ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VTỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU c ơ BẢN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC G!A
■ ■
QUÁN NGỮ TÌNH THÁI TRONG TIẾNG VIỆT
MÃ SỐ: CB. 03.12
Chủ trì đề tài: ThS. Đoàn Thị Thu Hà
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
n /4Á'S
Hà Nội - 2005
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1.
AN-VH
Báo An ninh Văn hóa
2. BKN
Bi kịch nhỏ
3. CN
Chủ ngữ
4. c.n Cũng nói
5.
CSMĐ Cây sồi mùa đông
7. KN Kiếp người
8.
NĐ và TN
Núi đồi và thảo nguyên
9.
PT Phù thủy
10. TĐGTHTTV
Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt
11.
TĐTV
Từ điển tiếng Việt
12.
TTNC
Tuyển tập Nam Cao
13. 1'ÍTL
Tuyển tập Thạch Lam
14.
'1'ITN 1
Tuyển tập truvện ngắn Tập I
15.
ÌT1N2
Tuyển tập truyện ngắn Tập II
16. VN
Vị ngữ
17.
VNCA
Báo Văn nghệ Côns an
18.
VNQĐ
Văn nghệ quân đội
MỤC LỤC
Trang
Mở đ ầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
9
3. Ý nghĩa của đề tài 10
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
10
5. Kết cấu của đề tài 11
Chương I: Cơ sở lý luận về tính tình thái. Khái niệm quán ngữ biểu
thị tình thái trong tiếng Việt
12
1. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ
12
2. Các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ
21
3. Khái niệm quán ngữ biểu thị tình thái ' 24
Chương II: Đặc điểm hình thức của quán ngữ biểu thị tình thái
trong tiếng Việt 28
Chương này gồm các nội dung sau:
1. Đặc điểm tổ chức hình thức của quán ngữ biểu thị tình thái
28
2. Đặc điếm thái độ cú pháp của quán ngữ biểu thị tình thái thể hiện
qua khả năng cải biến, chêm xen các thành tố nội tại
31
3. Đặc điểm thái độ cú pháp của quán ngữ biểu thị tình thái thể hiện
qua khả năng phân bố vị trí trong cấu trúc câu
33
4. Phân biệt quán ngữ biểu thị tình thái với các thành phần từ ngữ khác
của câu 40
Chương III: Đặc điểm ngữ nghĩa - chức nãng của quán ngữ biểu thị
tình thái trong tiếng Việt 59
1. Đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng của quán nsữ biểu thị tình th á i
59
2. Các kiểu quan hệ thường gập về ngữ nghĩa - chức năng của quán
ngữ biểu thị tình thái với nội dung mệnh đề của câ u 71
3. Đặc trưng cảnh huống sử dụng của quán nsữ biểu thị tinh thái
81
Kết luận 87
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Như mọi người đều biết, ngôn ngữ là công cụ của tư duy và giao tiếp
đắc dụng của con người. Ngôn ngữ trong quá trình tư duy là thứ ngôn ngữ
không thanh âm. khống hữu hình (hiểu theo nghĩa là không phát ra thành
tiếng nhằm hướng đến một đối tượng nào đó và không được thể hiện ra dưới
dạng vãn tự một cách trực quan) còn ngôn ngữ trong giao tiếp (nói hoặc viết)
thì ngược lại. Nói như thế chắc cũng không ai lại lầm tưởng đồng nhất điều
này với việc tồn tại hai loại ngôn ngữ khác nhau mà ai cũng hiểu đây chẳng
qua chỉ là sự khác nhau về phương thức sử dụng và biểu hiện của ngôn ngữ mà
thôi.
Trong thực tiễn hành ngôn bằng tiếng Việt, chúng ta thường rất hay
dùng một loạt các tổ hợp từ kiểu:
1) Ai đời p bao giờ, ai lại p thế bao giờ, ai bảo p, ấy thế mà p, đã
đành là p, đã bào mà p, làm gì mà p thế, hóa ra p, thế ra p, thì ra p , thảo
nào p, té ra p, dù thế nào cũng p, gì thì gì cũng p
2 ) Đương nhiên (là) p, tất nhiên (là) p, c ố nhiên (là) p, quả nhiên (là)
p, biết đàu (chừng) p, p cũng nên, biết đâu đấy, có lể p, có khi p, chẳng ỉẽ p,
dường như p, dễ thường p, lẽ nào p, nghe đâu p, nghe đón p, xem ra p, theo
tôi thì p, như V tôi thì p
3) Cứ làm như là p, có họa là p, đáng lể p, lể ra p, ước gì p, suýt nữa
thì p, phải chi p
4) p cho rồi, p có khác, p mà lại, p ấy mà, p là cùng, p thì có.
5) Hơn nữa p, huống chi p, song lẽ p, tuy nhiên p, vá lại p, thôi thì p,
rốt cuộc p, tóm lại p
6) (Nói) của đáng tội p, cực chẳng đã p, (nói) đừng chấp p, (nói /hỏi)
klu không phái p , (hòi / nói) khí vô phép p, nói trộm vía p
Dè nhận thấy đây là một hiện tượns nsôn nsữ rất phổ biến của tiếng
V iệt. C ác tô h ợ p n à y có thể x e m n h ư m ộ t k iểu đ ơ n vị n g ô n n gữ đư ợ c h ìn h
thành bởi cách lặp đi lặp lại tương đối thườns xuyên, đèu đặn của thói quen
1
thể là một số ít trong số các sự kiện ngôn ngữ chúng tôi nêu trên kia (chủ yếu
thuộc nhóm hai, một phần nhóm một và nhóm năm). Vẫn còn rất nhiều đơn vị
bị bỏ qua cho dù chúng có thể có cùng bản chất với những đơn vị đã được các
tác giả này nói đến. Điều này thực ra cũng dễ hiểu, bởi lẽ đối với các kết cấu
có tổ chức phức tạp như: biết đâu chừng, chẳng có lẽ p, theo tôi thì p, như ỷ
tôi thì p, gì thỉ gì p, dù có thế nào đi nữa p, dù thế nào mặc lòng p, p đứt đuôi
đi rồi, cứ làm như là p, công bằng mà nói p, nói sai đừng chấp p, nói khí
không phải p, nói trộm vỉa p thì khó mà phân chúng vào một ô từ loại nào
cho thỏa đáng, nếu không muốn nói là không thể. Thêm nữa, nếu xem xét kỹ
thì việc xếp các từ không, chưa, chẳng, dạ, vâng vào chung nhóm với các
đơn vị đang xét như các tác giả Việt Nam vãn phạm giáo khoa thư đã làm
cũng là không thỏa đáng nếu không muốn nói là sai lầm bởi chúng thuộc
nhữns kiểu nhóm đơn vị ngôn ngữ có đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp và cả ngữ
dụng khác nhau về bản chất. Tóm lại, theo hướng nghiên cứu này, những kết
quả thu được thực sự còn quá nghèo nàn, vai trò tác tử tình thái của nhữns đơn
vị này hầu như hoàn toàn bị bỏ qua. Căn nguyên của sự hạn chế này thực ra
cũng khôns lấy gì làm khó hiểu, bởi tất cả những nghiên cứu này đều mang
đậm hơi hướns thiên vị một cách cố hữu đối với hình thức biểu đạt. Theo đó,
các loại tình thái nếu có được để mắt tới thì tất yếu cũng được miêu tả và gọi
tên theo những đặc trưng của cái biểu đạt (khỏi ngữ, phó từ phủ định, ngữ khí
từ, phó từ, phạm trù thì, thể, phó động từ, trợ từ, tiểu từ, liên từ ) và nhiều khi
những từ biểu đạt tình thái được liệt vào loại hư từ, trone khi nshĩa của chúng
nhiều khi phải diễn đạt bằng cả một câu hay một tiểu cú sỏm nhiều thực từ
[xem 25, 52].
