1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa (VRT) là một bệnh thường gặp nhất trong các cấp cứu
ngoại khoa về bụng. Viêm ruột thừa có bệnh cảnh đa dạng, không có triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng đặc hiệu, do vậy việc chẩn đoán viêm ruột
thừa cấp vẫn là một thử thách lớn đối với các thầy thuốc. Ngày nay, dù đã có
sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như siêu âm các loại, chụp cắt lớp điện
toán các loại, cộng hưởng từ nhân,… thế nhưng việc chẩn đoán các trường hợp
viêm ruột thừa không có triệu chứng điển hình vẫn có thể bị bỏ sót và chúng
ta vẫn còn gặp nhiều các dạng biến chứng của viêm ruột thừa như viêm phúc
mạc và áp xe ruột thừa.
Theo nghiên cứu mới nhất của Mỹ và châu Âu thì viêm ruột thừa khi đã
xảy ra, không có biện pháp điều trị nào hiệu quả hơn là cắt bỏ ruột thừa. Sau
phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, hầu hết các bệnh nhân đều hồi phục. Nhưng nếu trì
hoãn, ruột thừa có thể vỡ, gây bệnh nặng và thậm chí có thể tử vong.
Bệnh nhân được nhập viện theo dõi và điều trị. Sau 1 ngày tình trạng toàn
thân của bệnh nhân có tốt lên nhưng tình trạng đau bụng khu trú dần về hố chậu
phải . Bệnh nhân được hội chẩn toàn viện và kết luận bị viêm ruột thừa cấp.
Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa trong điều trị viêm ruột thừa ngày càng
được sử dụng phổ biến và đã khẳng định có nhiều ưu điểm hơn so với mổ hở.
Đã có nhiều đề tài y học nghiên cứu vể đặc điểm lâm sàng và kết quả điều
trị phẫu thuật viêm ruột thừa, nhưng có ít đề tài nghiên cứu về chăm sóc điều
dưỡng. Do vậy, để góp phần chăm sóc, theo dõi tốt hơn những bệnh nhân mổ
ruột thừa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát công tác chăm sóc
sau mổ nội soi ruột thừa viêm tại Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Trung
ƣơng Huế” nhằm mục tiêu
Đánh giá kết quả chăm sóc sau mổ nội soi ruột thừa viêm tại Khoa Ngoại
Tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Huế
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.KHÁI NIỆM BỆNH VIÊM RUỘT THỪA
1.1.1. Bệnh học
Viêm ruột thừa (VRT) là bệnh cấp cứu ngoại khoa gặp hàng ngày ở tất cả
bệnh viện, thường xảy ra ở người trẻ. Nguyên nhân thường do phì đại các nang
bạch huyết, ứ đọng sạn phân trong lòng ruột thừa, bướu thành ruột thừa hay
thành manh tràng.
1.1.2. Sinh lý bệnh
Tắc nghẽn trong lòng ruột thừa xuất hiện là yếu tố sớm của viêm ruột thừa.
Tắc nghẽn làm tăng áp lực trong lòng ruột thừa, làm đình trệ tình trạng máu lưu
thông ở ruột thừa. Tắc nghẽn, thiếu máu nuôi ruột thừa và giai đoạn này các vi
khuẩn ở ruột tấn công và gây ra nhiễm trùng ruột thừa. Giai đoạn cấp thành
mạch máu dưới thanh mạc sung huyết, thanh mạc trở nên dày, lấm tấm hạt đỏ.
Tiếp theo là xuất tiết neutrophil gia tăng, sự mưng mủ xuất tiết quanh thanh
mạc, áp-xe hình thành ở thành ruột thừa và loét, và những nốt hoại tử bắt đầu
xuất hiện.
Biến chứng của viêm ruột thừa bao gồm viêm phúc mạc ruột thừa, áp-xe
ruột thừa, tắc mạch ruột thừa, ruột thừa hoại tử.
