Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện phú hòa – 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 22 trang )

Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phú Hòa là huyện đồng bằng của tỉnh Phú Yên với diện tích 23km 2, cách
trung tâm TP Tuy Hòa 8km và có 9 xã/thị trấn, trong đó có 01 xã miền núi (xã
Hòa Hội) có 83 hộ đồng bào dân tộc Chăm Hrol với 290 nhân khẩu sinh sống.
Dân số của toàn huyện là 105.206 người với 23.981 hộ gia đình, trong đó: số
phụ nữ có con dưới 5 tuổi là 8.879 người (số liệu năm 2007). Phía Đông giáp
với TP Tuy Hòa, phía Tây giáp huyện Sơn Hòa, Phía Bắc giáp huyện Tuy An,
Phía Nam chạy dọc theo dòng sông Ba. Phú Hòa là huyện có nhiều trạm y tế
đạt chuẩn quốc gia (5/9 trạm y tế), 100% thôn đều có bán bộ y tế. Phú Hòa là
huyện đã phủ 100% sóng phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh
đều có ở 100% xã, thị trấn.
Trong nhiều năm qua công tác tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng
(PC SDD) đã được thực hiện với nhiều hình thức, qua nhiều kênh truyên truyền
khác nhau góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đáng kể. Tỷ lệ SDD của
huyện Phú Hòa năm 2007 là 19,79% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của tỉnh
(22,5%).
Để đánh giá đúng kiến thức về phòng chống SDDTE của các bà mẹ có
con dưới năm tuổi, từ đó có tác động thích hợp, đó là lý do để chúng tôi chọn
đề tài nghiên cứu này.
Đề tài được nghiên cứu với mục đích:
- Xác định tỷ lệ các bà mẹ có con dưới năm tuổi hiểu biết về PC SDDTE
- Tìm hiểu nguồn thông tin liên quan đến kiến thức về PC SDD của các bà mẹ
có con dưới năm tuổi của huyện Phú Hòa.

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 1


Trung tâm Truyền thơng GDSK Phú n



II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tầm quan trọng của suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng do thiếu protein- nǎng lượng (thường gọi là suy dinh
dưỡng) là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước
ta. Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn và thường hay mắc bệnh
nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hơ hấp, trẻ bị giảm khả nǎng học
tập, nǎng suất lao động kém khi trưởng thành.
Nǎm 2000 ở nước ta có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng,
chủ yếu là suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa. Tuy vậy, các thể suy dinh dưỡng
này cũng có ý nghĩa quan trọng vì đứa trẻ dễ mắc bệnh, tǎng nguy cơ tử vong
và thường kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Đáng chú ý là trẻ bị suy
dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia
đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. ở một cộng đồng (xóm, làng, xã) có
nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều "nhỏ bé"
như nhau. Do đó, suy dinh dưỡng trẻ em cần được sự quan tâm của mọi
người.
2. Phương pháp đánh gíá trẻ bị suy dinh dưỡng.
Có nhiều phương pháp để đánh gía trẻ bò suy dinh dưỡng, phương
pháp phổ biến nhất là theo dõi cân nặng theo tuoiỏi.
Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy
dinh dưỡng hay khơng. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi khơng tǎng cân, nhẹ cân
hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi [2].
3. Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
Thiếu ǎn, bữa ǎn thiếu số lượng, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để
phát triển:
Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể. Để đáp ứng
nhu cầu đó, cần cho trẻ ǎn uống đầy đủ theo lứa tuổi. Trẻ dưới 6 tháng tuổi
cần được bú mẹ hồn tồn. Sữa mẹ là thức ǎn lý tưởng của trẻ nhỏ. Từ tháng
thứ 7 trẻ bắt đầu ǎn thêm ngồi sữa mẹ. Từ tháng tuổi này, thực hành ni

dưỡng trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với suy dinh dưỡng. Nhiều bà mẹ chỉ cho
trẻ ǎn bột muối, thức ǎn sam (dặm) thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh,
hoa quả. Đây là những tập qn ni dưỡng chưa hợp lý cần được khắc phục.
Mặc khác, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ǎn nhiều bữa trong
ngày vì trẻ nhỏ khơng thể ǎn một lần với khối lượng lớn như trẻ lớn hoặc
người lớn. Điều này có liên quan đến vấn đề chǎm sóc trẻ.
Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 2


