Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay của công ty Bảo Việt phần 4 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.56 KB, 7 trang )


22
trước khi xảy ra tổn thất , thì đối với bảo hiểm gián đoạn kinh doanh lại không
hoàn toàn như vậy. Chúng ta hãy xem xét một ví dụ ngắn. Một nhà sản xuất
hàng phục vụ lễ Giáng Sinh.Và hiện giờ hàng đang trong nhà kho chờ ngày
đem bán. Một vụ cháy xảy ra ở nhà kho, phá huỷ hầu hết số hàng hoá phục vụ
cho Giáng Sinh. Như vậy ta sẽ thấy ngay có một số nhân tố khiến hầu như
không thể đưa người được bảo hiểm trở về vị trí tài chính giống như trước khi
xảy ra tổn thất như nhà sản xuất đã bỏ lỡ thị trường, mất khách hàng Vì vậy,
đối với các đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, bồi thường có thể được coi là
một nỗ lực đưa người bảo hiểm trở về vị trí tài chính mà lẽ ra người đó sẽ
phải có nếu như tổn thất không xảy ra.
Để xác định số tiền thiệt hại lợi nhuận gộp, công thức sau thường được sử
dụng:

Tỉ lệ lợi nhuận gộp =
lợi nhuận được đảm bảo
Tổng giá trị các tài khoản thu nhập
liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp

Thiệt hại doanh
thu thực tế
=
doanh thu lẽ ra
được thực hiện
-
doanh thu thực tế
được thực hiện

Thiệt hại lợi


nhuận gộp
=
thiệt hại doanh
thu thực tế
x
t
ỉ lệ lợi
nhuận gộp


23
Thiệt hại lợi nhuận gộp cho phép ta xác định được số tiền bồi thường tối đa,
nhưng phải trừ đi mức miễn thường (thường được tính bằng ngày trong bảo
hiểm thiệt hại kinh doanh). "Giả định, mỗi đơn vị doanh thu bao gồm 0,6 đơn
vị là chi phí mua nguyên vật liệu và các chi phí biến đổi khác, 0,3 đơn vị là
chi phi cố định, 0,1 đơn vị là lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, khi xảy ra tổn thất
làm gián đoạn kinh doanh thì người được bảo hiểm sẽ không phải gánh chịu
tổn thất của cả 1 đơn vị doanh thu đó mà sự giảm doanh thu sẽ kéo theo việc
giảm tương ứng chi phí biến đổi, vì vậy người bảo hiểm sẽ không chịu trách
nhiệm đối với 0,6 đơn vị chi phí mua nguyên vật liệu và các chi phí biến đổi
khác mà chỉ cần bồi thường 0,4 đơn vị chi phí cố định và lợi nhuận ròng là có
thể đưa người được bảo hiểm trở về tình trạng tài chính mà lẽ ra người đó có
nếu như tổn thất không xảy ra". [5, 61]. Do đó, số thiệt hại lợi nhuận gộp là số
tiền bồi thường tối đa mà người được bảo hiểm có thể nhận được. Tuy nhiên
trên thực tế, như đã phân tích trong ví dụ trên, thì số tiền bồi thường sẽ hiếm
khi đạt được bằng số thiệt hại lợi nhuận gộp.
Yếu tố thời hạn bồi thường được đưa vào đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
khác hoàn toàn so với đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất, thời hạn bồi thường
trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được ghi rõ trong đơn bảo hiểm và phải
do người được bảo hiểm tự chọn.

CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI TỪ NĂM 1998 - 2001

2.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
GIÁN ĐOẠN KINH DOANH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI

24
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty bảo hiểm Hà Nội
Công ty bảo hiểm Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội) được thành lập từ năm
1980 theo quyết định số 1125/QĐ-TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ Tài chính,
và trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Bảo
Việt Hà Nội là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Trải qua 21 năm hoạt động liên tục, công ty Bảo Việt
Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ lúc đầu
thành lập chỉ có 10 cán bộ với một phòng nhỏ làm trụ sở, đến nay Bảo Việt
Hà Nội đã trở thành một đơn vị kinh tế mạnh với đội ngũ hàng trăm cán bộ
bảo hiểm, có trụ sở chính khang trang, thành lập các văn phòng trực thuộc tại
tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố cùng mạng lưới cộng tác viên,
đại lý phủ kín các địa bàn dân cư của thành phố, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu
cầu của nhân dân, trở thành một đơn vị chủ lực của Tổng công ty bảo hiểm
Việt Nam. Theo cơ cấu tổ chức văn phòng hiện nay, song song với nhiệm vụ
khai thác khách hàng, văn phòng công ty có chức năng quản lý và giám sát
hoạt động của các văn phòng địa phương trực thuộc. Bởi vậy, ngoài các
phòng ban phụ trách các vấn đề tổ chức nhân sự, kế toán, , những phòng
nghiệp vụ ngoài nhiệm vụ trực tiếp tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ trên
địa bàn mà công ty phân cấp còn có chức năng giúp đỡ các văn phòng tại các
quận, huyện trong việc quan hệ với khách hàng, cân nhắc chấp nhận bảo
hiểm, phát hành hợp đồng bảo hiểm, xử lý khiếu nại, giám định và bồi

thường.
Cơ cấu tổ chức hiện nay của Bảo Việt Hà Nội được biểu hiện qua sơ đồ sau:



Giám đốc
Phó Giám
đố
c

Phó Giám
đố
c

Phòng
BH
Phi
Phòng
BH
Hàng
Phòng
kiểm
tra n

i
Phòng
tổng
h

p


Phò
ng
BH kỹ
thu

t

Phòng
BH
cháy &
Phòng
BH
qu

c
Phòng
giám
đ

nh b

i

25












Trong vài năm gần đây, kinh tế xã hội của cả nước nói chung và thủ đô nói
riêng tiếp tục ổn định và phát triển. Đây là yếu tố thuận lợi cho công tác kinh
doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của Bảo Việt nói riêng.
Được sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ của lãnh đạo Tổng công ty, sự hợp tác
giúp đỡ thường xuyên của các phòng ban thuộc Tổng công ty, cán bộ công
nhân viên của Bảo Việt Hà Nội đã từng bước tích luỹ kinh nghiệm trong hoạt
động cạnh tranh. Hơn nữa, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cán bộ công ty cũng
luôn đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh
doanh của Tổng công ty và Nhà nước giao cho. Năm nào Bảo Việt Hà Nội
cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh, đạt tốc độ tăng trưởng cao
về doanh số và tỷ lệ tích luỹ, đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của
Tổng công ty và của ngành bảo hiểm nói chung. Đó là những dấu hiệu đáng
mừng đối với Bảo Việt Hà Nội. Bên cạnh đó, hoạt động của Công ty Bảo Việt
Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của thị trường bảo hiểm

26
cao hơn những năm trước. Địa bàn thủ đô là nơi diễn ra sự cạnh tranh quyết
liệt không chỉ giữa các công ty bảo hiểm trong nước mà còn với công ty bảo
hiểm nước ngoài. Bảo Việt Hà Nội phải cạnh tranh với các công ty khác
không những về tỉ lệ phí, chi kinh doanh mà còn cả những yếu tố về phục vụ.
Việc mở rộng hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài trên thị trường
làm cho tính cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trong nước vốn đã gay gắt
nay càng thêm khốc liệt dẫn đến việc phí bảo hiểm có xu hướng giảm, nhất là
trong các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm. Doanh thu phí

bảo hiểm của các hoạt động này giảm đáng kể do phí bảo hiểm giảm và phải
chia xẻ phí do đồng bảo hiểm. Hơn nữa, trong năm 2000 và 2001, tốc độ giải
ngân các nguồn vốn đầu tư cho các dự án trên địa bàn Hà Nội còn chậm làm
ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt.
Trước điều kiện khó khăn như vậy, công ty đã tổ chức phục vụ tốt khách hàng
để giữ vững địa bàn và phát triển kinh doanh, đồng thời áp dụng linh hoạt
chính sách của Nhà nước, các quy định của Tổng công ty vào hoạt động kinh
doanh. Một biện pháp quan trọng Bảo Việt Hà Nội đang thực hiện nhằm cải
thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo khả năng cạnh tranh là thay đổi
phương thức hạch toán kinh doanh, giao khoán cụ thể hoạt động kinh doanh
cho từng phòng, và các phòng phải có nhiệm vụ tương hỗ nhau nhằm thực
hiện chỉ tiêu kinh doanh tốt hơn.
Với phương châm "phục vụ khách hàng là phục vụ chính mình", "đáp ứng
những cái khách hàng cần chứ không phải những gì mình có", Bảo Việt Hà
Nội đã không ngừng đổi mới phong cách làm việc để phục vụ khách hàng
ngày một tốt hơn. Vì vậy, Bảo Việt Hà Nội vẫn luôn là người bạn đồng hành
tin cậy của khách hàng.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực
nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, hiện nay Bảo Việt Hà Nội thông qua

27
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam đã quan hệ với nhiều công ty tái bảo hiểm,
các công ty giám định, điều tra tổn thất có uy tín trên toàn thế giới như
Lloyd's, Commercial Union (UK), AIG, CIGNA (Mỹ), Tokyo Marine,
Yasuda Mitsui Marine (Nhật), Muniche (Đức), Trong vài năm gần đây, Bảo
Việt Hà Nội đã nhận được sự cộng tác, giúp đỡ tận tình của các công ty này
trong việc đánh giá, chấp nhận rủi ro, thanh tra và xử lý khiếu nại.
2.1.2. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh tại Bảo Việt Hà Nội
Mặc dù bảo hiểm hoả hoạn là một nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện từ rất xa xưa

trong lịch sử phát triển của bảo hiểm, nhưng tại Việt Nam nói chung và tại
Bảo Việt Hà Nội nói riêng, mãi đến ngày 17/1/1989 nghiệp vụ bảo hiểm cháy
(hay bảo hiểm hoả hoạn) mới chính thức được triển khai theo quyết định số
06-TC-QĐ của Bộ Tài chính. Ngay sau khi được triển khai, nghiệp vụ bảo
hiểm này đã khẳng định ngay vai trò quan trọng của nó qua việc doanh thu
phí bảo hiểm tăng đều đặn qua các năm và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong
tổng doanh thu phí của tất cả các nghiệp vụ. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
sau cháy tuy là một nghiệp vụ mở rộng phạm vi của bảo hiểm cháy và đóng
vai trò không kém phần quan trọng so với bảo hiểm cháy nhưng thực chất nó
lại không ra đời vào thời điểm bảo hiểm cháy bắt đầu được triển khai. Phải
cho tới năm 1994, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh mới bắt đầu được đưa vào
thử nghiệm. Từ khi đưa vào triển khai, số đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
sau cháy do Bảo Việt Hà Nội kí được với khách hàng vẫn chưa nhiều, chủ yếu
là với các công ty liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài. Hầu hết
các đơn bảo hiểm được cấp thông qua môi giới. Chúng ta có thể xem qua tỉ
trọng của doanh thu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà
Nội thông qua bảng sau:

28
Bảng 1:

Tỉ trọng doanh thu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy
tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1998 - 2001
Năm

Doanh thu bảo hiểm
gián đoạn kinh
doanh sau cháy(tr.
đ)
Doanh thu

toàn công ty
(tr. đ)
Tỷ lệ doanh thu bảo
hiểm gián đoạn kinh
doanh sau cháy/ doanh
thu toàn công ty (%)
1998

399 79.068 0,50
1999

505

87.653

0,58

2000

650 74.887 0,87
2001

895 75.800 1,18
Nguồn số liệu: Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp - Bảo Việt Hà
Nội.

Số liệu bảng 1 cho thấy tỷ lệ doanh thu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn so với tổng doanh thu của Bảo Việt Hà Nội. Tuy
nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng doanh thu của nghiệp vụ này ngày càng
tăng cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Trong khi nhiều nghiệp vụ bảo hiểm

khác như bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng lắp
đặt, đang có xu hướng giảm dần doanh thu khai thác do phải đối mặt với sự
cạnh tranh gay gắt của các công ty bảo hiểm khác thì nghiệp vụ bảo hiểm này
lại đang mang lại cho Bảo Việt Hà Nội doanh thu ngày càng tăng hơn qua các
năm triển khai. Điều đó chứng tỏ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là một
nghiệp vụ đầy tiềm năng, hứa hẹn mang lại nguồn thu không nhỏ cho Bảo
Việt Hà Nội.
Hơn thế, với mục tiêu giữ khách hàng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách
hàng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cùng với mục tiêu tăng

×