Khấc phục hạn chế này, ở hướng nghiên cứu thứ hai, c á c nhà Việt nsữ
học đã bắt đẩu chú ý đến khả nãng biểu thị nét nghĩa tình thái của các đơn vị
này trong câu, và tùy vào hệ thống quan điểm của từng tác giả mà chúnơ được
gắn các tên gọi khác nhau. Chẳng hạn N suyễn Kim Thản (1994) coi nhữns tổ
họp kiểu: cỏ lể, nối trộm bóng vía, kể ra là nhữns phu chủ ngữ dùns để tò
thái độ chủ quan của người nói đối với sự việc, hoạt động hay trạng thái nêu
trong câu. Ví dụ:
sừ dụng ngôn ngữ của cả cộng đồng. Và có lẽ cũng bởi tính chất quá quen
thuộc, quá gần gũi đó mà ta thấy chúng quá bình thường, không cần phải suy
nghĩ, tìm hiểu về lý do tồn tại của chúng nữa. Phải chăng vì thế mà trong một
thời gian dài, sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học dành cho các kiểu đơn vị
này còn quá ít ỏi? Cho đến nay, nhìn chung, chúng vẫn chưa được nghiên cứu.
miêu tả một cách thấu đáo, có hệ thống.
Qua tham khảo tài liệu, chúng tôi thấy, trong các sách ngữ pháp, các
đơn vị này nếu có được đề cập đến thì chủ yếu cũng chỉ tập trung vào hai hướng
sau:
* Hướng thứ nhất: Dựa vào đặc trưng của cách biểu đạt của những đơn
vị này mà gắn chúng vào những từ loại nhất định.
* Hướng thứ hai: Dựa vào ý nghĩa - chức nâng mà những đơn vị này
đảm nhiệm trone câu để quy chúng vào các nhóm thành phần phụ khác nhau
của câu.
Theo hướng thứ nhất, các tác giả Việt Nam văn phạm (1940) cho
những đơn vị như: Biết đâu, ngờ đâu, có lẽ, dễ thường, vị tất, hay đâu, không
biết chừng dùng đặt ở đầu câu là trang tư chỉ sư hoài nghi tò ý nói không
chắc. [30,126-128]. Ví dụ:
1) Ngờ dâu nó bạc ác như thế.
2) Biết đâu cuộc đời này không phải là một giấc mộng.
Còn ắt là, ắt hẳn, tất là, đứng trước động tự hoặc tính tự; tất nhiên,
quyết nhiên, quả nhiên, quả thực dùng đặt ở đầu câu là trang tư chỉ V kiến diễn
đạt ý nói q uy ế t ch ắ c [30 ,1 28 ]. C ũn g với tinh thầ n này , cá c tác g iả V i ệ t N a m
v ă n p h ạ m g iá o k h o a th ư ( 1 9 4 2 ) đ ã x ế p các đơ n vị như: c ó lẽ , d ễ th ư ờ n g , v ị tấ t
chung với nhóm các từ: không, chưa, chẳng, đừng, quyết, ắt, dạ, váng thành
một nhóm gọi là trang tư chỉ V kiến - làm rõ ý kiến phủ định, xác định hay
hoài nghi [33, 112]. Còn những kết cấu kiểu: Huống chi, hax là, song lẽ
được xèp vào nhóm các ỉièn từ cùns với mà, thì, và, hoặc [33 118]
[4 1 ,5 8 9 -5 9 1 ].
K h ôn g k h ó để n h ậ n th ấ y rằ n g h ư ớ n s n g h iên cứu này còn có nh iều bấ t
cập. Trước hêt là phạm vi đối tượng được khảo sát sẽ rất hạn chế. Nó chỉ có
2
thể là một số ít trong số các sự kiện ngôn ngữ chúng tôi nêu trên kia (chủ yếu
thuộc nhóm hai. một phần nhóm một và nhóm năm). Vẫn còn rất nhiều đơn vị
bị bỏ qua cho dù chúng có thể có cùng bản chất với những đơn vị đã được các
tác giả này nói đến. Điều này thực ra cũng dễ hiểu, bởi lẽ đối với các kết cấu
có tổ chức phức tạp như: biết đâu chừng, chẳng có lẽ p, theo tôi thì p, như ý
tôi thì p, gì thì gì p, dù có thế nào đi nữa p, dù thế nào mặc lòng p, p âíct đuôi
đi rồi, cứ làm như là p, công bằng mà nói p, nói sai đìùig chấp p, nói khí
không phải p, nói trộm vía p thì khó mà phân chúng vào một ô từ loại nào
cho thỏa đáng, nếu không muốn nói là không thể. Thêm nữa, nếu xem xét kỹ
thì việc xếp các từ không, chưa, chẳng, dạ, vâng vào chung nhóm với các
đơn vị đang xét như các tác giả Việt Nam văn phạm giáo khoa thư đã làm
cũng là không thỏa đáng nếu không muốn nói là sai lầm bởi chúng thuộc
nhữne kiểu nhóm đơn vị ngôn ngữ có đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp và cả ngữ
dụng khác nhau về bản chất. Tóm lại, theo hướng nghiên cứu này, nhữns kết
quả thu được thực sự còn quá nghèo nàn, vai trò tác tử tình thái của những đơn
vị này hầu như hoàn toàn bị bỏ qua. Căn nguyên của sự hạn chế này thực ra
cũng khôns lấy gì làm khó hiểu, bởi tất cả những nghiên cứu này đều mang
đậm hơi hướns thiên vị một cách cố hữu đối với hình thức biểu đạt. Theo đó,
các loại tình thái nếu có được để mắt tới thì tất vếu cũng được miêu tả và 2ỌÍ
tên theo những đặc trưng của cái biểu đạt (khởi ngữ, phó từ phủ định, ngữ khí
từ, phó từ, phạm trù thì, thể, phó động từ, trợ từ, tiểu từ, liên từ ) và nhiều khi
những từ biểu đạt tình thái được liệt vào loại hư từ, trong khi nghĩa của chúne
nhiéu khi phải diễn đạt bằng cả một câu hav một tiểu cú
2
ồm nhiều thực từ
[xem 25, 52].
Khắc phục hạn chế này, ở hướng nghiên cún thứ hai, các nhà Việt nsữ
học đã bắt đầu chú ý đến khả năng biểu thị nét nehĩa tình thái của các đơn vị
này trong câu, và tùv vào hệ thống quan điểm cùa từng tác giả mà chúns được
gắn các tên gọi khác nhau. Chẳng hạn Nsuyễn Kim Thản (1994) coi nhữns tổ
họp kiểu: cố lẽ, nói trộm bóng vía, kể ra là nhữns phu chú ngữ dùng đế tỏ
thái độ chủ quan của người nói đối với sự việc, hoạt độns hay trạng thái nêu
trong câu. Ví dụ:
ọ
5
1) Có lẽ ông cũng nên chú ý đến điều ấy. (NĐT.66)
2) K ể ra về đây mà cứ như ở rừng thì buồn thật. (NĐT. 59)
3) Nói trộm bóng vía từ ngày nó lên bốn, nó hóm đáo đế.(NCH2.47)
4) Kể người ta giàu cũng sướng. (NC.1.110) [41, 225]
Tuy nhiên, thuộc vào khái niệm phu chú ngữ, theo quan niệm của ông,
lại bao gồm cả những ví dụ kiểu:
5) Rồi bà cười ha hả cái cười ích kỷ, vơ vào. (NCH 2 , 1, 121)
6) Non sông gấm v°c Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức
th iê u m à th è m tố t đẹp, rực rỡ. (H C M , II, 145)
R õ rà n g , cái gọ i là p h u ch ú n g ữ ở hai v í dụ (5) và (6) k h ô n g đ ồ n g ch ất
với thành phần có cùng tên gọi ở ba ví dụ nêu trên. Chúng đơn thuần chỉ có ý
n g h ĩa từ vự ng tô đ iểm , h ạn địn h , bị ch ú c h o m ộ t b ộ p h ậ n từ n g ữ c ủ a câ u c h ứ
không tác động đến cả câu như trường hợp các phụ chú ngữ có lẽ, kể ra,
Đối với một loạt các tổ hợp mà nhóm các tác giả Việt Nam ván phạm
giáo khoa thư gọi là liên tư như: tóm lại, hơn nữa, clo đó, trái lại, nói cách
khác thì Nguyễn Kim Thản cho đó là thành phần có tác dụng biểu thị sự
c h u y ể n tiếp đ o ạ n v ăn [41, 22 5] và tro n s cô n g trìn h x u ất bả n n ă m 1991, ôn g
gọi c h ú n g là tra n g n s ữ ch u y ể n tiếp [42, 578]. N h ó m I.S .B y strov, N g uy ễ n T ài
C ẩn, N .V .S tan k ê v ic h (1 9 7 5 ) đ ư a ra k h á i niệm th à n h p h á n x e n kẽ đ ư ợ c h iể u là
n hữ n g từ n g ữ biể u thị m ố i q u a n hệ g iữ a n g ư ờ i nó i với n ộ i d u n s p há t n g ô n ,
th ư ờ n s đứ ng ờ đ ầu câu h oặ c trư ớ c c hủ n s ữ và vị n g ữ. V í dụ:
1) Ước gì tôi thấy được đồng chí tiểu đội trưởng của tôi nhỉ.