Trung tâm Truyền thơng GDSK Phú n

Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai
ǎn uống khơng đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể sinh con nhẹ cân,
còi cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng
sau này. Người mẹ bị suy dinh dưỡng, ǎn uống kém trong những tháng đầu
sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng.
Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hơ hấp, tiêu chảy, các bệnh ký
sinh trùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta. Chế độ ni dưỡng khơng hợp
lý khi trẻ bệnh là một ngun nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở
trẻ dưới 5 tuổi.
Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị "bỏ rơi": Ngồi chǎm sóc về ǎn uống,
đứa trẻ cần chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn),
chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh. Mơi trường sống ở gia
đình bị ơ nhiễm, sử dụng nguồn nước khơng sạch để nấu ǎn, tắm giặt cho trẻ,
sử lý nước thải, phân, rác khơng đảm bảo là những yếu tố dẫn đến suy dinh
dưỡng.[2]
4. Lứa tuổi trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.
Trẻ từ 6-24 tháng: thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao, thời kỳ thích ứng
với mơi trường, thời kỳ nhạy cảm với bệnh tật.[1],[2].

Trẻ khơng được bú sữa mẹ hoặc khơng đủ sữa.
Trẻ đẻ nhẹ cân (<2500g), trẻ để sinh đơi, sinh ba.
Trẻ ở gia đình đơng con, điều kiện vệ sinh kém, gia đình khơng hồ
thuận.
Trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay
viêm đường hơ hấp ...
5. Phương pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại mỗi gia
đình?
Muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ
động và thay đổi thực hành của mỗi gia đình. Do đó, chương trình phòng
chống suy dinh dưỡng lấy gia đình là đối tượng thực hiện cơng tác chǎm sóc
dinh dưỡng cho trẻ em. Mọi gia đình đều hưởng ứng và thực hiện 8 nội dung
cụ thể sau đây:

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 3


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

1. Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân
trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng
uốn ván [1],[2],[4],[5].
2. Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ
trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.[1],[2]
3. Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Tô màu đĩa
bột, tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa.
4. Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống
viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều
cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy,

viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi
dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh[1],[2],[4],[5]..
5. Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để
có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt để
trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc.
6. Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp
nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất
khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất
đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp
ǎn ngon miệng.
7. Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo
định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ
sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.
8. Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành
mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có
trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba.

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 4


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ có con dưới năm tuổi của huyện Phú
Hòa. Tại thời điểm nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu theo phương pháp mổ tả cắt ngang
2.1. Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu được tính theo công thức.
p(1-p)
n= y

2

C2
+ n: là cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý
+ Ước đoán p = 0,5
+ Ứng với độ tin cậy 95% có y = 1,96
+ Chấp nhận C = 0,1 (sai số chọn 10%)
Cỡ mẫu tính được là: 96
2.2. Phương pháp chọn mẫu :
Chọn mẫu chỉ tiêu: Mỗi xã chọn 10 người để phỏng vấn, trong đó có 3 xã
dân số đông chọn 12 người để phỏng vấn.
2.3. Phương pháp thu thập số số liệu:
Dựa vào danh sách các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, chọn số lẽ để phỏng
vấn đến đủ số lượng.
Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 5


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

- Sử dụng phiếu phỏng vấn để phỏng vấn
- Cách thu thập số liệu như sau: Điều tra viên sử dụng “ Phiếu phỏng vấn
“ để hỏi và ghi lại câu trả lời một cách trung thực va không giải thích gì thêm.
+ Đối với câu hỏi 1: Có thể không cần ghi họ tên ( nếu đối tượng không
muốn trả lời).
+ Đối với câu hỏi 5: Nếu người được phỏng vấn trả lời đủ 3 ý đầu lợi