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ bản của ruột thừa là đau bụng. Giai đoạn đầu đau rất mơ
hồ, sau đó đau ở vùng thượng vị lan xuống rốn, sau hơn 4 giờ đau khu trú ở
vùng hố chậu phải. Đau bụng đôi khi không điển hình đối với một số người
bệnh, đau âm ỉ, liên tục, người bệnh không thoải mái, tư thế đi nghiêng về bên
phải. Đau bụng kèm theo có rối loạn tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn. Đôi khi
người bệnh táo bón hay tiêu chảy. Khám người bệnh có các điểm đau Mac–
3
Burney, điểm Lanz, phản ứng phúc mạc ở vùng hố chậu phải, đau tăng lên khi
người bệnh cử động đột ngột, khi ho. Người bệnh có biểu hiện tình trạng nhiễm
trùng như sốt nhẹ 38
0
C, môi khô, lưỡi bẩn. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng,
tốc độ lắng máu tăng.
1.1.4. Điều trị
Khi có chẩn đoán xác định viêm ruột thừa thì phương pháp điều trị duy
nhất là phẫu thuật, có thể mổ mở hay mổ qua ngã nội soi ổ bụng.
– Viêm ruột thừa cấp: cắt ruột thừa, vùi gốc.
– Viêm phúc mạc khu trú ở hố chậu phải: cắt ruột thừa, có dẫn lưu hay
không dẫn lưu.
– Viêm phúc mạc toàn thể hay viêm phúc mạc tiểu khung: cắt ruột thừa,
dẫn lưu.
Áp-xe ruột thừa: sử dụng đường vào ngoài phúc mạc, dẫn lưu mủ là chủ
yếu, nếu dễ dàng thì mới cắt ruột thừa.
Đám quánh ruột thừa: không có chỉ định mổ cấp cứu, theo dõi sát người
bệnh và có thể hẹn mổ chương trình 3 tháng sau.
1.2. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM RUỘT THỪA
1.2.1. Nhận định tình trạng ngƣời bệnh
Đau bụng: đau thượng vị sau vài giờ lan xuống hố chậu phải, đau ở điểm
Mac Burney. Đau tăng khi ho hay cử động bụng. Phản ứng thành bụng, co cơ
bụng. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: sốt, khô môi miệng, niêm
mạc khô, miệng đắng, lưỡi bẩn.
Theo dõi dấu hiệu rối loạn tiêu hoá như nôn, chán ăn, táo bón hay tiêu chảy
Hô hấp: thở nông, nhanh, nếu người bệnh choáng nhiễm khuẩn thì có các
dấu hiệu mạch nhanh, huyết áp giảm, sốt cao, thở khó…
Tư thế giảm đau: thường người bệnh co đầu gối làm giảm căng cơ thành
bụng.
4
1.2.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dƣỡng
+ Người bệnh đau bụng do bệnh lý viêm ruột thừa
Lượng giá về cách diễn tả cơn đau của người bệnh như vị trí, di chuyển
cơn đau, tính chất đau khi thu thập dữ kiện để chẩn đoán xác định. Giúp người
bệnh giảm đau bằng tư thế như co chân vào thành bụng tránh căng bụng, tránh
di chuyển đột ngột, tránh thăm khám quá nhiều. Thực hiện thuốc giảm đau khi
có chẩn đoán xác định, không dùng thuốc xổ hay thụt tháo người bệnh, không
cho người bệnh ăn.
+ Ngƣời bệnh lo sợ do phải mổ cấp cứu
Lượng giá mức độ căng thẳng của người bệnh và gia đình. Nâng đỡ tinh
thần cho người bệnh và gia đình, cung cấp thông tin về cuộc mổ, phương pháp
gây mê, tai biến hay biến chứng sau mổ, đồng thời giáo dục người bệnh cách
hợp tác sau mổ. Đánh giá lại và tiếp tục khám cũng như chuẩn bị trước mổ.
1.2.3. Chăm sóc trƣớc mổ
Công tác tư tưởng cho người bệnh và gia đình: cung cấp thông tin về
phương pháp mổ nội soi cắt ruột thừa như vết mổ nhỏ, ruột thừa được lấy qua lỗ
rốn, ít đau sau mổ, ít biến chứng tắc ruột sau mổ. Nếu ở bệnh viện chưa có
phương tiện mổ nội soi thì thường phẫu thuật cắt ruột thừa vùi gốc. Thường
người bệnh được dùng phương pháp gây mê hay gây tê tuỷ sống. Không cho
người bệnh ăn uống, thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu, thuốc giảm đau.
Thực hiện công việc chuẩn bị người bệnh trước mổ cấp cứu, luôn luôn
thực hiện thuốc kháng sinh, ngăn ngừa choáng cho người bệnh trước mổ.
