Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thực tiễn áp dụng các hình thức sở hữu hiến định – Phần 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.11 KB, 9 trang )

Thực tiễn áp dụng các hình thức sở hữu hiến định
– Phần 3

2.2.Thực tiễn áp dụng hình thức sở hữu tập thể
Ở Việt Nam, sở hữu tập thể được hình thành và phát triển phổ biến trong lĩnh vực
nông nghiệp và thủ công nghiệp. Chế độ sở hữu mới đã phát huy được vai trò tích
cực trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp cải tạo
nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và thợ thủ công. Mặt khác,
chế độ đó cũng phát huy vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Chính sách ruộng đất ở Miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1958 đến trước năm 1975
Sau thời kỳ khôi phục kinh tế, Đảng và NNVNDCCH chủ trương cải tạo XHCN
đối với nông nghiệp bằng hình thức hợp tác xã. Vấn đề ruộng đất được đặt ra và
giải quyết thông qua phong trào hợp tác hoá là một nội dung cơ bản của hợp tác xã
nông nghiệp. Xác lập chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất gắn liền với tổ chức lao
động tập thể trong các hợp tác xã nông nghiệp từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn. Từ
đây, kinh tế hộ nông dân bị coi là kinh tế phụ.
Đầu những năm 1960, ở Miền Bắc với chế độ làm ăn tập thể, người nông dân đem
ruộng đất, nông cụ trâu bò thuộc quyền sở hữu của mình vào làm ăn tập thể.
Những tài sản này được định giá và hợp tác xã thanh toán dần cho xã viên cho đến
hết thì trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu tập thể của hợp tác xã. Kết quả, trong
hơn một nǎm, từ tháng 4-1959 đến mùa thu 1960, đã tập thể hoá 76% diện tích
ruộng đất canh tác của 2,4 triệu hộ nông dân, chiếm 84,8% tổng số hộ nông dân
miền Bắc.
Từ nǎm 1961 trở đi, Nhà nước tập trung củng cố, tǎng cường và mở rộng mô hình
sở hữu tập thể, bằng một loạt cuộc vận động ở nông thôn. Nội dung cơ bản của các
cuộc vận động thể hiện trên những điểm sau:
Một là, mở rộng quy mô sở hữu tập thể về ruộng đất từ thôn lên liên thôn, đỉnh cao
là quy mô toàn xã sau Hội nghị nông nghiệp ở Thái Bình tháng 8-1974.
Hai là, xác lập và thực hiện cơ chế quản lý tập trung trong kinh tế nông nghiệp từ
vi mô đến vĩ mô. Quản lý và sử dụng ruộng đất tập trung thống nhất theo chế độ


sở hữu tập thể. Mọi phân biệt về lợi ích kinh tế trên đất đai đều bị xoá bỏ.
Về phân phối, thực hiện nguyên tắc "trừ lùi" (thuế, quỹ, chi phí sản xuất, các
khoản điều hoà ), còn lại chia theo ngày công, bằng hiện vật.
Ba là, cơ chế vận hành của mô hình tập thể hoá triệt để ruộng đất, sức lao động và
các tư liệu sản xuất khác của nông dân bằng một bộ máy hành chính hoá, qua
nhiều tầng nấc trung gian từ Trung ương xuống tỉnh, huyện, xã và hợp tác xã.
Những chủ trương và biện pháp trong quá trình hợp tác hoá nông nghiệp đã tạo ra
“một cuộc cải cách ruộng đất” thứ hai nhằm thiết lập chế độ sở hữu tập thể về
ruộng đất trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn miền Bắc suốt 20 nǎm (1960-
1980).
Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ chế độ tập thể hoá đất đai đã
đem lại một số lợi ích thiết thực: đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất,
kỹ thuật bước đầu, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, phát triển giao
thông nông thôn, khai hoang, phục hoá. Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được áp
dụng trong nông nghiệp, làm thay đổi tập quán và phương pháp canh tác cổ
truyền, đưa lại nǎng suất cao, nhất là nǎng suất lúa. Trong thời kỳ cả nước có
chiến tranh, mô hình tập thể hoá triệt để này đã góp phần to lớn vào việc cung cấp
sức người, sức của cho
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Xét về bản chất kinh tế, việc tập thể hoá quyền sở hữu ruộng đất dần dần có
những mặt trái và hết sức hạn chế của nó, đó là:
- Quá trình củng cố mô hình kinh tế tập thể hoá quyền sở hữu ruộng đất chính là
quá trình tách lao động nông nghiệp ra khỏi ruộng đất mà hệ quả trực tiếp là làm
tha hoá người lao động, đỉnh cao là thời kỳ 1976-1980.
- Kinh tế hộ nông dân bị hoà tan vào kinh tế tập thể. Các thành viên lao động trong
gia đình nông dân bị xé lẻ, phân công vào các đội chuyên hoặc đội cơ bản đặt dưới
sự điều hành của bộ máy quản lý tập trung.
- Chức nǎng kinh tế của hộ gia đình cơ bản bị thủ tiêu, chỉ còn lại chức nǎng xã
hội. Lợi ích kinh tế trực tiếp của người lao động bị vi phạm đã làm mất đi sự thiết
tha với ruộng đất, làm mất đi bản chất cần cù một nắng hai sương của người nông

