với từ “giỏi” được phát âm nhấn mạnh và kéo
dài hơn từ kia có lẽ biểu đạt ý nghĩa “không giỏi” với thái độ mỉa mai.
Trong tiếng Việt, từ láy và từ tượng thanh cũng có thể tình thái
hóa phát ngôn. Cần phải thừa nhận là trong tiếng Việt, số lượng các từ
và ngữ láy phong phú hơn nhiều trong tiếng Pháp, nó tạo nên một kho
tàng từ vựng tiếng Việt. Đào Thản, nhà từ vựng học Việt ngữ, trong
nghiên cứu của ông, đã liệt kê 2600 từ láy trong đó có 170 danh từ,
420 động từ và hơn 2000 tính từ. Các từ ngữ tình thái là phương tiện
biểu đạt tình thái vô cùng hiệu quả trong tiếng Việt:
1
/>205
- Tượng hình: “lổm ngổm”, “lồm cồm”, “chổng chơ”, “nhốn nháo”
- Tượng thanh: “rúc rích”, “róc rách”, “líu lo”, “chí chóe”, “chiêm
chiếp”
- Khơi gợi trạng thái tình thần hoặc tình cảm: “bâng khuâng”, “tần
ngần”, “da diết”, “rạo rực”
Ví dụ khác với hậu tố “âp” diễn đạt một sự lặp lại, một sự xuất
hiện lặp lại nhưng không ổn định: “bập bùng”, “lấp ló”
Các từ láy khiến hình ảnh được miêu tả sống động hơn nhiều lần.
Hơn nữa, nó mang tính chất trữ tình khá rõ nét, do đó hay được dùng
trong văn học.
Cùng với các sắc thái thơ ca, các từ láy thường dùng để biểu đạt
thái độ chắc chắn của người nói. Ví dụ:
[15]Tôi chợt nhận ra chiếc mũ “xanh xanh” lẩn trong màu lá biếc.
[16]Một chiếc ví da nhỏ, màu “đo đỏ” bị bỏ rơi ngay trên bàn.
So với từ “xanh”, “đỏ”, thì “xanh xanh”, “đo đỏ” tạo cảm giác
người nói ít chắc chắn về màu sắc nói tới, ít khẳng định hơn.
Từ tượng thanh không những khiến vật được miêu tả thêm sinh

động, thêm hình ảnh mà còn mang giá trị tình thái như vui, buồn, bất
ngờ, …
Trên quan điểm cấu tạo thì từ tượng thanh có thể là từ đơn hoặc
đôi. Ví dụ:
[17] Từ đơn: ngã “oạch”, nổ “đùng”, cắt “roạt”
[18]Từ đôi: tàu điện “leng keng”, lửa “lép bép”
Ngoài việc tái hiện âm thanh, từ tượng thành còn có thể thể hiện
thái độ người nói. Ví dụ:
[19] Ngã oạch.
Tomber / paf
[20] Nổ đùng
Crépiter / pif/paf/pan.
[21] Cắt roạt
Couper / onomatopé “roạt”
[22] Kêu leng keng
Sonner / onomatopé “leng keng”
[23] Lửa cháy lép bép
Feu / brûler / onomatopé “lép bép”
Ta nhận thấy phát ngôn trở nên sống động hơn với sự có mặt của
các từ tượng thanh. Tuy nhiên, cần lưu ý là không có sự tương ứng
một đối một giữa tiếng Pháp và tiếng Việt khi biểu đạt các ý nghĩa
này.
206
1.2.2. Các phương tiện từ vựng biểu đạt tình thái
Trong tiếng Việt, người ta chia làm chín loại từ: danh từ, động từ,
tính từ, đại từ, số từ, quan hệ từ, tiểu từ và thán từ. Dưới đây, chúng ta
sẽ lần lượt xem xét các lớp từ trong tiếng Việt biểu đạt giá trị tình thái
như thế nào.
1.2.2.1. Danh từ
Lấy ví dụ hai từ đồng nghĩa: “đàn bà” và “phụ nữ”

