Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chứng Khó Tiêu và Cách Xử Trí pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.83 KB, 9 trang )

Chứng Khó Tiêu và Cách Xử Trí

A-Chứng khó tiêu là gì?
Chứng khó tiêu (dyspepsia) biểu hiện bằng cơn đau hoặc cảm giác khó chịu ở
vùng thượng vị.
Các cơn đau có thể đến rồi sau đó biến mất đi, nhưng thường thì chúng xảy ra khá
thường xuyên.
Ai cũng có thể bị chứng khó tiêu, bất kể giới tính và tuổi tác.
Khoảng 25% dân số đã từng có một lần bị chứng khó tiêu trong đời mình.
B-Các triệu chứng và dấu hiệu của khó tiêu?
Sau đây là một số dấu hiệu của chứng khó tiêu:
• Đau lâm râm hoặc nóng xót ở vùng thượng vị
• Lình bình đầy hơi
• Ợ nóng
• Buồn nôn
• Nôn ói
• Ợ ngược
Hãy đi khám bệnh ngay khi có các triệu chứng và dấu hiệu kể trên.
C-Các nguyên nhân gây khó tiêu?
Khó tiêu thường do loét dạ dày tá tràng hoặc do bệnh trào ngược dạ dày thực quản
gây ra. Trong bệnh trào ngược, chất acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản gây
đau ở ngực. Cần làm một số xét nghiệm để xác định là loét hay trào ngược.
Một số thuốc men, như các thuốc kháng viêm có thể gây ra chứng khó tiêu.
Đôi khi vẫn không tìm được nguyên nhân cụ thể nào gây ra chứng khó tiêu dù đã
tiến hành đầy đủ các xét nghiệm để chẩn đoán.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original
image is sized 800x600.
Hình ảnh trào ngược thực quản Grade A qua nội soi



This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original
image is sized 786x393.

Loét tá tràng (T) và loét dạ dày (P)

D-Chứng khó tiêu có nghiêm trọng?
Đôi khi chứng khó tiêu có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng—như một
ổ loét sâu ở dạ dày chẳng hạn. Ung thư dạ dày cũng là một nguyên nhân hiếm gặp
gây ra chứng khó tiêu. Khi bị khó tiêu, bệnh nhân nên đi khám bệnh sớm, nhất là
khi có các yếu tố sau đây:
• Trên 50 tuổi
• Sụt cân không chủ động
• Rối loạn nuốt
• Nôn ói nhiều
• Tiêu phân đen như hắc ín
• Sờ thấy u cục ở vùng thượng vị
Hình ảnh ung thư dạ dày qua nội soi

E-Điều trị chứng khó tiêu ra sao?
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu, tuy nhiên điều trị
nội vẫn là hướng xử trí thường được dùng nhất.
Nếu nguyên nhân chỉ là do loét dạ dày thì chứng khó tiêu có thể được điều trị dứt
điểm. Bệnh nhân cần dùng các thuốc ức chế acid. Nếu có nhiễm vi khuẩn thì phải
dùng thêm một số thuốc kháng sinh.
Khi chứng khó tiêu là do thuốc men gây ra thì nên ngưng ngay các loại thuốc đang
dùng và thay thế bằng các loại thuốc khác
Các thuốc trung hòa acid trong dạ dày có thể giúp giảm đau và giảm bớt các triệu
chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Cần phải nội soi dạ dày nếu:

• Vẫn còn đau dạ dày sau khi đã dùng thuốc chống khó tiêu được 8 tuần.
• Cơn đau giảm bớt được một thời gian rồi tái phát lại.
Khi nội soi, một ống nhỏ có gắn camera sẽ được đưa vào miệng bệnh nhân, qua
thực quản, xuống dạ dày. Bác sĩ quan sát lớp niêm mạc của ống tiêu hóa để xác
định nguyên nhân gây đau.

Nội soi dạ dày tá tràng

F-Các thuốc điều trị chứng khó tiêu có tác dụng phụ hay không?
Thuốc dùng điều trị chứng khó tiêu có thể gây tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua.
Một số thuốc khiến lưỡi và phân có màu đen. Một số thuốc khác có thể gây nhức
đầu, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng phụ khó chịu sau khi
dùng thuốc điều trị chứng khó tiêu. Có thể cần phải thay thế bằng thuốc khác hoặc
áp dụng một số biện pháp nào đó để giúp giảm nhẹ các tác dụng phụ.
Cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Phải uống hết các loại thuốc kháng
sinh đã được chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm bớt nhiều.

G-Người bệnh cần làm gì để đề phòng chứng khó tiêu?
Để cảm thấy dễ chịu hơn người bệnh cần phải:
• Bỏ thuốc lá, nếu có hút thuốc.
• Tránh các thực phẩm gây khó chịu tiêu hóa.
• Cố gắng giảm stress trong cuộc sống.
• Nếu bị chứng trào ngược thực quản thì nên tránh ăn ngay trước khi đi ngủ. Nâng
cao đầu giường 15-20cm có thể giúp giảm bớt triệu chứng.
• Tránh dùng các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen (Motrin), aspirin, naproxen
(Aleve) và ketoprofen (Orudis).
• Acetaminophen (Tylenol) là một chọn lựa tốt hơn để giảm đau nhức do không
ảnh hưởng đến dạ dày.


Bs Đồng Ngọc Khanh

×