Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng với doanh nghiệp nhỏ tại Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội - 4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.66 KB, 8 trang )

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
Để có thể nâng cao được chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp (
cả về ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực
cũng như hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực. Mặt khác cả ngân hàng và doanh nghiệp
phải cố gắng linh hoạt để phù hợp với quy định của Nhà nước trong hoạt động tín dụng.
Có như thế thì cả ngân hàngvà doanh nghiệp mới để ra các biện pháp đúng đắn, cụ thể,
linh hoạt để đạt được mục tiêu hoạt động của mình một cách tốt nhất. Sau đây chúng ta
lần lượt nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng thuộc về
ngân hàng và doanh nghiệp.
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng
- Chính sách tín dụng
Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết
định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với
đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, đồng thời kết quả hài hòa giữa
quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn vay. Muốn vậy,
chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Thông tin tín dụng.
Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần
thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng,
nâng cao hiệu quả tín dụng. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thông tin
sẵn có của ngân hàng từ thông tin tín dụng(CIC), từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hoặc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan
pháp luật
- Công tác tổ chức Ngân hàng
Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà tác động đến mọi
hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đựơc sắp xếp một cách
khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết giữa
các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời,
không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu qủa và an toàn các khoản tín dụng.


- Chất lượng nhân sự.
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói
chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ công
nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn
nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày
càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ
giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lại một khoản tín
dụng có chất lượng.
- Công tác kiểm soát nội bộ.
Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục
nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chính sách,
đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần sắp xếp
một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới được thực hiện
đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
1.2.3.2. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
-Năng lực của doanh nghiệp:
Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả.
Nhưng nhiều khi do năng lực có hạn chế, họ không thực hiện được mục đích của mình
và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụng mà họ đã nhận từ ngân hàng.
- Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp:
Do trình độ của nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn, kiếm thức
cũng như kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán được những biến động
của thị trường, yếu kém Marketing sản phẩm Do sự bảo thủ của nhiều nhà quản lý
không dám đổi mới khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả,
dẫn đến tình trạng không thu hôi hết được vốn và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của
doanh nghiệp từ đó ảnh hưỏng đến chất lượng của khoản tín dụng đã sử dụng.
- Đạo đức của người đi vay:
Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên

quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay.
Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận được tiền vay. Thực
tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt đựơc hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Còn có nhiều ngừơi có ý tham nhũng và kết quả là hiệu quả
sử dụng vốn vay Ngân hàng kém thậm chí không thu hồi được. Vì vậy, công tác kiểm
tra, giám sát của ngân hàng là rất quan trọng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1.2.3.3. Các nhân tố khách quan khác
Ngoài những nhân tố chủ quan trên còn nhiều nhân tố khách quan mà tác động
của nó cũng không nhỏ đến chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng.
- Tác động của môi trường kinh tế.
Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hay nói rõ
hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn,
ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay cho ngân hàng đo đó ảnh
hưởng đến chất lượng của khỏan tín dụng đó của ngân hàng. Ngược lại nếu môi trường
kinh tế thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận
lợi, thu hồi được vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu được sẽ cao và từ đó khả năng trả
nợ của doanh nghiệp, khỏan vay sẽ được trả đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng sẽ có
chất lượng tốt.
- Tác động của môi trường pháp lý:
Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp lý
hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào. Vì vậy, một hệ thống
pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động của ngân
hàng, của các doanh nghiệp và đảm bảo đựơc chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp
đó với ngân hàng. Còn nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, có nhiểu lỗ hổng thì
kết quả sẽ ngược lại cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp từ đó làm cho chất lượng
của các khỏan tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ xấu và khó có thể thu hồi.
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao

gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại có vai
trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân
hàng, các doanh nghiệp nói riêng. Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này thì có tác
dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh khác thì lại ngược lại.
Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo
cân đối cho nền kinh tế. Do vậy các chủ trương, chính sách của Nhà nước phải đúng
đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất
lượng và hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng.
- Các yếu tố thiên tai gây lên.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mang tín thời vụ. Trong
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước có thành phần kinh tế Nhà nước, trong
đó doanh nghiệp trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp lại chiếm một tỷ lệ không
nhỏ thì yếu tố này rất quan trọng. Khi thiên tai xẩy ra như: lũ lụt, hạn hán, mưa b•o, hỏa
hoạn, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đổ bể, dẫn đến
khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn hoặc không thể, làm cho chất lượng của
các khoản tín dụng bị giảm sút.
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi
nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội
2.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.1.1.1. Sự hình thành NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà
Nội
Năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ). Theo hệ thống Ngân
hàng nông nghiệp Việt Nam đã xó những bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng
thương mại quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không
nhỏ vào nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trên cả nứơc mà đặc biệt là trong lĩnh
vức Nông nghiệp và nông thôn.
Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nứơc Việt Nam được thủ tướng Chính phủ uỷ quền đổi tên Ngân hàng nông nghiệp
Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động
theo mô hình tổng công ty 90.
Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại (NHTM) ,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đựơc xác định thêm nhiệm
vụ: Đầu tư phát triển đối vơi khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn
trung, dài hạn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng duy
nhất có mạng lưới rộng khắp tại tất cả các đô thị và vùng nông thôn. Với công nghệ
ngày càng tiên tiến bao gồm hơn 25.000 nhân viên được đào tạo, hệ thống làm việc ở
hơn 2000 Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh, thành phố, huyện, xã. Kể từ năm 1993 đến nay,
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng Việt Nam đầu
tiên được kiểm toán quốc tế do công ty kiểm toán úc Cooper and Lybrand thực hiện và
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
xác nhận “ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là tổ chức Ngân
hàng lành mạnh, đáng tin cậy”.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội có trụ sở chính tại Số 115
Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, Hà Nội được thành lập vào ngày 05/06/2003 và
chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21/07/2003.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội (NHNo&PTNT Tây Hà
Nội) trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(NHNo&PTNT VN), hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của
NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Tây Hà Nội là một đơn vị hoạch toán độc lập
nhưng vẫn có phần phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh
doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ( NHNN ) cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ ngày thành
lập đến nay, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã và đang hoạt động kinh doanh trên cở sở tự
kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội,

Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Chi nhanh NHNo&PTNT
Tây Hà Nội, Giám đốc được sự giúp đỡ của 03 Phó giám đốc. Dưới ban giám đốc, Chi
nhánh gồm có 06 phòng ban chức năng và các phòng giao dịch. Cơ cấu tổ chức bộ máy
của Chi nhánh được thể hiện bằng sơ đồ 1:
Sơ đồ 1:
a) Phòng thanh toán quốc tế
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Thực hiện công tác thanh toán ngoài nước của Chi nhánh, nghiên cứu, xây dựng và áp
dụng kỹ thuật thanh toán hiện đại.
- Tạo điều kiện cho việc thanh toán nhanh nhất, chính xác đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
- áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại.
- Tổng hợp báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
b) Phòng thẩm định
- Ban thẩm định tại Trụ sở chính là đơn vị trực thuộc bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ
của NHNo&PTNT Việt Nam có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc NHNo&PTNT Tây Hà Nội trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động quản trị và
trực tiếp thẩm định các dự án, phương án đầu tư tín dụng, bảo lãnh vượt quền phán
quyết của Giám đốc chi nhánh cấp I; các món vay do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
quy định, chỉ định, nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả cho
NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
- Phòng (Tổ) thẩm định tại các chi nhánh là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của chi
nhánh, có chức năng tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc quản lý, chỉ đạo
hoạt động thẩm định tại chi nhánh và trực tiếp thẩm định các dự án, phương án đầu tư
tín dụng, bảo lãnh vượt quền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới, các món
vay do Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh quy định, chỉ định.
- Điều hành Ban thẩm định tại trụ sở chính là Trưởng ban, giúp việc trưởng ban là một
số Phó trưởng ban.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×