Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

khảo sát công tác chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại khoa sản bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.73 KB, 30 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đối với bất cứ người phụ nữ nào, cuộc sinh nở tuy là hiện tượng tự nhiên
nhưng cũng là một thử thách. Để được mẹ tròn con vuông, cả sản phụ và người
hộ sinh đều cần có sự chuẩn bị tốt để có thể thực hiện đúng và kịp thời những
điều cần làm khi người mẹ chuyển dạ.
Để giúp sản phụ bớt lo âu và sợ hãi, người hộ sinh cần tỏ ra tận tụy, thân
mật, khéo léo. Nên thông báo cho sản phụ phương pháp làm việc của mình, lắng
nghe ý kiến đề đạt của họ, cho biết những dấu hiệu bình thường và không bình
thường của cuộc chuyển dạ. Nữ hộ sinh cần hướng dẫn tỉ mỉ cho sản phụ cách
rặn đẻ, cách thở để thai không bị ngạt, cách giảm đau khi có cơn co
Ở Việt Nam, hằng năm có khoảng 3000 phụ nữ tử vong do liên quan đến
thai nghén và sinh đẻ. Tỷ lệ tử vong mẹ giữa các vùng miền rất khác nhau.
Những nguyên nhân dẫn tới tử vong mẹ là băng huyết, đẻ khó, sản giật, nhiễm
trùng, Vì vậy, chăm sóc sức khỏe sau sinh là một vấn đề hết sức quan trọng
trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đó không chỉ là nhiệm vụ của người
cán bộ y tế, mà còn cần sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ. Nếu
chăm sóc sức khỏe sau sinh tốt sẻ giảm được tình trạng bệnh tật cho mẹ và cho
con. Do đó, cần nâng cao hiểu biết và thực hành chăm sóc sức khỏe sau sinh cho
các bà mẹ.
Là người làm công tác sản khoa, chúng ta cần phải biết được kế hoạch
chăm sóc sau sinh, để từ đó chúng ta cần phải tư vấn thêm cho sản phụ sau khi
sinh biết được cách tự chăm sóc cho bản thân sau sinh và chăm sóc trẻ tránh xảy
ra tình trạng xấu ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và con – điều mà không ai mong
muốn.
2

Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát
công tác chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa Sản Bệnh viện Trung


Ương Huế ”, nhằm mục tiêu:
Tìm hiểu tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa phụ sản
Bệnh viện Trung Ương Huế


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Khoảng thời gian 6 tuần sau sinh (thời kỳ hậu sản), các cơ quan trong cơ thể
người mẹ, nhất là những cơ quan sinh dục sẽ dần dần trở về trạng thái bình
thường như trước khi có thai trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết ra sữa.
Trong khoảng thời gian này, có những vấn đề cần theo dõi là sự thu hồi tử
cung, sự tiết sản dịch, sự lên sữa và tiết sữa, những thay đổi tổng quát khác và
phát hiện nhiễm trùng hậu sản.
1.1. SỰ CO HỒI TỬ CUNG
Bình thường ngay sau khi lấy nhau ra, tử cung co hồi thành một khối cầu an
toàn. Ngày đầu sau sinh, đáy tử cung cao khoảng 13cm trên khớp vệ, trung bình
mỗi ngày nhỏ đi 1cm. Sau ngày thứ 12 - 13, tử cung thu hồi nhỏ nằm trong vùng
chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa. Sự thu hồi tử cung ở con so
nhanh hơn ở con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn ở người không cho con bú.
Khi tử cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường.
1.1.1. Sản dịch
- Trong 2 - 3 ngày đầu sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang màu đỏ sậm
như bã trầu.
- Từ ngày thứ 4 đến thứ 8 chất dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy lờ lờ như
máu cá.
- Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12, sản dịch chỉ còn là một chất nhầy trong,
- Nếu bị nhiễm trùng sản dịch có mùi hôi, có thể có lẫn mủ.

1.1.2.Vết may tầng sinh môn
Nếu tầng sinh môn bị rách hay cắt khi sinh thì được may lại. Vết may tầng
sinh môn cần được kiểm tra (xem có bị sưng nề, bầm tím, đỏ đau nhiều, có tụ
máu âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ ) và làm thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc
4

sát trùng, sản phụ nên tự rửa thêm khi tiêu tiểu, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần
trong ngày, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài vết thương sẽ chậm lành và dễ nhiễm
trùng, tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón Kháng sinh thường được
Bác sĩ cho sử dụng trong 5 ngày. Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không
tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sinh.
1.1.3. Sự tiết sữa
Sau khi sinh, lượng sữa non tăng dần lên. Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh
có hiện tượng lên sữa (ở người đẻ con so là từ 3 - 5 ngày, người đẻ con rạ là từ 2
- 3 ngày sau đẻ). Sản phụ sẽ thấy vú căng cứng, đau nhức, có thể sốt nhẹ (38 -
38,5 0C), đôi khi kèm nhức đầu, khó chịu. Tình trạng căng sữa có thể kéo dài 24
- 48 giờ, sau đó sữa thực sự chảy ra. Nếu căng sữa nên cho trẻ bú thường xuyên
hơn, bú đúng cách và vắt sữa dư.
1.1.4. Những thay đổi tổng quát
- Bình thường, tổng trạng sản phụ tốt, thân nhiệt bình thường (trừ lúc lên
sữa có thể có sốt nhẹ). Sản phụ có thể có rét run sau khi sinh do sự mất nhiệt và
mệt mỏi khi rặn sinh, rét run ngắn hạn và mau hết.
Sau sinh, sản phụ có thể cảm giác lạnh và trẻ cũng cần hơi ấm vì trẻ mới
sinh dễ mất nhiệt ra môi trường ngoài nên phải giữấm đủ cho cả con và mẹ. Tuy
nhiên, ở các nơi nhiệt độ môi trường cao, việc nằm hơ lửa như xưa là không cần
thiết, đôi khi còn có thể mang lại những điều tai hại như làm mẹ và con đổ mồ
hôi suốt cả ngày làm cho cơ thể mất nước, da ẩm thường xuyên khiến bị hăm lở,
vi trùng dễ phát triển gây viêm da hoặc gây ra tai nạn ngoài ý muốn như tàn lửa
có thể gây phỏng cho mẹ và con nếu sơ ý Nếu ở những nơi lạnh như ở vùng
núi, cao nguyên hay vào mùa đông lạnh có gió bấc Sản phụ có thể nằm phòng

kín đáo tránh gió lùa sau sinh hoặc đặt một mẻ than nhỏ hơấm dưới gầm giường
về ban đêm, nhưng không nên cách ly với môi trường ngoài quá lâu.
5

- Sản phụ và trẻ nên ra ngoài phòng phơi nắng vào buổi sáng (trước 9 giờ)
khoảng một vài tuần sau sinh, hít thở không khí trong lành và vận động nhẹ
nhàng.
Sau khi sinh chỉ nằm bất động trên giường 8 - 10 giờ (24 giờ với người
sinh mổ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ban đầu, sản phụ cần ngồi dậy
từ từ, hít thở sâu, rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy.
Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránh
hiện tượng choáng ngất, bị ngã.
- Nếu chuyển dạ kéo dài hay trong những trường hợp sinh khó có thể bị bí
tiểu (ở đầu thai nhi đè lên bàng quang trong một thời gian lâu làm liệt bàng
quang). Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, xoa bụng
dưới
- Nhu động ruột có thể giảm nên sản phụ dễ bị táo bón sau sinh. Nên tránh
để bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường
hợp bị trĩ, có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau.
- Da là một cơ quan rất nhạy cảm và cần được bảo vệ. Nếu cữ nước,
không tắm rửa sạch sẽ thường xuyên, các lỗ chân lông sẽ bị bít và vi trùng có cơ
hội phát triển gây viêm da, ngứa ngáy và có thể có mùi hôi rất khó chịu. Nên
tấm bằng nước ấm, trong phòng kín, tránh gió lùa, không nên ngâm mình lâu
trong nước, lau khô và mặc đủ ấm sau khi tắm. Có thể tắm gội sau vài ngày sinh
nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, sản phụ không nên tắm gội cùng một lúc và
đừng đứng cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã quỵ.
- Trong tháng đầu trẻ thường hay thức nhiều về đêm và sản phụ phải thức
theo, vì vậy nên tranh thủ ngủ những lúc trẻ ngủ. Có thể vắt sữa cho vào bình tiệt
trùng bảo quản trong tủ lạnh vài giờ nhờ người thân cho trẻ uống một vài lần