ích của sữa mẹ đối với con và 3 ý đầu trong lợi ích của sũa mẹ đối với
mẹ là ghi nhận người đó biết lợi ích của sữa mẹ.
+ Đối với câu hỏi 6: Nếu họ trả lời được 4 trong 6 ý thì ghi biết đầy đủ,
nếu biết ít hơn 4 ý ghi nhân là biết không đầy đủ.
2.4. Xử lý số liệu:
Sau khi thu thập đủ số liệu qua điều tra, dùng các phép toán thống kê
thông thường để sử lý số liệu.

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 6


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

IV. KẾT QUẢ
1. Phân bố theo tuổi
Tuổi
Dân tộc
Kinh
Thiểu số

19-24

25-29

14

40

30-34

22

35-39

> 40

24

n
7

Tỷ lệ
107
0

100%
0

2. Phân bố theo số con
Tuổi 19-24
25-29
30-34
35-39
> 40
n
Tỷ lệ
Số con
1
12
18

3
1
34 31,8%
2
2
18
17
12
3
52 48,8%
3
4
2
7
2
15
14%
4
5
1
6 5,6%
tổng
14
40
22
24
7
107 100%
Nhận xét : Số phụ nữ có 2 con chiếm 48,8% trong đó số mẹ có 2 con nằm ở lứa
tuổi 25-39.

3. Bà mẹ biết trình trạng dinh dưỡng của con .
Tuổi
Biết con
SDD
Biết
Không
biết

19-24

11
3

25-29

35
4

30-34

20
2

35-39

20
4

> 40


n

6
1

Tỷ lệ

92
15

85,9%
14,1%

Nhận xét : Số bà mẹ biết về tình trạng dinh dưỡng của con là 92/107 chiếm tỷ
lệ 85,9%.

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 7


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

Biểu đồ 1: Mô tả kiến thức của bà mẹ về tình trạng dinh dưỡng của con

4. Tỷ lệ bà mẹ có khám thai trong lần mang thai gần nhất
Tuổi

19-24

25-29


30-34

35-39

> 40

n

Tỷ lệ

Số
lần KT
1 lần
1
1
1
1
0
4 3,7%
2 lần
0
5
2
3
1
11 10,3%
3 lần
3
17

15
10
4
49 45,8%
Trên 3
10
17
4
10
2
43 40.2%
lần
Nhận xét : Số bà mẹ trong lần mang thai gần nhất khám thai từ 3 lần trở lên
chiếm tỷ lệ khá cao 86%.
Biểu đồ 2: Số lần khám thai của bà mẹ trong thai kỳ gần nhất

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 8


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

5. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Tuổi 19-24
Cho con

Hoàn
2
toàn
Kèm ăn 12

dặm

25-29

30-34

35-39

> 40

n

Tỷ lệ

7

7

8

0

24

22,4%

33

15


16

7

83

77,6%

Nhận xét : Tỷ lệ bà mẹ cho con ăn dặm trong 6 tháng đầu chiếm tỷ lệ cao
77,6%.
Biểu đồ 3: Mô tả tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 9


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

6. Thời gian cho trẻ bú
Tuổi

19-24

25-29

30-34

35-39

> 40


n

Tỷ lệ

Thời gian
Cho bú đến

6-12 tháng
13-18 tháng
19- 24 tháng
> 24 tháng

1
10
3
0

4
22
14
0

3
6
13
0

0
7

17
0

0
4
3
0

8 7,5%
49 45,8%
50 46,7%
0
0

Nhận xét: Số bà mẹ cho con bú 19-24 tháng tuổi chỉ có 50/107 chiếm tỷ lệ
46,7%.

7. Số bà mẹ biết được những lợi ích khi cho con bú bằng sữa mẹ
Tuổi

19-24

25-29

30-34

35-39

> 40


n

Tỷ lệ

HBCBM

Biết
Biết không
ĐĐ
H toàn KB

0
8

1
31

0
17

1
18

1
6

3 2,8%
80 74,8%

6


8

5

5

0

24 22,4%

Nhận xét : số bà mẹ biết được lợi ích khi cho con bú bằng sữa mẹ chỉ có 2,8%;
số biết không đầy đủ 74,8%; số hoàn toàn không biết 22,4%.

Biểu đồ 4: Tỷ lệ bà mẹ biết được lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 10


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

8. Biết được tác dụng của Vitamin A
Tuổi

19-24

25-29

30-34


35-39

1
4
9

6
19
15

0
15
7

5
13
6

>40

N

Tỷ lệ

Tác dụng
Vitamin A

Biết
Biết không đầy đủ

Hoàn toàn KB

2 14 13,1%
5 56 52.3%
0 37 34,6%

Nhận xét : Số bà mẹ biết lợi ích của Vitamin A chỉ có 13,1%; số biết không đầy
đủ 52,3%; số hoàn toàn không biết 34,6%.
9. Số bà mẹ đưa trẻ đi uống vitamin A
Tuổi

19-24

25-29 30-34 35-39

> 40

N

Tỷ lệ

Cho con uống
Vitamin A
Không đưa con
đi uống
Vitamin A

11

39


21

22

7

100

93,5%

3

1

1

2

0

7

6,5%

Vitamin A

Nhận xét : số bà mẹ đưa trẻ đi uống Vitamin A cao chiếm tỷ lệ 93,5%.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ bà mẹ hiểu được lợi ích khi cho trẻ uống Vitamin A


Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 11


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

10. Số lần ăn trong ngày của trẻ
Tuổi

19-24

25-29

30-34

35-39

>40

N

Tỷ lệ

Số lần ăn
Trong ngày

3 làn
3-5 lần
> 5 lần


8
6
0

20
20
0

13
9
0

11
12
1

3
4
0

55
51
1

51,4%
47,7%
0,9%

Nhận xét : Số bà mẹ cho con từ 3-5 lần trong ngày chiếm tỷ lệ 47,7%


11. Kể được 4 nhóm thực phẩm cần cho con ăn uồng hằng ngày
Tuổi

19-24

24-29

30-34

35-39

>40

N

Tỷ lệ

Nhóm thực
phẩm

Nhóm có
Glucide
Nhóm có
Protide
Nhóm có
Lipide
Nhóm có
chứa Vitamin

10


30

16

20

4

80

74,8%

14

38

20

21

7

100

93,5%

3

19


10

8

1

41

38,3%

9

280

15

17

7

76

71%

Nhận xét : Số bà mẹ kể được 4 nhóm thực phẩm cần cho trẻ khá cao : từ 71%
trở lên
Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 12



Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

12. Kiến thức của bà mẹ có được qua các nguồn thông tin
Tuổi

19-24

25-29

30-34

35-39

> 40

N

Tỷ lệ

Nguồn thông tin

Tivi
Đài phát
thanh
Báo, tạp chí
Đài truyền
thanh
Tờ rơi, áp
phích

Cán bộ y tế
Các bà mẹ
trong xóm
Họp đoàn
thể
Bạn bè,
người thân
Không biết

7
2

14
7

12
1

8
3

4
0

45
13

42,1%
12,1%


2
1

5
4

3
1

6
7

2
2

18
15

16,8%
14%

0

0

0

2

0


2

1,9%

4
2

19
6

14
2

12
3

5
1

54
14

50,5%
13,1%

2

14


4

9

4

33

30,8%

5

9

5

0

1

20

18,7%

2

4

3


3

0

12

11,2%

Nhận xét : Kiến thức của các bà mẹ về PCSDDTE có được qua Tivi 42,1%; qua
cán bộ y tế 50,5% , còn các kênh khác không đáng kể.