2) Đơn vị có lể sắp vào rừng lấy nứa.
T h e o họ, n h ữ ng từ n g ữ n ày kh ô n g th a m 2Ía v ào c ấ u trú c câu, n sh ĩa là
k h ô n g có qu an hệ n g ữ p h áp với m ộ t th à n h p h ầ n n à o c ủ a câ u [d ẫn theo 4 5 , 38].
K hi n g hiên cứ u c ấ u trúc c ú p h á p c âu tiế n g V iệ t, D iệp Q u a n g B an (1 9 8 7 ) c ũ n g
dùng tên gọi phu ngữ câu chỉ đỏ tin câv để chỉ nhữns tổ hợp kiểu: có lẽ là,
chắc hẳn ỉà, tất nhiên là Ví dụ:
1) Có lẽ lù chiều nay mưa.
2) Tất nhiên là ông ấy sẽ đến.
4
3) Chắc hẳn là ông ấy bận.
Còn thuộc vào nhóm phu ngữ câu chỉ ý kiến ià những tổ hợp mà theo
ông phần lớn đư ợc làm thành từ những quán ngữ, chúng có thể đứng trước
nòng cốt câu hoặc sau chủ ngữ và trước vị ngữ [1,197]. Ví dụ:
1) Nói trộm bóng, từ ngày nó lên bốn, nó hóm đáo để.
2) Nói của đáng tội, mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi.
3) Cứ như ý ông ấy thì làm như vậy là được rồi.
4) Theo chỗ tôi biết thì anh ấy đang bận một việc khác.
Ông cho rằng nội dung ý nghĩa chung của hai loại phu ngữ càu này
là cùng biểu thị ý nghĩa tình thái chủ quan được hiểu là mối quan hệ thái độ
của người nói đối với nội dung của phần còn lại trong câu [1, 194].
Theo cách nhìn nhận của Lưu Vân Lăng về cấu trúc câu tiếng Việt
thì những kết cấu dẫn trên được xếp vào nhóm các gia tố hỗ trơ (thành tố thêm
vào ngoài phần nòng cốt). Ví dụ:
1) Vả lại nsười ta thuê nhà cùa tôi, người ta có thể trách cứ tôi (ỏng
gọi là chuyển ngữ).
2) Thực ra ông lão chỉ nói cho sướng miệng (ông gọi là trơ ngữ).
3) Nó lại uốns rượu nữa mới chết chứ (ông gọi là cảm ngữ) [dẫn theo
45,4 1 ].
Theo hệ thốns thành phần câu mà Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn
Văn Hiệp áp dụns để miêu tả cấu trúc câu tiếng Việt thì một số tổ hợp mà
chúns tôi dẫn trên kia được xếp vào hai loại thành phần phụ, đó là đinh ngữ
cảu và tình thái ngữ. Theo quan niệm của hai tác giả này, đinh ngữ cảu có thể
đứng ớ trước nòng cốt câu hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị nsữ có nhiệm vụ
biểu thị nhữns ý nghĩa hạn định về tình thái cho sự tình được nêu trons câu
(cho biết sự tình được nêu có tính chân lý tương đối hay tuvệt đối, là đươns
nhiên hay không đương nhiên, chắc chắn hav chỉ là phỏns đoán, bình thườns
hay cùng cực, hiện thực hay phi hiện thực ) hoặc cách thức diễn ra sự tình
được miêu tả trong càu (nhanh hav châm, đột ngột hay khôns đột nsột. bất
ngờ hay có tiên liệu trước ) Ví dụ:
5
1) C ó l ễ h ô m n a y đ ã là m ù n g hai, m ù n g b a T â y rồi m ìn h nhi.
(N am C ao )
2) Thật ra thì thị biết không nguôi không được. (Nam Cao)
3) Không lẽ tôi lại vui khi được một cái tin như thế. (Nam Cao)
4) Nháy mắt, nhái bén nhảy đến trước mặt nói. (Tô Hoài)
5) Bổng dưng anh thấy trời đất tối sầm lại.
6) Đột nhiên, thị thấy hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không. (Nam Cao)
Từ (1) đến (3) là ví dụ về dinh ngữ câu biểu thi V nghĩa han đinh tình
th á i, từ (4) đến (6) là v í dụ về d in h n g ữ càu b iểu thi ý n g h ĩa ha n đ in h cách thức
diẻn ra sư tình. Cũng làm nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa tình thái cho câu, khái
niệm tìn h thái n g ữ đ ư ợ c cá c tác g iả nà y đề xu ất nh ư m ộ t loại th àn h phần p hụ
c h u y ên biệt. T h eo h ọ, th ành p hần nà y tron g m ô h ìn h cấu trúc trừu tư ợn g củ a
câu luôn luôn đứng sau nòng cốt ( ) không tham gia vào phân đoạn thực tại
câu. V í dụ:
1) Được vào đây hát, họ thích mê rồi còn gì. (Nhất Linh)
2) Cô vào trong nhà tôi thì hơn. (Nhất Linh)
3) Cha An Nam thì chỉ quen đến An Nam, như lão huyện Yên Mô, lão
thương tá là cùng [45, 133].
4) Nó lại lấv cả quần áo mang đi mới chết.
5) Kia kia, mày trông người ta đi chân không còn được nữa là
[45. 139].
ơ càu có nòns cốt kép đơn giản hay phức tạp, tinh thái ngữ có thể
ch iế m vị trí c u ố i m ỗi v ế câu. V í dụ:
- Những lúc ấy đáng lẽ khêu gợi lắm thì phải song tức thay nó chí là
n h ữ n g bức tran h m ầ u , ph o tượ ng trán g đầy bụ i b ặm . ( N su v ễ n c ỏ n s H oan )
[45, 133].
Mặc dù đây đó có nhữnơ điểm chưa thống nhất trons cách phân loại
cũng như dán nhãn cho các kiểu tổ hợp đã nêu trên giữa các tác giả vừa trích
dẫn, song họ có một điểm chung là đã phát hiện ra các kết cấu này có chức
năng nhất định trong việc bổ sung ý nghĩa tinh thái cho cáu. Tuy nhiên, trong
6
khuôn khổ miêu tả của mình, tầm quan trọng của vấn đề này chưa được các
tác giả đánh giá đúng mức. Các tổ hợp này chủ yếu mới được xem xét trong sự
giới hạn ở phạm vi cấu trúc nội tại của câu trên bình diện tĩnh tại. tách rời khỏi
ngữ cảnh giao tiếp hiện thực. Những nhân tố thuộc phạm vi ngữ dụns như
người nói, người nghe, ý đồ, tình cảm, ý chí, thái độ đánh giá cùa những người
tham gia giao tiếp đối với hiện thực khách quan cũng như với nội dung mà câu
biểu thị hầu như chỉ được nhắc đến một cách sơ lược. Tron
2
khi trên thực tế,
đây mới chính thực là những yếu tố cần yếu phải được chú trọng khi bàn đến
vấn đề tình thái. Điều này dẫn đến việc giải quvết các hiện tượng ngôn ngữ
trực tiếp liên quan đến các tổ hợp này không tránh khỏi sự phiến diện hoặc có
phần đơn giản hóa. Những kết quả đem lại chỉ là những chỉ dẫn chung chung,
đôi khi còn thiếu tính nhất quán.
