Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng với doanh nghiệp nhỏ tại Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội - 7 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.77 KB, 8 trang )

+ Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, bám sát diễn
biến và nâng cao chất lượng các khoản vay.
+ Tăng cường công tác thẩm định các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
+ Theo dõi sát sao mục đích sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhằm tránh hiện
tượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích.
+ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động tín dụng.
Trong hoạt động kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro thường trực do vậy các
doanh nghiếp có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ của doanh nghiêp từ đó
sẽ gây ra kết quả bất lợi cho Ngân hàng.
Tóm lại phần lớn các khoản tín dụng của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ hiện tại đã xuất hiện những hiện tượng, biểu hiện của việc phát sinh nợ quá
hạn, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp đã có những vấn đề
phát sinh theo chiều hướng xấu và cần có biện phá khắc phục.
2.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng của Chi nhánh với doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, Chi
nhánh đã hướng đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng
sinh lời và ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn
lan, không hiệu quả. Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác thông tin tiếp thị,
thực hiện chính sách khoa học, bám sát các tổng công ty 90, 91 để cho vay vốn, tăng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
khả năng cạnh tranh với NHTM khác trên địa bàn tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng
cao chất lượng tín dụng đối vơi các doanh nghiệp này.
Ban lãnh đạo Chi nhánh thường xuyên cùng phòng kinh doanh bám sát khách hàng,
bám sát địa bàn bằng cách trực tiếp đi khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh
và tài chính của các đơn vị, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh trong quan hệ tín
dụng. Từ những thông tin thu thập được trong các chuyến đi khảo sát, nguồn thông tin
khác; Chi nhánh tiến hành phân loại khách hàng có định hướng đầu tư đúng đắn, mở
rộng cho vay có hiệu quả.


Chi nhánh đã chỉ đạo được sát sao những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Các khoản cho vay mới, đảm bảo đụng quy trình, đúng chế độ. Trước đây, quy
trình nghiệp vụ tín dụng chưa hoàn chỉnh và chưa xác định rõ trách nhiệm trong từng
khâu công việc. Và hiện nay, được thực hiện theo từng bước trong quy chế cho vay của
NHNo&PTNTVN, trong đó nêu rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng, trưởng phòng kinh
doanh, giám đốc sở đối với mỗi khoản vay.
+ Công tác thẩm định tín dụng thực sự trở thành căn cứ cho quyết định cho vay,
loại trừ hầu hết phương án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn. Tỉ lệ nợ
quá hạn trong giới hạn cho phép.
+ Quá trình thẩm định và theo dõi từng khoản tín dụng sau khi giải ngân được
giao cho một cán bộ chịu trách nhiệm chính. Sự phân công đó đòi hỏi cán bộ tín dụng
nâng cao trách nhiệm cá nhân và năng lực nghiệp vụ, các khoản vay sẽ được giám sát,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đánh giá hiệu quả thường xuyên qua thông tin phản hồi của người phụ trách, thể hiện
tính chuyên sâu của nghiệp vụ tín dụng.
+ Nghiêm túc thực hiện sửa sai theo kết luận của thanh tra Ngân hàng nhà nước
và bước đầu đã có hiệu quả.
Tình hình hoạt động của Chi nhánh nói chung và tình hình tín dụng đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ nói riêng có nhiều triển vọng tốt đẹp. Trong thời kì mà nhu cầu về
tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn thì Chi nhánh đã hoàn thành tương
đối tốt, làm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Song cũng không phải không có
những tồn tại mà cần phải giải quyết để có thể đi tới những thành tựu lớn hơn trong các
năm tiếp theo.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm với những biến động từ phía
thị trường, sự thay đổi tình hình kinh tế xã hội và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan
quản lý kinh tế. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng đổi mới chính sách kinh
doanh, biện pháp thực hiện phù hợp với thực tế, theo hướng hoàn thiện dịch vụ cung

