ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MÃN
ĐẠI CƯƠNG:
Suy thận mãn (STM) là tình trạng chức năng thận giảm chậm, thường là không
có triệu chứng cho đến khi phát hiện là suy thận đã nặng.
Mục tiêu điều trị STM nhằm:
1. Làm chậm thời gian phải điều trị thay thế : STM có chỉ định chạy thận nhân
tạo hoặc lọc màng bụng khi GRF dưới 10ml / phút ở người không tiểu đường và
GRF dưới 15 ml/phút ở người tiểu đường.
2. Làm giảm tốc độ xơ chai cầu thận bằng :
a) Loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng cầu thận.
b) Giải quyết những biểu hiện của hội chứng ure huyết cao bằng nội khoa
ĐIỀU TRỊ
A. Loại bỏ những yếu tố làm giảm nhanh GRF
Giảm tưới máu thận do:
=> thể tích tuần hoàn
=> cung lượng tim
=> thận trọng khi sử dụng thuốc hạ áp và lợi tiểu
Thuốc: không sử dụng những thuốc độc cho thận như: aminoglycosides, kháng
viêm nonsteroid, allopurinol …
Khi sử dụng thuốc được bài tiết qua thận nhớ giảm liều theo GRF
Nghẽn tắc và nhiễm trùng đường tiểu: cần phải rà soát trên bệnh nhân STM có
sự giảm nhanh chức năng thận không giải thích được.
Sự tiến triển của hẹp động mạch thận
Thuyên tắc tĩnh mạch thận có thể xảy ra trên bệnh nhân hội chứng thận hư có
STM tiến triển nhanh và đạm niệu tăng đột ngột.
A. Điều trị bảo tồn:
1. Chế độ ăn:
a) Hạn chế đạm:
· Làm giảm triệu chứng của hội chứng ure huyết
· Khi GRF dưới 30 ml / phút, giảm lượng đạm ăn vào 0,6–0,8g/Kg/ngày với
protein có giá trị sinh học cao (keto–analogue)
· Caloric cung cấp tương đương 35 – 50 Kcal / Kg / ngày để tránh tình trạng dị
hóa đạm
với carbonhydrate 45 – 55 %
Lipid 35 – 40 %
Chú ý chất xơ 20 – 25 %
· Trên bệnh nhân hội chứng thận hư cần bù lượng đạm mất qua nước tiểu 1g
protein niệu được bù 1,25g protein
Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II có thể sử dụng để giảm đạm niệu
b) Hạn chế Kali: dưới 40 mEq / ngày
Chú ý tránh những thực phẩm giàu K
+
: nước trái cây, chuối, nho, sầu riêng,
khoai tây, thịt, nấm, trái cây khô, ca cao
c) Phosphorus và calcium:
· P hạn chế 800 –1000 mg/ ngày khi GRF dưới 50ml/p duy trì P huyết 4 – 5 mg
/dl
· Khi GRF giảm hơn nữa, sự hạn chế P sẽ kém hiệu quả, cần dùng những chất
gắn phosphate để ngăn cản sự hấp thu của phosphate ở đường tiêu hóa như
Al(OH)
3
1–3 lần/ngày kèm theo bữa ăn . Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều antacid
chứa Aluminum sẽ đưa đến sự tích trữ Al gây osteomalacia dùng sevelamer thay
thế.
· Nếu Cali máu giảm, dùng CaCO
3
500mg – 2g / ngày kèm 1,25 (OH)
2
D
3
1 – 2
mg / ngày
d) Hạn chế muối và nước:
· NaCl 8g/ ngày ; nếu được đo lượng Na niệu / 24h và bù thêm trong khẩu phần
ăn mỗi ngày
· Trên bệnh nhân có tình trạng thể dịch ổn định, lượng nước cho vào mỗi ngày =
lượng nước tiểu + 500ml
Nếu có suy tim, cần hạn chế muối nước nhiều hơn
· Trên bệnh nhân STM có hội chứng thận hư có phù, hạn chế NaCl 2 –3g /ngày
kèm lợi tiểu
e) Magnesium tăng cao trong STM
Cần hạn chế các thuốc có chứa Mg như antacid, nhuận trường, kèm giới hạn
đạm
2. Cao huyết áp: cần được điều trị tích cực, giữ HA dưới 130/80 mmHg
Các thuốc thường dùng:
Ức chế men chuyển
Ức chế thụ thể angiotensin II
Lợi tiểu quai (Furosemide)
Chú ý các chống chỉ định của thuốc dùng theo tình trạng STM
3. Thiếu máu:
· Chỉ định điều trị khi Hct dưới 20%
Trước tiên cần bù đủ Fe ( Fe huyết thanh trn 100 mg/ ml và transferrine trn 20%
) bằng sulfate Fe 500 – 1000 mg /ngày (tương đương 200 – 300 mg Fe cơ bản)
Sau đó dùng Erythropoietin (EPO) 50 –100 U /Kg 3 lần /tuần TDD
Hct mục tiêu 31 – 36 %
Hb mục tiêu 10 – 12 /dl
4. Toan chuyển hóa :
· HCO
3
-
dưới 18 –20 mEq / L: cho bệnh nhân uống NaHCO
3
+
325 – 650 mg 4
lần / ngày, đòi hỏi hạn chế Na
+
ăn vào hoặc phải dùng lợi tiểu. Nếu uống lâu dài sẽ
gây quá tải Na.