Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Thực trạng công tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho nữ công nhân tại công ty nhựa keyshinge toys mantrix và công ty may phong phú thuộc thành phố đà nẵng năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.39 KB, 65 trang )

-
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe bà me, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình là
một trong những nội dung quan trọng trong chiến lƣợc chăm sóc sức khỏe cho
toàn dân nói chung và phụ nữ nói riêng của Đảng và Nhà nƣớc ta. Làm tốt
công tác đó sẽ làm giảm sự gia tăng dân số, bảo vệ và cải thiện đƣợc giống
nòi, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Công tác CSSK Việt Nam những năm qua nói chung và CSSKBM,
SKSS, KHHGĐ nói riêng đã đạt những thành tựu to lớn: giảm tỷ lệ sinh trong
đó có giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên, giảm tỷ lệ chết mẹ, giảm tỷ lệ SDD
của trẻ dƣới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tiêm phòng uốn ván cho PNCT, tăng tỷ lệ phụ
nữ áp dụng các biện pháp tránh thai…
Trong những năm gần đây, hệ thống Y tế Việt Nam có nhiều thay đổi,
đó là xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngƣời dân. Đa dạng
hóa các loại hình phục vụ Y tế. Mạng lƣới Y tế đƣợc tăng cƣờng củng cố, đặc
biệt là mạng lƣới Y tế cơ sở. Những thay đổi đó làm ảnh hƣởng lớn đến thái
độ, hành vi của ngƣời sử dụng dịch vụ Y tế. Ngƣời hƣởng lợi tự do lựa chọn
dịch vụ Y tế phù hợp cho mình. Ngƣời cung cấp dịch vụ Y tế thƣờng xuyên,
liên tục phải thay đổi các loại hình phục vụ Y tế để đáp ứng kịp thời những
nhu cầu đó.
Nƣớc ta có vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, với
nguồn tài nguyên phong phú, diện tích biển nƣớc ta khoảng trên một triệu
kilômét vuông trải dài từ Bắc tới Nam. Ngoài ra còn phải kể đến hàng chục
triệu ngƣời đang sống tại các khu vực ven biển, cửa sông, vùng đầm phá/ngập
mặn và vùng vạn chài, đây là những vùng còn quá nhiều khó khăn về kinh tế,
xã hội… nhiều nơi cuộc sống của ngƣời dân còn chƣa thoát nghèo. Cũng tại
những vùng này, khu du lịch, sinh thái, khu công nghiệp đang mọc lên ngày
-
2
càng nhiều. Chính vì sự phát triển nhanh đó mà nhiều dịch vụ, trong đó có


dịch vụ về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu mới của
các địa phƣơng này do có những đặc thù riêng nhƣ tập trung số lƣợng dân cƣ
lớn, sự biến đổi, luân chuyển dân số cũng lớn (khu du lịch) du nhập và phổ
biến nhanh chóng các bệnh dịch Quốc tế. Một đặc điểm nổi bật nữa là sự xuất
hiện ngày càng lớn chất thải công nghiệp, sự ô nhiễm môi trƣờng do hóa chất
công nghiệp tăng mạnh…vì vậy tác động rất lớn tới sức khỏe ngƣời dân nói
chung và tới sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng. Trong bối cảnh đó, các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe hiện tại chƣa đáp ứng kịp với sự biến đổi nhanh chóng trên
đây của xã hội và của nhu cầu mới về CSSKBMTE.
Một số thống kê cho thấy còn nhiều bất cập trong CSSK cho các bà mẹ
và trẻ nhỏ, tỉ lệ mắc các bệnh phụ khoa còn cao, đầu tƣ lớn cho công tác
KHHGĐ nhƣng tỉ lệ sinh con thứ ba vẫn chƣa giảm. Đặc biệt, khu vực Bắc
Trung Bộ và Duyên Hải. Nam Trung Bộ có tới 13/28 tỉnh, thành phố ven biển
(chiếm khoảng 44% dân số biển) chƣa đạt mức sinh thay thế, trong khi cả nƣớc
từ năm 2006 đã đạt mức sinh thay thế (dƣới 2,1 con). Nhu cầu sinh con, nhất là
con trai của các cặp vợ chồng vùng biển còn cao. Chất lƣợng dân số thấp, số trẻ
em sinh ra bị dị tật, dị dạng và thiểu năng trí tuệ còn đáng lo ngại [7].
Đà Nẵng là một trong những thành phố biển, đang đà phát triển. Song
song với các khu du lịch đang mọc lên san sát là những đầu tƣ cho khu công
nghiệp. Vấn đề rác thải tại khu công nghiệp, nhập cƣ của công nhân và khách
du lịch ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân, sức khỏe BMTE, đến sự gia tăng
dân số trong đó phải kể đến là sinh con thứ 3. Đã có rất nhiều những công
trình nghiên cứu về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ, đƣa ra những giải pháp góp
phần vào việc nâng cao kết quả công tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ. Nhƣng
tại các khu công nghiệp thì còn rất ít các công trình nghiên cứu đầu tƣ cho lĩnh
vực này.
-
3
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi nghiên cứu: "Thực trạng công
tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho nữ công nhân tại Công ty nhựa

Keyshinge Toys & Mantrix và công ty may Phong Phú thuộc thành phố Đà
Nẵng năm 2009" với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng công tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho nữ công
          Keyshinge Toys &
Mantrix 
2.  
CS
cho .