ứng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhưng trong quá trình đổi mới và tự hoàn thiện các
ngân hàng thường bị sa lầy vào những khó khăn khiến họ bị mắc kẹt, quá trình phát
triển bị giám đoạn. Những vấn đề tồn tại vốn thuộc về sự cố hữu của hoạt động ngân
hàng luôn là mối đe doạ trực tiếp tới sự sống còn của ngân hàng, đồng thời là vấn đề
trọng tâm cần giải quyết kịp thời.
Thứ nhất:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Dư nợ dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt khá nhưng thiếu ổn định chưa
vững chắc, còn quá khiêm tốn so với tiềm năng vốn huy động. Số lượng cho vay dự án
còn thấp, đặc biệt các dự án từ 5 năm trở lên còn hiếm. Đây là vấn đề nổi cộm trong
toàn hệ thống NHNo nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội nói riêng.
Thứ hai
Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, còn tập trung nhiều vào khu vực doanh nghiệp nhà nước,
khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ thấp, cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong
tổng dư nợ.
Thứ ba
Thực đơn tín dụng còn đơn giản. Hiện nay, mới thực hiện phương thức cho vay từng
lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đàu tư và cho vay hợp vốn.
Trong đó, chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Việc tìm
kiếm các dự án đầu tư gặp phải sự cạnh tranh từ phía ngân hàng khác, đặc biệt là ngân
hàng đầu tư và phát triển, vốn được đánh giá có uy tín và ưu thế trong tài trợ cho các dự
án đầu tư. Cho vay hợp vốn là phương thức khá mới mẻ đối với các ngân hàng hiện
nay, nên số lượng các dự án được giải ngân chưa nhiều.
Thứ tư
Công tác thông tin tiếp thị đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa đạt được những kết
quả cao. Lượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thu hút được chưa thực
sự nhiều, thậm chí còn đánh mất bạn hàng truyền thống.
2.3.2.2. Những nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

-Môi trường kinh doanh chưa thuận lợi cho đầu tư tín dụng, còn thiếu nhiều các định
chế phụ trợ cần thiết:
+Hiện nay chưa có một cơ quan mang tính chất chuyên nghiệp cung cấp thông
tin về tình hình tài chính các doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa ngân hàng với kiểm toán
chưa chặt chẽ. Có những doanh nghiệp đã được kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm
toán nhưng khi ngân hàng xin kết quả kiểm toán thì không được đáp ứng. Vì vậy,
nguồn thông tin chính ngân hàng dựa vào các báo cáo doanh nghiệp cung cấp. Các báo
cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để ngân hàng thiết
lập và đảm bảo chất lượng quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp
không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính và tình
hình sử dụng vốn cho ngân hàng sẽ dẫn đến những đánh giá sai lệch về doanh nghiệp
và những quyết định đầu tư sai lầm gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho vốn cho vay không được kiểm soát, theo
dõi một cách căn bản và dẫn đến nợ quá hạn.
- Môi trường pháp lý bộc lộ nhiều yếu kém về mặt hiệu lực, tính đồng bộ giữa các văn
bản luật, cơ quan ban ngành liên quan, đặc biệt là các văn bản liên quan tới cơ chế cho
vay. Khi mới ra đời, nghị định 08/2000/NĐ-CP về giao dịch có đảm bảo đã được các
ngân hàng đón nhận với hy vọng đó sẽ là cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện đầu
tư tín dụng. Nhưng khi bước ra thực tế, các văn bản chứa đựng nhiều bất cập gây bối
rối cho ngân hàng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
-Do trên địa bàn hà Nội đang có nhiều ngân hàng cùng hoạt động, mức độ cạnh tranh
giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh.
*Nguyên nhân từ phía khách hàng
Hầu hết các doanh nghiệp có vốn tự có rất nhỏ, vốn lưu động chủ yếu dựa vào
tín dụng ngân hàng. Cơ sở hạ tầng, phương pháp làm việc, trang thiết bị còn rất yếu
kém, lạc hậu, thị trường hoạt động chưa ổn định, năng lực điều hành hoạt động kinh
doanh còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm xây dựng dự án đầu tư, chưa thực sự chủ động
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những tồn tại cũ về tình hình tài chính gây sức ỳ