1.3. QUY TRÌNH CHĂM SÓC SAU MỔ VIÊM RUỘT THỪA
1.3.1. Nhận định tình trạng ngƣời bệnh
Theo dõi dấu chứng sinh tồn, nước xuất nhập. Quan sát băng thấm dịch,
dẫn lưu ra máu không, tình trạng tri giác sau mổ nếu người bệnh gây mê. Tình
trạng cảm giác, vận động chi nếu gây tê tuỷ sống. Tình trạng bụng như đau, tình
5
trạng nhu động ruột, nghe nhu động ruột. Dấu hiệu chảy máu qua vết mổ, dẫn
lưu ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ.
1.3.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dƣỡng
+ Người bệnh sau mổ ruột thừa không biến chứng
Cho người bệnh nằm tư thế Fowler, ngồi dậy đi lại sớm để tránh biến
chứng liệt ruột, viêm phổi, giúp người bệnh thoải mái. Nếu không nôn ói thì 6–8
giờ cho ăn. Vết mổ không nhiễm trùng thì sau 7 ngày cắt chỉ. Nếu người bệnh
mổ nội soi viêm ruột thừa điều dưỡng chú ý tình trạng chướng bụng do bơm hơi
trong ổ bụng, đau vai.
+ Người bệnh sau mổ viêm ruột thừa đã có biến chứng
Cho người bệnh ngồi dậy càng sớm càng tốt. Theo dõi sát dấu chứng sinh
tồn, hồi sức đủ nước, ổn định điện giải. Vết mổ thấm dịch thay băng, phát hiện
sớm dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ. Chăm sóc dẫn lưu theo dõi số lượng, màu
sắc, tính chất mỗi ngày và chú ý rút sớm khi hết dịch.
+ Nguy cơ xuất huyết nội do bục chỉ chỗ khâu động mạch ruột thừa
Nhận định dấu hiệu xuất huyết nội: đau bụng, huyết áp giảm, mạch
nhanh, thở nhanh, da xanh niêm nhạt, Hct giảm, máu qua ống dẫn lưu,…
Can thiệp điều dưỡng: giữ đường truyền thật tốt, thực hiện truyền máu theo y
lệnh, theo dõi sát huyết áp, mạch, chuẩn bị người bệnh phẫu thuật lại.
* Chảy máu vết mổ
Nhận định điều dưỡng: máu tươi, chảy thành dòng và đông lại.
Can thiệp điều dưỡng: dùng gạc ấn ngay điểm chảy máu, băng ép, báo
bác sĩ khâu vết mổ lại. Đánh giá số lượng máu mất, Hct,
+ Tắc ruột sau mổ
Nhận định điều dưỡng: đau bụng từng cơn, dấu hiệu rắn bò…
Can thiệp điều dưỡng: theo dõi nhiệt độ, nghe nhu động ruột, thực hiện các
bước chăm sóc người bệnh như trong bài chăm sóc người bệnh tắc ruột. Để
phòng ngừa, điều dưỡng cho người bệnh ngồi dậy sớm, vận động, hít thở sâu.
6
+ Viêm phúc mạc
Nhận định điều dưỡng: sốt cao, bụng đau, chướng, bụng cứng như gỗ.Can
thiệp điều dưỡng: chăm sóc phòng ngừa choáng nhiễm trùng, chuẩn bị người
bệnh phẫu thuật lại.
+ Áp-xe và viêm tấy thành bụng
Do kỹ thuật chăm sóc không bảo đảm vô khuẩn, do nhiễm trùng bệnh
viện, do bệnh lý.
Nhận định tình trạng người bệnh: dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ như đau,
sưng, nóng, đỏ. Dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: nhiệt độ cao, môi khô, lưỡi
bẩn…
Can thiệp điều dưỡng: thực hiện kháng sinh dự phòng cho những người
bệnh viêm ruột thừa đến trễ. Chăm sóc vết mổ bằng phương pháp vô khuẩn. Sau
mổ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ điều dưỡng báo bác sĩ và thực hiện cắt
bỏ mối chỉ và rửa sạch vết mổ, thực hiện kháng sinh theo y lệnh. Ghi vào hồ sơ
tình trạng vết mổ, nhiệt độ và tình trạng nhiễm trùng của người bệnh.
+ Áp-xe túi cùng Douglas
Nhận định điều dưỡng: đau bụng, sốt cao, tiêu chảy, phân nhầy…
Can thiệp điều dưỡng: theo dõi nhiệt độ, cơn đau, giúp thầy thuốc thăm khám
lâm sàng. Nhận định tình trạng dẫn lưu Douglas về số lượng và nhất là tính chất
dịch chảy ra. Thực hiện kháng sinh. Chuẩn bị người bệnh phẫu thuật lại.
+ Rò phân
Nhận định tình trạng người bệnh: chăm sóc vết mổ hay lỗ dẫn lưu cần chú
ý đến tính chất dịch chảy ra là phân, dịch ruột.
Can thiệp điều dưỡng: chăm sóc lỗ rò, ghi số lượng dịch chảy ra. Thực hiện y
lệnh bù nước đầy đủ cho người bệnh, theo dõi nước xuất nhập. Ngừa rôm lở da
cho người bệnh. Cung cấp cho người bệnh nhiều dinh dưỡng giúp lỗ rò mau
lành.
7
+ Ngƣời bệnh chƣa tự chăm sóc sau mổ
Giáo dục người bệnh tự chăm sóc theo sự hướng dẫn của điều dưỡng: vận
động đi lại, tắm rửa nhưng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
1.3.3. Giáo dục ngƣời bệnh
Người bệnh không kiêng ăn, ăn đủ chất dinh dưỡng sau mổ.
Hướng dẫn người bệnh vận động, đi lại, tập thể dục. Hướng dẫn người
bệnh các dấu hiệu tắc ruột như đau bụng từng cơn, bí trung đại tiện. Khi có các
dấu hiệu trên, người bệnh nhịn ăn uống hoàn toàn và đến bệnh viện ngay.
Chăm sóc vết mổ tại nhà.
Trong trường hợp người bệnh bị dò vết mổ nên đến cơ sở y tế gần nhất để
chăm sóc, bảo đảm dinh dưỡng tốt.
8
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Người bệnh đang điều trị tại Khoa ngoại Tiêu hóa Bệnh viện trung ương
Huế từ ngày 2 đến ngày 15 tháng 5 năm 2013.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu
- Người bệnh sau mổ nội soi RTV đang điều trị tại khoa.
- Người đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn
- Người quá mệt không thể trả lời phỏng vấn
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 2/5/2013 đến ngày 15/5/2013 tại Khoa ngoại Tiêu hóa Bệnh viện
Trung ương Huế.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu: Chọn 35 bệnh nhân đang điều trị từ ngày 2 đến ngày 15 tại tại
Khoa ngoại Tiêu hóaBVTW Huế.
2.2.3. Các bƣớc nghiên cứu
Qua nghiên cứu trên, tôi đã phỏng vấn được 35 người bệnh
- 2/5/2013 đến 4/5/2013: phỏng vấn
- 5/5/2013 đến 7/52013: xử lí số liệu
- 8/5/2013 đến 16/5/2013: viết báo cáo
9
2.2.4. Phƣơng pháp điều tra số liệu
- Dùng phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với mọi
trình độ và nhận thức của đối tượng nghiên cứu.
- Phỏng vấn trực tiếp 35 đối tượng nghiên cứu tại Khoa ngoại Tiêu hóa
BVTW Huế.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Công tác chăm sóc sau mổ nội soi ruột thừa viêm tại Khoa Ngoại Tiêu
hóa Bệnh viện Trung ương Huế.
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007.
- Tính tỉ lệ % đơn thuần.
10
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua điều tra 35 bệnh nhân về Khảo sát công tác chăm sóc sau mổ nội soi
ruột thừa viêm tại Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi
có kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Giới
Bảng 3.1. Phân bố theo giới
Giới
n
Tỷ lệ %
Nam
20
57,1
Nữ
15
42,9
Tổng
35
100
Nhận xét:
Nam chiếm đa số với tỉ lệ 57,1%
3.1.2. Tuổi
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhận xét: Đa số < 30 tuổi với tỉ lệ 42,8%
42,800%
34,300%
22,900%
< 30
31-45
>45
11
3.1.3. Phân theo nghề nghiệp
Bảng 3.2.Phân theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
n
Tỷ lệ %
Cán bộ công nhân viên
9
25,7
Sinh viên, học sinh
12
34,3
Cán bộ hưu trí
4
11,4
Lao động tự do
10
28,6
Tổng
9
25,7
Nhận xét:
Cán bộ công nhân viên và sinh viên học sinh chiếm đa số với 60,6%
3.1.4. Trình độ học vấn
Biểu đồ 3.2.Trình độ học vấn
Nhận xét:
Trình độ học vấn ≥ Trung học phổ thông chiếm đa số với 65,7%
0
10
20
30
40
50
60
70
Tiểu học Trung học cơ sở ≥ Trung học phổ
thông
5,7
28,6
65,7
Tỷ lệ %
TĐHV
12
3.2. CHĂM SÓC SAU MỔ RUỘT THỪA VIÊM
3.2.1. Dấu hiệu sinh tồn
Bảng 3.3. Dấu hiệu sinh tồn
Dấu hiệu
sinh tồn
< 24 h
24-48 h
48-72 giờ
>72 giờ
Bình thường
35(100%)
35(100%)
35(100%)
35(100%)
Bất thường
0 (0,0%)
0 (0,0%)
0 (0,0%)
0 (0,0%)
35(100%)
35(100%)
35(100%)
35(100%)
Nhận xét: Dấu hiệu sinh tồn từ < 24 h đến > 72 giờ chiếm 100%.
3.2.2. Hƣớng dẫn bệnh nhân chế độ ăn
Bảng 3.4. Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn
Hƣớng dẫn bệnh nhân chế độ ăn
n
Tỷ lệ %
Ăn trước 6h
0
0,0
Ăn từ 6 – 12h
7
20,0
Ăn từ 12 – 24h
25
71,4
Ăn từ sau 24h
3
8,6
Tổng
35
100
Nhận xét: Hướng dẫn ăn trong 12-24h chiếm đa số với 71,4%
13
3.2.3. Chế độ vận động
Bảng 3.5. Chế độ vận động
Chế độ vận động
n
Tỷ lệ %
Vận động trước 12h
20
57,1
Vận động từ 12 – 24h
12
34,3
Vận động sau 24h
3
8,6
Tổng
35
100
Nhận xét: Vận động trước 12 giờ chiếm 57,1%
3.2.4. Thay băng vết thƣơng
Bảng 3.6. Thay băng vết thương
Thay băng vết thương
n
Tỷ lệ %
Không thay băng
3
8,6
Thay băng 1 lần/ngày
32
91,4
Thay băng 2 lần/ ngày
0
0,0
Tổng
35
100
Nhận xét: Thay băng 1 lần/ngày chiếm 91,4%
3.2.5. Thời gian cắt chỉ
Bảng 3.7. Thời gian cắt chỉ
Thời gian cắt chỉ
n
Tỷ lệ %
Trước 5 ngày
35
100
Sau 5 ngày
0
0,0
Tổng
35
100
Nhận xét: Tất cả cắt chỉ trước 5 ngày
14
3.2.6. Tình trạng vết mổ
Bảng 3.8.Tình trạng vết mổ
Tình trạng vết mổ
n
Tỷ lệ %
Có nhiễm trùng
1
2,9
Không nhiễm trùng
34
97,1
Tổng
35
100
Nhận xét:
Chỉ có 2,9% vết mỗ bị nhiễm trùng
3.2.7. Tình trạng đau sau mổ
Bảng 3.9. Tình trạng đau sau mổ
Tình trạng đau
< 24 h
24-48 h
48-72 giờ
>72 giờ
Không đau
0 (0%)
2 (5,7)
24 (68,6)
30 (85,7)
Đau ít
2 (5,7%)
4 (11,4)
6 (17,1)
4 (11,4)
Đau vừa
7( 20%)
13 (37,1)
4 (11,4)
1 (2,9)
Đau nhiều
8 (22,9)
10 (28,6)
1 (2,9)
0
Rất đau
18 (51,4)
5 (14,3)
0 (0)
0
Tổng
35(100)
35(100)
35(100)
35(100)
Nhận xét:
Trong vòng 24 giờ đầu , không có bệnh nhân nào không đau, 18 bệnh
nhân (51,4%) đau nhiều; >72 giờ số bệnh nhân không đau là 30(85,7%); không
có bệnh nhân nào đau nhiều
Tình trạng rất đau không xuất hiện sau 48 giờ.