-
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Một số khái niệm về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ:
Tại hội nghị quốc tế tại Alama Ata năm 1978 bàn về việc đẩy mạnh
CSSK cho nhân dân cho các nƣớc và ra một tuyên ngôn quan trọng về
CSSKBĐ, thực hiện CSSK đến năm 2000, Tổ Chức Y tế Thế Giới đã đƣa ra
định nghĩa về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe nhƣ sau:
“Sức khỏe là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội chứ
không chỉ dừng lại ở chỗ không có bệnh tật” [8].

“CSSKBĐ là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên các phƣơng
pháp và kỹ thuật thực hành, khoa học , đƣợc chấp nhận về mặt xã hội, những
phƣơng pháp và kỹ thuật này đƣợc áp dụng cho tất cả mọi cá nhân và gia đình
trong cộng đồng thông qua sự tham gia tích cực của họ và với giá thành mà
cộng đồng có thể chấp nhận đƣợc để duy trì các giai đoạn của quá trình phát
triển với tinh thần tự lực cánh sinh” [11].
Hội nghị dân số và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Ai Cập năm 1994
đƣa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “ Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe
mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi thứ liên quan
đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó chứ không phải chỉ
là bệnh tật hay ốm yếu” [2].
* SKSS là một khái niệm rất rộng, bao gồm [3]:
+ Các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông và tƣ vấn về
BVBMTE/KHHGD để giúp các cặp vợ chồng đạt đƣợc mục tiêu sinh đẻ, đảm
bảo sức khoẻ, sự thoải mái trong gia đình.
-
5
+ Các chăm sóc trong thời kỳ có thai kể cả dinh dƣỡng trong khi có
thai, sau đẻ, thời kỳ cho con bú, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em.
+ Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ để chống SDD và giúp đẻ thƣa.
+ Vận động KHHGĐ, để các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con và
khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy định và luật pháp Đất Nƣớc.
+ Chăm sóc sức khoẻ vị thành niên.
+ Phòng ngừa nạo hút thai và quản lý những hậu quả của nạo hút thai.
+ Phòng chống nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản.
+ Phòng chống các bệnh LTQĐTD kể cả HIV/AIDS.
+ Đề phòng và điều trị vô sinh.
+ Vai trò của nam giới với những vấn đề giới và sinh sản.
+ Phòng chống các bệnh ung thƣ sinh dục, ung thƣ vú.
+ Giáo dục tình dục học, bản năng tình dục, trách nhiệm làm cha mẹ.

Chăm sóc SKSS là CSSK thiết yếu, dựa trên các phƣơng pháp và kỹ
thuật thực hành, khoa học, đƣợc chấp nhận về mặt xã hội, những phƣơng pháp
và kỹ thuật này đƣợc áp dụng cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng trong
đối tƣợng sinh sản, với tất cả những gì liên quan đến sinh sản. Thông qua sự
tham gia tích cực của họ và với giá thành mà cộng đồng có thể chấp nhận
đƣợc [11].
1.1.1. Mười nội dung của CSSKSS như sau [3]:
1. Thông tin giáo dục, truyền thông rộng rãi về sức khoẻ sinh sản.
2. Làm mẹ an toàn.
3. Kế hoạch hoá gia đình.
-
6
4. Nạo hút thai an toàn.
5. Sức khoẻ vị thành niên.
6. Các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản.
7. Các bệnh lây lan theo đƣờng tình dục, kể cả HIV/AIDS.
8. Các bệnh ung thƣ sinh sản, ung thƣ vú.
9. Giáo dục tình dục học.
10. Vô sinh.
* Hệ thống Y tế CQCTXN tham gia CSSK cho cán bộ công nhân:
Y tế ngành (cơ quan, công trƣờng, xí nghiệp) với chức năng nhiệm vụ
chính là tham mƣu cho lãnh đạo các bộ liên quan và các đơn vị trong bộ về
việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ngƣời lao động: phòng chống tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ môi trƣờng và trực tiếp triển khai các chƣơng
trình Y tế quốc gia. Y tế ngành là một trong những nhân tố quan trọng góp
phần giúp bộ và từng đơn vị trong bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc
giao[1] [2] [21].
1.1.2. Các biện pháp chăm sóc SKSS [3]:
+ Gồm các biện pháp kỹ thuật, các dịch vụ để góp phần nâng cao chất
lƣợng SKSS và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề

SKSS bao gồm cả sức khoẻ tình dục có mục đích là đề cao cuộc sống và các
mối quan hệ riêng tƣ chứ không phải chỉ là việc tƣ vấn và chăm sóc liên quan
đến sinh sản và các bệnh LTQĐTD.
+ Chăm sóc SKSS là làm cho con ngƣời có một cuộc sống tình dục thoả
mãn và an toàn, có khả năng sinh sản, tự do quyết định khi nào và thƣờng
xuyên nhƣ thế nào trong tình dục.
-
7
+ Đó là quyền của nam và nữ đƣợc thông tin và tiếp cận các biện pháp
KHHGĐ an toàn, hiệu quả và đủ khả năng chấp nhận đƣợc các biện pháp họ
tự chọn để điều hoà mức sinh không trái với pháp luật.
1.1.3. Nhiệm vụ của Y tế ngành (Y tế CQCTXN) [ 1] [2] [21]:
1. Phòng chống các bệnh tật nói chung, đặc biệt các bệnh nghề nghiệp
cho công nhân viên chức.
2. Giảm các yếu tố độc hại nghề nghiệp tác động xấu tới sức khoẻ. Đảm
bảo an toàn sản xuất, đề phòng tai nạn.
3. Thực hiện giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch, vệ sinh môi trƣờng
(nƣớc, không khí, đất, thực phẩm). Thực hiện tốt thông tƣ liên tịch số
14/1998/TTLT, ngày 31/10/1998 của Bộ Lao động Thƣơng Binh và Xã Hội,
Bộ Y tế, tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam.
Tất cả các doanh nghiệp phải tổ chức bộ phận hay bố trí cán bộ làm
công tác Y tế doanh nghiệp, đảm bảo thƣờng trực theo ca sản xuất, sơ cấp cứu
có hiệu quả.
Bảng 1.1. Tổ chức Y tế doanh nghiệp công nghiệp:
Số lao động
Doanh nghiệp nhiều
yếu tố độc hại
Doanh nghiệp ít
yếu tố độc hại
< 150