rất lớn, nhiều doanh nghiệp quy mô lớn nhưng chất lượng bên trong không mạnh. Và
kết quả cuối cùng, các doanh nghiệp không thực hiện hoàn trả vốn đầy đủ cho ngân
hàng khi đến hạn. Nhiều trường hợp các Ngân hàng phải vận dụng gia hạn nợ.
*Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng
Việc khai thác sử dụng nguồn thông tin chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong
phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Mối quan hệ với trung tâm thông tin tín dụng trung
ương, với công ty Kiểm toán còn lỏng lẻo. Nguồn thông tin vẫn dựa vào khách hàng là
chủ yếu mà thông thường thì đây là nguồn thông tin thiếu chính xác. Hệ thống thu thập
và xử lý thông tin của Chi nhánh nhìn chung còn thiếu thốn và tổ chức chưa chặt chẽ.
Cơ sở lưu trữ, phân loại và quản lý thông tin chưa hiện đại, do đó thông tin thu thập
thiếu độ chính xác cao, lượng thông tin thấp, tính kịp thời thấp. Khi chất lượng thông
tin chưa được đảm bảo thì cũng không thể đáng giá khoản tín dụng đó có chất lượng tốt
và thực tế công tác thẩm định của Chi nhánh còn thiếu chắc chắn, chưa xác định rõ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
được thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính nên hiệu quả và mức độ an
toàn vốn thấp, khâu sàng lọc khách hàng còn yếu kém.
* Về đôi ngũ cán bộ
+ Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh tuy đã có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, ý thức
trách nhiệm, song điểm mạnh đó chỉ thuộc về chuyên nghành ngân hàng – tài chính.
Còn ở mức độ tích luỹ kiến thức về chuyên môn kĩ thuật là rất hạn chế. Do đó, những
kết luận khi xem xét, đánh giá, thẩm định dự án xin vay ít nhiều bị chi phối theo chiều
hướng thiên lệch.
+ Do Chi nhánh mới được thành lập nên số lượng cán bộ tuy đã được bổ sung nhiều
nhưng chưa tương ứng với khối lượng công việc. Vẫn còn tình trạng một cán bộ phải
làm quá nhiều việc. Chưa xây dựng được mô hình đánh giá, xếp loại công việc làm cơ
sở để trả lương cán bộ theo số lượng và chất lượng công việc họ hoàn thành.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội
3.1. Định hướng phát triển tín dụng của Chi nhánh
Như các Ngân hàng thương mại khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội

cũng có những nhiệm vụ, mục tiêu, định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình.
Nhằm khai thác triệt để tiềm năng vốn có, phát huy các kết quả đạt được đi đôi với
khắc phục những khó khăn, những hạn chế, hướng tới ổn định an toàn, hiệu quả, chất
lượng và phát triển.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Căn cứ vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh sau khi thành lập của hội đồng
quản trị, các nhiệm vụ và giải pháp hoạt động kinh doanh của Giám đốc, Chi nhánh đã
đề ra mục tiêu và các giải pháp phát triển kinh doanh trong năm 2005.
3.1.1. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004
3.1.1.1. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2004: 2.463 tỷ đồng(trong đó huy động hộ TW 523
tỷ đồng) vượt so với KH năm 2004, tăng so với 31/12/2003 là 1.611 tỷ đồng, tăng
189% so với năm 2003.
- Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian:
+ Nguồn vốn không kỳ hạn: 169 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng (tăng244%) so với
năm 2003, chiếm 6.9% tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn có kỳ hạn : 2.294 tỷ đồng, tăng 1.491 tỷ đồng (tăng 185.7%) so với
năm 2003; chiếm 93.1% tổng nguồn vốn.
- Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế:
+ Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt: 714 tỷ đồng, tăng 625 tỷ đồng (1095%) so
với năm 2003; chiếm 29% tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn của các tổ chức kinh tế: 499 tỷ đồng, tăng 446 tỷ đồng (943 %) so
với năm 2003; chiếm 18.2% tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng : 1.020 tỷ đồng, tăng 282 tỷ đồng (60%)
so với năm 2003; chiếm 41.4% tổng nguồn vốn.
- Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền huy động:
+ Nguồn vốn nội tệ đạt: 1789 tỷ đồng, tăng 1.188 tỷ đồng (tăng 198%) so với
năm 2003; chiếm 72,6% tổng nguồn vốn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×