Thị trường hàng hoá - dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn
nhiều hiện tượng tiêu cực : hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu…
Thị trường hàng hoá sức lao động mới hình thành. Nét nổi bật của thị
trường này là sức cung về lao động có tay nghề nhỏ hơn sức cầu, trong khi
đó cung về lao động giản đơn lại vượt quá cầu, nhiều người có sức lao động
không tìm được việc làm.
Thị trường tiền tệ, thị trường vốn có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều
trắc trở, thủ tục rườm rà, nhiều vướng mắc. Thị trường chứng khoán ra đời
nhưng có ít doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia.
1.3. Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường.
Do vậy, chính vì điều đó, nền kinh tế nước ta có nhiều loại hình sản
xuất hàng hoá cùng tồn tại, đan xen nhau, trong đó sản xuất hàn hoá nhỏ
phân tán còn phổ biến.
1.4. Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tế đối
ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh
trình độ phát triển khoa học kĩ thuật của nước ta thấp xa so với hầu hết
các nước khác.
Toàn cầu hoá và khu vực hoá về kinh tế đang đặt ra cho các nước nói
chung cũng như nước ta nói riêng những thách thức hết sức gay gắt. Nhưng
đó là xu thế tất yếu khách quan. Vì vậy, chúng ta cần chủ động hội nhập,
chuẩn bị tốt để tham gia vào khu vực hoá, toàn cầu hoá, thực hiện đa phương
hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân định
hướng đi lên CNXH.
1.5. Quản lí nhà nước về kinh tế -xã hội còn yếu.
Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực
hiện chưa nghiêm.
2. Các giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta.
Để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN cần thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp. Một số giải pháp chủ yếu sau :
2.1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường, cần phải đổi mới cơ cấu sở hữu cũ ( sở hữu toàn
dân và sở hữu tập thể ) bằng cách đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Trên cơ
sở này, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần. Lấy việc phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế
xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu quan trọng để khuyến khích
phát triển các thành phần kinh tế.
Trong những năm tới, cần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt chủ trương
cổ phần hoá và đa dạng hoá sơ hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà
nước không cần nắm 100% vốn. Đẩy mạnh việc đổi mới khoa học kĩ thuật
và công nghệ. Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, trong
đó kinh tế hợp tác làm lòng cốt. Khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát
triển cả ở thành thị và nông thôn. Khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
triển trong những ngành nghề sản xuất mà luật pháp không cấm. Phát triển
kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế
tư nhân trong và ngoài nước.
2.2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đai hoá, ứng dụng nhanh tiến bộ
khoa học kĩ thuật, trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội.
Sự phát triển của phân công lao động xã hội do sự phát triển của lực
lượng sản xuất quyết định, cho nên muốn mở rộng phân công lao động xã
hội cần đẩy mạnh cônh nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để xây dựng cơ
sở vật chất kĩ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại. Cùng với việc trang bị kĩ
thuật và công nghệ hiện đại cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tiến hành phân công lao động
và phân bổ dân cư trong cả nước, hình thành cơ cấu hợp lí cho phép khai
thác tốt nhất các nguồn lực đất nước, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững của toàn bộ nền kinh tế.
2.3. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
Hình thành đồng bộ các loại thị trường là một yêu cầu khách quan của
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tư duy và chính sách về hình
thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường được khởi nguồn từ Đại hội
lần thứ VI của Đảng với tư tưởng giải phóng sức sản xuất hàng hoá và lưu
thông hàng hoá bằng việc thực hiện ba chương trình mục tiêu về lương thực
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tư duy này tiếp tục được làm
rõ ở Đại hội Đảng lần VII, VIII. Đến đại hội lần IX của Đảng vạch rõ ràng
và dứt khoát hơn chủ trương xây dựng đồng bộ các loại thị trường theo định
hướng XHCN.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Sự cần thiết phải hình thành đồng bộ các loại thị trường được biểu hiện:
Thực tiễn ở các nước chuyển đổi và ở nước ta thời gian qua cho thấy dù
muốn hay không, một khi đã lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN, có nghĩa là đã chấp nhận sự hiện hữu của thị
trường với đầy đủ các loại thị trường. Chúng ta cần xây dựng đầy đủ các loại
thị trường để nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam vận
hành có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các nguồn lực kinh
tế đều thông qua thị trường mà được phân bổ vào các ngành, các lĩnh vực
của nền kinht tế một cách tối ưu. Vì vậy, để xây dựng và phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta phải hình thành và phát triển đồng
bộ các loại thị trường.
Phát triển thị trường hàng hoá - dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh sản
xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành thị trường sức lao
động có tổ chức để tạo điều kiện cho sự di chuyển sức lao động theo yêu cầu
phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành và phát triển thị trường
chứng khoán để huy động các nguồn vốn vào phát triển sản xuất.
Quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường nhà ở. Xây dựng, phát triển thị
trường thông tin, thị trường khoa học công nghệ. Hoàn thiện các loại thị
trường đi đôi với khuôn khổ pháp lý và thể chế, tăng cường sự kiểm tra,
giám sát của nhà nước, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh, có biện
pháp hữu hiệu chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Phương pháp tiếp cận để xây dựng đồng bộ các loại thị trường :
Việc xây dựng đồng bộ không có nghĩa là phải cùng một lúc xây dựng đầy
đủ các loại thị trường mà được tiến hành từng bước, có thử nghiệm, rút kinh
nghiệm và làm tiếp. Cần hiểu quá trình phát triển đồng bộ các loại thị trường
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
là một quá trình liên tục, kiên định và cần có thời gian, không thể nóng vội
cũng không được ngập ngừng, do dự, gây ra chậm trễ va tổn thất mọi mặt.