6

1.1.5. Cho con bú
- Sản phụ nên cho con bú sữa mẹ nếu không có chống chỉ định của Bác sĩ
vì sữa mẹ kinh tế hơn, tiện dụng, dễ bảo quản, cho con bú sẽ thắt chặt tình cảm
mẹ con, giúp tử cung co hồi tốt hơn trong thời kỳ hậu sản, có thể phòng thiếu
máu, mẹ chậm có kinh lại 8 tháng sau sinh, có thể ngừa thai được 6 tháng đầu
sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ
- Trước và sau mỗi lần cho bú nên làm vệ sinh vú sạch sẽ bằng nước ấm.
1.2. MỘT SỐ CÁCH GIÚP BÌNH PHỤC NHANH SAU KHI SINH
- Nghỉ ngơi đầy đủ:
Do bị tổn thất nhiều năng lượng nên việc nghỉ ngơi sau khi sinh ở phụ nữ
đóng vai trò quan trọng, tốt cả cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, nhất là những
bà mẹ trẻ sinh con lần đầu.
Trong thời gian nghỉ ngơi, được mọi người quan tâm hỏi thăm là liệu
pháp tinh thần tốt, giúp sản phụ khỏe và hồi phục nhanh.
- Về dinh dưỡng: Sau khi sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên
cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Sản phụ không cần
phải kiêng khem bất cứ thứ gì, nhưng nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các
gia vị như ớt, hạt tiêu , không uống bia, rượu vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa, hạn
chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh. Để có đủ sữa, ngoài việc tích
cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc
có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa ).
- Chú ý đến các vết mổ:
Những người phải mổ khi sinh hoặc phải qua thủ thuật chích cửa mình thì
phải giữ vệ sinh để tránh viêm nhiễm, đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh, lau
khô để tránh nhiễm trùng.
Một khi xuất hiện hiện tượng sưng tấy, rỉ máu phải đi thăm khám bác sĩ.

7


- Phụ nữ sau khi sinh nên tập các bài thể dạo nhẹ nhàng:
Những bài tập thể thao này sẽ giúp co khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh
bị són tiểu sau này, trường hợp bị táo bón có thể chườm nước nóng, tắm nước
nóng, massage vùng xương mu, massage vùng bụng.
- Chú ý về tắm giặt:
Phụ nữ sau khi sinh không nên kiêng tắm, tắm giặt sớm làm sạch các tế
bào chết trên da giúp da sáng khỏe.
Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín, cũng có thể tắm nước nóng và
nước lạnh kết hợp để giúp máu tuần hoàn tốt.
Nhiệt độ phòng ngủ nên duy trì ở mức 25
o
C, phù hợp cho cả mẹ lẫn con.

8

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu
Chọn 48 sản phụ sau sinh thường đang nằm tại phòng Hậu sản – khoa Phụ
sản – Bệnh viện Trung ương Huế.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn
1.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 2/5/2013 đến ngày 18/5/2013 phòng Hậu sản – khoa Phụ sản –
Bệnh viện Trung ương Huế.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kê nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn ngẫu nhiên 48 sản phụ sau sinh thường đang nằm tại phòng Hậu sản
– khoa Phụ sản – Bệnh viện Trung ương Huế để tiến hành phỏng vấn theo phiếu
điều tra thiết kế sẵn.
2.2.3. Tiến độ nghiên cứu
- 2/5/2013 đến 4/5/2013: phỏng vấn
- 5/5/2013 đến 7/52013: xử lí số liệu
- 8/5/2013 đến 18/5/2013: viết báo cáo
2.2.4. Phƣơng pháp điều tra số liệu
- Dùng phiếu điều tra gồm 14 câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với mọi
trình độ và nhận thức của bà mẹ
9

- Phỏng vấn trực tiếp 48 bà mẹ được chọn ngẫu nhiên để thu thập thông
tin về tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa phụ sản Bệnh viện
Trung Ương Huế
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa phụ sản
Bệnh viện Trung Ương Huế
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007.
- Tính tỉ lệ % đơn thuần.








10

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua điều tra ngẫu nhiên 48 sản phụ sau sinh nằm theo dõi tại Khoa sản –
Bệnh viện Trung Ương Huế, chúng tôi có kết quả như sau
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhận xét: Tuổi trung bình của sản phụ là 30,7 ± 6,5 tuổi; lớn nhất là 48
tuổi và nhỏ nhất là 21 tuổi. Nhóm 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 35,4%.
3.1.2. Nghề nghiệp
Bảng 3.1. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
n
Tỷ lệ %
Cán bộ công nhân viên
14
29,2
Buôn bán
25
52,1
Làm nông
3
6,3
Khác
6

12,5
Tổng
48
100,0
0
10
20
30
40
50
60
< 30 31-40 > 40
58,3
35,4
6,3
Tỷ lệ
Tuổi
11

Nhận xét: 52,1% nghề nghiệp mẹ là buôn bán; 29,2% là cán bộ công
nhân viên; 6,3% là nghề nông
3.1.3. Trình độ học vấn
Bảng 3.2. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn
n
Tỷ lệ %
Tiểu học
6
12,5
Trung học cơ sở

15
31,3
Trung học Phổ thông
18
37,5
Cao Đẳng – Đại Học
9
18,8
Tổng
48
100

Nhận xét: Các sản phụ có học vấn THPT chiếm 37,5%.Trình độ tiểu học
là 12,5%; đại học là 18,8%; trung học cơ sở 31,3%.

3.1.4. Số con trong gia đình


Biểu đồ 3.2. Số con trong gia đình
Nhận xét: Các gia đình có từ 1-2 con, chiếm tỷ lệ 85,4%.
85%
15%
Từ 1 – 2 con
Trên 2 con
12

3.2. TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH THƢỜNG
3.2.1.Thời gian nằm lại tại phòng sinh
Bảng 3.3. Thời gian nằm lại tại phòng sinh
Thời gian nằm lại tại phòng sinh

n
Tỷ lệ %
30’
0
0,0
1 giờ
0
0,0
1 giờ 30’
16
33,3
2 giờ
32
66,7
Tổng cộng
48
100

Nhận xét: Đa số các sản phụ sau khi sinh xong đều được nằm lại tại
phòng sinh ≥ 2 giờ để theo dõi, chiếm tỷ lệ 66,7%.

3.2.2.Tình hình theo dõi tại phòng sinh
Bảng 3.4. Tình hình theo dõi tại phòng sinh
Thời gian
n
Tỷ lệ %
15’/lần
48
100
30’/1 lần

0
0,0
1 giờ/lần
0
0,0
2 giờ/lần
0
0,0
Tổng cộng
48
100

Nhận xét: 100% sản phụ sau sinh được theo dõi sát tại phòng sinh



13

3.2.3.Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản
Bảng 3.5. Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản
Số lần
n
Tỷ lệ %
1 lần/ngày
7
14,6
2 lần/ngày
41
85,4
Không có

0
0,0
Tổng cộng
48
100

Nhận xét: Phần lớn các sản phụ được theo dõi dấu hiệu sống tại phòng
hậu sản 2 lần/ ngày, chiếm tỷ lệ 85,4%.
3.2.4.Tiến hành theo dõi co hồi tử cung
Bảng 3.6. Tiến hành theo dõi co hồi tử cung
Hằng ngày chị có đƣợc theo dõi
n
Tỷ lệ %
Sự go hồi tử cung
48
100
Sản dịch
48
100
Tiểu tiện
48
100

Nhận xét: Hằng ngày 100% sản phụ được theo dõi về sự go hồi tử cung,
sản dịch và tiểu tiện
3.2.5. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
Bảng 3.7. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
n
Tỷ lệ %


48
100
Không
0
0,0

Nhận xét: 100% sản phụ được chăm sóc tầng sinh môn

14

3.2.6. Hƣớng dẫn về vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài
Bảng 3.8. Hướng dẫn về vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài
Hƣớng dẫn về vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài
n
Tỷ lệ %

48
100
Không
0
0
Tổng cộng
48
100

Nhận xét: 100% sản phụ được hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục
ngoài

3.2.7.Hƣớng dẫn chăm sóc theo dõi sau sinh



Biểu đồ 3.3. Hướng dẫn chăm sóc theo dõi sau sinh
Nhận xét: Hầu hết sản phụ đều được hướng dẫn chăm sóc sau sinh về
nhận biết các dấu hiệu bất thường, vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi, và vận động sau
đẻ
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
Các dấu hiệu bất
thường
Vệ sinh cá nhân Nghỉ ngơi Vận động sau đẻ
97,9
93,8
91,7
95,8
Tỷ lệ
15

3.2.8.Tƣ vấn ăn uống sau sinh
Bảng 3 9. Tư vấn ăn uống sau sinh
Tƣ vấn ăn uống sau sinh

n
Tỷ lệ %
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
44
91,7
Ăn kiêng khem (ăn khô mặn)
0
0
Ăn như bình thường
4
8,3
Không được tư vấn
0
0

Nhận xét: 91,7% sản phụ được tư vấn nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
3.2.9. Hƣớng dẫn, tƣ vấn nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.10. Hướng dẫn, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
Hƣớng dẫn, tƣ vấn nuôi con bằng sữa mẹ
n
Tỷ lệ %

48
100
Không
0
2,1

Nhận xét: 97,9 % được hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ
3.2.10.Hƣớng dẫn cho con bú sớm


Biểu đồ 3.4. Hướng dẫn cho con bú sớm
Nhận xét: Tất cả sản phụ đều được hướng dẫn cho trẻ bú sớm; trong đó
có 77,1% sản phụ cho trẻ bú sau sinh 1 giờ.
08%
77%
15%
Sau sinh 30’
Sau sinh 1 giờ
Sau khi mẹ đở mệt
16

3.2.11. Hƣớng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Bảng 3.11. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Hƣớng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh
n
Tỷ lệ %

48
100
Không
0
0

Nhận xét: 100% sản phụ được hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh

3.2.12. Tƣ vấn kế hoạch hóa gia đình
Bảng 3.12. Tư vấn kế hoạch hóa gia đình
Tƣ vấn kế hoạch hóa gia đình
n

Tỷ lệ %

48
100
Không
0
0

Nhận xét: 100% sản phụ được tư vấn về kế hoạch hóa gia đình

3.2.13. Quan tâm trấn an tinh thần sau sinh
Bảng 3.13. Quan tâm trấn an tinh thần sau sinh
Quan tâm trấn an tinh thần sau sinh
n
Tỷ lệ %

38
79,2
Không
10
20,8
Tổng
48
100.0

Nhận xét: Có 79,2% quan tâm trấn an tinh thần sau sinh





17

3.2.14. Hài lòng trong thời gian nằm viện

Biểu đồ 3.5. Hài lòng trong thời gian nằm viện
Nhận xét: Có 93,8% sản phụ hài lòng trong thời gian nằm viện

93,8%
(n=45)
6,2%
(n=5)
Hài lòng
Không hài lòng
18

Chƣơng 4
BÀN LUẬN

Công tác chăm sóc sản phụ sau sinh cũng như công tác tư vấn – giáo dục
sức khỏe sinh sản rất quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ.
Trong quá trình mang thai, họ mong muốn có một đứa con ra đời thật khỏe
mạnh, họ mong muốn được tư vấn tốt về việc chăm sóc không những cho mẹ
mà cả cho con
Qua điều tra ngẫu nhiên 48 sản phụ sau sinh nằm theo dõi tại Khoa sản –
Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi có nhận xét như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Lứa tuổi sinh con đầu lòng tốt nhất là trong khoảng 20- 30 tuổi. Sau tuổi
30, khả năng sinh nở của người phụ nữ bắt đầu giảm dần và đó là lý do vì sao
các cặp vợ chồng khó có con hơn và cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề sinh
sản. Qua biểu đồ 3.1 cho thấy tuổi trung bình của sản phụ là 30,7 ± 6,5 tuổi

Kết quả này cho thấy đối tượng nghiên cứu ở đây có độ tuổi thích hợp cho sinh
đẻ nói chung cũng như chăm sóc tốt SKSS nói riêng.
Qua bảng 3.1 cho thấy có hơn 52,1% phụ sản là buôn bán, đây là nhóm
bà mẹ ít có thời gian chăm sóc con, cần tư vấn cách chăm sóc trẻ và bản thân
sau khi ra viện. 29,2% là cán bộ công nhân viên; 6,3% là nghề nông
Qua bảng 3.2 kết quả cho thấy các sản phụ có học vấn THPT chiếm 37,5
%.Trình độ tiểu học là 12,5%; đaị học là 18,8% đây là điều kiện thuận lợi cho
các phụ sản tiếp thu kiến thức về chăm sóc sức khỏe của bà mẹ sau sinh.
Qua bảng biểu đồ 3.2 cho thấy phần lớn các bà mẹ có gia đình từ 1-2 con
chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 85,4%. Điều này cho thấy các đối tượng nghiên cứu
ở đây đã nhận thức tốt về chính sách dân số -kế hoạch hóa gia đình (DS-
KHHGĐ) của nhà nước là gia đình chỉ nên có 2 con.
19

4.2. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH
4.2.1.Thời gian nằm lại tại phòng sinh và tình hình theo dõi
Sau khi sinh , vấn đề quan trong nhất là băng huyết sau sinh do đó cần có
thời gian để theo dõi. Trong điều tra này,100% sản phụ được theo dõi sát tại
phòng sinh và đa số các sản phụ sau khi sinh xong đều được nằm lại tại phòng
sinh ≥ 2 giờ để theo dõi, chiếm tỷ lệ 66,7% ( bảng 3.3)
4.2.2. Tình hình theo dõi tại phòng sinh
Bình thường ngay sau khi lấy nhau ra, tử cung co hồi thành một khối cầu
an toàn. Khi tử cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung sẽ chậm hơn bình
thường.Sản dịch thường ra nhiều trong những giờ đầu sau khi sinh, ban đầu ra
nhiều nhưng giảm dần trước khi chấm dứt. Nếu dịch không thoát ra được thì tử
cung khó co lại, dễ bị nhiễm trùng máu hậu sản. Vi thế theo dõi kỹ sản dịch và
go hồi tử cung chính là phòng những biến chứng có thể xảy ra sau sinh. Theo
điều tra này, thì tất cả sản phụ đều được theo dõi về sản dịch sự go hồi tử cung
và lượng cũng như màu sắc của nước tiểu ( bảng 3.4).
4.2.3.Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản

Sau khi rời khỏi phòng sinh, sản phụ cần được theo dõi các dấu hiệu sinh
tồn để tránh những biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn này như băng huyết,
tắc mạch trong điều tra này thì phần lớn các sản phụ được theo dõi dấu hiệu
sống tại phòng hậu sản 2 lần/ ngày, chiếm tỷ lệ 85,4% ( bảng 3.5).
4.2.4. Tiến hành theo dõi co hồi tử cung
Hằng ngày 100% sản phụ được theo dõi về sự go hồi tử cung, sản dịch và
tiểu tiện (bảng 3.6)
4.2.5. Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn và bộ phận sinh dục ngoài
Săn sóc vết khâu tầng sinh môn và vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài tốt sẽ
tránh được nhiễm trùng sau sinh. Vì thế sản phụ phải được hướng dẫn và chăm
20

sóc thường xuyên. Tại Khoa Sản bệnh viện Trung ương Huế, tất cả sản phụ
trong điều tra này đều đã được thực hiện điều này (bảng 3.7).
4.2.6.Hƣớng dẫn chăm sóc theo dõi sau sinh
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho sản phụ thì chăm sóc theo dõi sau
sinh cần được thực hiện nghiêm túc. Các sản phụ cần được hướng dẫn tốt một số
vấn đề như vận động sau đẻ , vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi hay nhận biết các dấu
hiệu bất thường. Hầu hết sản phụ tại trong cuộc điều tra này đều được hướng
dẫn những điều trên (biểu đồ 3.3).
4.2.7.Tƣ vấn ăn uống sau sinh
Dinh dưỡng cho sản phụ không những quan trọng trong thời gian mang
thai mà còn quan trọng trong thời kỳ hậu sản. Một phần để mẹ nhanh chóng hồi
phục sức khỏe sau cuộc vượt cạn một mình , phần khác để mẹ có đủ sữa cho
con bú. 91,7% sản phụ trong điều tra này được tư vấn nên ăn đầy đủ các chất
dinh dưỡng (bảng 3.9).
4.2.8. Hƣớng dẫn, tƣ vấn nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ, đây là tập quán của chúng ta nhưng cho trẻ bú thế
nào là đúng thì không phải tất cả các bà mẹ chúng ta đều hiểu đúng; trong đó bú
sớm sau sinh chưa trở thành một thói quen của các bà mẹ. Họ chưa hiểu được

tầm quan trọng của bú sớm sau sinh. Bú sớm sau sinh không những có lợi cho
mẹ mà còn có lợi cho con.
4.2.9. Hƣớng dẫn cho con bú sớm
Qua biểu đồ 3.4 cho thấy hướng dẫn cho con bú sau sinh 1 giờ chiếm
77,1%; sau 30’ chiếm 8,3%; sau khi mẹ đở mệt chiếm 14,6%
4.2.10. Hƣớng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh theo khoa học không phải tất cả sản phụ đều biết
ngay cả những sản phụ sinh con rạ. Chăm sóc rốn trẻ, vệ sinh trẻ, nuôi dưỡng trẻ
và một số bất thường xảy ra trong những ngày đầu của cuộc sống, các sản phụ
21

cần phải hiểu rỏ và thực hành một cách thuần thục để tránh những vấn đề có thể
xảy ra cho trẻ. Vì thế các sản phụ của chúng em đều được hướng dẫn cách chăm
sóc trẻ sơ sinh (bảng 3.11).
4.2.11. Tƣ vấn kế hoạch hóa gia đình
Kế hoạch hóa gia đình đã trở thành một quốc sách. Vì thế những người
trưởng thành cần biết các biện pháp tránh thai đặt biệt đối với đối tượng trong
độ tuổi sinh đẻ. Môi trường bệnh viện là một trong những nơi áp dụng tốt đều
này nhất là tại khoa sản. Vì thế 100% sản phụ được tư vấn về kế hoạch hóa gia
đình (bảng 3.12).
4.2.12.Quan tâm trấn an tinh thần khi đau sau sinh
Sau sinh sản phụ thường có những lo lắng về mặt sức khỏe, về tinh thần
nhất là mối quan hệ trong gia đình. Những điều này nếu không được giải quyết
tốt dễ tạo nên những stress cho sản phụ.
Ngoài những lo lắng về mặt tinh thần, sản phụ còn chịu đau về thể xác
như cơn go hồi tử cung hay vết đau tại tầng sinh môn bị cắt . Vì thế sản phụ cần
được hướng dẫn và trấn an về điều nay. 79,2% sản phụ của tôi được quan tâm
trấn an tinh thần sau sinh
3.2.13. Đánh giá sự hài lòng trong thời gian nằm viện
Để bệnh nhân và người nhà hài lòng về bệnh viện là một vấn đề tế nhị.

Hài lòng về thái độ phục vụ, về chuyên môn, về điều kiện sinh hoạt không phải
là điều dễ dàng thực hiện và đạt sự đồng thuận của tất cả đối tượng Tuy nhiên
đây là những điều cơ bản mà bệnh viện cần thực hiện được. Trong điều tra của
chúng tôi thì 93,8 % sản phụ hài lòng trong thời gian nằm viện (biểu đồ 3.5).