Mấv chục năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngữ pháp
chức năng, ngữ nghĩa - ngữ dụng, khoa học ngôn ngữ đã có những bước tiến
đáns kể. Dưới ánh sáng của hướng nghiên cứu tổng hợp, nhiều hiện tượng,
nhiều vấn đề nsôn naữ đã được nhìn nhận, đánh giá lại một cách đầy đù, thỏa
đáng hơn trong đó có vấn đề tình thái. Nghiên cứu nội dung của tính tình thái
cùng những kiểu loại phương tiện biểu thị nội dung ấy trở thành một vấn đề có
sức hấp dẫn lớn của ngôn ngữ học hiện đại. Nhanh chóng nắm bắt và hội nhập
với xu hướng chung này, ở Việt Nam, trong những năm
2
ần đây, vấn đề
nghiên cứu tình thái theo hướng ngữ nghĩa - nsữ dụng cũns đã và đang ngày
càng thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà ngôn ngữ học từ nhiều góc
độ và phạm vi khác nhau. Điều này được đánh dấu bằng sự xuất hiện hàng
loạt, liên tiếp các nghiên cứu mà đáng chú V nhất là những công trình:
1) Logic ngôn ngữ học qua cứ liệu tiếng Việt. (Hoàns Phê. 1989)
2) Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng. (Cao Xuân Hạo. 1991)
3) Ngữ pháp chức năng tiếng Việt. Quyển ỉ. Cảu trong tiếng Việt -
Cấu trúc - Ngữ nghĩa - Công dụng. (Hoàng Xuân Tâm. N suyễn Văn
Bằng. Nguyễn Tất Tươm. Cao Xuân Hạo chủ biên. 1996).
4) Logic và tiếng Việt. (Nguyễn Đức Dân. 1996).
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về các vấn đề có liên quan đến phạm
trù tình thái ở khía cạnh này hay khía cạnh khác với những mức độ nónơ sáu
7
khác nhau của các tác giả Nguyễn Ngọc Trâm, Hoàng Tuệ. Hoàng Minh, Lê
Đông, Phạm Hùng Việt, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thị Thuận. N gô Hữu
Hoàng, Ngũ Thiện Hùng v.v đăng rải rác trên các tạp chí nsôn ngữ.
Tham khảo các công trình và bài viết của các tác giả nêu trẽn, chúng
tôi nhận thấy ý nghĩa tình thái và các phương tiện biểu thị ý nshĩa tình thái
(trong đó có một số tổ hợp mà chúng tôi đã dẫn trên đây) bước đầu đã được
chú ý nghiên cứu theo hướng hoạt động chức năng, gắn liền với các tinh
huống và ngữ cảnh hiện thực, với mục đích ý đồ của người nói và sự tác động
liên chủ thể giữa những người tham gia siao tiếp. Những kết quả nghiên cứu
theo xu hướng này là sự bổ sung hết sức quan trọng và có giá trị cho các
nghiên cứu có trước theo hướng ngữ pháp hình thức như đã trình bày, khắc
phục được tính phiến diện và đơn giản hóa trong nshiên cứu tình thái của
tiếng Việt.
Mặc dù đã có những thành tựu đáng kể nhất định trons việc nghiên
cứu chỉ ra các kiểu loại ý nghĩa tình thái như vậy, song ở các công trình này.
phạm vi đối tượng biểu thị tinh thái được bàn đến nhìn chung còn hạn hẹp,
thường chỉ là một nhóm phương tiện gắn liền với đặc điểm từ loại hoặc một
kiểu cấu trúc nhất định. Do vậy những nshiên cứu mới chỉ dừng lại ở những
quan sát đơn lẻ. Tuv nhiên, cũng xin nói nsay răng đây là một hạn chế ít
nhiều mang tính khách quan, khó tránh khỏi bởi đối tượng được bàn đến phải
chịu sự chế định của khuôn khổ, phạm vi nghiên cứu cũng như cái khuns lý
thuyết được lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu của từng tác giả. Tóm lại thì
trên thực tế, chưa có công trình nào tập trung đi sâu nghiên cứu một cách đầy
đủ, có hệ thống đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa - chức năng, điều kiện sử dụns
các tổ hợp mà chúng tôi đã dẫn với tư cách tác tử biểu thị ý nghĩa tình thái.
Đày thực sự là một địa hạt xứng đáng cần được tiếp tục nshiên cứu, ùm hiểu
đầy đủ, sâu hơn và toàn diện hơn nữa để đi đến nhữnơ kết luận thỏa đáns,
2
Óp
phần hoàn thiện từng bước bức tranh toàn cảnh về vấn đề tinh thái của tiếng
Việt.
Với nhận thức như vậy, chúns tôi đã chọn việc tìm hiếu đặc điếm của
quán ngữ biếu thái tình thái trong câu tiên
2
Việt làm đề tài nshiên cứu khoa
h ọc cấ p T ru n g tâm , v ừ a h o àn th àn h vào th án g 3 n ă m 2 0 0 3 . Đ ề tai đ ã đư ợ c
8
nghiệm thu và mặc dù được đánh giá là có những đóng
2
Óp thiết thực, đáns kể
nhưng do đối tượng nghiên cứu còn mới mẻ và tương đối rộng, chúng tôi nhận
thấy những gì làm được cũng mới chỉ dừns lại ở mức rất khiên tốn. Hơn nữa,
trong khuôn khổ hạn hẹp của một đề tài nghiên cứu cấp Trung tâm có những
luận điểm hay nhận định mà chúng tôi đưa ra mới được hình thành như một
hướng suy nghĩ còn đang vận động, cần tiếp tục được nghiên cứu, kiểm chứng
thêm để đi đến hoàn thiện. Chẳng hạn, trong đề tài cũ, chúng tôi đã phát hiện
ra chức năng truyền tải thông tin siêu ngôn ngữ, chức nănơ liên kết văn bản, tổ
chức hội thoại của quán ngữ tình thái nhưng chưa có điều kiện tìm hiểu xem
đâu là chức năng nổi trội, thu hút nhiều quán ngữ tình thái hơn cả hay tìm hiểu
xem ngoài các chức năng này ra liệu quán ngữ tình thái còn chức năng nào
khác không? Ngay trong chương đậc điểm hình thức của quán nsữ tình thái,
chúng tỏi cũng chưa đề cập được đến vấn đề làm thế nào phân biệt những
quán naữ tinh thái có cấu tạo và trị trí xuất hiện hoàn toàn giống với một
thành phần từ ngữ nào đó thuộc ngôn liệu của câu. Những tồn tại và hạn chế
nói trên sẽ được chúns tôi quan tâm giải quyết trong đề tài này. Đây có thể coi
là một nấc thang mới, một sự tiếp nối ở mức sâu hơn và rộng hơn đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Trung tâm mà chúng tôi đã thực hiện, nhằm khám phá bản
chất của lớp từ vốn không xa lạ nhưns quả thật đã là sự băn khoăn bấy lấu của
giới ngôn ngữ học. lớp từ gày không ít khó khăn, lúng túng cho nhữne người
làm công tác giảns dạy tiếng Việt trong nhà trường nói chung và cho người
dạv tiếng Việt như một ngoại nsữ nói riêns. Chúng tôi tin rằng với điều kiện
rộng mở và thuận lợi hơn, đề tài sẽ có được những đóns
2
Óp lớn hơn cả về lý
luận lẫn ứns dụng thực tiễn. Để tiện cho việc trình bày, bắt đầu từ đâv. chúnơ
tôi qui ước gọi các quán ngữ biểu thị ý nghĩa tình thái là quán nsữ tình thái và
viết tắt là QNTT.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đé tài.
Khi chọn thực hiện đề tài này, chúns tôi đặt ra những nhiệm vụ sau:
2.1. Xác lập một danh sách các QNTT thu thập được (xếp theo thứ tự
chữ cái) kèm theo sự giải thích ngắn sọn ý nghĩa tình thái mà chúng biểu thị
và điều kiện dùng (trong trường hợp cần thiết) nhãm cuns cấp tư liệu cho
những người có quan tàm đến vấn đề.
9
2.2. Bước đầu phân tích, miêu tả những đặc điểm cơ bản của chúng về
hình thức cũng như về ý nghĩa - chức năns xét trong mối quan hệ với nội dung
mệnh đề và tình huống giao tiếp. Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại, xếp
nhóm các QNTT đổng thời chỉ ra sự chế định của khuna tình thái với nội
dung mệnh đề.
3. Ý nghĩa của đề tài.
Đề tài có thể nói là công trình đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu chức
năng ngữ nghĩa của các QNTT tronơ tiếng Việt. Với việc miêu tả một cách cơ
bản, có hệ thống kiểu đơn vị ngữ nghĩa này, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ có
những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu tính tình thái cũng như các
phương tiện biểu thị tình thái của tiếng Việt, làm cho vấn đề phức tạp và còn
tương đối mới mẻ này trở nên sáng rõ và đầy đủ hơn.
