Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Suy tuỷ xương docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.02 KB, 3 trang )

Suy tuỷ xương
bởi
Quốc Bảo
Cho điểm
Đăng vào 30-08-2008 01:21 PM Số lần xem: 6786
0 Bình luận
Suy tuỷ xương là tình trạng giảm sinh các tế bào máu ở tuỷ, có thể giảm sinh một hay
cả ba dòng tế bào tuỷ, bẩm sinh hay mắc phải. ở đây chỉ trình bày suy tuỷ xương toàn
bộ không rõ nguyên nhân.
1. Chẩn đoán
1.1. Lâm sàng :
Biểu hiện triệu chứng giảm toàn bộ tế bào máu ngoại biên :
- Thiếu máu :Từ từ, mức độ thường nặng, khó hồi phục.
- Xuất huyết : Có đặc điểm của xuất huyết do giảm tiểu cầu, chấm, nốt, mảng bầm máu
ở da, chảy máu ở niêmmạc, có thể ở nội tạng.
- Dễ bị nhiễm khuẩn, do giảm bạch cầu.
- Gan, lách, hạch không to.
1.2. Xét nghiệm huyết học :
+ Máu ngoại biên :
- Hồng cầu : Giảm nhiều, MCV, MCH, MCHC ở giới hạn bình thường, đẳng sắc, hồng
cầu lưới giảm < 0,5%.
- Hb giảm nặng.
- Bạch cầu : giảm số lượng, chủ yếu giảm bạch cầu hạt trung tính, tăng tỷ lệ bạch cầu
lympho, không có nguyên bạch cầu. - Tiểu cầu giảm nhiều, thường dưới 50 x 10
9/l.
+ Máu tuỷ :
- Số lượng tế bào tuỷ giảm < 30 x 109/l
- Tỷ lệ 3 dòng tế bào tuỷ giảm : dòng hồng cầu dưới 15%, dòng bạch cầu tuỷ giảm dưới
40%, thường không gặp mẫu tiểu cầu.
- Các tế bào tuỷ chủ yếu là tế bào trưởng thành, tế bào non và trung gian ít hoặc không
có.


- Không có tế bào bất thường di căn vào tuỷ.
+ Sinh thiết tuỷ : (nếu có điều kiện) : Tuỷ xơ hoá, ổ tạo máu rất ít, tuỷ nhiễm mỡ.
2. Điều trị
2.1. Điều trị hỗ trợ :
- Chống thiếu máu : Truyền khối hồng cầu, cố duy trì Hb>80g/l.
- Tránh chảy máu ở các bộ phận nguy hiểm (chảy máu nội sọi, phổi, tiêu hoá) truyền
khối tiểu cầu, duy trì tiểu cầu > 20 x 109/l.
- Đề phòng nhiễm khuẩn : Đề phòng nhiễm khuẩn :
+ Đảm bảo vệ sinh, chăm sóc răng miệng, không cặp nhiệt độ hậu môn, không để xước
da, niêm mạc.
+ Nếu có sốt, cần tìm kỹ ổ nhiễm khuẩn, cấy các dịch nghi nguồn bệnh, cho kháng sinh
có tác dụng cả với vi khuẩn gram dương và âm.
2.2. Điều trị đặc hiệu :
Trong điều kiện chưa thực hiện được ghép tuỷ xương và chưa có ATG (Antithymocyte
globulin) điều trị như sau :
- Methylprednisolon liều cao, tiêm tĩnh mạch :
Ngày 1 – 3 : 20mg/kg/ngày
Ngày 4 – 7 : 10mg/kg/ngày
Ngày 8 – 11 : 5mg/kg/ngày
Ngày 12 – 20 : 2mg/kg/ngày
Ngày 21 – 30 : 1mg/kg/ngày
Duy trì : 0,1 – 0,2mg/kg/ngày.
Nếu có đáp ứng, duy trì 3 – 6 tháng
Nếu không đáp ứng chuyển điều trị cyclosporin A.
- Cyclosporin A : 8 – 10mg/kg/ngày x 14 ngày sau đó giảm liều dần trong 2 tuần, duy trì
2mg/kg/ngày trong 3 tháng.
- G-CSF (Granulocyte – colony – Stimulating Factor) hay GM – CSF : phối hợp với
Methylprednisolon hay Cyclosporin A : 5 mg/kg/ngày tiêm dưới da trong vòng 2 tuần.
- Có thể phối hợp Androgen và Prednisolon :
Mythyltestosterone (Propionat testosterone)

Uống 2 – 5mg/kg/ngày
Tiêm bắp 1 – 2mg/kg/tuần
Prednisolon 2mg/kg/ngày, uống cách ngày.
Thời gian 3 tháng.
- Phẫu thuật cắt lách : chỉ định cho trẻ > 10 tuổi, điều trị bằng các biện pháp trên 6
tháng không kết quả.
2.3. Theo dõi điều trị :
+ Trong thời gian nằm viện :
- Theo dõi tình trạng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng.
- Kiểm tra công thức máu tuần 1 lần, kiểm tra tuỷ đồ sau 1 tháng điều trị.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc : Hội chứng Cushing, nam hoá nếu điều trị
Androgen.
+ Theo dõi ngoại trú :
- Nếu bệnh nhân có Hb>80g/l, tiểu cầu > 30 x 109/l, không có xuất huyết.
- Khám định kỳ 1 tháng/1 lần, kiểm tra công thức máu 1
tháng/lần. benhviennhitu.org.vn
Chuyên mục:
1. Máu, Tạo Máu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×