Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ứng dụng CNTT trong dạy học - Khó khăn và thách thức potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.77 KB, 7 trang )

Ứng dụng CNTT trong dạy học - Khó
khăn và thách thức
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh
đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. CNTT đã góp phần quan
trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình
thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
- Công nghệ thông tinmở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thứcdạy học. Những phươngpháp dạy học theocáchtiếp cận kiến
tạo, phương pháp dạy học theodự án, dạy họcphát hiện và giải quyết vấn đề càng
có nhiều điều kiện để ứng dụngrộngrãi.Cáchình thức dạy học như dạy họcđồng
loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng cónhữngđổi mới trongmôi trườngcông
nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhânlàm việc tự lực với máy tính,
với Internet,dạy họctheo hình thức lớp học phân tán quamang, dạy học qua
truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học
sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phảiđặt trọng tâm là hình thànhvàphát triển cho
học sinhcác phương pháp họcchủ động. Nếu trướckia người ta thường quantâm
nhiều đếnkhả năng ghi nhớ kiến thức vàthựchànhkỹ năng vận dụng, thì nay chú
trọng đặc biệtđến phát triển nănglực sáng tạo củahọc sinh,chuyển từ “lấy giáo
viên làm trungtâm” sang “lấy học sinhlàm trungtâm”.
- Công nghệ phần mềmphát triểnmạnh, trong đó các phàn mềm giáo dục cũngđạt
được những thành tựuđángkể như: bộ Office, ChemWin,LessonEditor/VioLet …
Elearningvà các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của công nghệ
thông tin và truyền thôngmàmọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho
quá trìnhdạy học nói chungvà phần mềm dạyhọc nói riêng.Nhờ có sử dụng các
phần mềm dạy học này màhọcsinh trungbình, thậm chí họcsinhtrungbìnhyếu
cũng có thể hoạt độngtốt trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà
việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm
được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theophương pháp truyền thống,chỉ cần
“bấmchuột”, vài giây sau trên màn hìnhhiện ra ngay nội dung của bàigiảng với
những hình ảnh, âm thanhsống động thu hút được sự chú ý và tạohứng thú nơi
học sinh.Thôngquabài giảng điện tử,giáo viên cũng cónhiều thời gianđặtcác câu


hỏi gợimở tạo điều kiện cho học sinh hoạt độngnhiềuhơn trong giờ học. Những
khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh
chóng làm thay đổi cáchsống, cách làmviệc, cách học tập, cách tư duyvà quan
trọng hơn cả là cáchra quyết định của con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụngcôngnghệ thôngtin trong dạy học là
nâng caomột bước cơ bản chấtlượng học tập chohọc sinh, tạo ramộtmôi trường
giáo dục mangtính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép”
như kiểu truyền thống, học sinh đượckhuyếnkhích và tạo điều kiện để chủ động
tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện củabản thân
mình.
Ưu điểm, khó khăn :
Ưu điểm nổi bật của phươngpháp dạyhọcbằng công nghệ thông tin so với
phươngpháp giảng dạy truyềnthống là:
- Môitrườngđa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera…với âm
thanh,văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịchbảnvạch sẵn
nhằmđạt hiệu quả tối đaqua một quá trình học đagiácquan;
- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao cóthể mô phỏng nhiềuquá trình, hiệntượngtrongtự
nhiên,xã hội trongcon ngườimà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều
kiệnnhà trường;
- Công nghệ tri thức nối tiếp tríthôngminh của con người, thực hiệnnhững công
việc mang tính trí tuệ cao củacácchuyên gia lành nghề trên những lĩnh vựckhác
nhau;
- Nhữngngânhàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người
sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet …có thể được khai thác để tạo
nên nhữngđiều kiện cực kì thuận lợivà nhiều khi khôngthể thiếu để học sinhhọc
tập tronghoạt động và bằnghoạt độngtự giác, tích cựcvà sáng tạo, được thực hiện
độc lậphoặc trong giao lưu.
- Nhữngthí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằngnhiềukênh:kênh hình,kênh chữ,
âm thanh sống độnglàm cho họcsinhdễ thấy,dễ tiếp thu và bằngsuy luận cólý,
học sinhcó thể có những dự đoán về các tính chất, nhữngquyluậtmới. Đây là một

công dụnglớn của công nghệ thông tin và truyền thôngtrong quá trình đổi mới
phươngpháp dạy học. Có thể khẳngđịnhrằng,môi trường côngnghệ thông tinvà
truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của họcsinh
và điều này làmnảy sinhnhững lý thuyết họctập mới.
Theo nhận địnhcủa một số chuyên gia,thì việc đưa công nghệ thông tinvà truyền
thông ứngdụng vào lĩnh vực giáo dụcvà đàotạo bước đầu đã đạtđượcnhững kết
quả khả quan. Tuynhiên, nhữnggì đã đạtđượcvẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó
khăn,vướng mắc vànhữngthách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy
sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
- Tuy máy tính điện tử manglại rất nhiều thuận lợicho việcdạy học nhưng trong
một mức độ nào đó,thì côngcụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn
toàntrongcác bài giảngcủa họ.Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với phần nhiều bài
giảngchứ khôngphải toàn bộ chươngtrình do nhiềunguyên nhân, mà cụ thể là,
với nhữngbài học có nội dungngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo
phươngpháp truyềnthốngsẽ thuận lợi hơncho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả
nội dung bài họcđó đủ trên mộtmặtbảng vànhư vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học
từ đầu đến cuối mà không cần phải lậtlại từng “slide”như khi dạy trên máy tính
điện tử. Nhữngmạch kiến thức“ vận dụng”đòi hỏi giáo viên phải kếthợp với phấn
trắngbảng đen và cácphương pháp dạy học truyềnthốngmới rèn luyệnđượckĩ
năng chohọcsinh.
- Bêncạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viênvẫn
còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡngđể đam mê và sáng tạo,thậm chícònné tránh.
Mặtkhác,phươngpháp dạy họccũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, lối áp
đặt vẫnchưa thể xoá được trong một thời giantới. Việc dạy học tương tác giữa
người - máy, dạy theo nhóm,dạy phương pháp tư duysángtạocho học sinh, cũng
như dạy họcsinhcách biết, cách làm, cách chungsống vàcách tự khẳng địnhmình
vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợphài hòa các
phươngpháp dạy học đồng thời pháthuy ưu điểm của phương pháp dạy học này
làm hạnchế những nhượcđiểm của phươngpháp dạy họctruyền thống. Điều đó
làm cho công nghệ thông tin,dù đã đượcđưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể

pháthuy tínhtrọn vẹn tíchcựcvà tínhhiệu quả của nó.
- Việcsử dụng côngnghệ thôngtin để đổi mớiphươngpháp dạy họcchưađược
nghiêncứukỹ,dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, khôngđúng lúc, nhiều
khi lạmdụng nó.
- Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy họcbằng
phươngtiệnchiếu projector, … còn thiếu vàchưa đồngbộ.
- Việckết nối và sử dụngInternetchưađượcthực hiện triệt để và có chiều sâu; sử
dụngkhông thường xuyên. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡngđội
ngũ giáo viên chỉ mới dừnglại ở việc xoá mù tinhọcnên giáo viênchưa đủ kiến
thức,mất nhiều thời gian và côngsức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp
học mộtcách có hiệu quả
Bài họckinh nghiệm vàđề xuất:
- Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó,tự thiết kế và sử dụng bài giảngđiện tử
của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện đượcnhiều kỹ năngvàphối hợp tốt các
phươngpháp dạy học tích cựckhác;
- Khi thiết kế Bài giảngđiện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu(Vedeo, hình
ảnh, bảngđồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụngcôngnghệ, sau đó mới bắt tay vào
soạn giảng. Nếusử dụng MSPowerPiontlàm công cụ chínhcần lưu ývề Fontchữ,
màu chữ và hiệu ứng thích hợp,hiệuứng nên đơn giản, nhẹ nhàngtránhgây mất
tập trungvào nội dungbài giảng.
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô động,xúctích, hình ảnh, các môphỏng cần xác
chủ đề (trong 1 slidekhông nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dunghọc
sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung haymàu nền) sẽ khắc phụcđược
việc ghi bài của học sinh; Nội dungbài giảng chứanhiều liên kết nhất làliên kết
đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tìnhhuống sư phạm phát sinh (như nhắc
lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … cácliênkếtnầy có thể đặt trongslidechủ),cần
khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểmtra đánh giávà kiểm chứng kết quả.
(Củngcố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng haycáchìnhthứctrắc
nghiệm);
- Không lạm dụng côngnghệ nếuchúng không tácđộng tích cựcđến quá trình dạy

học và sự phát triển của học sinh,công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng
nội dung,giátrị nghệ thuậtvà thực tế thì không nên sử dụng,Chuẩnkiến thức ở
mức độ vậndụngcần kết hợp bảng vàsử dụng cácphươngpháp dạy họckhác mới
có hiệu quả;
- Giáo viên cần học, tậphuấn các lớp soạn, giảng bài giảngđiện tử, thườngxuyên
truy vào các trang web và thànhviên của diễnđàn: bachkim.vn,dayhocintel.org,
giaovien.net, moet.edu.vn,… mỗitrường cần có câu lạcbộ “Giáoánđiện tử” để trao
đổi và rútkinhnghiệm, tiếpthu những công nghệ mới traođổi những các làmhay.
- Trangbị thêm Phòng đa năng vàđầu tư đồngbộ như: máy chiếu,máy quay, máy
chụp, nối mạng, …và hướng dẫnsử dụng, (vị trí đặtmáy chiếu,đèn chiếu, độ sáng
cũng cần xem xét), dự phòngkinhphí cho sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần
mềm giáo dục,có phụ cấp chocánbộ phụ trách phòng này để khắc phục sự cố và
bảo quản sử dụng lâu dài;
- Mỗinăm cần tổ chức hội thi“Giáo viênsử dụng công nghệ Giỏi” haygiải “ Bàn
phím vàng”, … để kíchthíchlòngđam mê sángtạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.
- Các chuyêngia, cácnhàquảnlý giáo dục sớmđưa ratiêu chí đánhgiá tiết dạy có
sử dụng công nghệ thông tin, Chuẩn bài giảngđiệntử để có cơ sở thẩm định, tạo ra
ngân hàng bài giảng điệntử có chất lượng.
- Sở Giáo dục cần có Máy chủ Web(WebServer) để triển khai các văn bản, tạo kho
tư liệu giáodục, elearning, …để giảm chi phí và quản lý dữ liệu tập trung.
Đổi mới phươngphápdạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao chất lượng
dạy học. Đó là mộttrongnhữngmục tiêu quantrọngnhất trongcải cách giáo dục ở
nước ta hiện nay.Tuynhiên,việc ứng dụngcông nghệ thôngtin vàtruyền thông
nhằmđổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khókhăn
đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo
viên. Dođó, để đẩymạnh việc ứngdụng và phát triểncôngnghệ thông tintrong
dạy họctrong thời gian tới có hiệu quả, không cógì khác hơn, là nhà nướctăngdần
mức đầutư để khôngngừng nâng cao,hoàn thiện vàhiện đại hoá thiết bị,công
nghệ dạy học; đồngthời hoàn thiệnhạ tầng công nghệ thông tinvà truyềnthông.
Bên cạnh đó, có sự chỉ đạođầy đủ, đồng bộ, thốngnhất bằng các văn bản mangtính

pháp quyđể các trường có cơ sở lập đề án,huy độngnguồn vốn đầu tư cho hoạt
độngnày, góp phần làm thayđổi nội dung,phương pháp, hìnhthức dạy học và
quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường,gia đình, xãhội thông
qua mạng,làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập.

×