Việc chỉ ra đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa - chức năng, cảnh huống sử
dụng các QNTT. trong một chừng mực nào đó, cũng siúp ích cho việc dạy
ngữ pháp trons nhà trường, đặc biệt cho người nước nsoài học tiếng Việt (tất
nhiên là ở một trình độ phù hợp).
Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là nguồn tư liệu có giá trị nhất định
làm tiền để cho việc tiến hành nghiên cứu, so sánh, đối chiếu hệ thống QNTT
tiếng Việt với các n
2
ôn ngữ khác. Từ đó, rút ra các nhận xét cụ thể về cái
chuns và cái riêng trons cách thức các dân tộc khác nhau nhận thức và cảm
thụ thế giới, góp phần soi sáng mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các đặc trưnơ
văn hóa dân tộc.
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ, mục đích của đề tài, chúns tôi chủ trươns tiến
hành công việc theo các bước sau:
- Ghi chép các tổ hợp từ, các lối nói mà chúns tỏi cho là QNTT có trong
các sách báo, tạp chí, tác phẩm văn học hiện đại cũng như trong Từ điển tiếng Việt.
- T h ố n g kẻ, xác lập m ột dan h sách các Q N T T thu được theo thứ tự chữ cái.
- L ầ n lượt p h à n tích Q N T T th u được. T r o n s k h âu đo ạ n này, c h ú n s tôi
chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh, nghĩa là đặt các phươns
tiện cán xét vào phát ngôn trong mối quan hệ sắn bó với nội duns mệnh-đề và
10
nhiều nhàn tố ngữ dụng khác. Đồng thời các thủ pháp như so sánh, cải biên
cũng được sử dụng khi cần thiết.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có ba chương. Cụ thể như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận vê tính tình thái. Khái niệm quán ngữ tình thái.
Trong chương này, chúng tôi trình bày:
1. Cách hiểu về khái niệm tình thái trong ngôn ngữ.
2. Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái chủ yếu thườns gặp
trong tiếng Việt.
3. C á ch h iể u k h á i n iệ m q u á n n g ữ tìn h thái.
Chương II: Đặc điểm hỉnh thức của quán ngữ tình thái trong
tiếng Việt.
Chương này gồm các nội dung sau:
1. Đặc điểm tổ chức hình thức của quán ngữ biểu thị tình thái. -
2. Đặc điểm thái độ cú pháp của quán ngữ biểu thị tình thái thể hiện
qua khả năng cải biến, chêm xen các thành tố nội tại.
3. Đặc điểm thái độ cú pháp của quán ngữ biểu thị tình thái thể hiện
qua khả năng phân bố vị trí trong cấu trúc câu.
4. Phàn biệt quán ngữ biểu thị tình thái với các thành phần từ nsữ
khác của càu.
Chương III: Đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng của quán ngữ biểu thị
tình thái trong tiếng Việt.
1. Đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng của quán n
2
ữ biểu thị tinh thái.
2. Các kiểu quan hệ thường gặp về nsữ nghĩa - chức nănơ của quán
ngữ biểu thị tình thái với nội dung mệnh đề của câu.
3. Đặc trưns cảnh huống sử dụng của quán ngữ biểu thị tinh thái.
11
CHƯƠNG I
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỂ TÍNH TÌNH THÁI
KHÁI NIỆM QUÁN NGỮ BIÊU THỊ TÌNH THÁI
1. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ.
1.1. Suốt một thời gian dài, trong giới ngôn ngữ học tổn tại phổ biến
cách hiểu "tình thái là tình cảm, thái độ của nsười nói đối với điều được nói
ra". Vào thời điểm này, không cần bàn cãi nhiều cũng có thể nhận thấy cách
hiểu trên còn mang tính chủ quan, chung chung và phiến diện. Nó chỉ đứng về
phía người tạo phát ngôn và chỉ giới hạn ở phạm vi quan hệ giữa người nói với
cái được nói ra trong câu. Hiểu như vậy, vô hình chung chúng ta đã làm thu
hẹp. nếu không muốn nói là làm sai lệch nội hàm của khái niệm này.
Cần nói ngay rằng, nhận thức về tính tình thái là một vấn đề mang đầy
tính thử thách. Nó tùy thuộc vào việc chúng ta nhìn nhận tính tình thái về cơ
bản có cơ sờ ở ngôn ngữ hay triết học? "Tinh thái là gì?". Càu hỏi này sản sinh
ra vô vàn câu trả lời tùy vào hướng tiếp cận mà mỗi nhà nghiên cứu lựa chọn
cho mình. Tuy nhiên, có lẽ không ai phản đối với nhận định rằng đây là phạm
trù cơ bản nhất nhưng cũng là mơ hồ, khó nắm bắt nhất cả trons ngôn ngữ lẫn
tư duy.
Như mọi người đều biết, khái niệm tình thái vốn xuất phát từ logic
học. Do đó, những người đầu tiên quan tâm nghiên cứu vấn đề tình thái phải
kể đến là các nhà logic. Trong bất kỳ công trình nghiên cứu losic nào, losic
tình thái cũne được nhắc đến như một phương diện quan trọns khôns thể thiếu
của hệ thống logic bên cạnh những logic vị từ, losic mệnh đề, losic thời sian
v.v Do sự hạn chế về trình độ cũng như khuôn khổ chuyên luận, ờ đâv,
chúng tôi không đi sâu miêu tả tình thái logic mà chỉ xin tóm lược những đặc
điểm cơ bản nổi bật nhất của loại tình thái này. Trên cơ sở đó. xem rằng khi
chuyển dịch sans khoa học ngôn nsữ cách hiểu thuật nsữ này có n'hữns
biến đổi ra sao.
Trong logic học, nội dung của mệnh đề được chia làm hai phần: ngôn
liệu và tình thái. Ngôn liệu là cái tập hợp gồm vị ngữ 1Ỏ 2ĨC và các tham tố của
12
nó đư ợc x ét n h ư m ố i liên hệ tiềm năn g , cò n tìn h thái là c á ch thự c h iện m ố i
liên hệ tiềm năng ấy, cho biết mối liên hệ ấy là:
- Hiện thực hay phi hiện thực.
- Tất yếu hay không tất yếu.
- C ó k h ả n ă n g h a y không có khả năng.
T .G iv o n (1 9 8 9 ) đ ã chỉ ra rằng: "T ron g logic tru y ề n th ốn g , tính tình
thái gắn liền với các mệnh đề và chỉ với mệnh đề mà thôi. ( ) Nó được xem
xét từ góc độ thuần túy nhận thức nghĩa là chỉ liên quan đến tính chân thực
củ a nội du n g m ệ n h đ ề". C ác h h iể u n ày , cũ n g theo T .G ivo n , n ếu tru v n gư ợc lại
có thể tìm thấ y đư ợ c ít n h ất từ thời A ristôt. Ở đó, b ố n lo ại tình thái sau được
c ô n g n h ận:
a) Chân lý cần thiết hiển nhiên (Necessary truth): Chân lý theo định
n gh ĩa (T rue b y d eíin itio n ).
b) Chân lý thực tế (Factual truth): Chân lý như thực tế (True as fact).
c) Chân lý có thể (Possibly truth): Chân lý theo giả thuyết (True by
hy po th e sis).
d) Phi chân lý (Non truth): Giả hiệu (False). [53, 128].
Do chỗ chỉ quan tâm đến giá trị chân - ngụv của mệnh đề, trừu tượng
h ó a v à gạt b ỏ vai trò c h ù q u a n của n gư ời n ói cù nơ n h iều n h â n tố k h á c n hư
m ục đ ích , n h u cầu, ý chí, thái độ , đán h g iá c ủ a n gư ờ i n ó i c ũ n g n h ư n sư ờ i tiếp
n h ận nê n "cái âm g iai tình th á i logic ch ỉ g iới h ạ n tro n g tín h h iện th ự c, tín h tất
vếu và tính khả nãns với những mức độ khác nhau của tính chất ấy và sự phối
hợp g iữ a các tính ch ất ấy" [25, 50]. N ó i c á c h k h á c , tình th ái tro n s logic chỉ
duy nhất liên quan đến phạm trù tình thái khách quan. Các ý nshĩa tình thái
được m iê u tả cũ n g chỉ d uy n h ấ t xo ay q u a n h m ố i q u an h ệ giữ a nộ i du n g cù a
điều đ ư ợ c th ô n g b á o v ớ i thực tế. N ói n h ư v ậy k h ô n s có ng h ĩa đ âv là đ iể m h ạn
c h ế củ a logic tìn h th á i c ần p h ải phê p h án m à n g ư ợ c laị, x ét c h o cù n s, đ ặc tính
này củ a lo e ic tìn h th á i là c ầ n thiết để nh ữ ng vấn đề c ủ a lo s ic họ c k h ô n
2 trờ
thành vấn đề của những ngành khoa học khác.
