36
cũng đưa ra một dấu hiệu khả quan cho thấy đây là một nghiệp vụ tiềm năng
phát triển trên thị trường Việt Nam. Nếu như năm 1998, Bảo Việt Hà Nội mới
chỉ nhận bảo hiểm cho 30 đơn vị thì đến năm 2001 số đơn vị tham gia bảo
hiểm đã tăng lên hơn gấp đôi so với con số đó, lên tới 76 đơn vị. Bên cạnh đó,
số phí thu được cũng tăng từ 399 triệu năm 1998 lên 895 triệu năm 2001 và số
tiền bảo hiểm tăng từ 266 tỷ đồng năm 1998 đến năm 2001 là 597 tỷ đồng.
Nguyên nhân của sự tăng này là do số lượng các nhà đầu tư vốn vào Việt
Nam ngày càng tăng, các nhà đầu tư đã quá quen với tập quán tham gia bảo
hiểm nên khi vào Việt Nam tiến hành hoạt động kinh doanh họ rất mong
muốn được bảo hiểm cho rủi ro gián đoạn kinh doanh khi chẳng may tổn thất
xảy ra, do đó trong khi tham gia bảo hiểm cháy họ đã yêu cầu Bảo Việt Hà
Nội bán kèm cho họ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy. Cũng phải nói
rằng con số tăng lên đó phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân từ phía bên
ngoài, còn thực tế Bảo Việt Hà Nội cũng không hề chú ý đến công tác khai
thác nghiệp vụ này lắm. Chính vì vậy, Bảo Việt Hà Nội đã để ngỏ hoàn toàn
thị trường các doanh nghiệp trong nước. Sau khoảng chục năm triển khai
nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy, số lượng hợp đồng khai
thác được từ các doanh nghiệp trong nước quá ư là ít ỏi. Năm 2000 có thể coi
là năm đỉnh điểm về doanh thu phí từ các hợp đồng kí với các doanh nghiệp
trong nước, nhưng con số đó chỉ dừng ở 38 triệu đồng, một con số không có ý
nghĩa gì đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại một công ty bảo hiểm lớn
như Bảo Việt Hà Nội.
Vậy tại sao tại các nước phát triển, người dân lại có thói quen mua bảo hiểm
gián đoạn kinh doanh và doanh thu của hoạt động này lại chiếm tỉ lệ cao
trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài? Đơn cử như "tại công ty bảo hiểm Berkshire Hathaway (Mỹ), tỉ
trọng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh chiếm tới hơn 9% trong số các
37
nghiệp vụ bảo hiểm triển khai" [5, 65], tương đương với tỉ trọng của những
nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu lớn nhất tại Bảo Việt Hà Nội hiện nay như
bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm hoả hoạn. Sở dĩ một nghiệp vụ bảo
hiểm rất được coi trọng và có doanh thu cao ở các quốc gia phát triển như
nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy lại gặp khó khăn tại thị
trường bảo hiểm Việt Nam như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả
nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan.
Về phía nguyên nhân khách quan thì chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng bảo
hiểm nói chung là một ngành rất mới tại Việt Nam so với những ngành tài
chính khác. Người dân Việt Nam hầu hết đều chưa hiểu về bảo hiểm và chưa
nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm, vì vậy việc khai thác
bảo hiểm gián đoạn kinh doanh lại càng khó khăn hơn do đặc điểm của nó là
phụ thuộc vào loại bảo hiểm khác, cụ thể ở đây là bảo hiểm hoả hoạn. Thêm
vào đó, tài liệu hướng dẫn tham khảo về hoạt động bảo hiểm này hầu như
không có tại Việt Nam, nếu có thì may ra là những tài liệu nước ngoài chưa
được dịch ra, vì vậy ngay cả những cán bộ bảo hiểm lâu năm trong ngành bảo
hiểm nước nhà cũng cảm thấy lúng túng khi phải tiếp xúc với nghiệp vụ này.
Vì vậy, việc triển khai nghiệp vụ này tại Bảo Việt Hà Nội chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống khác, do đó chắc
chắn không thể tránh được những khó khăn nhất định trong quá trình thực
hiện hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả vì bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh mang những đặc điểm riêng mà các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống
không hề có.
