Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật tổ chức hoạt động dạy học bài lên lớp vật lý pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.25 KB, 5 trang )

Kỹ thuật tổ chức hoạt động dạy
học bài lên lớp vật lý
Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức không chỉ được thực hiện ngay lúc
mới vào bài, mà còn phải kéo dài trong suốt cả tiết học.
1. Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức
Tạo nhucầu, hứngthú nhận thứckhông chỉ được thựchiện ngaylúcmớivào
bài, mà còn phải kéo dài trong suốt cả tiết học.
a) Khi bắt đầu bước vào bài mới, giáoviêncần có sự định hướng nội dung
học tập cho họcsinh. Việc định hướngđó sẽ có hiệuquả cao hơn, nếu như tạo được
hứngthú học tập của họcsinh.
b) Cáchđịnh hướng vàtạo nhucầu học tập trước mỗi mụccủa bài cũng
tương tự trên. Do các mục kế tiếp nhau,nêngiáo viên vừa tiểu kếtmục ở trước,
vừa đồngthời chuyểntiếp sang mụcsau một cách thích hợp.
2. Xác định các hình thức tổ chức dạy học
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nộidung, phươngpháp dạy học, điều kiệnvà
phươngtiện dạy học,đối tượng học sinh, giáo viênxác định hìnhthứctổ chức dạy
học thích hợp. Trong bài lên lớp tài liệu mới, có thể căn cứ trước hết vào nội dung
dạy họcđể chọn hìnhthức học cá nhân, nhóm, lớp.
a) Đối với những nội dung thích hợp,vừa sức, giáo viên có thể tổ chức cho
học sinhhọc cá nhân với sách giáo khoađể nắm kiếnthức bài học.
b) Đốivới những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau,có thể tổ chức
cho học sinh làm việc theonhóm.
c) Đối với nhữngnội dung mà học sinhkhông có khả năng tự học(những nội
dungphức tạp, khó, ) và mấtnhiều thời gian,nên tổ chức cho học sinhhọctheo
lớp. Họctheolớp chỉ nên tổ chức trong mộtsố thời gianngắn, vào nhữnglúc thích
hợp, cần thiết của lớp học, vì đây là hìnhthứcdạy học ít pháthuytínhtích cựchọc
tập củahọc sinh.
Các hìnhthứcdạy học cần phải được phối hợp chỗt chẽ vớinhau trong một
tiết lênlớp, làm cho hình thức hoạtđộng nhận thứccủa học sinhđa dạngvà các
em vừađược học thầy, vừađược học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân.
3. Xác định các phương pháp dạy học


Việc xác định (haylựa chọn) các phương pháp dạy học có mộtvị trí quan
trọng trong thiết kế bài dạyhọc, vì nó có tính quyếtđịnh đến việc thực hiện mục
tiêu dạyhọc và chất lượng dạy học.
a) Cơ sở lựa chọn phương pháp dạyhọc. Để xác định phươngpháp dạy học
cho mộtbài dạy học, thông thường cócác căn cứ sau:
- Mụctiêu dạy học: Để thực hiện mụctiêu dạy học, cần phải tiến hànhbằng
các phương pháp dạy học cụ thể. Tuy nhiên, mỗi mụctiêu cụ thể thông thường
phải được thực hiện bằng một (hay một số phươngpháp dạy học) thích hợp.
Trongdạy học, mục tiêu về nhận thứcthườngcó nhiều mức độ. Mỗi mức độ
lĩnh hội kiến thức đạtđược bằngmỗi phương phápdạy họcnhất định. Dovậy, khi
lựa chọnphương pháp dạy học phải căn cứ vào mụctiêu dạy học.
- Nội dung dạy học: Xét về phương diện triếthọc, phươngpháp là hìnhthức
tự vận động bên trong của nội dung. Dovậy,khôngcó một phương pháp dạy học
nào thích hợp với tất cả nội dung dạy học,mỗi phươngphápdạy học chỉ thích ứng
với một số nội dung nhất định.
- Các giai đoạncủa quátrình nhận thức: Thông thường quá trìnhnhận thức
trải qua3 giai đoạn: tiếp nhận thôngtin, xử lý thông tin,vận dụngthông tin. Mỗi
giaiđoạn họctập tươngứngvới những phương pháp dạy họcnhấtđịnh. Do vậy
phươngphápdạy học trong khidạy bài mới khác vớibài ôn tập, củng cố, khác bài
thực hành. Ngaytrong bài lên lớp tài liệu mới, ở giai đoạn thôngtin ban đầu sử
dụngphương pháp dạy học khác với giaiđoạn củng cố, hệ thống hóa kiến thức,
- Đối tượng họcsinh: Cầnbiết học sinhđã đạtđến trình độ nào về kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo, đặcđiểm tâmsinhlý, các thói quen học tập và vốn kiến thức thực
tế tích lũy được quacuộc sống rasao. Từ đó dự kiến các phương pháp dạyhọc
thích hợp, khêu gợi tínhtíchcực hoạt động của học sinhtrêncơ sở pháthuy năng
lực vàphẩm chất cá nhân của các em.
- Những điềukiện vậtchất của việc dạyhọc, như: đặc điểm, số lượng học
sinh, tàiliệuvà phương tiện, thiếtbị dạy học, các điều kiệnvật chấtkhác, cũng có
tác động,nhiều khirất quantrọng tớiviệc lựachọn phương phápdạy học.
- Ngoài ra, năng lực, thói quen,kinhnghiệm củabản thân ngườigiáo viênvề

dạy họccũng cần xemxét đến khi lựa chọnphươngpháp dạy học. Bởivì, phương
pháp dạy học, ngoài tính chỗt chẽ của hoạt động học đòi hỏiphải tuân thủ một số
nguyêntắc,quy tắc,còn mangnặng tínhtrựcgiác của hoạt độngdạychi phối bởi
tính chủ quan,kinh nghiệm củangười sử dụng nó.
b) Mỗi phương pháp dạy học đều có tác dụngtích cực đối với một số mặthọc
tập củahọc sinh,giúp học sinh nắm vững kiến thức và pháttriển mộtsố khía cạnh
nào đó của kỹ năng, thái độ. Không có phươngpháp dạy họcnào làvạn năngcả.
Chínhvì vậy trongmột bài dạy học, cần phảicó sự phối hợp hợplý các phương
pháp dạy học khác nhau.
Tuy nhiên, dù sử dụng phương phápdạy họcnào thì cũngnên nhớ rằng kiểu
dạy họccó hiệu quả nhất làkiểu trongđó đề cao hoạt độngchủ động, tíchcực, sáng
tạo của học sinh.
Tóm lại, “Phương pháp giáodục phổ thông phải biết phát huytínhtích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp vớiđặc điểmcủa từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức
vào thực tiễn;tác độngđến tìnhcảm, đemlại niềm vui,hứngthú họctập chohọc
sinh “(Điều24, Luật Giáo dục).
4. Tổ chức các hoạt động học tập
a) Đối với bài lênlớp nghiêncứu kiến thức mới, hoạtđộng dạy học thường
được tổ chứctheo 3 kiểu sau:
- Kiểu 1: Nhiệm vụ được giao thống nhất chocả lớp, cá nhânthực hiện độc
lập,sản phẩm giống nhau.
- Kiểu 2: Nhiệm vụ thống nhất chocả lớp, thựchiện công việctheo nhóm, sản
phẩm giống nhau.
- Kiểu 3: Mỗinhóm thực hiện một nhiệmvụ riêng, sauđó lắp ráp kết quả các
nhóm thành sản phẩm chungduy nhất cho cả lớp.
b) Cácyêu cầu đối với việc tổ chức hoạt động học tập
Muốn tổ chức hoạt độnghọc tập cho họcsinhđạt kếtquả cao, giáo viên cần
chuẩn bị chu đáo và phải đảmbảo các yêucầu sau:
- Dựa vào mục tiêu của bàihọc để phân chia bài học thành các hoạt động học

tập. Mỗi mục tiêu cụ thể của bài học có thể gồm một hoạecmột số hoạt động.
- Mỗihoạt độngcần đề ra mụctiêu cụ thể, chitiết hơn.
-Tiến trình tổ chức cáchoạt độngphải phù hợp với logic của bài học và tiến
trìnhkhoa học xây dựngkiến thức mới.
- Hoạt động họctập phải có tác dụng phát huyđến mức cao nhất tínhchủ
động, sáng tạo của học sinh và thu hútđược sự tham gia củatất cả học sinh trong
nhóm hoặc tronglớp.
5. Xác định hình thức củng cố/đánh giá và tập vận dụng các kiến thức
mà học sinh vừa tiếp nhận
a) Thôngthường ở bướcnày, giáo viên nêu tóm tắt những ý chínhcủa bài,
nhắc nhở học sinh cần học bài ở nhà và giaocho cácem một(hay một số) bài tập
về nhà. Hìnhthức nàykhôngmang lại hiệu quả nh mong muốn, vì vào lúc cuối giờ,
sự tập trung chú ý củahọc sinhkhôngcòn như giữa tiết học. Mặt khác, hìnhthức
củng cố như vậy nặng về buộc học sinhghi nhớ,thậm chí trong nhiều trường hợp
là ghi nhớ máy móc những kiến thứcđã học.
b) Việccủngcố/đánh giácuối bài họcnhằm xemmụctiêu củabài họccó đạt
được không?đạt được ở mức độ nào? Việc đánh giá cóthể được tiến hànhvào cuối
tiết họchiện tại, hoặc ở giờ học sau, vào lúcđầu giờ, giữa haycuối giờ.
c) Nhiều giáoviên cókinh nghiệm cho rằng, hình thức củng cố giúp chohọc
sinh vẫn tiếp tục suy nghĩ về các tri thức vừahọc ngayvào lúctiết học sắp kếtthúc
và bước đầu cóthể áp dụngnhững trithức đó vào các tình huốngquen thuộc có
nhiều tác dụngtích cực đối vớiviệc nắm và xử lý thôngtin của họcsinh. Củng cố
còn bao hàm cả đánhgiá mứcđộ nắm vững kiến thức, kĩ năng củahọc sinh trong
tiết học. Do vậy,phải cóphương pháp thích hợpđể vừa táihiện lại kiếnthứccủa
học sinhtrong bài học,vừa có thể đánhgiá mức độ nắm vữngbàihọc củahọc sinh.
Cách làmcó thể giúp đạt đượcmục tiêu đó là giáo viên đặt ra cho họcsinhcác câu
hỏi, bàitập nhỏ, đòi hỏi học sinhphải quay ngượctrở lại với các kiếnthứcvừa học
trong bài để hiểu sâuthêm, hoặc áp dụng nóvào việcgiải thíchcác hiện tượngxảy
ra trong thực tế.
d) Việccủng cố/đánhgiá saukhi học bài cũngnhằmvào những kiến thức cơ

bản, trọng tâm, trọng điểm của bài. Vì vậy, các câu hỏi, bài tập cũng được xây dựng
bám sát vàocác nội dung đó,nhằmgiúp chohọc sinh nắm vữngvà vận dụngchúng
trong các tình huống mới,hoặc quenthuộc.

×