1 y tá

150 – 300
1 y sĩ
1 y tá
301 – 500
1 bác sĩ, 1 y tá
1 y sỹ, 1 y tá
501 – 1000
1 bác sĩ, mỗi ca 1 y tá
1 bác sĩ, 1 y sỹ
>1000
Trạm Y tế
Trạm Y tế

-
8
1.1.4. Công tác BVBM, KHHGĐ của CQCTXN [1] [2] [21]:
- Tuyên truyền, hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch hoá gia đình cho cán bộ
công nhân viên trong nhà máy.
- Hƣớng dẫn vệ sinh phụ nữ, khám chữa bệnh phụ khoa thông thƣờng,
đăng ký quản lý thai sản.
- Tham gia các ý kiến trong việc bố trí sử dụng lao động, kiểm tra việc
thực hiện các chế độ lao động nữ trong thời kỳ sinh lý, tâm lý đặc biệt của nữ
công nhân viên chức.
1.2. Tình hình chung về công tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ:
Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em luôn đƣợc các quốc gia trên
Thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam quan tâm, đặc biệt là trong những năm gần
đây. Tuy nhiên, SKSS vẫn là một vấn đề thời sự và cần đƣợc ƣu tiên. Hàng
năm trên Thế giới còn hơn 580000 phụ nữ chết vì biến chứng của thai nghén

và sinh đẻ, 98% những trƣờng hợp chết này sảy ra ở các nƣớc đang phát triển.
Tỷ lệ tử vong mẹ là 480/100000 trẻ đẻ sống ở các nƣớc đang phát triển và
27/100000 trẻ đẻ sống ở các nƣớc phát triển [20]. Khoảng trên 40% phụ nữ
mắc phải tai biến sản khoa trong khi mang thai, khi sinh và 15% phụ nữ mang
thai phải chịu đựng những biến chứng lâu dài nhƣ: vỡ tử cung, sa sinh dục,
viêm tiểu khung, vô sinh, dò bàng quang - âm đạo [7] [10] [20].
Từ thập kỷ 60 Nhà nƣớc ta đã quan tâm đến công tác sinh đẻ có kế
hoạch, hƣớng dẫn bảo vệ CSSKBM. Trong điều kiện Nƣớc nhà đang có chiến
tranh nên chỉ thực hiện tại Miền Bắc. Sau khi nƣớc nhà thống nhất. Công tác
này đƣợc giao cho Bộ Y tế xây dựng chính sách, quản lý, tổ chức thực hiện
trên toàn quốc [14].
-
9
Do tình hình Đất nƣớc mới giải phóng, dƣới thời bao cấp nên công tác
KHHGĐ còn nhiều bất cập, chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng, mang tính chất hình
thức. Chúng ta chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của việc giảm tỷ lệ sinh,
giảm tỷ lệ tử vong mẹ do thai sản nên lơi lỏng việc lãnh đạo phát động quần
chúng thực hiện KHHGĐ, chăm lo SKBM. Các cơ quan chuyên trách yếu về
chuyên môn nghiệp vụ nên điều phối và tổ chức thực hiện kém hiệu quả [2].
Việc thực hiện KHHGĐ đôi khi mang tính cƣỡng ép, áp đặt, chú trọng về chỉ
tiêu, ít quan tâm đến chất lƣợng. Đặc biệt thiếu tƣ vấn về lợi ích SKBM với
việc KHHGĐ [13] [14]. Tỷ lệ thai sản đƣợc quản lý thấp, cơ sở vật chất chƣa
hoàn thiện, chƣơng trình DS-KHHGĐ chƣa thành công [18].
Đất Nƣớc trong thời kỳ đổi mới. Chủ trƣơng xã hội hóa các vấn đề sức
khỏe đã đẩy công tác DS-KHHGĐ, CSSKBM lên một bậc mới [13]. Những
chính sách về KHHGĐ, nâng cấp trang thiết bị liên quan đến công tác đó đã
đƣợc quan tâm [27].
Hiện nay dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, với nhiều chính sách và
đầu tƣ thỏa đáng, công tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ đƣợc chính quyền các
địa phƣơng hết sức quan tâm. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành địa