[24] Thân phận đàn bà khốn khổ.
[25] Tạp chí Phụ nữ, Người phụ nữ hiện đại ngày nay,
Ta thấy từ “đàn bà” thường được dùng với nghĩa tiêu cực, trong
khi từ “phụ nữ” lại được sử dụng theo nghĩa trân trọng hơn. Do đó, ta
không thể thay thế từ nọ cho từ kia mà không làm thay đổi nghĩa của
câu. Ví dụ ngữ “Tạp chí Đàn bà” sẽ khiến ta rất buồn cười.
1.2.2.2. Động từ
Động từ tiếng Việt không biến hình, do đó khả năng kết hợp của
nó khá phức tạp. Ta có thể sắp xếp các trạng từ thời gian như “đã”,
“đang”, “sẽ”, “vừa” , trạng từ phủ định như “không”, “chưa” đằng
trước các trạng từ thời gian như “rồi”, trạng từ tình thái như “được”,
“mất”, “phải” Hơn nữa, các từ tình thái không đơn nghĩa. Động từ
có thể đứng một mình hoặc động từ kết hợp với các động từ khác hoặc
từ tình thái trở thành thành nhóm động từ. Ta phân biệt động từ
trong tiếng Việt ra hai nhóm: động từ tình thái và động từ hành thái.
+ Động từ tình thái
Vì phức tạp nên động từ tình thái tạo nên một tiểu loại động từ thu
hút sự quan tâm của các nhà ngữ học trên thế giới và trong các ngôn
ngữ khác nhau. Động từ tình thái có thể biểu đạt nghĩa tình thái và
đứng trước động từ hành thái với điều kiện động từ tình thái và hành
thái có cùng chủ ngữ. Trong tiếng Việt, động từ tình thái đứng trước
tính từ và quan hệ từ.
Động từ tình thái vừa là phương tiện từ vựng, vừa là phương tiện
ngữ pháp biểu đạt tình thái. Trong phần này, ta sắp xếp các động từ
tình thái tiếng Việt vào các phương tiện từ vựng (bởi lẽ tiếng Việt là
tiếng đơn lập, mỗi từ đều thuộc một loại từ nào đó). Sự phân biệt các
phương tiện ngữ pháp và từ vựng biểu đạt tình thái trong tiếng Việt
không cứng nhắc như trong các ngôn ngữ biến hình. Ví dụ:
Động từ tình thái “phải”
Động từ tình thái “phải” mang ý nghĩa bắt buộc về tinh thần. Cần

phải làm điều này hay điều nọ bởi lẽ đó là một nghĩa vụ, một mệnh
lệnh phải tuân thủ.
207
[26] Người ta phải kính trọng người già.
[27] Phong phải đi tối nay, anh ta đã nhận được lệnh.
Động từ tình thái “có thể”
Động từ tình thái “có thể” biểu đạt sự có thể hay tính khả năng. Ví
dụ:
[28] Minh Anh có thể xách chiếc va-li này một cách dễ dàng.
Phát ngôn này chỉ ra rằng Minh Anh có đủ sức lực để xách va-li,
nó có khả năng làm điều đó theo đánh giá của người nói. Ví dụ:
[29] Tương lai có thể sẽ khá hơn.
có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau trong tiếng Pháp:
[29a] Il peut arriver que l’avenir soit meilleur.
[29b] Il est possible que l’avenir soit meilleur.
[29c] L’avenir serait meilleur.
hay
[29d] L’avenir pourra être meilleur.
Như vậy, tính khả năng của từ “có thể” trong tiếng Việt có thể
được biểu đạt bởi nhiều hình thức khác nhau trong tiếng Pháp: thức
liên tiếp hiện tại (subjonctif présent), thức điều kiện hiện tại
(conditionnel présent), thời tương lai đơn giản (futur simple) hay các
phương tiện từ vựng khác.
Động từ tình thái “muốn”
Xét ví dụ sau:
[30] Trời muốn mưa.
Qua trực quan của mình, ngưòi nói đưa ra dự báo chủ quan về
diễn biến thời tiết. Động từ tình thái “muốn” ở đây không biểu đạt thái
độ của chủ ngữ câu mà của chủ thể nói năng. Ta có thể dễ dàng nhận
ra điều này vì chủ ngữ câu là vật chứ không phải người.

Thế nhưng trong ví dụ:
[31] Lan muốn đi chơi.
Chủ ngữ câu là người. Như vậy, ta có hai cách diễn giải phát
ngôn: Trường hợp thứ nhất, phát ngôn phản ánh mong muốn của
người nói đối với việc “Lan đi chơi”. Ta gọi đó là tình thái của câu.
Trường hợp thứ hai người ta gọi là tình thái của cấu trúc vị ngữ,
tình thái này phản ánh mối quan hệ giữa chủ ngữ câu và khả năng,
hiện thực hay tính chắc chắn của hành động, nghĩa là giữa Lan và
mong muốn được đi chơi.
+ Động từ hành thái
Xét ví dụ: Để chỉ sự hấp thụ thức ăn qua đường miệng, trong tiếng
Việt, ta có các động từ đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái: “ăn”,
“măm”, “xơi” :
208
[32] Măm nào!
[33] Bác xơi cơm ạ!
[34] Ăn thôi!
Thuật ngữ “măm” thường được dùng cho em bé. Nếu như trong
tình huống giao tiếp nào đó, vợ nói với chồng: “Măm măm nào!”, tức
là cô ta muốn bày tỏ sự trìu mến hay yêu thương với chồng qua lời đề
nghị ăn cơm.
1.2.2.3. Tính từ
Quan sát các ví dụ sau:
[35] Da cô ấy trắng hồng
[36] Da cô ấy trắng bệch
Tính từ “Trắng hồng” trong tiếng Việt mang nghĩa tích cực: người
nói muốn khen làn da của chủ ngữ câu. Trong khi đó, từ “trắng bệch”
lại mang nghĩa tiêu cực, chỉ làn da của người bệnh hay người chết.
Như vậy ý định nói năng và thái độ của người nói qua hai ví dụ trên
đây là hoàn toàn khác nhau.

1.2.2.4. Đại từ
Đại từ trong tiếng Việt có khả năng diễn đạt tình thái. Ví dụ đại từ
nhân xưng tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, có thể chỉ rõ vị thế xã
hội của một người so với người khác. Chỉ riêng ngôi thứ nhất số ít
trong tiếng Việt đã có thể diễn đạt bằng nhiều từ khác nhau như: “tôi”,
“ta”, “tớ”, “tao”, “tui”, “đây”, “người ta”, “chị”, “em”, “anh”, “chú”,
“bác”, “ông”, “bà”
Giả dụ, người nói xưng “tao” trong tình huống giao tiếp, nghĩa là
anh ta muốn thể hiện sự bỗ bã hay thân thuộc trong quan hệ, hoặc anh
ta tự cho mình ở vị trí cao hơn, lớn hơn người đối thoại. Bạn bè cũng
có thể dùng đại từ này để xưng hô. Nếu sử dụng đại từ tôi, quan hệ
giữa người nói với người nghe dường nghe xa cách hơn; còn việc
dùng từ “tớ” lại thể hiện tính khí khiêm nhường của người nói đối với
người nghe ngang hàng.
Do đó, việc lựa chọn sai đại từ nhân xưng trong tiếng Việt có lẽ
cũng có thể gây nên hiểu lầm nghiêm trọng trong quan hệ giữa người
nói và người nghe.
1.2.2.5. Thán từ
Bản thân thán từ khi đứng độc lập đã có thể biểu cảm. Như vậy,
nó có khả năng thể hiện thái độ của người nói một cách hiệu quả.
Thán từ trong tiếng Pháp luôn là một từ không đổi, đứng độc lập
với các mệnh đề khác. Thán từ trong tiếng Việt có thể là một câu độc
lập như trong tiếng Pháp. Ví dụ:
209
[37] “Chao ôi!”
[38] “Trời đất ơi!”
[39] “Lạy chúa tôi!”
lại cũng có thể là một từ ngữ pháp được dùng kết hợp với các từ khác:
[40] Hỡi đồng bào, hỡi chiến sĩ!
Hỡi những con khôn của giống nòi (Tố Hữu)