T ro n g ng ô n ngữ , các tìn h thái m ặc dù p h ần lớn đều trực tiếp h o ặc siá n
tiếp có liên quan đến tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả nãns (vốn là ba
13
phạm trù đã được tình thái logic quan tâm nghiên cứu từ làu) nhưns khôns thể
phủ nhận là chúng vẫn làm thành một phổ đa dạns về màu sắc. phonơ phú về
cách biểu hiện hơn nhiều so với tinh thái trong logic. Lý giải điều này,
T.Givon đã chỉ ra rằng đó là bởi " trong ngôn ngữ của con người, tính tình
thái đã được nhìn nhận và lý giải từ góc độ dụng học với nhửns sờ chỉ rõ ràng
về người nói, người nghe, với sự quan tâm đến ý đồ mục đích, giao tiếp của
họ" [53, 129]. Chính góc độ nhìn nhận, lý giải này làm nên điểm khác biệt căn
bản giữa tình thái trong logic và tình thái trong ngôn ngữ. là cơ sờ cần vếu cho
sự phân biệt tình thái khách quan với tình thái chủ quan.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói ngay rằng không phải naay từ đầu các
nhà ngôn ngữ học đã ý thức được như vậy. Trên thực tế, trons một thời sian
tương đối dài, việc xác lập một đường ranh giới dứt khoát giữa ngôn ngữ và lời
nói của F.D.Saussure đã có ảnh hưởng khá sâu sắc đến khoa học ngôn ngữ nói
chung, nghiên cứu tình thái nói riêng. Theo quan niệm này, tính tinh thái bị
đẩy về phía lời nói và bị coi là thứ yếu. N sôn nsữ thườns được nghiên cứu
thiên về mặt cấu trúc hình thức, còn mặt nội dụng nói chung và nhất là các nội
dung liên quan đến các nhân tố giao tiếp như ngữ cảnh, người nói, nsười nghe
hầu như không được quan tâm. Tinh hình này dẫn đến thực trạns nghiên cứu
tình thái rất mờ nhạt, còn nhiều bất cập đúns như Cao Xuân Hạo đã nhận xét:
“N sữ pháp truvền thống, với sự thiên vị cố hữu đối với hình thức biểu đạt, rất
ít khi miêu tả các phương tiện tinh thái một cách có hệ thống. Các loại hình
thái được miêu tả và sọi tên theo những đặc trưng của cách biểu đạt ("khởi
ngữ", "phó từ phủ định", "ngữ khí từ", "phạm trù thì", "phạm trù thể", "phó
từ", "phó động từ", "trợ từ", "tiểu tố", v.v ) và nhiều khi những từ biểu đạt
tình thái được liệt vào loại hư từ, nghĩa là nhữns từ công cụ khỏns có nshĩa
từ vựng hoặc dầu nghĩa của các từ tình thái, nếu không muốn dùng c-ác từ
này, phái được diễn đạt bằng cả một câu hay một tiểu cú
2
ồm nhiều thực từ”.
[25, 52].
Mấy chục năm trở lại đây, từ nhữns bài học đắt giá rút ra được trons
quá trình nghiên cứu nsôn ngữ cũng như từ sự nhặn thức lại vé vai trò cùa con
nsười trons nsôn nsữ và hoạt động nsỏn ngữ, vấn đề tính tình thái của neôn
ngữ tự nhièn đã được nhìn nhận lại. trả về đíins với vị thế xứng đán
2
cua nó,
14
đồng thời trở thành vấn đề trung tâm cơ bản và cũns là phức tạp nhất của
ngôn ngữ học hiện đại. Hệ quả này, xét cho cùng, cũna là tất yếu bời "ngôn
ngữ tự nhiên của con người nếu tước bỏ hoàn toàn các bình diện của tình thái
thì không thể phản ánh được thế giới với tính cách là hiện thực trong hoạt
động chiếm lĩnh và tương tác liên nhân của con người". Thêm nữa "sự phong
phú, tính đa dạng của các nhân tố tình thái cũng là yếu tô' rất quan trọns phân
biệt ngôn ngữ tự nhiên với hệ thống tín hiệu ở động vật". [18, ]. Từ sự "tỉnh
ngộ" đó, người ta bắt đầu nghiên cứu chúng trong ngữ nshĩa, cú pháp, nsữ
pháp chức năng và trong lý thuyết hành vi ngôn ngữ. Ở những khuynh hướng,
trường phái ngôn ngữ khác nhau, khái niệm tình thái được hiểu không giống
nhau. Do vậy mà xung quanh vấn đề tình thái trong ngôn ngữ cho đến nay vẫn
đang còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm, cách hiểu chưa toàn toàn thống nhất
giữa các nhà nghiên cứu. v ề điều này, v . z Panfilov đã từng có nhận xét rằng
"khổns có phạm trù nào mà bản chất ngồn nsữ học và thành phần các ý nshĩa
bộ phận lại sây ra nhiều ý kiến khác biệt và đối lập nhau như phạm trù tính
tình thái" [dẫn theo 45, 215].
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi xin trình bày một số quan niệm
phổ biến đã được nhiều người chấp nhận và lấv đó làm cơ sở lý thuyết cho
việc giải quyết những vấn đề tiếp theo.
Ảnh hưởns sâu sắc nhất đến lv thuyết tình thái trước hết phải kể đến
nhà ngôn nsữ học nổi tiếng người Pháp Ch.Bally. Theo ông. trong nội duns
ngữ nghĩa của câu, cần thiết phải phân biệt hai yếu tố khác nhau đó là Dictum
và Modus. Dictum được hiểu là nội dunơ biểu hiện làm thành cốt lõi nsữ
nghĩa của câu miêu tả một sự tình nào đó của thế giới, còn Modus là nhữns
thái độ, cách đánh giá khác nhau của người nói đối với nội dung được biểu
hiện cũns như mối quan hệ siữa nội dung ấy với hiện thực trong cách nhìn
nhận cùa chủ thể phát ngôn rằng đó là cái m ons muốn hav khỏns mons
muốn, cái hiện thực hav phi hiện thực, gắn với mục đích phát ngôn nào và
ông cho rằng chính đâv mới là "linh hồn của câu".
Tư tưởns của Ch.Bally về sự đối lập giữa hai thành phán cơ bản tron
2
cấu trúc ngữ nghĩa cùa câu như vừa nêu đã được thừa nhận rộns rãi và trớ
thành cơ sở cho lý thuyết tình thái trons nsốn nsữ học. Tuy răng vé sau sự
15
đối lập mà ông đề xuất có thể được thay bằng nhữns cặp thuật ngữ khác tùv
theo hệ thống quan điểm của từng tác giả với những ngụ V riêns. Chẳnơ hạn,
Ch.J Fillmore trong bài Ngữ pháp cách (1968), xuất phát từ việc nghiên cứu
cấu trúc câu cũng chia câu ra hai phần: Mệnh để (Proposion- P) và Tình thái
(Modus- M). Theo đó, ông quan niệm cấu trúc ngữ nghĩa của câu (Sentence-S)
sẽ bằng khung tình thái cộng với lõi mệnh để phản ánh một nội duns sự tình
nào đó: s = M + p. Trong đó, p được hiểu như một tập hợp quan hệ có tính
phi thời giữa các động từ và danh từ, còn M gồm các loại ý nghĩa có liên quan
đến toàn bộ câu như phủ định, thì, thể, thức. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng
thuật ngữ mệnh đề để gợi ra những cách hiểu mơ hồ không rõ nghĩa nên đề
xuất thay thế bằng cặp thuật ngữ tình thái và ngôn liệu [dẫn theo 18, ]. Cũng
chia câu thành hai phần, N.Chomsky - đại diện tiêu biểu của ngữ pháp tạo sinh
lại dùng cặp thuật ngữ Tinh thái và Hạt nhân. Ông cho rằng đây là hai yếu tố
cần yếu, quan trọns tạo ra câu cơ sở - là đơn vị thuộc cấu trúc bề sâu, tồn tại
trong tư duy con nsười một cách trừu tượng. Từ cấu trúc bề sâu chuvển thành
cấu trúc bề mặt (nhữns phát ngôn cụ thể), câu cơ sờ phải trải qua những phép
cai biến nhất định.