22

KẾT LUẬN


Qua điều tra ngẫu nhiên 48 sản phụ sau sinh nằm theo dõi tại Khoa sản –
Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi có kết luận như sau:
Tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh
- 66,7% sản phụ sau sinh được nằm tại phòng sinh ≥ 2 giờ.
- 100% sản phụ sau sinh được theo dõi sát tại phòng sinh.
- 85,4% sản phụ sau sinh được theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu
sản 2 lần/ ngày.
- 100% sản phụ sau sinh được thăm khám, theo dõi sự co hồi tử cung, sản
dịch, đại tiểu tiện tại phòng hậu sản.
- 100 % sản phụ sau sinh được chăm sóc vết khâu tầng sinh môn và vệ
sinh bộ phận sinh dục ngoài hằng ngày.
- 97,9 % sản phụ sau sinh được hướng dẫn các dấu hiệu bất thường, 93,8
vệ sinh cá nhân; nghỉ ngơi (91,7%); vận động sau đẻ (95,8%).
- 91,7% sản phụ sau sinh được tư vấn chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh
dưỡng sau sinh
- 100% sản phụ sau sinh được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ.
- 71,0 % sản phụ sau sinh được hướng dẫn cho con bú sớm sau sinh 1 giờ.
- 100 % sản phụ sau sinh được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau sinh.

- 100 % sản phụ sau sinh không được tư vấn về kế hoạch hóa gia đình.
- 93,8% sản phụ hài lòng trong thời gian nằm viện
- 93.3 % sản phụ hài lòng trong thời gian nằm tại phòng Hậu Sản – Khoa
Phụ Sản – Bệnh viện Trung ương Huế.


23

KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả thu được, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau, nhằm
nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sản phụ sau sinh:
- Tiếp tục duy trì và phát huy công tác chăm sóc thời kỳ hậu sản cho sản
phụ sau sinh trong thời gian nằm theo dõi tại phòng hậu sản.
- Cần đẩy mạnh công tác tư vấn – giáo dục sức khỏe sinh sản cho các sản
phụ sau sinh; đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn uống sau sinh,
tư vấn về kế hoạch hóa gia đình.
- Tạo mối quan hệ gần gủi, thiện cảm giữa cán bộ y tế và sản phụ để nắm
bắt kiến thức hiểu biết, tâm tư nguyện vọng của sản phụ, từ đó có cách chăm sóc
và biện pháp tư vấn – giáo dục sức khỏe phù hợp cho từng đối tượng .
- Tạo điều kiện cho điều dưỡng được tham gia học hỏi nhiều hơn nữa với
các điều dưỡng trong nước và quốc tế .
- Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát điều dưỡng thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc sản phụ.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng sản phụ khoa

2. Một số luận văn tốt nghiệp
3. Tài liệu giáo dục sức khoẻ
4. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản- Bộ Y tế
(2009).
5. Sản phụ khoa - Bộ Y tế Vụ khoa học và đào tạo.
6. Một số trang web chăm sóc trước sinh.


25

PHIẾU ĐIỀU TRA
(Về tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa sản
Bệnh viện Trung ương Huế)

I. PHẦN HÀNH CHÍNH:
1. Họ và tên mẹ: ……………………………………………… tuổi……………
2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………
3. Nghề nghiệp
Cán bộ công chức :  Buôn bán :  Làm ruộng: 
Khác : 
4. Trình độ văn hóa:
Tiểu học :THCS : THPT : CĐ - ĐH :
5. Số con trong gia đình :
Từ 1- 2 con :  Trên 2 con : 
II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH:
1. Chị nằm tại phòng sinh trong thơi gian bao lâu sau khi sinh?
30’  1 giờ  1 giờ 30’  2 giờ 
2. Trong thời gian nằm tại phòng sinh, chị được theo dõi M, T
0
, HA , go hồi tử

cung, máu ra âm đạo bao lâu một lần?
15’  30’  1 giờ  2 giờ 
3. Khi về phòng hậu sản Chị được theo dõi M, T
0
, HA mấy lần trong ngày?
1 lần  2 lần  Không có 
4. Hằng ngày chị có được theo dõi:
Sự go hồi tử cung:  Sản dịch  Tiểu tiện 
5 Hằng ngày chị có được chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không ?
Có  Không 
6. Chị có được hướng dẫn về vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài không?
Có  Không 

×