Từ “hỡi” trong ví dụ trên rất hợp với tình huống bởi lẽ nó thể hiện
được nhiệt huyết của tác giả khi kêu gọi công chúng.
1.2.2.6. Quan hệ từ
Quan hệ từ thông thường được dùng để dẫn vào một mệnh đề. Đôi
khi quan hệ từ cũng có khả năng diễn đạt tình thái. Ví dụ:
[41] Đường trơn tại trời mưa.
Quan hệ từ “tại” được dùng khi muốn diễn tả một nguyên nhân
mang tính tiêu cực. Người nói không chỉ trình bày nội dung thông
báo, mà còn bày tỏ thái độ của mình: anh ta không thích trời mưa và
muốn phàn nàn về nội dung thông tin này.
Trong tiếng Pháp, ta cũng có từ dùng tương tự:
[42] Sophie est aimée de tous grâce à sa gentillesse
→ Sophie được mọi người mến nhờ tính tốt bụng của mình.
Quan hệ từ “nhờ” dẫn vào một nguyên nhân mang tính tích cực.
Người nói muốn diễn tả sự tốt bụng của Sophie như một thế mạnh của
cô ấy.
1.2.2.7. Số từ
Trong một số trường hợp, số từ có thể biểu đạt giá trị tình thái. Ví
dụ:
[43] Anh đã ăn bao nhiêu cái kẹo?
[43a] Hai chục cái.
[43b] Hai mươi cái.
Ở câu trả lời thứ hai, người nói diễn tả sự chắc chắn của mình về
số lượng kẹo anh ta đã ăn một cách chính xác, trong khi đó ở trường
hợp đầu tiên, từ “hai chục” cho thấy anh ta mơ hồ hơn, không nhớ
chính xác là mình đã ăn 18, 19 hay 20 cái kẹo.
1.2.2.8. Trạng từ
Trong tiếng Việt, trạng từ bao gồm hai loại:
+ Các trạng từ mang nghĩa từ vựng, có chức năng làm thay đổi
hoặc hiện thực hóa hạt nhân của ngữ động từ. Trạng từ tiếng Việt có

thể biểu đạt giá trị tình thái một cách tích cực:
[44] Biển đang rì rào vỗ sóng.
[45] Lá vàng lác đác rơi ngoài sân.
210
+ Các trạng từ mang nghĩa ngữ pháp càng biểu đạt một cách
phong phú, đa dạng tính tình thái. Ví dụ:
[46] Mai đã xinh, lại còn giàu.
Trong ví dụ trên, các trạng từ “đã”, “lại” và “còn” đã kết hợp với
nhau để nhấn mạnh vào sự may mắn của Mai, cô có tất cả: sắc đẹp và
tiền bạc. Nhờ các trạng từ và tình huống giao tiếp, ta sẽ có thể cảm
nhận được đó là một lời khen ngợi, một sự đánh giá hay sự tỏ vẻ ghen
tức.
Các trạng từ mang nghĩa ngữ pháp có thể đứng hoặc trước hạt
nhân động từ (như trong ví dụ trên), hoặc sau hạt nhân động từ mà
chúng bổ nghĩa, ta có thể gọi đó là các tiền phụ tố và các hậu phụ tố.
Quan sát ví dụ khác:
[47] Em bé ăn đ ược cơm.
Trong ví dụ này, người nói muốn bày tỏ đánh giá của anh ta về
khả năng “ăn cơm” của em bé.
1.2.2.9. Tiểu từ tình thái
Trong tiếng Việt, các tiểu từ tuy không tham gia vào sự hình thành
các ngữ đoạn những có thể gắn trực tiếp vào câu để thể hiện thái độ
người nói. Người ta gọi đó là các tiểu từ tình thái, thường đứng ở vị trí
cuối câu và góp phần tình thái hóa phát ngôn theo ý định giao tiếp của
người nói.
Lấy ví dụ về câu hỏi. Đối với câu hỏi không có từ để hỏi, trong
tiếng Pháp, người ta có thể dùng cấu trúc với “est-ce que”, cấu trúc
đảo ngữ, ngữ điệu lên giọng cuối câu; còn trong tiếng Việt, người ta
sử dụng một tập hợp khá đa dạng các tiểu từ:
- “à”, “phải không”, “có phải không” : hỏi để có thể khẳng định

một thông tin.
[48] - Anh đi học à ?
- Ừ.
- “phỏng”, “hả”, “rồi hả” : hỏi tu từ, có thể mang nghĩa đe dọa.
[49] Mày ăn hết rồi hả ?
- “ư”, “chứ”: hỏi tu từ, có thể mang nghĩa ngạc nhiên hoặc tiếc
nuối.
[50] - Anh về ư ?

Các tiểu từ tình thái có thể nhấn mạnh một sự nhận định đặc biệt
từ phía người nói:
[51] A, cô Phương đến rồi! Hân hạnh quá! … (Lý Lan - TN : 46)
[52] Thích quá đi!
211
[53] Anh nên đến thăm nó mới phải!
Tất nhiên là tiểu từ còn có thể biểu đạt rất nhiều các giá trị tình
thái khác, mà hi vọng là chúng ta sẽ có dịp đi sâu nghiên cứu tiểu từ
tình thái vào một ngày gần nhất.
1.2.3. Các phương tiện ngữ pháp biểu đạt tình thái
1.2.3.1. Từ ngữ pháp
Trong tiếng Việt, ngôn ngữ đơn lập, các đặc trưng ngữ pháp
không được thể hiện qua việc biến hình dạng ngữ âm của từ, mà bằng
khả năng kết hợp từ với các từ ngữ pháp của hệ thống, ví dụ như định
tố bổ nghĩa cho hạt nhân danh từ, phụ tố bổ nghĩa cho hạt nhân động
từ …
Quan sát ví dụ:
[54] - Con ngựa
- Những con ngựa
[55] - Tôi đang làm bài tập.
- Tôi đã làm bài tập.

Ta thấy rằng thời và thức trong tiếng Pháp thường được biểu đạt
bằng sự biến hình từ, trong khi các dạng thức động từ tiếng Việt lại
luôn bất biến trong diễn ngôn. Như vậy, để biểu đạt giá trị tình thái
trong phát ngôn và để hiện thực hóa động từ, ta có thể dùng các tiểu từ
câu như (“à”, “ơi”, “nhỉ”, “chứ lại”, “đấy sao” …), các định tố như
(“chính”, “những”, “cả” ), các phụ tố như (“hơi”, “chắc”, “đừng”,
“mới”, “sắp” ), v.v
Các tiểu từ tình thái góp phần tích cực vào việc hiện thực hóa ý
định giao tiếp của người nói. Nó cũng là công cụ nhận định loại câu
trong tiếng Việt. Ví dụ:
[56] Anh buồn phải không? (câu hỏi)
[57] Đừng nói nữa! (câu mệnh lệnh)
Tiểu từ tình thái còn có thể biểu đạt các giá trị tình thái khác như
giá trị đánh giá hay liên chủ thể của người nói:
[58] Tôi ngủ đã.
Ở đây, tiểu từ “đã” đồng thời biểu đạt đánh giá của người nói đối
với sự tình. Sự việc “ngủ” theo anh ta là quan trọng hơn hết thảy mọi
sự tình mà người đối thoại đề xuất. Người nói còn muốn thể hiện ra
đây quyết định không lay chuyển được của mình “Trước tiên phải
ngủ, rồi sau nữa, tôi mới tính đến việc anh đề đạt”.
Còn các định từ thường được dùng để nhấn mạnh cho danh từ mà
nó bổ trợ và cũng có thể biểu đạt thái độ người nói:
[59a] Người nông dân
212

×