Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.24 KB, 34 trang )

1
THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ CỦA
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 THỊ TRƯỜNG THẺ VIỆT NAM.
2.1.1 Vài nét về thị trường thẻ ở Việt Nam hiện nay:
 Hiện nay, cả nước có 63 NH, trrong đó có 5 NHNN, 39 Ngân hàng TMCP, 13
NH 100% vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánh NH nước ngoài tại VN, 5 NH liên
doanh và 1 quỹ tín dụng.
 Các phương tiện và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phát triển rất
mạnh trong 5 tháng đầu năm nay, đặc biệt đối với dịch vụ thẻ.
2.1.1.1 ATM vẫn tăng “nóng” về Số lượng:
• SỐ LƯỢNG THẺ ATM PHÁT HÀNH QUA CÁC NĂM:
Bảng 2.1: Số lượng thẻ phát hành qua các năm.
ĐVT: 1000 chiếc
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thẻ phát hành từ các trang web)
 Số lượng thẻ phát hành trên thị trường tăng trưởng đều qua các năm. Năm
2007 tăng 2,5 triệu thẻ so với năm 2006; Năm 2008 tăng 5,5 triệu thẻ so với năm
2007; Năm 2009 tăng 7,6 triệu thẻ so với năm 2008; Đến đầu tháng 6.2010, số lượng
thẻ phát hành trên phạm vi cả nước đã đạt trên 24 triệu thẻ. Như vậy so với thời
điểm cuối năm 2009, số lượng thẻ phát hành tăng thêm 14,3%.
• SỐ LƯỢNG MÁY ATM PHÁT HÀNH QUA CÁC NĂM
Bảng 2.2: Số lượng máy ATM phát hành qua các năm.
ĐVT: Máy
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thẻ phát hành từ các trang web)
 Số lượng máy ATM được các NHTM lắp đặt tăng trưởng qua các năm. Năm
2007 tăng 1.931 máy; Năm 2008 tăng 2.450 so với năm 2007, Năm 2009 tăng 1.840
so với năm 2008; Đầu tháng 6.2010 số lượng ATM là 11.000, tăng 2.110 so với năm
2009. Như vậy so với thời điểm cuối năm 2009, số lượng máy ATM được lắp đặt
thêm cũng tăng tới 22,2%.
• SỐ LƯỢNG THIẾT BỊ CHẤP NHẬN THẺ QUA CÁC NĂM:
1


SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí
Năm 2006 2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010
Số lượng thẻ 5.400 7.900 13.400 19.550 24.000
Năm 2006 2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010
Số lượng máy 2.669 4.600 7.050 8.890 11.000
2
Bảng 2.3: Số lượng thiết bị chấp nhận thẻ phát hành qua các năm.
ĐVT: máy.
Biểu đồ 2.3: Số lượng thiết bị chấp nhận thẻ phát hành qua các năm.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thẻ phát hành từ các trang web)

Cùng với sự gia tăng số lượng về thẻ phát hành của các NHTM thì số lượng các
thiết bị chấp nhận thẻ (POS) cũng tăng qua các năm. Đến 5 tháng đầu năm 2010 thì
cả nước có khoảng 37.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS, tăng khoảng 9% so với năm
2009.

 Như nhận định của các chuyên gia, mặc dù là phương thức thanh toán mới mẻ
nhưng thanh toán điện tử lại có sức phát triển nhanh chóng với nhiều phương thức
khác nhau. Việc ra đời của thanh toán điện tử nhằm giảm áp lực việc lưu thông tiền
mặt trên thị trường. Với phương thức thanh toán điện tử, các giao dịch được thực
hiện nhanh chóng thông qua chuyển khoản, giúp mọi người tiết kiệm thời gian và chi
phí đi lại.
 Các ngân hàng ngày càng chú trọng đến hoạt động kinh doanh thẻ và tốc độ tăng
trưởng của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ khá lớn, khoảng từ 150%-
200%.
 Từ chỗ phục vụ khách du lịch và doanh nhân nước ngoài là chủ yếu, thẻ ngân hàng
đã mở rộng tới các tầng lớp dân cư trong xã hội. Không chỉ phát triển về lượng mà
mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ còn phát triển cả về chất. Nếu như trước đây các đơn
vị này chủ yếu dùng máy cà tay thì đến nay, đã có 80-90% số đơn vị được trang bị

máy chấp nhận thẻ điện tử (EDC).
 Bên cạnh mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, các kênh giao dịch tự động (ATM)
cũng được các ngân hàng chú trọng phát triển để mở rộng mạng lưới cung ứng dịch
vụ, đáp ứng nhu cầu giao dịch 24/24 giờ của khách hàng.
 Đáng lưu ý, dù vẫn còn đang trong giai đoạn triển khai thí điểm, việc cung ứng
phương tiện thanh toán ví điện tử của các tổ chức không phải TCTD cũng đạt được
các con số đáng kể. Ước tính số lượng phát hành ví điện tử hiện đạt gần 84.500 với
17 NH tham gia triển khai dịch vụ và được chấp nhận thanh toán tại 119 đơn vị cung
ứng hàng hóa dịch vụ.
 Cùng với sự phát triển nhảy vọt của thẻ ATM và điểm chấp nhận thẻ, thị trường
thẻ NH Việt Nam đã xuất hiện xu thế liên doanh trong phát triển thẻ và thanh toán
thẻ. Sự hợp tác này giúp phát triển một mạng lưới thanh toán thẻ rộng khắp. Nhằm
góp phần giảm chi phí trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng, nhiều NHTM đã thực hiện
hợp tác, xây dựng đối tác chiến lược. Tổng cộng trên thị trường đã có 4 liên minh thẻ
ra đời. Đó là Liên minh thẻ của Vietcombank và 17 ngân hàng thương mại cổ phần,
2
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí
Năm 2006 2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010
Số lượng POS 11.532 17.020 24.760 34.000 37.000
3
Liên minh thẻ VNBC, Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Việt Nam
(BankNet), Liên minh thẻ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín-ANZ
 Cùng với việc xây dựng Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất, NHNN kỳ vọng
sẽ nâng tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua
tài khoản từ 41,5% đến cuối năm 2009 lên ít nhất 55% vào cuối năm 2010.
2.1.1.2 Những vấn đề còn tồn tại:
Về phía Ngân hàng:
• Trước hết là hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán
thẻ còn nghèo nàn và kém hiệu quả. Các máy ATM phân bổ chủ yếu tại các thành

phố lớn, khu công nghiệp. Tỷ lệ bình quân 4.500 người/1 máy ATM là quá thấp so
với các nước láng giềng như Trung Quốc, Singapore.
• Bên cạnh đó, các máy ATM lại mới chỉ phục vụ chủ yếu cho từng ngân hàng chứ
chưa có khả năng sử dụng chung cho nhiều ngân hàng. Tình trạng này cũng tương tự
như với các điểm chấp nhận thẻ.
• Chưa có cách tiếp cận thị trường một cách bài bản, không khảo sát khách hàng .
• Chưa có chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhất quán: Hệ thống, sản
phẩm dịch vụ hạn chế, các dịch vụ giá trị gia tăng chưa đa dạng, không có nhiều sản
phẩm đặc thù.
• Thẻ giả và mất cắp tiền từ thẻ: Dịch vụ thẻ ATM đang dần trở thành sự lựa chọn
của nhiều người với hàng loạt tiện ích của nó. Bên cạnh sự bùng nổ của ATM, Việt
Nam sẽ phải đối mặt với nạn thẻ giả của bọn tội phạm.
• Thiếu sự liên kết giữa các ngân hàng: thứ nhất gây lãng phí tiền bạc, các ngân
hàng đã phải tốn một khoảng chi phí rất lớn cho việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ,
nhân lực để quản lý và vận hành. Thứ hai, việc kết nối rời rạc tạo sự bất tiện cho
người tiêu dùng, người sử dụng thẻ của ngân hàng này không thể giao dịch với thiết
bị của ngân hàng khác. Thứ ba, có lẽ là lớn nhất đó là không thu hút người dân đến
với dịch vụ thẻ.
Nhìn thấy được sự lãng phí và bất tiện đó, một số ngân hàng đã liên kết với nhau. Dù
đây là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng đã có khuynh hướng hợp tác với nhau, song
theo nhận xét của các nhà quản lý và của chính ngân hàng, sự liên kết này cũng chỉ
mới mang tính tự phát. Việc kết nối vẫn mang tính cục bộ theo nhóm nên chưa phát
huy hết những tiện ích của máy ATM.
• Hệ thống các điểm chấp nhận thẻ (POS) mới chỉ tập trung tại các khách sạn, nhà
hàng, cửa hàng cao cấp. Mạng lưới giao dịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất
lượng, cộng với việc định hướng khách hàng chưa tốt.
Về phía doanh nghiệp:
• Ngoại trừ các doanh nghiệp lớn, đại bộ phận chưa thực sự nhận thức được lợi ích
của thanh toán qua ngân hàng, vẫn còn tư duy thanh toán bằng tiền mặt để giấu doanh
thu, trốn thuế.

Về phía khách hàng:
• Do thói quen, tâm lý của đại bộ phận dân cư – đã một thời gian dài quen với việc
chi tiêu bằng tiền mặt.
• Ý thức tự bảo vệ còn kém, chưa được định hướng đúng về vấn đề sử dụng dịch vụ
thẻ.
2.1.2 Các NHTM trên thị trường và thương hiệu thẻ đi cùng.
3
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí
4
 Các NH phát hành và thương hiệu thẻ GHI NỢ NỘI ĐỊA:
Bảng 2.4: Thương hiệu thẻ ghi nợ nội địa của các NHTM
(Nguồn: Tổng hợp từ các trang Web của các NH)
 Các NH phát hành thẻ TÍN DỤNG QUỐC TẾ:
Bảng 2.5: Thương hiệu thẻ TDQT của các NHTM
(Nguồn: Tổng hợp từ các trang Web của các NH)
4
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí
Vietcombank Connect 24
Đông Á Thẻ đa năng
Argibank Success
VietinBank
E-partner G-Card, C-Card, S-Card, Pink-Card, 12
con giáp
Techcombank FastAccess
ACB Thẻ ghi nợ nội đại
Eximbank Thẻ ATM Eximbank
Sacombank Debit SacomPassport
Công thương Sài Gòn Saigon Bank

Quân Đội Active Plus
Vietcombank Visa, MasterCard, Amex
Vietinbank Visa/Master Card Cremium
VPbank
Vpbank Platium MasterCard, VPBank MC2
MasterCard
BIDV E-Trans 365, Vạn dặm, Power
Techcombank Techcombank Credit Visa
ACB ACB Visa/MasterCard
Eximbank Eximbank Visa và MasterCard
Sacombank Sacombank Visa Credit, Ladies frist
HSBC HSBC Visa Credit
ANZ ANZ Visa Credit
5
 Các NH phát hành thẻ GHI NỢ QUỐC TẾ:
Bảng 2.6: Thẻ ghi nợ quốc tế của các NHTM.
(Nguồn: Tổng hợp từ các trang Web của các NH)
 Nhận định về một số NH và xu thế liên minh của các NTHM tại Việt Nam:
5
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí
Vietcombank MTV, VCB Connect 24 Visa
Vietinbank Đang triển khai
ABBbank YOUcard
Techcombank Techcombank Credit Visa
ACB Visa Electron, MasterCard Electronic
Eximbank Eximbank Visa Debit
Sacombank Sacombankpassport
Ngân hàng Nhận định
Vietcombank

Vẫn là NH dẫn đầu trên thị trường về số lượng thẻ ATM phát hành, số lượng
ATM lắp đặt, số chủng loại Sản phẩm và dịch vụ thẻ cũng như CSCNT.
ACB
Có chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm thẻ bằng việc hợp tác với nhiều đối
tác. Đặc biệt mạnh trong mảng thanh toán quốc tế.
Đông Á
Sử dụng chiến lược đa dạng hóa các tiện ích dịch vụ (gửi tiền qua ATM, thanh
toán trực tuyến, đổi ngoại tệ trên ATM…)
Techcombank
Tập trung mạnh chiến lược truyền thông tài trợ quảng bá truyền thông cho sản
phẩm thẻ Fast@access và Visa Debit, Visa Credit thông qua các chương trình
tài trợ trên truyền hình.
Nông nghiệp và phát
triển nông thôn
Sử dụng chiến lược giá để bao phủ thị trường.
BIDV
Là NH theo sau. Đã triển khai kết nối hệ thống ATM, hệ thống Visanet, đang
có kế hoạch phát hành thẻ tín dụng quốc tế trong thời gian tới.
Banknetvn
Chính thức kết nối với 15 NH: BIDV; Vietinbank; ACB, Seabank; ABB;
MHB; HBB; Trustbank…
VNBC
Hệ thống VNBC do Ngân hàng Đông Á thành lập kết nối 10 thành viên:
DongA Bank, HabuBank, SaigonBank, CommonwealthBank, GP.Bank, DaiA
Bank, PIBank, MaiLinh Group…
Smartlink
Techcombank; Quân Đội; Habubank; VIB; Phương Nam; Phương Đông; VP…
đã kết nối vào hệ thống ATM Vietcombank tận dụng mạng lưới ATM sẵn có
nhằm gia tăng lượng thẻ phát hành.
6

2.2 TỔNG QUAN VỀ NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM:
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển :
Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hà nội.
Điện thoại : 84-4-9.421.158/ 9.421.030
Fax : 84-4-9.421.032
Website :
∗ Slogan : “Nâng giá trị cuộc sống”.
∗ Giấy phép thành lập Ngân hàng Công Thương Việt Nam số 67/QĐ-NH5 của
NHNN cấp ngày 27 tháng 3 năm 1995.
∗ Giấy phép thành lập và hoạt động Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
số 142/GP-NHNN của NHNN cấp ngày 03 tháng 07 năm 2009.
∗ Vốn điều lệ hiện tại: 11.252.972.800.000 đồng.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Tên gọi tắt là Vietinbank) được thành
lập từ tháng 07 năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN (trước đây có tên là Incombank).
NHCT VN được đánh giá là một trong 4 NHTM quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam
(bao gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank), với tổng tài sản chiếm 25%
thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Vietinbank có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch,
141 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch.Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng
lớn trên toàn thế giới. Ngoài ra NHCT VN còn bao gồm các đơn vụ sự nghiệp là
Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin và các đơn vị thành viên như
Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ và khai thác
tài sản.
Với vị thế là một trong những NHTM đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào hoạt động NH nhằm cung cấp các sản phẩm
dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, NHCT VN là NH đầu tiên mở trang Website nhằm
cung cấp thông tin và các tiện ích liên lạc phục vụ kinh doanh của NHCT VN và
khách hàng. Hòa chung với xu hướng hội nhập với bạn bè quốc tế, NHCT VN hiện
đang là thành viên chính thức của Hiệp Hội các NH Châu Á, Hiệp hội phát hành và
thanh toán thẻ Visa/MasterCard, Hiệp hội tài chính viễn thông liên NH toàn cầu. Tính

đến nay NHCT VN đã thiết lập quan hệ đại lý với 735 ngân hàng của 60 quốc gia
trên thế giới.
2.2.2 Một số kết quả Vietinbank đạt được:
- Ngày 29/03/2009, trong Lễ trao giải 120 doanh nghiệp đón nhận giải thưởng
Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2008 do Thời báo kinh tế phối hợp với Cục xúc
tiến Thương mại, một lần nữa Vietinbank giành giải thưởng cho Doanh nghiệp có
Thương hiệu mạnh năm 2008 .
- Năm 2010 là năm thứ hai liên tiếp VietinBank được nhận giải thưởng Sao
Khuê cho đơn vị ứng dụng phần mềm và công nghệ thông tin xuất sắc. Sự kiện này
đánh dấu nỗ lực không ngừng của VietinBank xây dựng hệ thống CNTT hiện đại,
đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động quản trị, kinh doanh.
- Tháng 3/2010 tại Khách sạn Rex, Q.I, Tp.Hồ Chí Minh, VietinBank đã vinh
dự đón nhận giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm thẻ ATM tốt nhất năm 2010” do
6
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí
7
báo Sài gòn Tiếp thị tổ chức, giải thưởng được bình chọn dựa trên số liệu điều tra
tiêu dùng trong suốt năm 2009, từ người tiêu dùng trực tiếp, hệ thống phân phối, hồ
sơ doanh nghiệp cho đến kết quả đánh giá của các cơ quan quản lý.
Bên cạnh những thành tựu đạt được,Vietinbank còn trích hàng trăm tỷ đồng từ
Quỹ phúc lợi xã hội do đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống đóng góp để
thực hiện các chương trình đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội
Vietinbank là ngân hàng luôn đi tiên phong trong tìm kiếm, nghiên cứu khoa
học công nghệ và đổi mới để cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đưa đến cho
khách hàng ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng. Vietinbank với phương châm
hoạt động “Tin cậy - Hiệu quả - Hiện đại”.
Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, hoạt dộng kinh doanh của NHCT VN đã có những bước phát triển khả quan, đã
thực hiện đạt và vượt qua các chỉ tiêu về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập

dự phòng rủi ro.
Mục tiêu phát triển của NHCT VN là "xây dựng NHCT VN thành một NHTM
chủ lực và hiện đại của nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành
mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt
Nam". Với tầm nhìn chiến lược đến năm 2015, Vietinbank sẽ trở thành một tập đoàn
tài chính lớn mạnh và vững chắc không chỉ của Việt Nam mà còn là của khu vực
châu Á.
2.2.3 Các sản phẩm dịch vụ tài chính của NHCT VN:
 Huy Động Vốn
 Cho Vay, Đầu Tư
 Bảo lãnh
 Thanh toán và tài trợ thương mại.
 Dịch vụ ngân quỹ.
 Thẻ và Ngân hàng điện tử.
 Kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính.
2.2.4 Kết quả kinh doanh của NHCT VN giai đoạn 2006-2009:
7
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí
8
Bảng 2.7: Các chỉ số tài chính chủ yếu của NHCT VN
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHCT VN)
8
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí
Chỉ
Tiêu
2006 2007 2008 2009
2007 so với 2006 2008 so với 2007 2009 so với 2008

Số TĐ % Số TĐ % Số TĐ
Tổng TS 135.442 166.112 196.013 243.056 30.670 +22,64 29.901 +18 47.043
Cho vay, Đầu

125.088 153.860 180.392 218.000 28.772 +33,00 26.532 +17,24 37.608
NV huy động 126.625 151.459 174.662 221.700 24.834 +19,61 23.203 +15,32 47.038
Vốn CSH 5.637 10.646 12.078 16.578 5.009 +88,86 1.432 +13,45 4.500
LNST 603 1.149 1.563 3.213 546 +90,55 414 +36,03 1.650
9
Số liệu trên cho thấy các chỉ tiêu tài chính của NHCT VN luôn tăng qua các năm. Cụ thể:
* Tổng tài sản: Tổng tài sản tăng hơn 250 lần so với ngày đầu thành lập, đạt 243.056 tỷ
đồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 30%, điều này biểu hiện sự gia tăng về kết
quả kinh doanh. Năm 2009 tổng tài sản là 243.056 tỷ đồng, tăng 47.043 tỷ đồng tương
đương 24% so với năm 2008. Nguyên nhân tổng tài sản tăng do huy động vốn và dư nợ cho
vay đều tăng trưởng tốt.
* Cho vay, đầu tư kinh doanh: Cho vay nền kinh tế là hoạt động chủ yếu của NHCT VN.
Về số tuyệt đối thì tổng cho vay và đầu tư trong các năm qua liên tục tăng, nhưng với tốc độ
tăng giảm dần. Cụ thể tăng so với năm trước liền kề của năm 2007 là 33%, năm 2008 là
17,24%. Dư nợ đến 30/12/09 là 218.000 tỷ đồng, tăng 37.608 tỷ đồng so với năm 2008. Với
mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là những tháng đầu năm 2008 NHNN có
chính sách thắt chặt tiền tệ nên NHCT VN đã sàng lọc khách hàng và lựa chọn đối tượng
cho vay hiệu quả, từ đó dư nợ tăng với tốc độ giảm dần.
* Huy động vốn: Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày
càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của
NHCT VN luôn tăng qua các năm. Để xác lập thị phần và tăng trưởng nhanh, đáp ứng cân
đối thanh khoản, NHCT VN đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn
vốn. Tính đến cuối 2009, tổng nguồn vốn huy động là 221.700 tỷ đồng, tăng 47.038 tỷ đồng,
tương đương 26,9% so với năm 2008. Trung bình giai đoạn 2006-2009 tăng 20% được đóng
góp chủ yếu bởi sự tăng trưởng của tiền gửi khách hàng và nguồn vốn ủy thác của các tổ
chức khác.

* Vốn chủ sở hữu: NHCT VN là ngân hàng thương mại 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước,
nên vốn chủ sở hữu hình thành từ vốn nhà nước giao (vốn điều lệ) và vốn tự bổ sung từ lợi
nhuận để lại trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được
cải thiện đáng kể. Tính đến cuối 2009, vốn chủ sở hữu là 16.578 tỷ đồng, so với năm 2008
tăng 37%. Vốn sở hữu tăng qua các năm phần nào đã tạo nên sự thành công trong việc phát
hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của NHCT VN vào cuối năm 2009.
* Lợi nhuận sau thuế: Từ năm 2006 lợi nhuận sau thuế của NHCT VN luôn tăng, đặc biệt
năm 2007 đạt 1.149 tỷ đồng, tăng 90,55% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 1.563 tỷ đồng, so
với năm 2007 tăng 414 tỷ đồng, tương đương 36,03%. Năm 2009 đạt 3.213 tỷ đồng, tăng
1.650 tỷ đồng so với 2008. Lợi nhuận tăng nhờ vào việc thu thuần từ lãi tăng và thu được nợ
đã xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này cho thấy với khả năng quản lý nhạy bén và
kiểm soát phòng ngừa rủi ro tốt đã mang lại kết quả cao trong bối cảnh nhiều bất lợi của
ngành ngân hàng.
9
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh Trí
10
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu kinh doanh của NHCT VN giai đoạn 2006-2009
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHCT VN)
10
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh Trí
Chỉ
Tiêu
2006 2007 2008 2009
2007 so với 2006 2008 so với 2007
Số TĐ % Số TĐ %
Đầu tư KD 44.491 50.955 45.504 55.700 +6.464 +15 -5.451 -11
DS mua bán
ngoại tệ
(1000USD)

4.100.000 4.300.000 4.600.000 5.100.000 +200.000 +5 +300.000 +7 +500,000
DS thanh toán 1.965.000 2.178.000 2.811.000 3.561.000 +213.000 +11 +633.000 +29 +750,000
Thanh toán
XNK
(1000USD)
6.790.000 7.695.000 11.252.000 16.452.000 +905.000 +13 +3.557.000 +46 +5,200,000
11
Qua số liệu trên cho thấy NHCT VN có tốc độ tăng trưởng đều trên hầu hết các mảng
hoạt động chính. Cụ thể:
* Đầu tư kinh doanh: Trong giai đọan 2006-2009 NHCT VN giảm dần việc đầu tư
vào lĩnh vực này do có nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế, đặc biệt là thị
trường chứng khoán. Năm 2007 là 50.955 tỷ đồng, tăng 6.464 tỷ đồng so với năm
2006. Năm 2008 giảm 5.451 tỷ đồng, tương đương 11% so với năm 2007các NHTM
cổ phần tăng lãi suất huyđộng, tình hình huy động vốn gặp khó khăn, để đảm bảo an
toàn thanh khoản NHCT VN đã giảm đầu tư. Năm 2009 là 52.000 tỷ đồng, tăng
7.196 tỷ đồng ứng với 15% so với năm 2008.
* DS mua bán ngoại tệ: NHCT VN luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu mua bán
ngoại tệ của khách hàng, tổng doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm đều tăng. Năm
2007 đạt 4 tỷ 300 triệu USD tăng 200 tỷ USD so với năm 2006. Đến 31/12/2008
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ là 4 tỷ 600 triệu USD tăng 300 tỷ USD tương đương
7% so với năm 2007. Sự gia tăng này là do trong năm 2008 NHCT VN đã tăng
cường các hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng cả trong
nước và quốc tế, đẩy mạnh mua bán ngoại tệ với các tổ chức tín dụng khác. Năm
2009 doanh số đạt 5 tỷ 100 triệu USD tăng 500 tỷ USD tương đương 10.9% so với
năm 2008
* Doanh số thanh toán: Với thế mạnh về mạng lưới chi nhánh rộng khắp và ứng
dụng công nghệ, hoạt động thanh toán trong nước của NHCT VN vẫn giữ đà tăng
trưởng mạnh. Bình quân giai đoạn 2006-2009 tăng 27%. Nguyên nhân doanh số
thanh toán tăng là do NHCT VN đã triển khai được nhiều sản phẩm, dịch vụ liên
quan như: chuyển đổi giao dịch thẻ trực tiếp vào hệ thống, triển khai dịch vụ home

banking với khách hàng doanh nghiệp lớn, ký kết thanh toán song phương mới với
ngân hàng phát triển.
* Thanh toán XNK: Bình quân giai đoạn 2006-2009 tăng 26%. Đặc biệt trong năm
2009 đạt 16 tỷ 452 triệu USD, tăng 3.557 tỷ USD so với năm 2007, với tỷ lệ tăng
46%. Hiện nay NHCT VN đang nắm giữ khoảng 8% thị phần, Vietcombank đang
chiếm thị phần lớn nhất, trên 30% trong lĩnh vực này. Như vậy đối với hoạt động tài
trợ thương mại và thanh toán quốc tế, NHCT VN vẫn còn ở vị trí khá khiêm tốn.
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHCT VN:
2.3.1 Trung tâm thẻ NHCT VN:
 Cơ cấu tổ chức:
* Trung tâm Thẻ NHCTVN trực thuộc NHCT VN, thực hiện quản lý tập trung tại
trung ương thông qua các phòng nghiệp vụ.
* Giám đốc trung tâm thẻ chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động thẻ.
Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, dưới sự điều hành của phó giám đốc
trực tiếp, các phòng thực hiện nghhiệp vụ quản lý và hướng dẫn bộ phận thẻ tại chi
nhánh.
* Mô hình hoạt động được tóm tắt qua sơ đồ sau:
11
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí
12
Sơ đồ 2.1: Mô hình hoạt động của trung tâm thẻ NHCT VN.
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam)
Hiện tại, Trung tâm thẻ có 7 phòng chức năng và 2 Bộ phận hỗ trợ sau:
 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm thẻ:
- Tham mưu cho ban lãnh đạo NHCT VN trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn
thực hiện triển khai công tác phát hành và thanh toán thẻ trong toàn bộ hệ thống
NHCT VN. Xây dựng quy trình vận hành của các nghiệp vụ thẻ tại các Phòng ban
thuộc Trung tâm thẻ.
- Nghiên cứu thị trường thẻ, xây dựng kế hoạch Marketing cho các dịch vụ thẻ của