Có cùng quan điểm coi tình thái trước hết là một bộ phận quan trọns
thuộc bình diện cấu trúc ngữ nghĩa của câu như Ch.J Fillmore, Lvons (1977)
đã nhận định: "tình thái là thái độ của người nói đối với nội cỉuns mệnh đề mà
câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả" [54,452]. Nhìn nhận tình
thái là một đặc trưng cơ bản của cấu tạo câu, v . v Vinosradov phát biểu "tính
tình thái được xác lập theo quan điểm của người nói song bản thân quan điếm
đó lại được xác định bởi vị trí của người nói vào lúc nói đối với người đối
thoại và đối với cái phân đoạn thực tế được phản ánh trons câu" [dẫn theo 17,
18]. Tinh thần nàv được A.V.Bondarko (1977) diễn đạt một cách khác như sau
"tình thái là một phạm trù ngôn nsữ chỉ ra đặc điểm của các mối quan hệ
khách quan được phản ánh trona nội dung của câu và chí ra mức độ cua tính
xác thực về nội duns của chính câu đó theo quan niệm của người nói" [dẫn
theo 51, 48].
Một cách cụ thể hơn, M .v Liapon (1990) trong mục viết vẽ tình thái
đã khẳng định "tinh thái là một phạm trù của chức năng nsữ nnhĩa thể hiện
16
các dạng quan hệ giữa người nói với mối quan hệ khác nhau của phát nsôn đối
với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau cùa điều được
thông báo" [dẫn theo 51, 48]. Ông còn nói thêm rằng hướng đi được nhiều
người công nhận nhất là phân chia phạm trù tình thái thành phạm thù tình thái
khách quan và tình thái chủ quan. Theo ông, tình thái khách quan thể hiện mối
quan hệ giữa cái được thông báo với thực tế ở bình diện hiện thực tính'; còn
tình thái chủ quan là dấu hiệu tất yếu ở một phát ngôn bất kỳ (phạm trù thức
của động từ là phương tiện chính thể hiện tình thái ở chức năng này). Tình thái
chủ quan là quan hệ của người nói với điều được thông báo, là dấu hiệu khônơ
bất buộc của phát ngôn. Dung lượng ngữ nghĩa của tình thái chủ quan rộng
hơn dung lượng ngữ nghĩa của tình thái khách quan và khôns đồng loại. Khái
niệm đánh giá làm nên cơ sở ngữ nghĩa cho tình thái chủ quan. Khái niệm này
không chỉ bao
2
ồm các đánh giá logic (lý tính, duy lý) về điều được thôns báo
mà còn gồm tất cả các dạng khác nhau về phản ứng có tính cảm xúc (phi lý
tính) [dẫn theo [51. 48-49].
Từ góc nhìn của lý thuyết hành vi ngôn ngữ, Palmer và một số tác giả
khác cho rằng "sự phân biệt giữa nội dung mệnh đề và tình thái rất gần gũi với
sự phân biệt giữa hành vi tạo lời và hành vi tại lời theo tinh thần của Austin.
Trong hành vi tạo lời. chúng ta nói một cái gì đó còn trons hành vi tại lời
chúng ta làm một cái sì đó" [55, 14].
Với cùns một tinh thần nhưng sự phân biệt của Hare có hơi khác. Theo
Hare, trons câu, cẩn phân biệt ba bộ phận: Phrastic, Tropic và Neustic. Trong
đó Phrastic là phần chuns cho các câu tuvên bố, mệnh lệnh, nghi vấn. Đó
chính là nội dung mệnh đề theo cách hiểu của Ch.Bally; Tropic tương ứng với
kiểu hành vi ngôn nsữ thông thường được thực hiện bằng câu này. Nội dung
của Neustic chính là cái mà Hare gọi và chỉ hiệu của sự cam kết đối với.hành
vi ngôn ngữ được thực hiện. Đó là sự bảo đảm, cam kết của người nói có liên
quan đến tính chân thực của nội d u n g mệnh đề được truyền đạt cũng như sự
mong muôn của người nói [xem 18, ]
ở Việt Nam. vàn để tính tình thái cũng đans là một vẩn đé mờ với sự
tồn tại nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu. Chảng
hạn, Hoàng Trọng Phiến, đề cập đến vấn đề tình thúi, trong cuốn Ngữ pháp
17
tiếng Việt - Câu (1980) cho rằng "tình thái là phạm trù nsữ pháp của càu ờ
d ạ n g tiề m tàn g .T ìn h th á i có m ặ t tro n g tất cả các kiểu câu. Đ iề u n à y thể h iện ở
ch ỗ c â u có giá trị th ờ i sự, nó có tác d ụ n s th ô n g b á o m ộ t đ iều m ới m ẻ. Q u a đó
người nghe hiểu rằng người nói có thái độ thế nào với hiện thực”. Đỗ Hữu
Châu (1983) lại quan niệm "tình thái sẽ bao gồm toàn bộ những V nghĩa thuộc
phạm vi dụng học và sẽ tập hợp lại thành thông điệp bộc lộ kèm với lõi p của
câu [3 ,16]. C hia sẻ q u a n đ iểm n ày, tron g m ột bài v iết bàn về kh ái niệ m tình
thái (1988), Hoàng Tuệ đã nhận xét "tình thái là một khái niệm trons sự phân
tích th eo c á ch n h ìn tìm đ ế n thái độ c ủ a ngư ờ i nói tro na ho ạt độ n g ph át n g ô n
tức cũ n g là tìm đến tác đ ộ n g n g ữ d ụn g , tác đ ộ n g m à ngườ i nói m u ố n tạo ra ờ
ng ư ời n g h e tro n g th ự c t ế ho ạt đ ộ n g n g ô n ngữ".
M ặc d ù cá ch d iễn đạt c ủ a các tác g iả là k h ô ng g iố n g n ha u so n g nhìn
chung, cách hiểu tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa - chức năns phản ánh
m ối q u a n hệ, thái độ , c á c h đ án h giá củ a ngư ờ i nói đối với nội du n g của p hần
cò n lại tro n g câ u là c á ch h iểu đ ư ợc n h iều n h à n g h iên cứu thừa n h ận nhất.
C ũ n g n h ư vậy, m ặ c d ù c hư a th ố n g nh ất đư ợc với n h a u về q ua n hệ siữa ph ạm
trù tìn h thái và các p h ạ m trù kh ác củ a cấu, so n g các n h à n g h iên cứu đều n h ất
trí ch o rằn g c ó hai lo ại tình thái: tìn h thái k h á c h q u an v à tìn h thái chủ quan.
T rong đó tình thái c hủ q uan là kiểu tình thái m à ng ôn n g ữ họ c đạc biệt q uan tàm .
1.2. Từ các cách quan niệm về phạm trù tình thái như trên khi đi vào
phàn tích cụ thể nội dung các ý nghĩa tình thái bộ phận, cách siải quyết của
các tác giả đ ư ơ n s n h iê n cũ n g có n hữ ng đ iể m k h á c biệt. C h ẳ ng hạn,
A .V .B o n d a rk o k h ẳ n g đ ịn h rằn g c h ỉ có hai n h ó m ý n g h ĩa dư ớ i đ â y m ới đ ú n g là
các ý n g h ĩa tin h th ái đ ư ợ c các n h à ng h iên cứu cô n g n h ận:
- Tính khả năng, tính thực tế và tính cần yếu. Nhóm ý nshĩa này là cơ
sở ch o tình thá i k h á c h quan .
- Sự nghi ngờ, tính không chắc chấn (giả định khả năng) và tính dứt
kh o át. N h ó m ý ng h ĩa n ày là c ơ sở ch o tìn h th ái c hù q u a n [dẫn th e o 51, 18].