dân
Việt Nam.
- Do cơ chế quản lý tập trung quan liêu, ruộng đất thuộc sở hữu và sử dụng tập thể
theo kiểu "cha chung không ai khóc" đã dẫn đến tình trạng vô chủ trong quản lý và
sử dụng đất đai, gây ra lãng phí và mất đất đai nghiêm trọng ở Nam Hà, Thanh
Hoá và Hải Hưng mỗi tỉnh mất 2 vạn hécta. Trong 10 nǎm (1961-1971), mỗi tỉnh
mất đi
diện tích canh tác bằng diện tích hai huyện, còn đất gieo trồng ở miền Bắc mất đi
bằng diện tích hai tỉnh.
Nguyên nhân chính xuất phát từ chỗ :
- Do vi phạm các nguyên tắc về hợp tác hoá, đã bỏ qua nội dung kinh tế của các
nguyên tắc này. Cơ sở kinh tế của nguyên tắc tự nguyện chính là sự xã hội hoá sức
sản xuất, trên cơ sở đó xuất hiện nhu cầu hợp tác hoá các hộ nông dân, hợp tác ở
những khâu nào có lợi nhất cho phát triển sản xuất.
- Cơ sở kinh tế cǎn bản nhất của nông dân là quyền làm chủ sử dụng ruộng đất.
Trong tập thể hoá, NNVN đã xoá bỏ ngay từ đầu cơ sở kinh tế này. Song, trên
thực tế là do nhận thức đơn giản, giáo điều, duy ý chí về chế độ kinh tế XHCN. Cụ
thể là: quan niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ tồn tại hai hình thức sở
hữu: toàn dân và tập thể, và sau này đồng nghĩa với sở hữu nhà nước, từ đó đã
nóng vội muốn nhanh chóng xoá bỏ các loại hình sở hữu khác, coi đó là điều kiện
tiên quyết để xây dựng chế độ kinh tế mới trong khi chưa có đủ các tiền đề cần
thiết.
- Do phân phối bình quân, lợi ích kinh tế của nông dân bị vi phạm đã dẫn đến thủ
tiêu động lực sản xuất của người lao động.
- Hoạt động "quản lý là khâu yếu kém nhất, ruộng đất được tập thể hoá nhưng sử
dụng không có kế hoạch, dẫn đến cày sâu cấy muộn, bỏ sót ruộng, nǎng suất và
sản lượng thấp. Cán bộ quản lý thiếu nǎng lực do trình độ vǎn hoá thấp, không đủ
kinh nghiệm quản lý sản xuất, từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm sút, không hơn
sản xuất cá thể".
Vi dụ:

Lâm Đồng là địa phương duy nhất trong cả nước còn tồn tại các HTX nông nghiệp
kiểu cũ với tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tập thể. Hàng chục năm qua, các HTX
này hoạt động kém hiệu quả, nợ nần chồng chất.
Vấn nạn “cha chung”
11 HTX nông nghiệp kiểu cũ còn tồn tại ở Lâm Đồng là An Lạc (Bảo Lâm),
Thạnh Nghĩa (Đơn Dương), Đông Di Linh và Tây Di Linh (Di Linh) và 7 HTX ở
Bảo Lộc. Các HTX này có hơn 4.000 xã viên, hàng vạn lao động và đang sở hữu
hàng ngàn ha cây trồng.
Đất đai chủ yếu do xã viên đưa vào HTX nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất (sổ đỏ) lại thuộc về HTX. Xã viên chỉ được giao đất để sản xuất rồi nộp từ 3-
7%
sản lượng cho HTX chứ không có quyền chuyển nhượng, cho thuê; không được
thế chấp để vay vốn; không thể chủ động chuyển đổi giống và cơ cấu cây trồng, do
đó năng suất, chất lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích thấp hơn nhiều so với
các hộ cá thể.
Mỗi HTX sở hữu trung bình 150 ha đất (giá trị tài sản cố định từ vườn cây lên tới
nhiều tỷ đồng) nhưng số tiền thu khoán chỉ khoảng 100 triệu đồng mỗi năm nên
hầu như không có vốn để hoạt động. Tiêu biểu, HTX An Lạc sở hữu tới 300 ha
chè và cà phê nhưng chỉ có 430 ngàn đồng vốn lưu động.
Do công tác quản lý yếu kém nên nhiều xã viên chây ỳ không chịu trả nợ khiến
việc thu hồi vốn của HTX rất khó khăn dẫn đến tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con, nợ
nần chồng chất.
HTX Đông Di Linh đầu tư ứng trước 5,3 tỷ đồng cho xã viên từ những năm 2002
– 2003 nhưng đến nay xã viên vẫn còn nợ 4,1 tỷ, do đó HTX thiếu vốn trầm trọng,
không đủ chi phí quản lý và trả lãi ngân hàng; cán bộ quản lý chỉ được trả thù lao
vài ba trăm ngàn một tháng và không có bảo hiểm xã hội…
Bởi mô hình HTX kiểu cũ chỉ còn tồn tại ở Lâm Đồng nên xã viên chịu nhiều
thiệt thòi: Việc miễn thuế nông nghiệp và miễn lãi suất vay vốn cà phê đều bị
chậm trễ vì phải gửi công văn ra Chính phủ để xin bổ sung đối tượng được hưởng
chính sách là hộ xã viên.

Tiến trình chuyển đổi quá chậm
Từ những năm 2003-2005, nhiều xã viên đã bức xúc kiến nghị nhưng mãi đến
tháng 2/2006, UBND tỉnh Lâm Đồng mới ra quyết định tổ chức triển khai “Hóa
giá vườn cây và chuyển giao quyền sử dụng đất (HGVC&CGQSDĐ) của HTX
cho hộ xã viên quản lý sử dụng”.
Mỗi vườn cây được tính toán, xác định giá trị để hóa giá rồi cấp sổ đỏ cho hộ xã
viên đang trực tiếp sản xuất. Số tiền HGVC sẽ được bổ sung vào vốn sản xuất kinh
doanh của HTX để phát triển ngành nghề, tăng cường các hoạt động dịch vụ, tín
dụng…
Theo kế hoạch, đến tháng 6/2006 phải hoàn thành công tác này ở HTX Tiến Phát,
sau đó mở rộng triển khai trong 10 HTX còn lại. “Có lẽ do sống trong bao cấp quá
lâu nên cán bộ HTX thiếu năng động, sáng tạo khi xây dựng phương án hoạt động
mới. Tổ chuyên viên phải hướng dẫn nhiều lần nên mất nhiều thời gian” - Tổ
trưởng tổ chuyên viên Ban chỉ đạo HGVC&CGQSDĐ tỉnh Lâm Đồng Nguyễn
Văn Lục nhận định.
Thế nhưng, gần hết tháng 10/2006 mà phương án “HGVC&CGQSDĐ” của Tiến
Phát vẫn chưa được chính quyền thông qua.
9 HTX khác cũng đã xây dựng phương án nhưng chưa thể triển khai vì chưa có
biện pháp xử lý tài chính phù hợp, chưa định hướng được việc sử dụng nguồn vốn
để kinh doanh…
Nguyên nhân do năng lực xây dựng phương án của các HTX còn nhiều hạn chế.
Các ngành các cấp cũng chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, đội ngũ của tổ chuyên
viên còn mỏng, hoạt động chưa đồng đều…
Mặt khác hiện có sự chênh lệch rất lớn giữa diện tích giao khoán, diện tích trên
bản đồ và diện tích thực tế. Qua kiểm tra 604 thửa đất của HTX Tiến Phát, có tới
216 thửa sai sót về diện tích.
Sau nhiều lần điều chỉnh của phường và thị xã, hiện vẫn còn 37 thửa có nhiều sai
sót không thể điều chỉnh được, do đó Sở TN&MT phải tiến hành đo đạc lại bản đồ
địa chính, điều chỉnh lô thửa.
Ban chỉ đạo HGVC&CGQSDĐ thừa nhận tiến độ triển khai còn chậm và cho biết

đang đốc thúc các ban ngành và 11 HTX đẩy nhanh tiến độ bởi càng kéo dài hoạt
động của HTX kiểu cũ thì càng lỗ nặng, phát sinh thêm những vụ tố cáo, khiếu nại
phức tạp…/.

×