15
3.2.8. Thời gian trung tiện sau mổ
Bảng 3.10. Thời gian trung tiện sau mổ
Thời gian trung tiện sau mổ
n
Tỷ lệ %
1- 2 ngày
35
100
Trên 2 ngày
0
100
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân đều trung tiện trong vòng 2 ngày đầu sau mỗ
3.2.9. Thái độ chăm sóc
Bảng 3.11. Thái độ chăm sóc
Thái độ chăm sóc
n
Tỷ lệ %
Nhiệt tình
28
74,3
Thái độ trả lời cáu gắt
2
5,7
Không quan tâm
3
8,6
Bệnh nhân tự tìm đến trò chuyện với nhân
viên y tế
2
11,4
Tổng
35
100
Nhận xét: Đa số nhân viên y tế chăm sóc nhiệt tình với 74,3%
3.2.10. Sự hài lòng của bệnh nhân
Bảng 3.12 Sự hài lòng của bệnh nhân
Sự hài lòng của bệnh nhân
n
Tỷ lệ %
Không hài lòng
7
28,6
Hài lòng
15
34,3
Rất hài lòng
13
37,1
Tổng
35
100
Nhận xét: 28,6 % bệnh nhân không hài lòng
16
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Qua điều tra 35 bệnh nhân về Khảo sát công tác chăm sóc sau mổ nội soi
ruột thừa viêm tại Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi
có kết quả như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Bệnh viêm ruột thừa là một bệnh cấp cứu ngoại khoa có thể xảy ra ở bất
cứ ai, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở người trẻ tuổi và nam giới. Bệnh do phì
đại các nang bạch huyết, ứ đọng sạn phân trong lòng ruột thừa. Chế độ ăn cũng
góp phần đáng kể trong việc gây nên bệnh. Với chế độ ăn ít chất xơ là một yếu
tố đáng kể. Trong điều tra của chúng em, nam giới chiếm đa số với tỉ lệ 57,1% (
bảng 3.1) và chủ yếu gặp ở người < 30 tuổi với tỉ lệ 42,9% ( biểu đồ 3.1) Cán
bộ công nhân viên và sinh viên học sinh chiếm đa số với 68,6%
Trình độ học vấn ≥ Trung học phổ thông chiếm đa số với 65,7%
4.2. CHĂM SÓC SAU MỔ RUỘT THỪA VIÊM
4.2.1. Dấu hiệu sinh tồn
Theo dõi sau mỗ rất quan trọng nhất là những dấu hiệu sinh tồn. Mặc dù bệnh
nhân được mỗ nội soi, nhưng những phản ứng của cơ thể sau mỗ cũng như
những biến chứng sớm hoặc sốc phản vệ cũng có thể xảy ra vì vậy theo dõi
nhưng dấu hiệu sinh tồn cần phải được quan tâm trong thời gian sau mỗ. Trong
điều tra của chúng em bệnh nhân được theo dõi dấu hiệu sinh tồn từ < 24 h đến
> 72 giờ chiếm 100%. (bảng 3.3).
