Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dinh dưỡng cho lúa thu đông pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.85 KB, 4 trang )

Dinh dưỡng cho lúa thu đông
NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA LÚA THU ĐÔNG
ThS Nguyễn Văn Liêm, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh
Long cho biết năm nay Vĩnh Long xuống giống
53.300 ha lúa vụ thu đông, vượt 800 ha so với kế
hoạch, đa số đang trong giai đoạn đẻ nhánh, một số
trong giai đoạn làm đòng. Trừ một số diện tích khi
xuống giống gặp mưa lớn, một số bị ngộ độc hữu cơ,
còn lại đều phát triển khá tốt. Ngoài ra dịch hại cũng
có tăng lên, nhất là rầy nâu và bệnh VL, LXL, tuy
nhiên chưa phải là trầm trọng và đang còn nằm trong
tầm kiểm soát.
Giải thích hiện tượng một số diện tích bị ngộ độc hữu
cơ, ThS Liêm cho rằng, cập rập chạy cùng thời vụ là
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Bình thường
thì sau khi thu hoạch lúa hè thu, ruộng phải được cày
và phơi ải tối thiểu 20 ngày nhưng do bị thúc ép bởi
khung thời vụ nên một số diện tích không đủ thời
gian cách ly, gốc rạ chưa kịp phân hủy làm cho lúa bị
ngộ độc
Vĩnh Long là địa phương không bị lụt đầu vụ, không
bị mặn cuối vụ, phần lớn diện tích đều được tưới theo
hình thức tự chảy mà còn một số khó khăn trên nên
các tỉnh có diện tích thu đông lớn, đầu nguồn sông
Cửu Long thì càng bị thúc ép nhiều hơn. Bị bó trong
khung thời vụ, phần lớn thời gian xuống giống và
phát triển của lúa đều nằm trong mùa mưa bão là đặc
trưng của lúa vụ thu đông.
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LÚA THU
ĐÔNG
Trên cơ bản, lúa thu đông vẫn cần nền dinh dưỡng


cho lúa thâm canh, ngắn ngày về NPK, trung vi
lượng như vụ khác. Tuy nhiên do sinh trưởng và phát
triển trong mùa mưa, thời gian đất nghỉ được ít nên
dinh dưỡng cho lúa thu đông có phần khác với lúa vụ
đông xuân và lúa hè thu. Trước hết cần xác định rằng
năng suất lúa thu đông sẽ không cao được như vụ ĐX
và HT, do lượng bức xạ kém hơn, bởi vậy nếu có bón
phân dư thì cây cũng không hấp thụ được hết. Nhu
cầu về phân đạm của lúa thu đông chỉ cần 85- 90% so
với vụ ĐX, nếu bón phân N bằng với ĐX thì cây sẽ
dễ bị lốp, mềm yếu, dễ đổ ngã và nhiễm sâu bệnh.
Như cầu về lân và kali thì có thể sử dụng tương
đương.
Điểm khác biệt căn bản khác là do bị tác động của
các điều kiện như nói trên nên cây con không được
khỏe mạnh như lúa ĐX nên lân và kcần được cung
cấp ngay từ đầu. Vụ ĐX bà con nông dân có tập quán
sử dụng phân đạm và lân (DAP + Urea) bón cho lúa
trong giai đoạn đầu 7-10 ngày sau sạ, nhưng với lúa
thu đông thì giai đoạn này cây cần bón cả kali, vì kali
sẽ giúp cây chống chịu tốt hơn.
Ngoài ra với lúa thu đông cần thiết tăng cường phân
silic. Phản ứng của lúa với silic không rõ ràng và
nhanh như phân đạm, tuy nhiên silic có vai trò lớn
làm cho thành tế bào dày hơn và cứng cây hơn, lá
mọc thẳng hơn nên hiệu suất quang hợp sẽ cao hơn
nên chẳng những chống đổ ngã tốt, hạn chế sâu bệnh
mà còn làm tăng năng suất và chất lượng hạt lúa.
Với những đặc trưng như trên nên với lúa thu đông
vẫn được bón phân 3 lần, lần 1 : 7-10 ngày sau sạ, lần

2 : 18-20 ngày sau sạ và lần 3 : 38-42 ngày sau sạ và
ngay lần bón đầu tiên đã cần phải bón đầy đủ cân đối
NPK và trung vi lượng. Các loại phân chuyên dùng
cho lúa như Lúa 1, Lúa 2 của Bình Điền đáp ứng
được nhu cầu này nên sẽ cho hiệu quả cao.
XỬ LÝ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

×