NHCT VN. Thực hiện các hoạt động Marketing trực tiếp cho các dịch vụ hỗ trợ để
thu hút khách hàng và ĐVCNT. Nghiên cứu các phương án phối hợp với các ĐVCNT
trong việc cung cấp các tiện ích và các chính sách khuyến mãi cho chủ thẻ. - Thực
hiện và kiểm soát các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Tổ chức quản lý và giám
sát hoạt động của các ĐVCNT. Thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn về
nghiệp vụ thẻ cho các bộ phận thẻ tại các chi nhánh.
- Tổng hợp các báo cáo về hoạt động phát hành, thanh toán thẻ của các chi nhánh, đại
lý, ĐVCNT
- Quản lý các thông tin liên quan đến rủi ro thanh toán và phát hành theo quy định của
NHCT VN và phù hợp với các quy định của các Tổ chức thẻ quốc tế.
- Quản lý và vận hành hệ thống máy móc và thiết bị liên quan đến hoạt động phát
hành và thanh toán thẻ. Xây dựng quy chế phối hợp với các đối tác, chi nhánh, trong
việc xử lý những trục trặc, hỏng hóc… đảm bảo tính liên tục của hệ thống.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác khi ban lãnh đạo NHCT VN giao.
- Phát triển kênh phân phối cung cấp thẻ cho khách hàng (do Phòng Marketing thực
hiện)
- Phát triển kênh phân phối cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ cho khách hàng (do
Phòng Quản lý cơ sở chấp nhận thẻ & Cấp phép thực hiện).
2.3.2 Quá trình phát triển nghiệp vụ thẻ tại NHCT VN :
• Sau nhiều nỗ lực nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, năm
1997 NHCT VN tham gia vào thị trường thẻ với tư cách là đại lý thanh toán thẻ Visa
12
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí
13
và MasterCard thông qua NH UOB TP Hồ Chí Minh. Tại thời điểm này, thị trường
thẻ Việt Nam bắt đầu sôi động với sự tham gia của một số NH cổ phần và nước ngoài
nên việc mợ rộng các ĐVNCNT trở nên rất khó khăn. Tuy vậy bằng các chính sách
Marketing mềm dẻo, NHCT VN đã nỗ lực hết mình, đáp ứng nhu cầu khách hàng sử
dụng và thanh toán thẻ tại một số tỉnh thành quan trọng như Hà Nội, TP Hồ Chí

Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng...
• Năm 1999 NHCT VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ Visa và
đồng thời trở thành NH thanh toán thẻ tín dụng. Thời điểm này đánh dấu chặng
đường phát triển mới của dịch vụ thẻ NHCT VN trong quá trình hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế với việc triển khai thêm nhiều đại lý rút tiền mặt và ĐVCNT ở nhiều
tỉnh thành trên cả nước.
• Năm 2001, NHCT VN chính thức giới thiệu ra thị trường sản phẩm thẻ ATM
của mình.
• NHCN VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ MasterCard cuối
năm 2002. Đây là cơ hội thuận lợi để NHCT VN chính thức phát hành thẻ tín dụng
quốc tế Visa và MasterCard vào năm 2004 với 2 loại thẻ vàng và thẻ chuẩn. Sau 6
tháng triển khai đã có 1.000 thẻ tín dụng được phát hành với doanh số hơn 1 tỷ
đồng/tháng.
• Hiện nay, NHCT VN đang tích cực đa dạng hóa các loại thẻ ATM, tín dụng bằng
cách xúc tiến liên kết với các công ty hàng không, taxi, siêu thị, mỹ phẩm...để đưa
sản phẩm mới vào thị trường. Đồng thời bắt đầu tiếp cận với các tổ chức thẻ quốc tế
như Amex, JCB để nhanh chóng phát triển các thương hiệu thẻ nói trên trong trong
gian sớm nhất.
• Thẻ của NHCT VN được phát hành tại Trung tâm thẻ trực thuộc tại trụ sở chính
ở Hà Nội, sau đó được chuyển xuống các chi nhánh để các chi nhánh này trực tiếp
phân phối thẻ đến tay khách hàng. Đối với dịch vụ rút tiền mặt và thanh toán, hiện tại
máy chấp nhận thanh toán thẻ (EDC) của NHCT VN cho phép rút tiền mặt từ thẻ
Visa/MasterCard tại các chi nhánh, thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các ĐVCNT do
NHCT VN khai thác. Số lượng máy ATM chấp nhận thẻ của NHCT VN tăng lên
đáng kể kể từ khi NHCT VN tham gia liên minh Banknetvn và mới đây, Banknetvn
chính thức kết nối với liên minh Smartlink.
2.3.3 Các sản phẩm thẻ của VietinBank:
2.3.3.1 Thẻ ghi nợ E-partner:
Thẻ ghi nợ E-Partner của NHCT VN là phương tiện thay thế tiền mặt, dùng để
thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt khi cần.

Hạn mức sử dụng của thẻ bằng với số dư có trên thẻ, do chủ thẻ nộp tiền trực tiếp
vào. Số tiền trong thẻ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Tùy theo nhu cầu tiêu dùng,
chủ thẻ tự quyết định số tiền và thời gian gởi tiền vào thẻ.
13
SVTH: Phạm Nguyễn Thiên Ân GVHD: ThS. Cao Minh
Trí

×