4.2.2. Hƣớng dẫn bệnh nhân chế độ ăn
Mỗ ruột thừa là một cuộc mỗ can thiệp vào ống tiêu hóa, tuy rằng là mỗ
nội soi thì vẫn tuân thủ một số nguyên tắc về chế độ ăn sau mỗ. Mỗ nội soi viêm
ruột thừa thì thời gian được ăn tương đối sớm hơn mỗ ruột thừa theo phương
pháp cổ điển. Bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau 12 giờ, mặc dù có tài liệu hướng dẫn
17
có thể ăn sau 6 giờ. Nhóm bệnh của chúng em có 71,4% được hướng dẫn ăn
trong vòng 12-24 giờ đầu sau mỗ. ( bảng 3.4)
4.2.2. Hƣớng dẫn bệnh nhân chế độ vận động
Vận động sau mỗ rất quan trọng vì nhằm để máu lưu thông được tốt, tránh
những biến chứng do nằm lâu . Tuy nhiên vận động không nên quá sớm vì ảnh
hưởng đến vết mỗ. Trong điều tra này, bệnh nhân mỗ nội soi, tuổi bệnh nhân
còn trẻ nên vận động sớm được chỉ định cao vì thế số bệnh nhân được hướng
dẫn vận động trước 12 giờ chiếm 57,1% ( bảng 3.5)
4.2.3. Thay băng vết thƣơng
Đảm bảo vết mỗ không bị nhiễm trùng thì việc thay băng tại vết mỗ rất
quan trọng, tuy nhiên không có chỉ định thay nhiều lần trong ngày ngoại trừ vết
mỗ bị chảy mũ; cũng có vết mổ kho sạch thì việc thay băng cũng được cân
nhắc, Trong nhóm điều tra của chúng em, thay băng 1 lần/ngày chiếm 91,4% (
bảng 3.6)
4.2.4. Thời gian cắt chỉ
Thời gian cắt chỉ thường phụ thuộc vào vết mỗ . Nếu vết mỗ tốt, sạch thì
cắt chỉ đạt ra trong vòng 4-5 ngày sau mỗ. Trong nhóm chủa chúng em, tất cả
được cắt chỉ trước 5 ngày, trong đó đa số là vào ngày thứ 5 sau mỗ ( bảng 3.7)
4.2.5. Tình trạng vết mổ
Tuổi bệnh nhân trẻ, đến sớm, kỹ thuật mỗ tốt, chăm sóc vết mỗ đúng quy
cách cũng như đảm bảo dinh dưỡng và vận động hợp lý sau mổ đã đóng vai trò
quan trong việc lành vết mỗ. Biến chứng đáng lo ngại và hay gặp nhất của mổ
viêm ruột thừa chính là nhiễm trùng vết mổ. May mắn thay, tình trạng này ít gặp
ở nhóm điều tra của chúng em . Chỉ có 2,9% vết mỗ bị nhiễm trùng ( bảng 3.8)
4.2.6. Tình trạng đau sau mổ
Dù đến sớm, hay kỹ thuật mổ tốt, chăm sóc tốt , tình trạng đau sau mổ vẫn
xảy ra. Tình trạng này phụ thuộc nhiều yếu tố, ngoài tình trạng viêm của ruột
thừa thì cảm giác chủ quan của người bệnh rất quan trọng. Bình thường sau mổ,
18
trong những ngày đầu , bệnh nhân đều có cảm thấy đau , và cơn đau đó sẽ giảm
dần theo thời gian. Đau tại vết mổ thường chấm dứt trong vòng 3-4 ngày sau
mổ. Trong nhóm bệnh của chúng em, trong vòng 24 giờ đầu , không có bệnh
nhân nào không đau, 18 bệnh nhân (51,4%) đau nhiều. Sau 3 ngày, 30 bệnh
nhân không còn cảm giác đau chiếm tỉ lệ 85,7% và lúc này không có bệnh
nhân nào đau nhiều.Tình trạng rất đau không xuất hiện sau 48 giờ ( bảng 3.9)
4.2.7. Thời gian trung tiện sau mổ
Trung tiện là một dấu hiệu đánh giá sự lưu thông của ruột . Sau mỗ , nhất
là những trường hợp mỗ ruột thừa theo phương pháp cổ điển hay bệnh nhân
được gây mê trong khi mổ thì thời gian xuất hiện trung tiện chậm, đối với những
trường hợp mổ nội soi, gây tê qua tủy sống thì trung tiện xuất hiện sớm hơn. Vì
thế trước kia người ta thường chỉ định cho ăn bằng đường tiêu hóa khi bệnh
nhân bắt đầu có trung tiện. Trong nhóm điều tra này, thì tất cả bệnh nhân đều
trung tiện trong vòng 2 ngày đầu sau mỗ ( bảng 3.10)
4.2.8. Thái độ chăm sóc
Sau mổ, bệnh nhân thường lo lắng và có cảm giác bất an vì thế thái độ của cán
bộ y tế có tác động rất nhiều đến tâm lý bệnh nhân.Cán bộ y tế có thể tận tình
khi chăm sóc hay hướng dẫn cho bệnh nhân, nhưng cũng có người có thái độ
cáu gắt, hay lạnh lùng vô cảm đối với bệnh nhân. Trong điều tra này tuy đa số
nhân viên y tế chăm sóc nhiệt tình với 74,3% , nhưng cũng có người cáu gắt
hay không quan tâm đến bệnh nhân( bảng 3.11)
4.2.9. Sự hài lòng của bệnh nhân
Thái độ chăm sóc, điều kiện bệnh phòng cũng như trình độ chuyên môn
của nhân viên y tế là những yếu tố để bệnh nhân đánh giá về sự hài lòng cảu
mình hay không,trong đó thái độ chăm sọc của nhân viên y tế được phản ảnh rõ
nhất. Đối với nhóm điều tra này thì có 28,6 % bệnh nhân không hài lòng. Vì
thế cần chú ý đến tác phong của nhân viên y tế hơn nữa trong việc phụ vụ bệnh
nhân ( Bảng 3.12)
19
KẾT LUẬN
Qua điều tra 35 bệnh nhân về Khảo sát công tác chăm sóc sau mổ nội soi
ruột thừa viêm tại Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi
có kết luận như sau:
1. Chăm sóc sau mổ ruột thừa viêm
- 100% bệnh nhân được theo dõi từ < 24 h đến > 72 giờ
- 71,4% bệnh nhân được hướng dẫn ăn từ 12-24h.