2.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Mở cửa kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới để thu hút vốn,
kĩ thuật và công nghệ hiện đại, khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất
nước. Nhưng cần quán triệt nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không can
thiệp vào nội bộ của nhau, mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá
các hình thức kinh tế đối ngoại, coi xuất khẩu là trọng điểm của kinh tế đối
ngoại, giảm nhập siêu, ưu tiên nhập tư liệu sản xuất để phục vụ sản xuất.
2.5. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp.
Sự ổn định về chính trị là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh
trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư. Muốn giữ vững sự ổn định chính
trị ở nước ta hiện nay cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân. Đồng thời, sự đồng bộ về hệ thông pháp luật là công cụ để
nhà nước quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tạo hành lang pháp
lý cho hoạt động kinh tế, buộc các doanh nghiệp chấp nhận sự điều tiết của
nhà nước.
2.6. Xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế
quản lý kinh tế của nhà nước.
Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
hàng hoá ở nước ta. Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước,
cần nâng cao năng lực của các cơ quan luật pháp, hành pháp và tư pháp, có
hệ thông chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thận lợi cho
hoạt động kinh tế, hạn chế khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
trường. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế là chính để điều tiết nền
kinh tế, chứ không phải là mệnh lệnh. Vì vậy, phải tiếp tục đổi mới và hoàn
thiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tiền lương và giá cả.
Hiện nay, mặc dù nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta còn ở
trình độ kém phát triển, bởi lẽ cơ sở vật chất, kĩ thuật còn lạc hậu, thấp kém,
nền kinh tế ít nhiều còn mang tính tự cấp tự túc. Tuy nhiên, nước ta không
lặp lại nguyên vẹn tiến trình phát triển của các nước đi trước : Kinh tế hàng
hoá giản đơn chuyển lên kinh tế thị trường tự do, rồi từ kinh tế thị trường tự
do chuyển lên kinh tế thị trường hiện đại, mà cần phải và có thể xây dựng
nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩâ theo kiểu rút
ngắn. Điều này có nghĩa là phải đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá để
phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, xây dựng tương đối được cơ sở
vật chất kĩ thuật, nắm bắt kịp thời với tốc độ phát triển chung của thế giới.
Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý kinh tế vĩ mô và
thực hiện định hướng XHCN.
3. Mục tiêu phát triển từ nay đến 2020.
Qua hơn một thập kỉ trăn trở, tìm tòi, vừa thử nghiệm trong nước vừa
quan sát thế giới, từng bước chuẩn xác hoá quan niệm trong tư duy, hoạt
động trong thực tiễn, cách diễn đạt bằng ngôn từ cho đến Đại hội IX năm
2001, chúng ta đã xác định rằng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là
mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong suốt thời kì quá độ đi lên
CNXH. Phát riển nền kinh tế thị trường ấy là đường lối chiến lược lâu dài
của Đảng và Nhà nước ta.
Bước vào thế kỉ mới, tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều
thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với những khó khăn thách thức lớn. Thế và lực
nước ta mạnh hơn nhiều so với trước. Chính trị xã xã hội ổn định, quan hệ
sản xuất được đổi mới phù hợp hơn. Thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hình thành và vận hành có hiệu quả. Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách
phù hợp và đang phát huy trong việc phát triển kinh tế và đời sông xã hội.
Tuy nhiên, trình độ phát triển nước ta còn thấp, chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh còn kém, qui mô sản xuất nhỏ bé, mức thu nhập và tiêu dùng dân
cư thấp. Vấn đề đặt ra là phải phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc
đặc biệt là trí tuệ người Việt Nam.
Cũng vì những thuận lợi và khó khăn đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa
ra mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 :
Mục tiêu tổng quát từ 2001 – 2020 : Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng
kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân
dân, tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và
công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng
cường, thể chế kinh tế thị trường XHCN được hình thành về cơ bản, vị thế
của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
C - KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
17 năm đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội vừa qua không phải là một
tiến trình thẳng tắp luôn đi lên về mọi mặt và trong mọi lúc. Trái lại, đó là
những chặng đường gian khó, có thăng trầm, có những bước tiến suôn sẻ
nhẹ nhàng và cũng có những bước tiến trầy trật, vất vả, thậm chí có cả sự do
dự, ngập ngừng. Nhìn lại 17 năm đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội,
thành tựu là to lớn, như một cuộc đổi đời so với 20 năm trước đây. Đại hội
Đảng lần IX đã đánh giá rất thích đáng công cuộc đổi mới là một trong ba
thắng lợi lớn của Cách mạng Việt Nam. Nhưng thành tựu ấy chưa phát huy
được hết khả năng và tiềm năng, cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng và
đòi hỏi của dân tộc ta. Nguyên nhân đó đã được vạch ra trong nhiều nghị
quyết của Đảng và đã thể hiện rõ trong thực tế cuộc sống mà nguyên nhân
mấu chốt nhất hiện nay là tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên.
Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều
tổ chức kinh tế là nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế dộ ta. Tình trạng
lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến.
Chặng đường sắp tới của đổi mới và phát triển kinh tế xã hội là chặng
đường tiếp tục đấu tranh mậnh mẽ hơn, dứt khoát hơn, kiên quyết hơn để
khắc phục những yếu kém trên đây, phát huy những thế mạnh của đất nước.
Các thành quả đổi mới đã đạt được, chiếm lĩnh những kiến thức tiên tiến của
thời đại, tạo ra những bước bứt phá mới. Chặng đường sắp tới là chặng
đường vươn lên chất lượng cao để đạt tốc độ nhanh của sự phát triển.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -