Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Peer Instruction – Phương pháp dạy học tiên tiến doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.06 KB, 5 trang )

Peer Instruction – Phương pháp
dạy học tiên tiến
Peer Instruction được giới nghiên cứu giảng dạy vật lý tại Mỹ đánh giá
là một trong những phương pháp dạy học tiên tiến, giúp phát huy sự tích cực
của học sinh, đồng thời vẫn cung cấp cho học sinh sự trợ giúp cần thiết từ
giáo viên trong việc xác định các tiêu điểm của bài học và tiếp thu kiến thức
mới. Dưới đây là bài viết của GS Mazur giới thiệu khái quát về phương pháp
dạy học Peer Instruction của ông.
Giáo sư Mazur là một giáo sư giảng dạy Vật lý tại Đại học Havard từ năm
1984. Năm 1991, ông khởi xướng phương pháp dạy học Peer Instruction nhằm
thaythế chophươngphápdạyhọctruyền thống- truyền thụ kiếnthứcmộtchiều-
vốn chỉ tạo ra những học sinh rất giỏi giải các bài tập vật lý mà không hề hiểu sâu
các khái niệm vậtlý và thụ độngtrong việc xây dựng tri thức cho mình.
Tôi đã dạy các lớp Vật lý sơ cấp dànhcho các sinh viên khối ngành khoa học
và kỹ thuật tại Đại học Havard từ năm 1984. Từ đó đến năm 1990, tôi áp dụng
phương pháp dạy học truyền thống, tức là bài giảng kết hợp với các thí nghiệm
minh họa. Các sinh viên của tôi lúc đó đã làm được những bài tập mà theo tôi là
khó, và kết quả đánh giá giáo viên của họ dành cho tôi cũng thật tuyệt vời. Lúc đó
tôi đã nghĩ rằng mình là một giáo viên dạy tốt, cho đến khi tôi kiểm tra mức độ
hiểu các khái niệm vật lý của học tròtôi. Kết quả đã thực sự làm tôi bị sốc.
Peer Instruction sử dụng giáo trình và bài giảng theo những cách khác. Học
sinh được giao một bài đọc hiểu trước khi đến lớp – đó chính là lúc học sinh đọc
sách giáotrìnhvà tiếpxúc lầnđầu tiênvớicác kiến thức mới.Sauđó,bài giảngtrên
lớp đào sâu thêm những kiến thức học sinh đã học được từ giáo trình, giải quyết
những sự hiểusaimàhọcsinhcóthể mắcphảikhiđọc sách, phântíchcácvídụ,và
xây dựng sự tự tin cho học sinh vào kiến thức mới. Cuối cùng, học sinh lại dùng
giáo trìnhnhư là công cụ để tham khảo và củng cố thêm kiến thức vừa họcđuợc.
Mục tiêu cơ bản của Peer Instruction là khai thác sự tương tác giữa các học
sinhtrong bài giảng.Thayvìgiáoviên giảngchitiếtbài họcmới,thìbàigiảng trong
PeerInstruction chỉ bao gồmmột số bài giảngngắn về nhữngtiêu điểmcủabài học,
theosaulàmột bài kiếmtra gồmcác câu hỏingắnvề cáckháiniệmđang được thảo


luận. Học sinh sau một thời gian suy nghĩ tìm câu trả lời cho chính mình sẽ thảo
luậnvớicácbạnxungquanh.Sự thảoluậnnàycó2 tácdụng chính. Mộtlà, nóbuộc
họcsinh phảisuynghĩ thấuđáonhữnglậpluậndẫntớicâu trả lờicủahọ để cóthể
bảo vệ câu trả lời của họ trong khi thảo luận cùng bạn bè. Hai là, nó tạo điều kiện
để chính học sinh(và cả giáo viên) đánh giámức độ hiểu khái niệm của học sinh.
Một bài giảng theo phương pháp Peer Instruction thườngđược tổ chức như
sau:
1. Giáo viên giảng bài trong khoảng 7 đến 10 phút về các khái niệm quan
trọng vàcáclậpluậnchính dẫntới các kếtquả quan trọng mà không dùng đến các
phươngtrìnhhay biếnđổi toánhọc.
2. Giáo viên ra một câu hỏi về khái niệm vừa được học, và giải thích nó để
đảm bảo không cóhọcsinh nào hiểu sai ý của câu hỏi.
3. Giáo viên cho học sinh 1 phút để suy nghĩ câu trả lời.
4.Họcsinh ghilại câu trả lời của họ. Giáo viên có thể thuthậpcâutrả lời của
họcsinh bằngcáchyêu cầu họcsinhgiơ tay biểuquyết chophươngán mà họ chọn.
Một cách hữu hiệu để thực hiện việc này là sử dụng những hệ thống trả lời trực
tiếp tronglớphọcnhư TurningPointhoặcTurningTechnologies.Bằngcáchđó,câu
trả lời của học sinh là nặc danh (giáo viên không biết câu trả lời là của học sinh
nào), làm cho học sinh thêm tự tin khi đưa ra câu trả lời. Với hệ thống trả lời trực
tiếp, học sinh cũng không có cơ hội bắt chước câu trả lời của những học sinh giỏi
hơn họ. Hệ thống cũng cung cấp cho giáo viên bảng phân tích dữ liệu câu trả lời
củahọc sinhngay lập tức, vàcũngcho phépgiáo viên đặtcác câu hỏi địnhtínhthay
vì chỉ là câu trắc nghiệm.
5.Giáoviênxem kếtquả màkhônghiển thị kếtquả chocả lópxem.Nếutrên
70% học sinh trả lời đúng thì giáo viên giải thích ngắn gọn đáp án và chuyển sang
chủ đề tiếp theo. Nếu có từ 30% đến 70% học sinh trả lời đúng thì giáo viên cho
họcsinhthêm 2phút để thỏ luậnvớicáchọcsinhxungquanhvề câu trả lờicủahọ.
Trong lúc đó giáo viên có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm học
sinh. Nếu códưới 30% họcsinh trả lời đúng thì giáo viên giảng lại khái niệm đó và
cho kiểm tra lại chính câuhỏi đó.

6. Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên cho học sinh có quyền thay đổi câu
trả lời họ đưa ra trước đó, và giáo viên công bố kết quả trả lời của học sinh trước
và sau thảo luận cho cả lớp xem.
7. Giáo viên chốt lại chủ đề bằng việc giải thích đáp án của câu hỏi trong
khoảng 2phút.
8. Giáo viên chuyển sang chủ đề tiếp theo và lặp lại quá trình này. Thường thì có
thể dạy 3 đến 4 khái niệm trong một buổi học dài1 giờ đồng hồ.
Kết quả cho thấy cuộc thảo luận với bạn học nâng cao tỉ lệ học sinh trả lời
đúng câu hỏi và sự tự tin của học sinh vào kiến thức học được. Đồ thị ở hình 3
minh họa sự cải thiện về tỉ lệ trả lời đúng và sự tự tin của học sinh tron tất cả các
câu hỏi tôi dùng trong suốt học kỳ.Gần 1/3 số học sinh ban đầu đưa ra câu trả lời
sai đã chọn được câu trả lời đúng sau khi thảo luận với bạn học, trong khi chỉ có
3% chyểntừ đúng thànhsai.Kếtquả tổng quát chothấysự tiếnbộ rõrệttrong kết
quả học tập của học sinh.
Trongphương pháp mớinày,các câu hỏi kiểmtra chiếmgần 1/3 thời lượng
của tiết học, do đó giảm bớtthờilượng dành cho việcgiảngbài suông. Dođó,
tôi khôngcố truyền đạt hết những kiến thức trong giáo trình, màyêu cầu học
sinh tự đọc sách vàbài ghi của tôi trước khi đến lớp.
Như vậy có thể thấy trong phươngpháp PeerInstruction,giáo viên lùi lại
một bướcđể nhườngvị trí cho chính học sinhdạy cho bạn mìnhvà qua đó cũng
học lại từ bạn. Đây là điểmcốt lõi của phương pháp (chính vì thế mà có tên Peer
Instruction - tạm dịch là sự giảng dạy từ bạn học),nhằm pháthuytính tích cực của
học sinhtronggiờ học và rèn luyện kỹ năng tư duy để tìm câu trả lời, bảo vệ câu
trả lời của mìnhbằng những lập luận logic, nhưngluôn sẵn sàng chấpnhận những
lập luận hợp lý hơn của bạn để thayđổi ý kiến của mình.
Mộtbàibáokhoa họctổngkếtkinhnghiệmvà kếtquả của10năm thựchiện
phương pháp dạy học Peer Instruction được giáo sư Mazur công bố trên tạp chí
American Journal of Physics số tháng 9 năm 2001 (link đến bài báo:
Chi tiết về
phương pháp dạy học Peer Instruction, các bài giảng mẫu, và tập hợp các câu hỏi

khái niệm dùng tronglớp họcđã đượcgiáosư Mazur tổng hợp lại thành một cuốn
sách tựa đề “Peer Instruction – A User’s Manual” do nhà xuất bản Prentice Hall
phát hành. Sách hiện được bán trên các trang web bán hàng như Amazon.com với
giá từ 35 đến 50 USD.

×