- 57,4% vận động trước 12 h
- 91,4% được thay băng 1 lần/ngày.
- 100% bệnh nhân được cắt chỉ trước 5 ngày.
- 97% vết mổ không nhiễm trùng
- 0% tình trạng rất đau sau 48 giờ.
- 100% bệnh nhân trung tiện trong 2 ngày đầu.
- 74,3% chăm sóc nhiệt tình
- 71,4% bệnh nhân hài lòng
20
KIẾN NGHỊ
Từ những kết luận trên tôi có những đề xuất sau để có kết quả tốt trong
quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ
- Điều dưỡng cần theo dõi sát tình trạng đau và chảy máu của bệnh nhân
trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật để can thiệp kịp thời.
- Đào tạo thường xuyên cho cán bộ y tế về kỷ năng giáo tiếp với bệnh
nhân.
- Lập chương trình đào tạo thường xuyên cho điều dưỡng để họ có thời
gian chăm sóc toàn diện hơn.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng trẻ tuổi
21
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Khảo sát công tác chăm sóc sau mổ nội soi ruột thừa viêm
tại Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Trung ƣơng Huế)
I. THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên: ………………………………………………… Tuổi:
Giới: Nam Nữ
Trình độ học vấn: Tiểu học THCS THPT
Nghề nghiệp:
Thu nhập:
II. CHĂM SÓC SAU MỔ RUỘT THỪA VIÊM
1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
Dấu hiệu
sinh tồn
< 24 h
24-48 h
48-72 giờ
>72 giờ
Bình thường
Bất thường
2. Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn
Ăn trước 6h Ăn từ 6 – 12h
Ăn từ 12 – 24h Ăn từ sau 24h
3. Chế độ vận động
Vận động trước 12h Vận động từ 12 – 24h Vận động sau 24h
4. Thay băng vết thương
Không thay băng Thay băng 1 lần/ngày Thay băng 2 lần/ ngày
5. Thái độ chăm sóc
Nhiệt tình Thái độ trả lời cáu gắt Không quan tâm
Bệnh nhân tự tìm đến trò chuyện với nhân viên y tế
22
6. Thời gian cắt chỉ
Trước 5 ngày Sau 5 ngày
7. Tình trạng vết mổ
Có nhiễm trùng Không nhiễm trùng
8. Tình trạng đau sau mổ
Tình trạng đau
< 24 h
24-48 h
48-72 giờ
>42 giờ
Không đau
N (%)
Đau ít
Đau vừa
Đau nhiều
Rất đau
9. Thời gian trung tiện sau mổ
1- 2 ngày Trên 2 ngày
10. Sự hài lòng của bệnh nhân
Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
24
PHỤ LỤC
25
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1.Khái niệm bệnh viêm ruột thừa 2
1.2. Quy trình chăm sóc người bệnh viêm ruột thừa 3
1.3. Quy trình chăm sóc sau mổ viêm ruột thừa 4
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 8
2.1. Đối tượng nghiên cứu 8
2.2. Phương pháp nghiên cứu 8
2.3. Nội dung nghiên cứu 9
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 9
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 10
3.2. chăm sóc sau mổ ruột thừa viêm 12
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 16
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 16
4.2. Chăm sóc sau mổ ruột thừa viêm 16
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC