MỤC LỤC
I. Tổng quan về thị trường sơ cấp ở Việt Nam...................................................4
..
1. Khái niệm.............................................................................................................4
................................................................................................................................
2. Chức năng.............................................................................................................4
3. Vai trò...................................................................................................................6
4. Đặc điểm...............................................................................................................6
5. Các chủ thể phát hành chứng khoán....................................................................6
6. Các phương thức phát hành chứng khoán...........................................................7
II..Thực trạng của thị trường sơ cấp ở Việt Nam.............................................8
1. Giai đoạn 2000 – 2002 : giai đoạn ì ạch của thị trường sơ cấp..........................8
2. Giai đoạn 2002 – 2005 : trách nhiệm tạo hàng của UBCK Nhà nước và CTCK
cho TTCK.................................................................................................................9
3. Giai đoạn 2005 đến nay : giai đoạn bắt đầu đi vào “quỹ đạo” ........................10
III. Giải pháp........................................................................................................15
1
LỜI NÓI ĐẦU
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai,
xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu. Sự phát triển thị trường ngày
càng mạnh về cả lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều
nội dung khác, vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị
trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị
trường chứng khoán… với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao
dịch của người tham gia trong đó. Tuy nhiên, nói đến thị trường chứng khoán,
người ta thường nghĩ ngay đến thị trường thứ cấp - sở giao dịch chứng khoán mà
rất ít khi đả động đến thị trường sơ cấp. Thế nhưng trên thực tế, thị trường sơ
cấp lại là một bộ phận không thể tách rời của thị trường chứng khoán. Chính vì
vậy, để phát triển thị trường chứng khoán, công việc đầu tiên và vô cùng quan
trọng là xây dựng và phát triển thị trường sơ cấp.
Trong phạm vi đề tài của mình chúng tôi xin đóng góp một vài ý kiến về
thực trạng và giải pháp cho thị trường sơ cấp ở Việt Nam.
2
I. Tổng quan về thị trường sơ cấp ở Việt Nam:
1. Khái niệm:
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán lần đầu các chứng khoán mới phát
hành. Thị trường sơ cấp còn có tên là thị trường cấp một hay thị trường phát
hành.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ
cấp đó là: ở thị trường sơ cấp tổ chức phát hành thu được tiền từ đợt phát hành
còn thị trường thứ cấp thì không.
2. Chức năng:
Đối với nền kinh tế quốc dân:
Thứ nhất, thị trường sơ cấp đóng vai trò huy động vốn cho nền kinh tế bằng
việc tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho những người có tiền nhàn rỗi. Không những
thế, thị trường sơ cấp còn là một kênh phân bổ vôn vô cùng hiệu quả. Do đó thị
truờng sơ cấp không chỉ đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà nó còn là công
cụ mà tất cả các nền kinh tế thị trường đều sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả
của nền kinh tế.
Đối với Việt Nam, bằng việc huy động và phân bổ vốn có hiệu quả, thị
trường sơ cấp có một ý nghĩa rất lớn lao trong công cuộc công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước. Nếu chúng ta có thể xây dựng được một thị trường chứng
khoán sơ cấp có hiệu quả trong việc huy động vốn trong nước, nền kinh tế Việt
Nam sẽ có sự độc lập cao hơn về vốn và sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi các cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính quốc tế trong tương lai.
Ngoài ra, thông qua quy chế về công bố thông tin trên thị trường các nhà
đầu tư Việt Nam có cơ hội đánh giá được công ty nào tốt để đầu tư. Việc này
giúp cho các nguồn lực xã hội được phân bổ và sử dụng có hiệu quả, tạo ra
nhiều giá trị cho đất nước.
3
Đối với Chính Phủ:
Do thu hút được nguồn vốn khổng lồ của nền kinh tế và nguồn vốn từ nước
ngoài qua việc phát hành trái phiếu, thị trường sơ cấp giúp Chính Phủ giải quyết
được các vấn đề thiếu hụt ngân sách, có thêm vốn để thực hiện các dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng mà không phải phát hành thêm tiền tạo ra sức ép về lạm
phát. Chính vì lẽ đó ngày nay ở hầu hết các quốc gia việc Chính Phủ phát hành
trái phiếu qua thi trường sơ cấp để vay tiền của dân là hoạt động diễn ra rất
thường xuyên, theo một kế hoạch xác định nằm trong kế hoạch tổng thể của
chiến lược huy động vốn của quốc gia.
Việc phát hành trái phiếu của Chính Phủ còn là một biện pháp ổn định kinh
tế. Do lãi suất của trái phiếu Chính Phủ ảnh hưởng lớn đến khả năng tiết kiệm,
đầu tư vào tổng cung tiền tệ của nền kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp:
Đối tượng quan trọng nhất của thị trường sơ cấp là các doanh nghiệp. Thị
trường này mang lại sự chủ động và linh hoạt rõ ràng trong hoạt động. Đồng
thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với một kênh huy động vốn
linh hoạt và hiệu quả hơn. Với những nguồn vốn dài hạn và ổn định khi huy
động vốn trên thị trường chứng khoán sơ cấp giúp các doanh nghiệp không phải
quá lo lắng về thời gian hoàn trả như khi đi vay vốn ngân hàng.
Trong trường hợp của Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều
doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận với phương
thức quản lý mới và hiệu quả. Sự ra đời của thị trường sơ cấp nói riêng và thị
trường chứng khoán nói chung với các định chế về tỏ chức và pháp luật còn
giúp cho các doanh nghiệp làm quen với các phương thức quản lý hiện đại và
hoạt động có hiệu quả hơn.
3. Vai trò của thị trường sơ cấp:
4
- Chứng khoán hoá nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy
động qua việc phát hành chứng khoán.
- Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính, trực tiếp đưa các khoản tiền
nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn
dài hạn.
4.Đặc điểm:
- Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho
người phát hành, là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành đồng thời cũng tạo
ra hàng hoá cho thị trường giao dịch. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế thị
trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư.
- Những người bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp được xác định
thường là: kho bạc, ngân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh
phát hành…
- Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quy định và
thường được in ngay trên chứng khoán.
5.Các chủ thể phát hành chứng khoán:
- Chính phủ: Chính quyền từ Trung ương đến địa phương là một trong
những chủ thể phát hành nhiều nhất của thị trường.
- Các doanh nghiệp:
Tại Việt Nam, chỉ có các công ty cổ phần được thành lập mới hoặc do cổ
phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là được phép phát hành cả cổ phiếu lẫn
trái phiếu. Doanh nghiệp Nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn được
phép huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu. Các doanh nghiệp tư nhân và
hợp tác xã không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị
trường.
5
- Quỹ đấu tư:
Quỹ đầu tư cũng là một chủ thể đóng vai trò rất lớn trên thị trường chứng
khoán sơ cấp. Để giúp các nhà đầu tư nhỏ, cá thể phân tán rủi ro và giảm chi phí
đầu tư, các công ty quản lý quỹ liên tục thành lập các quỹ đầu tư mới và phát
hành các chứng chỉ quỹ ra công chúng. Hiện tại có rất nhiều hình thức thành lập
quỹ đầu tư chứng khoán. Tuỳ theo từng mô hình mà cách thức phát hành chứng
chỉ đầu tư của các quỹ này cũng khác nhau.
6.Các phương thức phát hành chứng khoán:
- Phát hành riêng lẻ:
Là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán trong phạm vi một số
người nhất định. Chứng khoán phát hành theo hình thức này không phải là đối
tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
- Phát hành ra công chúng:
Là việc bán chứng khoán rộng rãi ra cho một số lượng lớn công chúng
đầu tư, trong đó một tỷ lệ nhất định chứng khoán phải được phân phối cho các
nhà đầu tư nhỏ. Tổng giá trị chứng khoán phát hành cũng phải đạt mức nhất
định.
Việc phát hành ra công chúng được phân biệt giữa phát hành cổ phiếu và
phát hành trái phiếu:
* Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện thneo một trong hai
phương thức:
+ Phát hành lần đầu ra công chúng ( IPO) : là việc phát hành trong
đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư.
Nếu cổ phần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn thì đó là IPO sơ
cấp, còn khi cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu thì đó là IPO thứ
cấp.
6