Về phía nguyên nhân chủ quan, trước hết phải kể đến nguyên nhân về trình độ
hạn chế của nhiều cán bộ công nhân viên trong ngành bảo hiểm, đặc biệt là
cán bộ khai thác hầu hết đều không được qua đào tạo một cách có bài bản về
bảo hiểm và làm việc dựa trên kinh nghiệm là chính, đã dẫn đến tình trạng
38
giải thích sai các điều khoản bảo hiểm cho khách hàng. Điều đó tất yếu gây ra
những khó khăn không thể lường trước trong việc thực hiện bất cứ một khâu
tiếp theo nào của hoạt động bảo hiểm khi chẳng may tổn thất xảy ra, dẫn đến
việc làm mất lòng tin của khách hàng đối với công ty bảo hiểm, tạo cảm giác
"bị lừa" đối với người tham gia bảo hiểm. Như vậy, chính những người cán
bộ bảo hiểm đã là những người tạo ra ấn tượng đầu tiên cho những con người
còn chưa hiểu biết gì về bảo hiểm rằng người bảo hiểm là "kẻ lừa đảo". Hơn
nữa, nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nói chung và nghiệp vụ bảo
hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy nói riêng là nghiệp vụ mang tính trừu
tượng cao, khó triển khai vì mắc phải nhiều khó khăn trong công tác tính số
tiền bảo hiểm, số tiền bồi thường, Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm này
không được coi ngang hàng với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, nên chưa có sự
tuyên truyền hay quảng cáo gì hết, nhân viên bảo hiểm cũng không chủ động
tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản phẩm, Nói cách khác, hầu như khâu
khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm này không hề hoạt động. Vì thế làm cho
bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy trở nên quá xa lạ đối với các chủ thể
kinh doanh trong nền kinh tế. Phần lớn các doanh nghiệp chưa có hiểu biết gì
về loại hình nghiệp vụ này, do vậy họ không tham gia. Đa số các đơn cấp
được là do các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, những doanh nghiệp này
đã có thói quen sử dụng dịch vụ bảo hiểm này tại nước họ, tự yêu cầu mua
thêm bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau khi đã mua bảo hiểm cháy.
Tuy vậy, dù vấp phải những khó khăn như vừa đề cập, qua số liệu trên chúng
ta cũng không thể phủ nhận được rằng qua các năm triển khai, bảo hiểm gián
đoạn kinh doanh cũng có sự tăng trưởng về số đơn vị tham gia và doanh thu
phí. Điều đó thể hiện rằng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đang dần thu hút
được nhiều khách hàng hơn. Đó mới là những con số bước đầu và chắc chắn
đây là một nghiệp vụ giàu tiềm năng cho công ty khai thác trong tương lai.
39
Hơn thế nữa, vì nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy còn chưa
được chú trọng tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhiều công ty bảo hiểm
trong nước không chú ý đến loại bảo hiểm này nên Bảo Việt Hà Nội cũng có
được thuận lợi về yếu tố cạnh tranh khi triển khai nghiệp vụ. Thêm vào đó,
như đã đề cập ở trên, hầu hết các hợp đồng kí được là do khách hàng tự tìm
đến, yêu cầu bảo hiểm hoặc thông qua môi giới, điều đó chứng tỏ Bảo Việt
Hà Nội là công ty có uy tín lớn trên thị trường bảo hiểm hiện nay, đồng thời
cũng có những chính sách hợp lý đối với các tổ chức trung gian.
2.3.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Mục đích của bảo hiểm không chỉ dừng lại ở việc bồi thường, ổn định tài
chính cho người tham gia bảo hiểm mà còn nhằm hạn chế các thiệt hại cũng
như hậu quả của chúng. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất không những
giúp cho công ty bảo hiểm tránh khỏi những vụ bồi thường cho các tổn thất
gây ra bởi những rủi ro có thể hạn chế được xác suất xảy ra mà còn là một
phương cách hữu hiệu để người dân biết đến bảo hiểm.
Tại Bảo Việt Hà Nội, trên cơ sở số phí thu được hàng năm, công ty tiến hành
trích mức chi đề phòng hạn chế tổn thất. Khoản chi này sẽ được chi vào các
mục đích như tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí, hội nghị khách hàng, Do bảo
hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy chỉ được coi là nghiệp vụ mở rộng phạm
vi bảo hiểm của bảo hiểm cháy, tổn thất chỉ xảy ra khi có rủi ro cháy xảy ra,
vì vậy số chi cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được tính bổ sung cho
số chi đề phòng hạn chế tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm cháy. Tuy nhiên, số
chi này vẫn được bóc tách ra vào cuối mỗi kỳ nhằm phục vụ cho công tác
đánh giá kết quả kinh doanh của từng nghiệp vụ. Cụ thể nghiệp vụ này đã
đóng góp vào công tác chi đề phòng, hạn chế tổn thất như sau:
40
Bảng
3:
Tình hình chi đề phòng, hạn chế tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm
gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà Nội thời kỳ 1998 - 2001.
Năm
Tổn
g chi
(tr.đ
)
Tỉ lệ
% so
với
phí
thu
Chi tuyên
truyền
Chi hỗ trợ kinh
phí
Chi hội nghị
Mức
chi
(tr.đ)
Tỷ lệ
%/
Tổng
chi
Mức
chi
(tr.đ)
Tỷ lệ
%/
Tổng
chi
Mức
chi
(tr.đ)
Tỷ lệ
%/
Tổng
chi
1998
19,9
5
5,0 5,985 30,0 11,970
60,0 1,995 10,0
1999
21,2
1
4,2 6,363 30,0 12,726
60,0 2,121 10,0
2000
29,2
5
4,5 8,483 29,0 16,907
57,8 3,860 13,2
2001
35,8
0
4,0 10,350
28,9 20,725
57,9 4,725 13,2
Nguồn: Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp - Bảo Việt Hà Nội
Như vậy, hàng năm Bảo Việt Hà Nội đã chi ra một khoản tiền nhất định cho
công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Trong các khoản chi đề phòng hạn chế
tổn thất thì khoản chi hỗ trợ kinh phí là khoản chi lớn nhất, chiếm khoảng
60% trong tổng chi. Khoản chi này gồm chi mua các phương tiện cần thiết tối
thiểu như bình chữa cháy, còi báo động và chi cho công tác luyện tập của đội
41
chữa cháy bán chuyên nghiệp của cơ quan và doanh nghiệp, chi thiết lập các
biển báo cấm lửa, Điều đó cho thấy công ty đã rất quan tâm đến việc phối
hợp cùng các doanh nghiệp trong công tác phòng cháy chữa cháy, không
những hướng dẫn cho họ cách phòng cháy, chỉ cho họ những nơi có độ rủi ro
cao mà công ty còn hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp để công tác phòng
cháy được tiến hành tốt hơn nhằm hạn chế tới mức tối thiểu các rủi ro có thể
xảy ra ảnh hưởng tới công việc kinh doanh.
Một khoản chi khác cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi đề phòng hạn
chế tổn thất là chi tuyên truyền, quảng cáo. Việc chi tuyên truyền đề phòng,
hạn chế tổn thất cho bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy trong từng kỳ
được tính bằng cách tách chi phí tuyên truyền theo tỉ lệ chi tuyên truyền cho
bảo hiểm cháy và gián đoạn kinh doanh sau cháy. Sở dĩ có cách tính như vậy
vì khi tuyên truyền, quảng cáo, Bảo Việt không bao giờ tách riêng việc tuyên
truyền, quảng cáo cho bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy ra khỏi bảo
hiểm cháy do thực chất thì hai nghiệp vụ bảo hiểm này có cùng rủi ro được
bảo hiểm. Trong thời gian khoảng hai năm trở lại đây, chúng ta cũng nhận
thấy rằng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Bảo Việt Hà Nội
nói riêng và Tổng công ty bảo hiểm nói chung đã có nhiều chương trình đề
cập tới những tổn thất mang tính hậu quả có thể phát sinh trong cuộc sống
thường ngày nếu con người không biết tự bảo vệ lấy chính mình bằng những
hành động cụ thể nhằm ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, hàng năm
công ty vẫn cùng các công ty bảo hiểm khác như Vinare, Muniche, hoặc
cùng các công ty bảo hiểm trong Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đồng tổ
chức các hội nghị, thông qua đó tiến hành tìm hiểu, phân tích, đánh giá và rút
ra kinh nghiệm từ thực tiễn để đề ra các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất
có hiệu quả nhất.
42
Tóm lại, rõ ràng công ty có chú trọng tới công tác đề phòng và hạn chế tổn
thất đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy cũng như bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh sau cháy. Theo tỷ lệ chi đề phòng, hạn chế tổn thất tối đa tính trên phí
bảo hiểm giữ lại của từng nghiệp vụ bảo hiểm ban hành kèm theo thông tư số
71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính qui định tỉ lệ chi đề
phòng hạn chế tổn thất của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là 5% trên tổng
phí bảo hiểm giữ lại của nghiệp vụ này. Trên thực tế thì số chi đề phòng, hạn
chế tổn thất cho nghiệp vụ này tại Bảo Việt Hà Nội qua các năm chủ yếu thấp
hơn 5%. Như vậy, Bảo Việt Hà Nội đã giảm được chi phí trong công tác đề
phòng, hạn chế tổn thất. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được kết quả của công
tác này, chúng ta phải xem xem công tác đề phòng, hạn chế tổn thất có mang
lại kết quả là làm giảm tình hình xảy ra rủi ro hay không, cụ thể là thông qua
số liệu về các vụ bồi thường tại Bảo Việt Hà Nội.
2.3.3. Công tác giám định và bồi thường
Mục đích của hoạt động bảo hiểm là bồi thường nhanh chóng, chính xác, kịp
thời và công bằng cho người được bảo hiểm khi không may họ gặp phải rủi
ro. Công tác bồi thường được thực hiện hiệu quả chính là một biện pháp tốt
nhất để tạo ra sự tín nhiệm cũng như niềm tin của khách hàng đối với công ty
bảo hiểm. Khi công tác này được chú trọng thực hiện tất sẽ gây ra tiếng vang
lớn, uy tín của công ty sẽ được nâng cao và khi đó khách hàng sẽ trở thành
người quảng cáo có hiệu quả nhất cho công ty. Để tiến hành công tác bồi
thường đủ, chính xác, công ty bảo hiểm phải dựa chủ yếu vào kết quả thu
được từ công tác giám định tổn thất. Chính vì vậy, đối với Bảo Việt Hà Nội,
công tác giám định và bồi thường được đánh giá là một dịch vụ sau bán hàng
hết sức quan trọng.
Trong thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội cũng đã xảy ra nhiều vụ cháy và gây
thiệt hại không nhỏ cho các tổ chức, cá nhân liên quan và hậu quả là dẫn đến