E.M. V olf lại cho rằng có nhiều kiểu ý nghĩa tình thái. Trong đó, sự
đ án h g iá có thế co i n h ư m ộ t tro n s n hữ n g k iểu tình thá i trù m lên trên nội d u n g
được miêu tả của sự biểu thị ngôn ngữ. Ngoài ra còn có các ý nghĩa khác:tình
18
thái cần yếu, tình thái mong muốn (nguyện vọng), tình thái khuvên nhủ, tình
thái ngăn cấm và cảnh cáo trước, tình thái răn đe [dẫn theo 51, 49].
Coi tình thái là một lĩnh vực ngữ nghĩa, gắn liền với các yếu tố ngữ
nghĩa và ngôn ngữ biểu thị, J. ByBee cho rằng " tình thái bao trùm lên một
loạt những sắc thái ngữ nghĩa hết sức rộng lớn, đa dạng như: cầu khiến, giả
định, tiềm năng nghĩa vụ, ngờ vực, cảm thán v.v Chúng tuy khác nhau
nhưng đều có chung một mẫu số đó là đều được coi như nét nghĩa bổ sung, bổ
trợ, thêm vào hay bao trùm lên cái nghĩa sự tình được thể hiện ờ mệnh để
trong phát ngôn". [51, 1].
Ở một mức khái quát hơn, J.Lyons (1977) cho rằng tình thái chủ quan
có thể được chia làm hai tiểu loại: tình thái nhận thức (Epistemic modality) và
tình thái đạo lý (Deontic modality).
Cả hai phạm trù này đều liên quan đến khái niệm khả năng và tất yếu
nhưng theo hai phạm vi khác nhau.Tinh thái nhận thức có liên quan đến tính
khả năng và tất yếu về phươns diện tính xác thực của mệnh đề. Do đó, nó liên
quan đến sự hiểu biết (knowledge) và niềm tin (confidence) [54,793]. Tinh
thái đạo nshĩa cũng liên quan đến tính tất yếu của khả năng nhưns là cùa
những hành động được thực hiện bởi nhữns tác thể đã bị ràng buộc về trách
nhiệm cũns như những nsuvên tắc xử thế về phương diện đạo đức. Do đó, nó
liên quan đến sự cho phép hay nghĩa vụ có tính xã hội" [54, 823].
Cũng chính là J.Lyons, trong một côns trình xuất bản năm 1980 về
n
2
Ữ nghĩa, đã cho rằng "về lý thuvết, có thể phân biệt hai kiểu tình thái nhận
thức: tình thái nhận thức khách quan và tình thái nhận thức chủ quan". Tuy
nhiên, ông cũng lại đính chính ngay rằng, "trong sử dụn
2
ngôn ngữ hàng
ngày, cũng khó mà thiết lập được một sự phân biệt rõ ràng siữa cái mà
người ta gọi là tình thái nhận thức khách quan và tinh thái khách quan losic"
[dẫn theo 18, ].
Điều này một lần nữa cho thấy đối với địa hạt tình thái, việc phạm trù
hóa rạch ròi, bao quát và triệt để là rất khó khả thi.
Đồnc tình về cơ bủn với quan niệm này, F.R Palmcr (1986.) có nhãn
xét "khái niệm tình thái nhận thức này khône chì liên quan đến tính khả nãng
hay tính tất yếu mà còn liên quan đến mức độ cam kết của nsười nói đối với
19
điều mà anh ta nói ra ( ) nó bao gồm cả sự xác nhận cá nhãn cũng như nhữns
báo đảm của người nói đối với điều mà anh ta nói ra. Còn tình thái đạo lý thì
liên quan đến tính hợp thức về đạo lý của hành động do một người nào đó hay
do chính người nói thực hiện" [dẫn theo 45, 217].
Sự phong phú về các kiểu ý nghĩa tình thái cũng có thể thấy rõ trong
các công trình nghiên cứu về tiếng Việt. Chẳns hạn trong các bài viết hoặc
công trình của các tác giả Đỗ Hữu Châu [xem 3], Nguyễn Đức Dân [xem 9],
[10], [12], Lê Đông [xem [14], [15], [18], Hoàns Phê [xem [43], [44], Nguyễn
Thị Thuận [xem [36], [37], Nguyễn N gọc Trâm [xem [47], Nsuyễn Văn Hiệp
[xem [18],[28],[29]]. Ó một mức khái quát cao, Cao Xuân Hạo cho rằng tình
thái của câu được biểu thị trong cấu trúc cú pháp cơ bản (mà tác giả gọi là cấu
trúc Đề - Thuyết)
2
ồm có:
- Nhận định của người nói về giá trị chân ngụy của điều được nói ra
trong câu (khẳng định, phủ định, ngờ vực, nêu rõ phạm vi giới hạn và điều
kiện của tính chân lý).
- Về tính khả năng hay tất yếu của điều đó (có thê hay không có thế, tất
nhiên hay không tất nhiên, mức độ cao hay thấp của tính khả năng tính tất yếu).
- Cách đánh giá của người nói đối với sự tình được truyền đạt (đáng
mừng hay đáng tiếc, đáng hy vọng hay e ngại nên có hay khổng nên có ).
- Sự giới thiệu của nsười nói về tính chất của câu nói (tính thành thực,
đơn giản, áng chừne hay chính xác )
Mối quan hệ siữa càu nói với tình huốns đối thoại hay đối với ngôn
cảnh và nhiều nội dung khác thuộc lĩnh vực logic và siêu ngôn ngữ [25, 175].
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi xin
tổng kết thành mấy điểm chính như sau về vấn đề tình thái:
- Tinh thái cùns với nội dung mệnh đề là hai thành phần cần yêu tạo
nên cấu trúc ngữ nshĩa của câu, sóp phần thực tại hóa câu. gắn câu với điều
kiện siao tiếp hiện thực.
- Các phạm trù tinh thái không tồn tại và hoạt động tách biệt lập trong
một thế giới tự trị mà trái lại, chúng có sự phù hợp, tương thích với nhau va
thực sự bị quyết định bởi:
20
+ Những khác biệt về hình thức trong những nsôn nsữ khác nhau.
+ Những mồ hình phổ quát nổi bật của sự tươns quan giữa hình thức
và chức năng.
+ Những cách thức biến đổi của ngôn nsữ đã được chứng minh bằng
thực tế ngữ liệu.
Chính vì vậy, các ngôn ngữ khác nhau, về nguyên tắc, sẽ rất khác nhau
về số lượng các kiểu loại phạm trù tình thái cũng như những cách thức thể
hiện nội dung của phạm trù tình thái ấy.
- Có thể khẳng định tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa cực kỳ rộn
2
lớn, thể hiện thái độ, những dạng đánh giá khác nhau của người nói đối với
nội dung mệnh đề, với người đối thoại và với các nhân tố khác của ngữ cảnh
liên quan đến sự tình được phản ánh.
- Tinh thái cần được nhìn nhận, xem xét, nghiên cứu như một phạm trù
mang tính phức thể, nhiều phương diện tác động lẫn nhau một cách tích cực và
liên hệ một cách chật chẽ với các phạm trù ngữ nghĩa - chức nãng cũng như
với các phạm trù của ngữ dụng học. Theo cách nhìn này, khi nơhiên cứu tính
tình thái, chúng ta phải tính đến sự tương tác phức tạp giữa bốn nhân tố của quá
trình giao tiếp: người nói, người đối thoại, nội dung của phát nsôn và thực tế.
- Nội duns, ý nghĩa cụ thể của tính tình thái rất đa dạng nhưng phần
lớn đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các nhân tố như tất yếu và khả
năns, hiện thực và phi hiện thực, trạng thái nhận thức của người nói và nhữns
quy tắc đạo lý của xã hội.
2. Các phương tiện biểu hiện tính tình thái trong ngón ngữ.
Cùng với sự phong phú của các kiểu ý nshĩa tình thái, các phương tiện
dùng để biếu thị ý nghĩa tình thái cũng vô cùng đa dạng. Nói cách khác, trong
ngôn ngữ tự nhiên, có rất nhiều cách để tính tình thái tự bộc lộ. Khi nghiên
cứu tình thái trong tiếng Anh, Palmer (1986) đã nhận xét ràng "tính tinh thái
không nhát thiết chỉ được đánh dấu bời các yếu tố có phẩm chất động từ tính",
ô n s cho rằng "xét cho cùng, chẳng có một lý do hiển minh nào có thế giải
thích được điều này ngoại trừ một sự thực duy nhất: động từ là thành-phán
trung tâm, quan trọns nhất trong câu" [55, 45]. Cũng trên tinh thần đó,
21