Biểu đồ 6: Mô tả kiến thức của các bà mẹ về PCSDDTE có được qua các kênh

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 13


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

V. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 14


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

1. Phân bố theo tuổi, dân tộc :
Trong 107 bà mẹ được phỏng vấn 100% là người kinh, không có người
nào là dân tộc thiểu số, điều này cũng phù hợp vì huyện Phú Hòa là huyện đồng

bằng, trong 9 xã, thị trấn chỉ có 1 vài thôn có người dân tộc thiểu số sinh sống.
Số bà mẹ đang có con dưới 5 tuổi nhiều nhất là lứa tuổi 25-29 ( có 40/107), tiếp
theo là lứa tuổi 35-39 và 30-34, tuổi trên 40 chỉ có 7/107 người đang nuôi con
dưới 5 tuổi.
2.Phân bố theo số con.
Trong tổng số 107 bà mẹ được nghiên cứu: có 34 bà mẹ có 1 con chiếm
tỷ lệ 31,8%; 52 người có 2 con chiếm tỷ lệ 48,8%; có 3 con có 15 người chiếm
tỷ lệ 14% và 4 con có 6 người, chiếm tỷ lệ 5,6%. Như vậy trong tổng số 107 bà
mẹ có con dưới 5 tuổi trong nghiên cứu này có đến 21 người có từ 3 con trở lên
(chiếm tỷ lệ 20%) điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình nuôi con, nhất là ở
vùng nông thôn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như huyện Phú
hòa. Điều này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của một số tác giả cho rằng,
tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tỷ lệ thuận với số con của người mẹ.
3. Hiểu biết của người mẹ về trình trạng dinh dưỡng của con.
Trong 107 bà mẹ được hỏi câu “Chị có biết con chị có bị suy dinh dưỡng
hay không bị suy dinh dưỡng”, trong đó có 92/107 bà mẹ biết được tình trạng
dinh dưỡng của con mình, chiếm tỷ lệ 85,9%; 15/107 bà mẹ không biết tình
trạng dinh dưỡng của con mình, chiếm tỷ lệ 14,1%. Tỷ lệ này cũng phù hợp với
một số nghiên cứu khác.
4. Số lần khám thai trong lần mang thai gần nhất của mẹ.
Trong số 107 bà mẹ được nghiên cứu có 4 người chỉ đi khám 1 lần chiếm
tỷ lệ 3,7%; 11 người khám 2 lần tỷ lệ 10,3%; 49 người khám thai 3 lần chiếm tỷ
lệ 45,8%; có 43 người chiếm tỷ lệ 40,2 % khám thai trên 3 lần. Như vậy có đến
86% các bà mẹ khám thai từ 3 lần trở lên. Đây là tỷ lệ khá cao, với tỷ lệ này
chứng tỏ nhận thức của bà mẹ về tầm quan trọng của khám thai định kỳ là
tương đối tốt, kết qủa này cũng phù hợp với sô liệu tổng kết của Trung tâm
chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh (tỷ lệ khám thai từ 3 lần trở lên 85% ).
5. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Trong số 107 bà mẹ được nghiên cứu chỉ có 24 bà mẹ cho con bú mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu chiếm tỷ lệ 22,4%, 83 bà mẹ cho trẻ ăn dặm trước

6 tháng chiếm tỷ lệ 77,6%. Như vậy tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong
6 tháng đầu rất thấp, điều này cho thấy kiến thức của bà mẹ về nuôi con bằng
Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 15


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

sữa mẹ và tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ còn rất
thấp. Vì vậy trong công tác truyền thông cần chú trọng tuyên truyền cho các bà
mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ.
Một số nguyên nhân bà mẹ cho trẻ ăn dặm sớm như: mẹ không đủ sữa
nhưng không có nguồn sữa thay thế khác, phải đi làm sớm nên ít cho trẻ bú,
thấy trẻ ăn được nên cho ăn. Qua kết quả này các nhà làm công tác tuyên truyền
cần chú ý hướng dẫn cho các bà mẹ cách khắc phục để bà mẹ có thể cho trẻ bú
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
6. Thời gian bắt đầu cai sữa cho trẻ
Trong số 107 bà mẹ được nghiên cứu thì chỉ có 8 bà mẹ cho trẻ bú từ 612 tháng chiếm tỷ lệ 7,5; 49 bà mẹ cho trẻ bú từ 13 – 18 tháng chiếm tỷ lệ
45,8%, 50 bà mẹ cho trẻ bú từ 19 – 24 tháng chiếm tỷ lệ 46,7%. Như vậy tỷ lệ
bà mẹ bú đến 12 tháng chiếm tỷ lệ thấp và nằm trong nhóm bà mẹ trẻ tuổi (từ
19-34). Có thể nhóm bà mẹ trẻ này kiến thức vẫn còn hạn chế, chưa có kinh
nghiệm nuôi trẻ hoặc có tâm lý sợ trẻ bú kéo dài ảnh hưởng đến sắc đẹp của
người mẹ đây là điều mà những người làm công tác truyền thông cần phải lưu
ý.
7. Biết được lợi ích khi cho trẻ bú sữa mẹ.
Số bà mẹ biết đầy đủ lợi ích khi cho bú sữa mẹ chỉ có 3/107 bà mẹ được
nghiên cứu chiếm tỷ lệ rất thấp 2,8%; Số bà mẹ biết không đầy đủ 80/107
chiếm tỷ lệ 74,8%; số bà mẹ hoàn toàn không biết 24/107 chiếm tỷ lệ 22,4%.
Nếu tính chung cả số không biết và biết không đầy đủ là 97,2%, đây quả là một
tỷ lệ rất cao. Như vậy có thể cho thấy trong hoạt động truyền thông chúng ta

chưa chú trọng nhiều đến tuyên truyền về lợi ích của khi nuôi con bằng sữa mẹ.
tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thấp. Vì vậy trong công tác truyền thông
những năm tới cần chú trọng nội dung tuyên truyền về lợi ích của nuôi con
bằng sữa mẹ.
8. Biết được tác dụng của Vitamin A
Biểu đồ 5 cho thấy trong số 107 bà mẹ được nghiên cứu chỉ có 14 bà mẹ
biết được lợi ích của vitamin A chiếm tỷ lệ 13,1%; 56 bà mẹ biết không đầy đủ
chiếm tỷ lệ 52,3%, 37 bà mẹ hoàn toàn không biết tác dụng của vitamin A
chiếm tỷ lệ 34,6%. Với gần 87% bà mẹ không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ tác
dụng của Vitamin A, đây là tỷ lệ khá cao, bởi vì bà mẹ không hiểu được tác
dụng khi cho trẻ uống Vitamin A thì họ sẽ không đưa trẻ đến cơ sở y tế để trẻ
uống Vitamin A hoặc cho trẻ uống không đúng theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Vì vậy trong công tác truyền thông cho các bà mẹ, nhất là các bà mẹ ở nông

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 16


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

thôn những người làm công tác truyền thông cần chú ý khi lựa chọn nội dung
tuyên truyền.
9. Đưa trẻ đi uống vitamin A tại các điểm do trạm y tế tổ chức.
Trong số 107 bà mẹ được nghiên cứu có 100 bà mẹ đưa trẻ uống vitamin
A tại các điểm do trạm y tế tổ chức, chỉ có 7 bà mẹ không đưa trẻ đi uống
vitamin A chiếm tỷ lệ rất thấp 6,5%. Điều đó cho thấy các bà mẹ rất quan tâm
đến việc phòng bệnh cho trẻ. Điều này cho thấy các trạm y tế xã là điểm cung
cấp vitamin A đáng tin cậy cho các bà mẹ.
10. Các thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của trẻ
Các bà mẹ liệt kê các nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ:

nhóm Glucide có 80/107 chiếm tỷ lệ 74,8%, nhóm Protide có 100/107 chiếm tỷ
lệ 93,, nhóm Lipide 41/107 chiếm tỷ lệ 38,3%, nhóm vitamin 76/107 chiếm tỷ
lệ 71%. Số bà mẹ kể được 3 nhóm thực phẩm Glucide, Protide, Vitamin chiếm
tỷ khá cao từ 71% trở lên, riêng nhóm Lipide chỉ có 38,3%, tỷ lệ thấp hơn nhiều
so với 3 nhóm kia có thể thấy việc bổ sung thêm dầu ăn trong bữa ăn hàng ngày
của trẻ ít được các bà mẹ chú ý.
11. Biết được kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng qua các nguồn
thông tin.
Qua biểu 6 cho thấy các bà mẹ biết được những kiến thức phòng chống
suy dinh dưỡng qua cán bộ y tế, Tivi chiếm tỷ lệ cao (50.5% và 42,1%), tiếp
đến các sinh hoạt đoàn thể tại địa phương (30,8%), các kênh đài phát thanh,
báo, tạp chí, các bà mẹ trong xóm, bạn bè người thân.. chiếm tỷ lệ từ 10-20%,
riêng tờ rơi, áp phích chiếm tỷ lệ tương đối thấp (1,9%). Trên thực tế TV là
kênh thông tin hấp dẫn nên tỷ lệ người xem cao. Cũng như cán bộ y tế thường
xuyên tiếp xúc và tuyên truyền hướng dẫn trực tiếp cho các bà mẹ nên kiến
thức phòng chống suy dinh dưỡng của các bà mẹ qua 2 kênh này rất nhiều. Tỷ
lệ bà mẹ biết được kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng thông qua tờ rơi, áp
phích thấp có thể số lượng tờ rơi, áp phích ít chưa phân phát đến tận hộ gia
đình.
Với kết quả này trong tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng cần đẩy
mạnh trên phương tiện thông tin đại chúng như Tivi…,qua cán bộ y tế và sinh
hoạt đoàn thể ( truyền thông nhóm).

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 17


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

VI. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu kiến thức về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em của
107 bà mẹ của huyện Phú Hòa cho thấy:
- Số bà mẹ biết tình trạng dinh dưỡng của con khá cao : 85,9%
- Số bà mẹ khám thai từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ 86%
- Tỷ lệ bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu rất thấp
chỉ 22,4%.
- Tỷ lệ mẹ cho con bú trên 18 tháng thấp 46.7%
- Tỷ lệ bà mẹ biết đầy đủ lợi ích của sữa mẹ rất thấp chỉ 2,8%, biết không
đầy đủ và không biết lên đên 97,2%.
- Số bà mẹ không biết và biết không đầy đủ lợi ích khi cho trẻ uống
Vitamin 93/107, chiếm tỷ lệ 86,9%.
- Phần lớn các bà mẹ nêu được 4 nhóm thực phẩm cần cho trẻ: trên 71%.
- Các kênh truyền thông liên quan đến kiến thức của bà mẹ chủ yếu là:
Qua cán bộ y tế 50,5%, sau đó là qua Tivi 42,1% ; sinh hoạt đoàn thể 30,8%;
bạn bè, người thân 18,7%; còn các kênh khác không đáng kể.

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 18


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

VII. KIẾN NGHỊ:
Với kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
1. Trong hoạt động truyền thông cần tập trung tuyên truyền về các chủ đề : lợi
ích của nuôi con bằng sữa mẹ, lợi ích của việc cho trẻ uống Vitamin A.
2. Hướng dẫn cho các bà mẹ cách chế biến bữa ăn đủ dinh dưỡng và sử dụng
thực phẩm có sẳn tại gia đình.
3. Hướng dẫn cho các bà mẹ sắp xếp thời gian hợp lý trong ngày để có thời gian
cho trẻ bú, nhất là trong 6 tháng đầu.

4. Đa dạng hóa kênh truyền thông và loại hình truyền thông nhưng chú trọng các
kênh truyền thông có hiệu quả cao như qua Tivi, truyền thông nhóm, phát huy
hơn nữa hiệu quả truyền thông của đội ngũ cán bộ y tế.

