6
1.3. Nhập số liệu trong trường hợp số liệu phân tổ bởi một nhân tố
Ví dụ 2. Một nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các
mức phân bón đến năng suất lúa (kg/ha) trong một thí nghiệm được thiết kế theo
kiểu CRD, kết quả thu được ở bảng 2. Hảy nhập số liệu để phân tích ảnh hưởng
của các mức phân bón đến năng suất lúa.
Bảng 2. Số liệu từ thí nghiệm ảnh hưởng của mức phân bón đến năng suất
lúa (kg/ha)
Công thức phân bón Lặp lần 1 Lặp lần 2 Lặp lần 3 Lặp lần 4
N
0
3.853 2.606 3.144 2.894
N
1
4.788 4.936 4.562 4.608
N
2
4.576 4.454 4.884 3.924
N
3
6.034 5.276 5.906 5.652
N
4
5.874 5.916 5.984 5.518
Chúng ta có thể nhập số liệu như sau:
Hình 2: Nhập số liệu trong trường hợp số liệu phân tổ bởi một nhân tố
7
1.4. Nhập số liệu trong trường hợp số liệu phân tổ bởi hai nhân tố
Ví dụ 3. Một nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các
mức đạm bón và giống lúa đến năng suất lúa (kg/ha) trong một thí nghiệm được
thiết kế theo kiểu CRD, kết quả thu được ở bảng 3. Hảy nhập số liệu để phân tích
ảnh hưởng của các mức phân bón và giống lúa đến năng su
ất lúa.
Bảng 3. Số liệu thu được từ thí nghiệm ảnh hưởng của mức đạm bón và
giống lúa đến năng suất lúa (kg/ha) trong thí nghiệm thiết kế theo kiểu CRD
Giống
Phân bón
Giống 1
(V1)
Giống 2
(V2)
Giống 3
(V3)
Giống 4
(V4)
N
0
3.853 2.606 3.144 2.894
N
1
4.788 4.936 4.562 4.608
N
2
4.576 4.454 4.884 3.924
N
3
6.034 5.276 5.906 5.652
N
4
5.874 5.916 5.984 5.518
Có thể nhập số liệu như sau:
Hình 3: Nhập số liệu trong trường hợp số liệu phân tổ bởi hai nhân tố
8
1.5. Nhập số liệu trong các kiểu thiết kế thí nghiệm có sự khống chế sự sai
khác ban đầu
Ví dụ 4. Một nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các
mức đạm bón và giống lúa đến năng suất lúa (kg/ha) trong một thí nghiệm được
thiết kế theo kiểu RCB, kết quả thu được ở bảng 4. Hãy nhập số liệu để phân tích
ảnh hưởng của các mức đạm bón và giố
ng đến năng suất lúa.
Bảng 4. Số liệu từ thí nghiệm ảnh hưởng của mức phân bón và giống lúa
đến năng suất lúa (kg/ha) trong thí nghiệm thiết kế theo kiểu RCB
Phân bón Giống V1
N
0
3,853 2,606 3,144 2,894
N
1
4,788 4,936 4,562 4,608
N
2
4,576 4,454 4,884 3,924
N
3
6,034 5,276 5,906 5,652
N
4
5,874 5,916 5,984 5,518
Giống V
2
N
0
2,846 3,794 4,108 3,444
N
1
4,956 5,128 4,150 4,991
N
2
5,928 5,698 5,810 4,308
N
3
5,664 5,362 6,458 5,474
N
4
5,458 5,546 5,786 5,932
Giống V
3,
N
0
4,192 3,754 3,738 3,428
N
1
5,251 4,582 4,896 4,286
N
2
5,822 4,848 5,678 4,932
N
3
5,888 5,524 6,042 4,756
N
4
5,864 6,264 6,056 5,362
Đây là một thí nghiệm hai nhân tố: giống và mức phân bón. Thí nghiệm
này được thiết kế theo kiểu RCB. Như vậy, xuất hiện thêm một yếu tố thứ 3, đó là
yếu tố khối, dùng để khống chế sự sai khác ban đầu của các đơn vị thí nghiệm.
Nếu có thể nhập số liệu của kiểu thiết kế thí nghiệm này, thì chúng ta sẽ có thể
nhập được số liệu trong các ki
ểu thiết kế thí nghiệm khác như LS, SPLIT-PLOT
và STRIP-PLOT. Trong phạm vi của chương trình đào tạo bậc đại học chúng tôi
chỉ giới thiệu cách nhập số liệu của hai kiểu thiết kế thí nghiệm RCB và LS.
9
Nguyên tắc cơ bản nhập số liệu trong các kiểu thiết kế thí nghiệm có sự
khống chế sự sai khác ban đầu (RCB, LS, SPLIT-PLOT và STRIP-PLOT) là xem
xét yếu tố khống chế như là một yếu tố thí nghiệm. Có nghĩa là mỗi một yếu tố
khống chế sự sai khác cần một cột trong worksheet của excel.
Chúng ta có thể nhập số liệu cho ví dụ 4 ở hình 4. Hình 4 trình bày cách
nhập số liệu của 14 đơn v
ị thí nghiệm đầu.
Hình 4: Nhập số liệu trong trường hợp số liệu phân tổ bởi hai nhân tố theo
kiểu thiết kế RCB
Ví dụ 5. Một nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu năng suất (tấn/ha)
của 3 giống ngô lai A, B, D và giống đối chứng C, trong một thiết kế thí nghiệm
10
kiểu LS, kết quả thu được ở bảng 5. Hãy nhập số liệu để so sánh năng suất của
các giống ngô.
Bảng 5. Năng suất (tấn/ha) của các giống ngô A, B, D và C trong thí
nghiệm thiết kế theo kiểu LS
Số hàng
Năng suất hạt (tấn/ha)
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
1 1,640(B) 1,210(D) 1,425(C) 1,345(A)
2 1,457(C) 1,185(A) 1,400(D) 1,290(B)
3 1,670(A) 0,710(C) 1,665(B) 1,180(D)
4 1,565(D) 1,290(B) 1,655(A) 0,660(C)
Chúng ta có thể nhập như sau (hình 5).
Hình 5: Nhập số liệu trong trường hợp thiết kế thí nghiệm kiểu LS