phƣơng công tác này không còn là hoạt động đơn lẻ của ngành Y tế nữa.
Nhiều địa phƣơng cũng đã đầu tƣ công sức lớn để xây dựng các dịch vụ
Y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân và cán bộ, công nhân tại các
vùng này, nhƣng do thiếu các công trình nghiên cứu hỗ trợ nên việc đầu tƣ
chƣa đúng hƣớng, hiệu quả hạn chế. Nhìn chung, công tác này mới chỉ đạt
đƣợc những kết quả nhất định, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, tỷ lệ tử
vong mẹ và sơ sinh vẫn còn cao [4] [ 5] [ 6] [20]. Ở nƣớc ta tỷ lệ tử vong mẹ
là 160/100000 trẻ đẻ sống, khu vực miền núi và Tây Nguyên có tỷ lệ tử vong
mẹ là 168 ca đến 916 ca trên 100000 trẻ đẻ sống (chiếm 60% số ca tử vong
-
10
mẹ trong cả nƣớc) [20] [7] [10]. Trong số các ca tử vong mẹ thì 76% là do
nguyên nhân trực tiếp nhƣ băng huyết 41%, sản giật 21,3%, nhiễm khuẩn
18,8%. Đáng chú ý là 55% chết mẹ có thể ngăn cản đƣợc và hơn 35% hoàn
toàn có thể tránh đƣợc nếu mỗi bà mẹ đều đƣợc chăm sóc trong khi mang thai
và trong khi đẻ có sự giúp đỡ của ngƣời hộ sinh có kỹ năng [7][10][20].
* Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề nổi cộm về sức khoẻ sinh sản [12]:
- Do thiếu kiến thức về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản ở
mọi lứa tuổi đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên và ngƣời cao tuổi, ở mọi đối
tƣợng đặc biệt những ngƣời dân tộc vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít ngƣời, ít
nam giới.
- Do dân trí thấp, còn nhiều tập quán lạc hậu.
- Do dịch vụ CSSK chƣa tiếp cận đồng đều đến ngƣời dân đặc biệt ở
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngƣời đồng thời chất lƣợng các dịch vụ
chƣa cao.
- Thiếu sự tham gia tích cực của nam giới.
- Thiếu sự lồng ghép giữa các chƣơng trình CSSK do đó hiệu quả chƣa
cao và chƣa bền vững.
+ Nữ vị thành niên: tránh thai ngoài ý muốn, nạo phá thai an toàn, hành
vi tình dục an toàn, lạm dụng thuốc, rối loạn tâm thần, rối loạn dinh dƣỡng.

+ Nữ trƣởng thành: làm vợ, làm mẹ, quyền đƣợc chẩn đoán sàng lọc
trƣớc sinh.
+ Nữ cao tuổi: sức khoẻ tâm thần, ung thƣ, chất lƣợng sống.
+ Chú ý CSSK cho phụ nữ khuyết tật, dân tộc ít ngƣời, nghèo.
-
11
- Gắn sức khoẻ tâm thần, tình cảm, hạnh phúc, tín ngƣỡng vào những
hiểu biết về sức khoẻ và công nhận chất lƣợng chƣơng trình, chính sách.
- Tăng cƣờng các chỉ số về giới (thể chất, tâm thần, xã hội, tình cảm)
trong việc theo dõi những tác động và các chƣơng trình can thiệp.
- Khích lệ sự tham gia của nam giới vào các chƣơng trình nhằm tăng
cƣờng sức khoẻ phụ nữ.
- Giúp đỡ các chính phủ các nƣớc đóng vai trò trung tâm trong điều
phối sự hợp tác các ngành phát triển sức khoẻ phụ nữ.
Trƣớc tình hình đó việc khảo sát, đánh giá lại thực trạng về SKBMTE
và KHHGĐ của nhân dân địa phƣơng cũng nhƣ cán bộ, công nhân của các
CQ-CT-XN đóng trên địa bàn khu công nghiệp, khu du lịch, khu kinh tế… và
thiết kế một mô hình tổ chức, quản lý phù hợp cho dịch vụ CSSK nói chung
và CSSKBMTE, SKSS, KHHGĐ nói riêng ở các địa phƣơng này là rất cần
thiết, giúp cho việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch góp phần thực
hiện thắng lợi Quyết định số 52 của Thủ tƣớng Chính phủ [14].
1.3. Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc:
Đã có nhiều nghiên cứu trên Thế giới có liên quan đến các vấn đề
SKSS, CSSKBM và KHHGĐ. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này tập
trung chủ yếu ở các nhóm quần thể nhƣ các cặp vợ chồng, phụ nữ mang thai,
nữ mại dâm, vị thành niên, lái xe, … Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu trên thế
giới tìm hiểu các vấn đề sinh sản, CSSKBM và KHHGĐ trên những công
nhân NM – CT – XN.
Nghiên cứu của Hein PMc và Gregor M.A trên phụ nữ mang thai cho
thấy phụ nữ mang thai bị nhiễm Trichomonas với tỷ lệ khá lớn và có biến

chứng gây nên vỡ ối non, đẻ non. Một số tác giả cho rằng Trichomonas
Vaginlis liên quan đến loạn sản cổ tử cung hoặc ung thƣ trong biểu mô do nó
-
12
sản xuất ra Nitrosanin. Có khoảng 60% phụ nữ bị lậu Trichomonas,
Trichomonas còn có thể phối hợp với Candida hoặc Bacterial Vaginosis [33]
[34] [35].
Nghiên cứu của Jrowe PJ ở vị thành niên cho thấy vị thành niên có quan
hệ tình dục sớm và với tỷ lệ cao. Các vấn đề sinh sản chủ yếu là nhiễm khuẩn
đƣờng sinh dục và các biến chứng gây vô sinh do hậu quả của các bệnh đƣờng
sinh sản ở nhóm này [30].
Theo Eschenbach D.A và Sobel J.D nghiên cứu ở các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ ở Hoa Kỳ cho rằng tỷ lệ viêm nhiễm đƣờng sinh dục khá
cao với nguyên nhân gây viêm nhiễm chính là do nấm thƣờng gặp nhất là
Albicas chiếm 80 – 90% còn lại là các chủng không phải Albicas nhƣ C.
Turolopsis, C. glabrât & C. Tropicalis [26, 27].
Một số thống kế gần đây cho thấy còn nhiều bất cập trong CSSK cho
các bà mẹ và trẻ nhỏ, tỉ lệ mắc các bệnh phụ khoa còn cao, KHHGĐ có nhiều
bất cập nên tỉ lệ sinh con thứ ba vẫn chƣa giảm. Đặc biệt, khu vực Bắc Trung
bộ và Duyên hải Nam Trung bộ có tới 13/28 tỉnh, thành phố ven biển (chiếm
khoảng 44% dân số biển) chƣa đạt mức sinh thay thế, trong khi cả nƣớc từ
năm 2006 đã đạt mức sinh thay thế (dƣới 2,1 con). Nhu cầu sinh con, nhất là
con trai của các cặp vợ chồng vùng biển còn cao. Chất lƣợng dân số thấp, số
trẻ em sinh ra bị dị tật, dị dạng và thiểu năng trí tuệ còn đáng lo ngại [27].
Nghiên cứu “ Hoạt động CSSKBM-TE tại ba xã Phủ Lý, Hợp Thành,
và Ôn Lƣơng, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên Năm 2005” của Trần Mai
Trang, đã đƣa ra kết quả: tỷ lệ tiêm đủ mũi uốn ván khi có thai tại ba xã từ
98,2% đến 99,4%. Tỷ lệ bà mẹ mang thai đƣợc khám thai 3 lần trở lên tại 3 xã
trên từ 87,8% đến 90,4%. Tỷ lệ bà mẹ khi sinh đƣợc cán bộ Y tế đỡ đẻ từ
93,5% đến 97,6%. Không có bà mẹ nào chết do các nguyên nhân liên quan

-
13
đến thai sản tại 3 xã. Trong nghiên cứu không nói đến những yếu tố liên quan
đến hoạt động trên.
Theo kết quả của Trần Việt Anh trong nghiên cứu về tình hình
CSSKBM-TE tại huyện Đông Anh - Hà Nội năm 1999: Tỷ lệ khám thai tại
Huyện Đông Anh là 93,7%. Trong đó 61,2% đƣợc khám thai ít nhất 3 lần
trong 1 kỳ thai, số lần khám thai trung bình là 2,96. Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván
ở PNCT là 93,7%, trong đó 77% đƣợc tiêm 2 mũi trở lên. Số bà mẹ sinh con
tại trạm Y tế là 70,8%. Có 5,5% sinh con tại nhà. Tỷ lệ bà mẹ sinh ra đƣợc cán
bộ Y tế chăm sóc là 97%. Những yếu tố liên quan đến công tác này cũng
không thấy tác giả đề cập đến trong nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Ngọc Hoan trong nghiên cứu thực trạng công tác
CSSKBM, Dân Số-KHHGĐ tại Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội năm 2000 đã đƣa
ra kết quả: tỷ lệ phụ nữ khám thai là 98,2%, trong đó khám thai 3 lần trở lên là
75,0%. Tỷ lệ PNCT đƣợc tiêm phòng uốn ván là 97,8%. Tỷ lệ bà mẹ đẻ tại cơ
sở Y tế là 95,6%. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai
74,3%. Các BPTT đa dạng nhƣng dụng cụ tử cung vẫn chiếm phần lớn 69,0%.
Nghiên cứu cũng đƣa ra những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác trên là nghề
nghiệp và trình độ văn hóa.







-
14
Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp giữa định tính và định lƣợng có hồi
cứu một số thông tin và số liệu.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu: NHL và ngƣời cung cấp dịch vụ
2.2.1. Người hưởng lợi:
+ Nữ công nhân có con <5 tuổi và nữ công nhân chƣa chồng làm tại hai
Công ty MM và PP.
+ Không mắc bệnh tâm thần.
+ Có tƣ cách pháp nhân.
+ Có mặt tại thời điểm nghiên cứu.
2.2.2. Người cung cấp dịch vụ:
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý, ban ngành, TYT của hai Công ty.
+Cán bộ phòng Y tế, TTYT, trạm Y tế phƣờng, các ban ngành đoàn thể
địa phƣơng nơi công nhân hai Công ty ở.
2.3. Cỡ mẫu:
2.3.1. Đối tượng là người hưởng lợi :
- Điều tra theo phiếu phỏng vấn của mỗi Công ty đƣợc tính theo công
thức dƣới đây:
2
2
)2/1(
).(
]1.[.][


p
ppZ
n





Chọn α là ngƣỡng ý nghĩa, chọn α=0,05 => Z(1-α/2)=1
-
15
p là tỷ lệ NHL trên đây nêu đƣợc thực trạng công tác CSSKBM, SKSS,
KHHGĐ. Vì chƣa có nghiên cứu nào nên lấy p=0,5.
ε là hệ số điều chỉnh cho khoảng sai lệch mong muốn giữa p trong mẫu
và tỷ lệ này thật trong quần thể của NHL (lấy giá trị 0,2).
Điền các giá trị vào công thức chọn mẫu, tính đƣợc n = 96 NHL.
Để các phiếu không hợp lệ hay bị sai, lấy thêm 10% (tức 10) đối tƣợng
này cho điều tra. Vậy số NHL đƣợc điều tra là: 96 + 10 = 106, hai Công ty là
106 x 2 = 212 NHL.
- Điều tra theo thảo luận nhóm lấy ngẫu nhiên : 10 ngƣời/Công ty.
Hai Công ty là 10 x 2 = 20 công nhân.
2.3.2. Đối tượng là người cung cấp dịch vụ:
Dự kiến thảo luận 4 nhóm với tổng số 10 x 4 = 40 cán bộ.
2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin:
- Điều tra theo phiếu thiết kế sẵn nữ công nhân có con<5 tuổi (mẫu A1).
Nữ công nhân chƣa chồng (mẫu A2).
Tại danh sách công nhân của mỗi công ty, ngƣời đầu tiên đƣợc chọn
ngẫu nhiên. Ngƣời tiếp theo đƣợc chọn theo phƣơng pháp “liền kề” tới khi đủ
số lƣợng. Nếu đối tƣợng đi vắng thì bỏ qua và lấy đối tƣợng tiếp theo.
- Tổ chức thảo luận nhóm theo mẫu phiếu thiết kế sẵn:
+ Nữ công nhân có con<5 tuổi (mẫu A3).
+ Nữ công nhân chƣa chồng (mẫu A4).
+ Cán bộ lãnh đạo và quản lý Y tế huyện (phòng Y tế, TTYT, bệnh viện
huyện, trung tâm dân số). Cán bộ Y tế của TYT hay tổ Y tế thuộc công ty,

-
16
TYT phƣờng (nơi có nữ công nhân công ty trên). Chính quyền, đoàn thể tuyến
xã có liên quan (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên ) (mẫu A5).
2.5. Thời gian:
Từ 3-2010 đến 8-2010.
2.6. Địa điểm nghiên cứu:
- Công ty may Phong Phú.
- Công ty Keyhinge Toys & Mantrix.
- TTYT, Phòng Y tế, Trung tâm dân số quận Liên Chiểu, TYT phƣờng
Hoà Hiệp Nam, TYT phƣờng Hòa Hiệp Bắc (địa phƣơng nơi có nữ công nhân
của 2 Công ty ở đến KCB).
2.7. Khống chế sai số:
- Thử nghiệm phiếu trƣớc khi điều tra thật.
- Tập huấn điều tra viên.
- Chọn đối tƣợng theo tiêu chí chặt chẽ.
- Làm sạch số liệu định lƣợng theo các bƣớc:
Kiểm soát số liệu sau mỗi ngày điều tra trên thực địa loại bỏ những số
liệu sai và chỉnh sửa thông tin.
- Thu thập thông tin bằng biểu mẫu thống kê hay tham khảo tài liệu…
- Nhập và xử lý số liệu: Nhập và sử lý số liệu định lƣợng bằng phần
mềm SPSS 6.4. Xử lý thông tin định tính bằng phân theo chủ đề cần thiết.
-
17
2.8. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
- Nghiên cứu có sự đồng ý của lãnh đạo địa phƣơng, lãnh đạo Công ty
PP, MM và tự nguyện tham gia của các đối tƣợng nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc phản hồi lại cho đối tƣợng và địa phƣơng.
- Các thông tin cá nhân của đối tƣợng sẽ đƣợc đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
- Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích nâng cao công tác CSSKBM,

SKSS, KHHGĐ cho nữ công nhân ngoài ra không còn mục đích nào khác.










-
18
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng công tác CSSKBM, SKSS, KHHGĐ tại trạm Y tế hai
Công ty.
3.1.1. Tổ chức, biên chế, nhiệm vụ TYT hai Công ty.
Bảng 3.1. Tổ chức, biên chế cán bộ Y tế và nhiệm vụ cụ thể bộ phận Y tế
hai Công ty.
TT
Nội dung
PP
MM
1
Tổ chức
Có 1 TYT
Có 1 TYT




2

Tổng số
CBYT
10
%
7
%
Trong
đó:
- Bác sỹ

1

10%

1

14,2%
- Y sỹ
4
40%
4
57,1%
- NHS
2
20%
0

0%
- Y tá
2
20%
2
28,5%
- Dƣợc tá
1
10%
0
0%
3
Nhiệm
vụ
- Sơ cứu ban đầu các tai nạn.
- Tổ chức khám sức khỏe định
kỳ.
- Khám bệnh nghề nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện
bảo hộ lao động.
- KCB thông thƣờng ban đầu.
- Theo dõi bà mẹ có thai <7
tháng phục vụ quản lý lao
động.
- KCB ban đầu theo BHYT.
- Sơ cứu ban đầu các tai nạn.
- Tổ chức khám sức khỏe định
kỳ.
- Khám bệnh nghề nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện

bảo hộ lao động.
- KCB thông thƣờng ban đầu.
- Theo dõi bà mẹ có thai <7
tháng phục vụ quản lý lao
động.
-
19
Bảng 3.1 cho thấy về tổ chức: cả hai Công ty đều có mô hình TYTCT.
Về biên chế cán bộ Y tế: hai TYT của Công ty đều có số lƣợng biên chế cán
bộ Y tế khá đầy đủ (so sánh với mô hình TYT công ty xí nghiệp đã nêu trong
phần đặt vấn đề). Cả hai TYTCT đều có bác sỹ phụ trách chung [12]. Nhiệm
vụ của TYTCT sơ cấp cứu ban đầu, KCB thông thƣờng, khám bệnh nghề
nghiệp, kiểm tra, giám sát thực hiện bảo hộ lao động, tổ chức khám sức khỏe
định kì cho công nhân. Theo dõi bà mẹ có thai <7 tháng (Công ty bố trí PNCT
làm việc nhẹ nhàng hơn, cho nghỉ việc trƣớc khi sinh 2 tháng, tạo điều kiện
cho đi khám thai).









Hình 3.1 cho ta thấy CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho công nhân tại khu
công nghiệp chƣa có sự phối hợp của các ban ngành địa phƣơng nơi công
nhân đang ở, và phối hợp các tổ chức trong Công ty. Hoạt động của TYTCT
đƣợc sự chỉ đạo của Y tế ngành tuyến trên, Y tế cấp quận/huyện, và sự phối
Trạm y tế

nhà máy
Lãnh đạo
nhà máy
Y tế công
nghiệp
tuyến trên
CSSKBM-TE, SKSS, KHHGĐ cho công nhân tại khu chế
xuất, khu công nghiệp

Trạm y tế nhà máy
Y tế tuyến
quận/huyện
Trạm y tế
xã/phƣờng
Lãnh đạo xã,
phƣờng
Lãnh đạo
quận/huyện
Y tế tuyến trên
Đoàn thể
quận/huyện
Đoàn thể tuyến
xã, phƣờng
phƣờng
Hình 3.1. Sơ đồ tổng hợp mạng lưới tổ chức CSSKBM, SKSS,
KHHGĐ cho công nhân tại khu khu công nghiệp.

Trạm y tế nhà máy
Bệnh viện
Cơ quan BHYT

Ghi chú:
Chỉ
đạo trực tiếp
toàn diện.
Chỉ
đạo, hỗ trợ
chuyên môn.
Phục vụ
Các tổ
chức của
NMXN
-
20
hợp chuyên môn của TYT xã/phƣờng địa bàn Công ty đóng (phối hợp trong
KSK định kỳ cho công nhân hoặc chuyên môn khác khi Công ty có nhu cầu).
3.1.2. Công tác truyền thông của TYT hai Công ty:
Bảng 3.2. Hoạt động truyền thông và tư vấn CSSKBM, SKSS, KHHGĐ
của TYT hai Công ty.
STT
Nội dung
PP
MM
1
CSSKBM:


-Truyền thông.
I
I
-Tƣ vấn.

I
I
2
SKSS:


-Truyền thông
I
I
-Tƣ vấn
I
I
3
KHHGĐ:


-Truyền thông.
I
I
-Tƣ vấn.
I
I
Bảng 3.2 cho ta thấy hoạt động truyền thông và tƣ vấn của TYT hai
Công ty về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ đều rất ít. Hoạt động tƣ vấn thƣờng
khó thực hiện khi không tổ chức khám chữa bệnh tại TYTCT. Nhƣng hoạt
động truyền thông cũng chƣa đƣợc chú trọng.
-
21
Bảng 3.3. Phương tiện/phương pháp cho hoạt động TTTV về CSSKBM,
SKSS, KHHGĐ của TYT hai Công ty.

STT
Phƣơng tiện truyền thông
PP
MM
1
Loa công cộng.
C
C
2
Tờ rơi.
I
I
3
Biển, bảng tin.
K
C
4
Sỏch, báo.
K
K
5
Tƣ vấn trực tiếp.
I
I
6
Hội, họp, nói chuyện chuyên đề.
I
I

Bảng 3.3 cho thấy truyền thông bằng loa đƣợc dùng phổ biến rộng rãi,

hai Công ty đều có hệ thống loa phát thanh tỏa tới tận các phân xƣởng, nơi
làm việc của công nhân nên tính thực thi rất cao. Dùng tờ rơi và thông qua hội
họp hay nói chuyên chuyên đề rất ít làm vì tính thực thi thấp hơn. Tƣ vấn trực
tiếp đƣợc hai Công ty ít sử dụng. Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp công nhân
cho thấy tỉ lệ công nhân nhận đƣợc tƣ vấn từ cán bộ Y tế của Công ty và TYT
phƣờng đều rất thấp. Công ty MM có biện pháp truyền thông qua các bảng tin
công cộng của Công ty, đây có thể là biện pháp giúp nhiều công nhân tiếp cận
hơn .
Bảng 3.4. Lực lượng tham gia truyền thông tư vấn CSSKBM, SKSS,
KHHGĐ của hai Công ty.
STT
Nhân lực thực hiện truyền
thông tƣ vấn.
PP
MM
1
Cán bộ thuộc bộ phận Y tế.
2
2
2
Y tế phân xƣởng/vệ sinh viên.
Không
Không
3
Cán bộ công đoàn.
1
1
4
Cán bộ đoàn thể khác.
Không

Không
-
22
Bảng 3.4 cho thấy cán bộ Y tế là lực lƣợng tham gia TTTV tích cực
nhất cho công nhân về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ. Ngoài ra còn thêm lực
lƣợng cán bộ Công đoàn, tuy nhiên hạn chế. Chƣa có sự phối hợp của các
đoàn thể khác nhƣ hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên và nhất là chính quyền của
Công ty.
Bảng 3.5. Nguồn thông tin về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho nữ công
nhân chưa có gia đình hai Công ty năm 2009.

STT
Nguồn thông tin về
CSSKBM, SKSS, KHHGĐ
PP
MM
Giá trị p
1
Ngƣời nhà.
23,1
15,0
<0,05
2
Bạn bè.
43,1
38,3
>0,05
3
Cán bộ TYT phƣờng/ khu phố.
44,6

18,3
<0,05
4
TYTCT /Y tế phân xƣởng.
18,5
6,7
<0,05
5
Cán bộ đoàn thể địa phƣơng.
7,7
10,0
>0,05
6
Tài liệu, tờ rơi, sách, báo.
55,4
40,0
<0,05
7
Đài, loa phát thanh.
55,4
33,3
<0,05
8
Ti vi.
69,2
55,0
<0,05
9
Khác.
6,2

5,0
>0,05
Bảng số 3.5 cho thấy nguồn thông tin về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ từ
TYT hai Công ty còn rất hạn chế. Thông tin chủ yếu từ ti vi, đài, loa phát
thanh, tờ rơi, sách báo. Nguồn thông tin về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ từ
-
23
TYTCT/Y tế phân xƣởng của PP nhìn chung cao hơn MM có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
Trong thảo luận nhóm lãnh đạo chính quyền, đoàn thể hai công ty cũng
cho kết quả tƣơng tự: “ 
 (Trích biên bản TLN
LĐCQ hai Công ty - do TS Phạm Văn Phú và BS Nguyễn Hữu Thắng chủ trì)
Bảng 3.6. Kiến thức của nữ công nhân chưa có gia đình hai công ty
về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ năm 2009.

STT
Nội dung kiến thức
PP
MM
Giá trị p
1
Vấn đề cần theo dõi cho mẹ trong 2
tuần đầu sau sinh.
35,4
8,4
<0,05
2
Các phƣơng tiện tránh thai cho phụ nữ.
23,0

15,0
<0,05
3
Hậu quả của nạo, phá thai.
9,2
1,7
<0,05
4
Tờn các bệnh lây qua đƣờng tình dục
phổ biến.
44,5
45,0
>0,05
5
Số lần và thời gian khám thai ở phụ nữ
có thai.
40,6
66,1
<0,05
6
Thời điểm dễ có thai ở phụ nữ.
50,0
28,3
<0,05

Bảng 3.6 cho thấy kiến thức về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ của nữ công
nhân chƣa chồng PP cao hơn MM có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Tỷ lệ hiểu biết về các bệnh lây qua đƣờng tình dục của công nhân MM
cao hơn PP không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
-

24
Bảng 3.7. Nhận được dịch vụ TTTV về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ của nữ
công nhân có con <5 tuổi từ TYT hai Công ty 2009.

STT
Nội dung
PP
MM
Giá trị p
1
Có nhận.
25,9
24,0
>0,05
2
Không nhận.
74,1
76,0
>0,05
3
Cộng
100,0
100,0


Bảng 3.7 cho thấy tỉ lệ nữ công nhân có con <5 tuổi nhận đƣợc dịch vụ
TTTV về CSSKBM, SKSS, KHHGĐ năm 2009 từ TYTCT MM cao hơn PP
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.8. Kiến thức của nữ công nhân có con <5 tuổi về SKSS, KHHGĐ
thuộc hai Công ty năm 2009.


STT
Nội dung kiến thức
PP
MM
Giá trị p
1
Việc cần làm cho thai nhi khỏe mạnh.
53,1
48,4
>0,05
2
Việc cần làm để phòng bệnh tiêu chảy cho
trẻ nhỏ.
45,6
42,2
>0,05
3
Việc cần làm khi trẻ nhỏ bị sốt.
27,2
19,6
<0,05
4
Việc cần làm để cho trẻ khỏe mạnh.
54,3
49,0
>0,05
5
Nhận biết các biện pháp tránh thai hiện có.
56,8

51,6
>0,05

Bảng 3.8 cho thấy sự khác biệt về kiến thức CSSKSS, KHHGĐ của nữ
công nhân có con<5 tuổi PP và NMM không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
-
25
3.1.3. Kết quả hoạt động CSSKBM, SKSS, KHHGĐ cho nữ công nhân
thuộc hai Công ty
Bảng 3.9. Nơi khám thai trong lần có thai gần nhất của các nữ công
nhân có con <5 tuổi thuộc hai Công ty năm 2009.

STT
Nơi khám thai
PP
MM
Giá trị
p
1
TYT phƣờng nơi công nhân đang ở.
49.4
62.9
<0,05
2
Nơi khác (BV, PKĐKKV…)
50.6
37.1
<0,05
3
TYT CT.

0
0

4
Tổng cộng
100,0
100,0



Bảng 3.9 cho thấy trong lần có thai gần đây nhất nữ công nhân không
tới khám thai ở TYT Công ty. Công nhân tới khám thai tại nơi khác
(BV/PKĐKKV, TYT phƣờng) chiếm đa số.
Tỷ lệ công nhân MM đến TYT phƣờng nơi công nhân đang ở để khám
thai cao hơn PP có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.10. Nơi sinh con bé nhất của nữ công nhân có con <5 tuổi.

STT
Nơi sinh con bé nhất
PP
MM
Giá trị p
1
BV, PKĐKKV.
86,4
76,3
<0,05
2
Trạm Y tế phƣờng.
13,6

22,7
<0,05
3
TYTCT.
0
1,0
<0,05
4
Tổng cộng.
100,0
100,0

×