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 19


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Phòng chống suy dinh dưỡng của Bộ Y tế, năm 2005
2. Tài liệu phòng chống SDD trẻ em của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam,
năm 2007
3. Báo cáo tổng kết ngành y tế Phú Yên năm 2005, 2006, 2007
4. Báo cáo tổng kết chương trình PCSDDTE - Trung tâm CSSKSS năm 2005,
2006, 2007
5. Báo cáo tổng kết của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh năm 2005, 2006, 2007

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 20


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

PHIẾU PHỎNG VẤN
Chị vui lòng cho biết một số thông tin sau:
(Cán bộ phỏng vấn đánh dấu  vào các ô tương ứng hoặc ghi nội dung trả lời
của người trả lời phỏng vấn)
1.

Họ và tên:………………………………….
Năm sinh:……………..Dân tộc:……………Số con hiện có:……………….
2. Chị có biết tình trạng dinh dưỡng của con mình không?
Có: 
Không: 
Sao chị biết con bị suy dinh dưỡng.............................……………………….
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
3. Khi mang thai chị có đi khám thai không?
Không:  Có: 
Nếu có, thì chị đi khám bao nhiêu lần trong thai kỳ:……….lần
4.Chị cho con bú như thế nào?
-Cho trẻ trẻ bú ngay sau khi sinh: Có 
Không 
- Cho trẻ bú đến mấy tháng : .......................................................
- Trong 6 tháng đầu chị có cho trẻ ăn gì thêm ngòai bú sữa mẹ không
Có 
Không 
5. Chị có thể cho biết lợi ích ích của sữa mẹ?
Lợi ích đối với con:
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng:
- Tăng sức đề kháng cho trẻ:
- Phòng bệnh tiêu chảy, viêm phổi:
- Dễ tiêu hóa:
- Giảm nguy cơ béo phì sau này:
- Trẻ thông minh hơn:
- Không biết:










Lợi ích đối với mẹ:
- Giảm chảy máu sau sinh:
- Tử cung co lại nhanh hơn:
- Có thể tránh thai:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh
như: ung thư vú, ung thư buồng
trứng, giảm nguy cơ loãng
xương thời kỳ mãn kinh..
- Không biết:








6. Chị cho biết Vitamin A có tác dụng gì đối với trẻ?
- Bảo vệ mắt:
- Giúp cho trẻ tăng trưởng


- Tăng sức đề kháng cho trẻ:
- Không biết



- Phòng chống SDD:
- Khác………………………… 

7.
Chị có đưa trẻ đến uống Vitamin A tại các điểm mà trạm y tế xã tổ
chức không?
Có:  Không: 
Nếu có thì mấy lần trong năm .............................................................................

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 21


Trung tâm Truyền thông GDSK Phú Yên

8. Mỗi ngày chị cho trẻ ăn bao nhiêu lần?.....................................................
Trong đó: …………..bữa chính …………..bữa phụ.
9. Chị hãy kể các nhóm thực phẩm cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của
trẻ
- Thức ăn giàu glucid (bột, ngũ cốc…):
- Thức ăn giàu protein (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ…):
- Thức ăn giàu lipid (dầu, mỡ, lạc, vừng….):
- Thức ăn giàu Vitamin (rau xanh, quả chín..):







10. Chị biết được các thông tin về PC SDD cho trẻ từ đâu?
Đài truyền hình
Đài phát thanh
Báo, tạp chí
Đài truyền thanh xã
Áp phích, tờ rơi
Cán bộ y tế
Các bà mẹ trong xóm
Họp đoàn thể (phụ nữ, nông dân, thanh niên…)
Bạn bè, người thân
Khác…………..
Nêu rõ:……………………..
Không biết













Ngày phỏng vấn
/
Cán bộ phỏng vấn


/2008

Đề tài Tìm hiểu kiến thức PC SDD của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Phú Hòa – 2008
Trang 22



×