Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân xạ-hóa bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.2 KB, 32 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày là một trong mười loại ung thư phổ biến nhất và là nguyên
nhân tử vong ung thư đứng hàng thứ hai trên thế giới. Tại Việt Nam, theo ghi
nhận Ung thư 2010, ung thư dạ dày đứng hàng thứ 2 trong 10 loại ung thư
thường gặp nhất ở nam (tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi 24,5/100.000 dân) và đứng
hàng thứ 5 trong 10 loại ung thư thường gặp nhất ở nữ (tỷ lệ mắc chuẩn theo
tuổi 12,2/100.000 dân).
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ban đầu cho những ung thư dạ dày còn
khả năng cắt bỏ, cho tỷ lệ sống thêm toàn bộ cao đối với giai đoạn sớm. Tuy
nhiên, phần lớn ung thư dạ dày ở Việt Nam đã ở giai đoạn tiến triển tại thời
điểm chẩn đoán, tỷ lệ kiểm soát tại chỗ- tại vùng và sống thêm toàn bộ chỉ được
cải thiện nếu bệnh nhân được điều trị bổ trợ bằng phối hợp xạ- hóa trị. Tỷ lệ tái
phát sau phẫu thuật ung thư dạ dày lên đến 70% sau 5 năm. Theo Zhen Zhang,
đối với ung thư dạ dày mổ được, giai đoạn u từ T2 trở lên hoặc hạch vùng
dương tính (N+), việc điều trị bổ trợ và tân bổ trợ có thể giúp cải thiện tốt hơn
kết quả điều trị. Kết quả các thử nghiệm lâm sàng trong hơn một thập niên qua
đều ủng hộ việc điều trị xạ- hóa sau mổ đối với ung thư dạ dày tiến triển tại chỗ
tại vùng. Thử nghiệm pha III Intergroup 0116 (Macdonald và cs.) so sánh nhóm
xạ- hóa bổ trợ với nhóm quan sát (phẫu thuật đơn thuần), cho thấy hiệu quả cải
thiện tỷ lệ sống thêm toàn bộ cao hơn ở nhóm điều trị phối hợp. Qua theo dõi 7
năm: thời gian sống thêm trung bình cao hơn (35 tháng so với 26 tháng), sống
thêm toàn bộ 3-năm cao hơn (50% so với 41%), tỷ lệ kiểm soát tại chỗ, tại vùng
thấp hơn (19% so với 29%; và 65% so với 72%). Một nghiên cứu ở Hàn Quốc
(Kim và cs. 2005) cũng cho kết quả tương tự: nhóm phối hợp hóa xạ sau mổ cho
tỷ lệ sống thêm toàn bộ 5-năm cao hơn (57% so với 51%), tỷ lệ kiểm soát tại
chỗ cao hơn (22% so với 15%).
2

Tại Trung tâm Ung Bướu- Bệnh viện Trung ương Huế, phác đồ xạ-hóa


đồng thời điều trị bổ trợ sau phẫu thuật ung thư biểu mô tuyến dạ dày (liều xạ 45
Gy/25Fx kết hợp Capecitabine 645mg/m2/lần × 2 lần/ngày ) được áp dụng từ
tháng 10/2010 trong nỗ lực gia tăng kiểm soát bệnh tại chỗ- tại vùng, cải thiện
thời gian sống thêm. Phác đồ này dựa trên hướng dẫn điều trị của NCCN 2008.
Trong hóa trị ung thư dạ dày, những phác đồ có 5-FU (fluoropyrimidine) tỏ ra
có hiệu quả hơn cả. Bên cạnh đó, fluoropyrimidine có tác dụng làm tăng tính
nhạy cảm xạ của tế bào. Trong phác đồ điều trị tại Trung tâm Ung bướu, 5-FU
được thay thế bằng Xeloda (Capecitabine- một tiền chất của 5-FU) với mục đích
tạo sự thuận tiện và an toàn cho bệnh nhân bằng đường uống. Các thử nghiệm
lâm sàng trên thế giới cho thấy đây là phác đồ dễ dung nạp. Tỷ lệ gặp độc tính
độ 3/4 là thấp, do liều thấp và đều có thể kiểm soát được.
Tuy nhiên, thực tế lâm sàng như thế nào, công tác chăm sóc điều dưỡng ra
sao để bệnh nhân có thể hoàn thành liệu trình điều trị là một vấn đề lớn cần được
quan tâm đúng mức tôi thực hiện đề tài Đề tài “Chăm sóc điều dƣỡng bệnh
nhân xạ-hóa bổ trợ sau phẫu thuật ung thƣ dạ dày”.
Nhằm mục tiêu:
Chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân xạ-hóa bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ
dày.







3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỀU


1.1. KHÁI NIỆM VỀ UNG THƢ DẠ DÀY
Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Số người mắc ung thư
dạ dày đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư. Ung thư dạ dày có thể gặp ở
mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi trên 50 có nguy cơ mắc cao hơn và nam giới dễ
mắc hơn nữ giới.
Ung thư dạ dày là sự phát triển không bình thường của các tế bào dạ dày.
Bình thường các tế bào trong cơ thể phân chia theo trình tự nhất định, nhưng đôi
khi một vài số chúng phân chia không tuân theo trình tự dẫn đến sự thành các
khối u. Khối u có thể là lành tính (không phải là ung thư) hoặc ác tính (ung thư).
Các khối u ác tính nếu không được điều trị sớm sẽ xâm lấn và phá hủy các mô
xung quanh.
Nguyên nhân và triệu chứng của ung thư dạ dày cũng giống các loại ung
thư khác thường rất mơ hồ, không có biểu hiện cụ thể và thường giống với các
bệnh khó tiêu khác của hệ tiêu hóa như: khó tiêu, đau bụng âm ỉ, chướng bụng,
ợ hơi, buồn nôn, chán ăn Hãy đi khám ngay nếu các triệu chứng trên kéo dài
hơn 2 tuần.
Để chẩn đoán bệnh, các bác sỹ sẽ chụp X quang dạ dày với thuốc cản
quang hoặc nội soi dạ dày để thấy rõ khối u, đồng thời thực hiện thêm một
số xét nghiệm để đánh giá sự lây lan của khối ung thư đến các cơ quan khác.
Điều này giúp cho bác sĩ đưa ra cách điều trị tốt nhất.
1.1.1. Các phƣơng pháp điều trị
Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật,
hóa trị liệu và tia xạ.

4

* Phẫu thuật:
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu đối với ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
Bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày tùy thuộc vào kích thước
của khối ung thư.

• Trường hợp phẫu thuật cắt bỏ một phần: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần dạ dày
bị ung thư, các hạch bạch huyết gần đó và các mô xung quanh cũng có thể được
cắt bỏ để loại trừ tận gốc tế bào ung thư.
• Trường hợp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ: Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ dạ dày,
các hạch bạch huyết gần đó, một phần thực quản, ruột non và các mô khác gần
khối u. Đôi khi, lá lách cũng có thể được loại bỏ. Hệ thống tiêu hóa lúc đó sẽ là
sự kết nối trực tiếp giữa thực quản và ruột non.
Trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng có thể phẫu thuật nhằm
lập lại sự lưu thông của đường tiêu hóa và kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
* Hóa chất trị liệu:
Đây là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các
thuốc này thường được dùng trong khoảng một tuần, sau đó nghỉ 2 - 3 tuần, rồi
tiếp tục dùng lại.
Ở ung thư giai đoạn đầu, hóa trị dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc
cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để
tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.
Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm
thời và có thể làm giảm được.
* Điều trị bằng tia xạ:
Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tia
phóng xạ này được tính toán sao cho vừa tiêu diệt được khối ung thư nhưng lại
ảnh hưởng ít nhất đối với các mô lành. Điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật ung thư
dạ dày để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được
dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
5

Nhật Bản là nước có tỉ lệ ung thư dạ dày cao trên thế giới nhưng đã hạn
chế được 80% số bệnh nhân tử vong nhờ áp dụng chương trình phát hiện ung
thư sớm. Việt Nam cũng là có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao, bệnh nhân cần sớm
tự mình nhận thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể và đi khám chữa kịp thời để

kịp thời ngăn bệnh phát triển hơn.
1.2. ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ ĐỐI VỚI UNG THƢ DẠ DÀY HIỆN NAY
Ung thư dạ dày hiện còn đang là một vấn đề lớn có tính toàn cầu, mặc dù
đã có xu hướng giảm về tỷ lệ mắc mới tại các nước phương Tây, nó đứng hàng
thứ hai trong số các ung thư thường gặp trên thế giới, chiếm 9,9% số ung thư
được chẩn đoán mới hàng năm và 12,1% tổng số các ca tử vong có liên quan
đến ung thư. Có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ mắc mới ở từng khu vực khác nhau
trên thế giới, những nước như Trung Quốc, Nhật Bản có tỷ lệ mắc mới UTDD
cao (ước tính khoảng hơn 1/2 số trường hợp trên toàn thế giới), trong khi đó tỷ
lệ này lại thấp hơn ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Châu úc và châu Phi.
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày là điều trị cơ bản mang tính triệt căn đối với
UTDD, với tỷ lệ sống thêm 5 năm sau mổ từ 58-78% và 34% đối với các giai
đoạn I và II. Mặc dù vậy, tỷ lệ sống 5 năm chung cho tất cả mọi bệnh nhân vẫn
ở mức thấp, từ 15%-35%. Trong vòng vài thập kỷ gần đây, nhiều thử nghiệm
lâm sàng đã được tiến hành để chứng minh khả năng cải thiện kết quả sống
thêm sau mổ UTDD với các biện pháp điều trị bổ trợ (adjuvant therapy) nhưng
những kết quả này kém xa so với ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Một số
nhóm nghiên cứu khác (Southwest Oncology Group/Intergroup study) có nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng phối hợp hoá chất và xạ trị sau mổ
và coi đó như chuẩn mực mới trong điều trị bổ trợ đối với UTDD. Tuy nhiên
vẫn còn nhiều tranh cãi chưa được giải quyết dứt điểm, kể cả việc mổ cắt dạ dày
rộng rãi, nạo vét hạch kỹ rồi phối hợp với hoá chất và xạ trị. Việc lựa chọn phác
đồ hoá trị cũng rất khác nhau giữa các vùng miền và các cơ sở nghiên cứu.
6

1.2.1 Các yếu tố tiên lƣợng và hình thái tái phát
Phẫu thuật cắt bỏ u triệt để (lấy hết mô ung thư) là yếu tố tiên lượng quan
trọng nhất đối với sống thêm sau mổ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mức độ
cắt bỏ chỉ đơn giản là phản ánh mức độ phát triển của bệnh. Những bệnh nhân
được mổ cắt bỏ ung thư ở mức R0 (không còn để sót mô ung thư và 2 mép diện

cắt không có tế bào ung thư) có thời gian sống thêm dài hơn so với nhóm R1
(xét nghiệm vi thể vẫn còn tế bào ung thư) hoặc nhóm R2 (nhìn mắt thường đã
thấy còn mô ung thư sót lại sau mổ). Điều này đã được chứng minh qua nhiều
nghiên cứu của các tác giả Mỹ, Đức và Châu Á.
1.2.2. Phân tích một số phác đồ điều trị bổ trợ đối với Ung thƣ dạ dày
Mục đích của hoá trị toàn thân, dù với bất kỳ phác đồ nào cũng là nhằm
tác động vào các vi di căn còn sót lại sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư, với kỳ vọng
tăng thời gian sống thêm không bệnh và thời gian sống thêm toàn bộ sau mổ. Sử
dụng chỉ riêng một mình hoá trị với ý nghĩa như một điều trị bổ trợ toàn thân
thường không đem lại kết quả khả quan. Nhiều nghiên cứu tại Nhật Bản và
phương Tây trong nhiều thập kỷ qua đã không chứng minh được tính bền vững
của kết quả làm kéo dài thời gian sống thêm. Về mặt lịch sử, một thử nghiệm
khá sớm của Nhật Bản (1977) so sánh điều trị bổ trợ bằng Mitomycin (MMC,
n=242) với phẫu thuật đơn thuần (n=283) cho thấy tỷ lệ sống 5 năm ở nhóm
Mitomycin cao hơn nhóm mổ đơn thuần (68% so với 54%, P=0,05). Phân tích
dưới nhóm cho thấy tác dụng tốt nhất ở giai đoạn II và III. Kể từ thời điểm đó
cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu MMC và MMC- kèm thuốc khác so sánh
với phẫu thuật đơn thuần.
1.3. ĐIỀU TRỊ TRƢỚC MỔ
Điều trị trước mổ có thể đem lại nhiều lợi ích thực tế. Nó có thể làm giảm
kích thước khối u để phẫu thuật viên có thể tiến hành mổ cắt triệt căn (R0) và
làm giảm thiểu các vi di căn ung thư đã có trước mổ (về lý thuyết). Điều trị
trước mổ cũng có thể giúp đánh giá về khả năng đáp ứng của khối u Xạ trị trước
7

mổ còn có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm với tia (radiosensitization) do làm
tăng quá trình oxy hoá của mô ung thư, nhờ thế làm giảm được sự tác động của
tia đối với mô lành. Nếu bệnh tiến triển xấu thêm (xuất hiện di căn) trong quá
trình điều trị trước mổ này thì bệnh nhân sẽ tránh được một cuộc mổ vô hiệu quả
khôngđáng có. Nhìn chung, sự dung nạp đối với điều trị trước mổ là có nhiều

khả năng vì bệnh nhân chưa bị yếu đi sau cuộc mổ lớn.
1.3.1.Xạ trị (Radiation)
Một thử nghiệm lâm sàng pha III đã trung tâm của Trung Quốc, với 360
bệnh nhân UTDD có khả năng cắt bỏ u đã được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: 1
nhóm có xạ trị trước mổ và một nhóm mổ luôn (không nhận xạ trị). Tỷ lệ sống
10 năm sau mổ của nhóm bệnh nhân có xạ trị trước mổ cao hơn so với nhóm chỉ
mổ mà không xạ trước (20,26% so với 13,3%, P=0,009) với tỷ lệ cắt bỏđược cải
thiện (89,5% so với 79,4%); xếp loại khối u và hạch cũng giảm xuống
(downstaging) ở nhóm xạ trước mổ. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa
2 nhóm. Tương tự như vậy, Skoropad và cs cũng chia ngẫu nhiên 78 bệnh nhân
UTDD có khả năng cắt bỏ vào 2 nhóm: một nhóm mổ ngay không xạ trị và một
nhóm xạ trị trước mổ (5 buổi xạ, mối buổi 20Gy), cắt dạ dày kèm xạ trị ngay
trong lúc mổ (20Gy). Nghiên cứu này cho kết quả sống thêm tốt hơn ở nhóm có
xạ trị phối hợp trước và trong khi mổ nhưng chỉ quan sát thấy trên những bệnh
nhân có hạch di căn (+) hoặc có u phát triển ra ngoài phạm vi dạ dày. Không có
sự khác biệt về biến chứng hoặc tử vong giữa các nhóm, điều này gợi ý rằng xạ
trị trước mổ là an toàn và có tính dung nạp tốt.
1.3.2. Hoá trị liệu (Chemotherapy)
Về điều trị hoá chất trước mổ, một loạt các thử nghiệm lâm sàng pha II
được tiến hành tại Trung tâm Ung thư Anderson đã cho thấy kết quả dung nạp
tốt của các phác đồ hoá trị liệu trước mổ, với các hoá chất etoposide, FU và
cisplatin, EAP và FU, interferon alfa và cisplatin. Một phân tích trên 83 bệnh
nhân tham gia vào các nghiên cứu này đã cho thấy mức độ đáp ứng điều trị
8

trước mổ có tương quan chặt chẽ với thời gian sống thêm. 73% trong số 83 BN
được cắt dạ dày triệt căn, 29% trong số mổ triệt căn ấy đạt kết quả đáp ứng hoàn
toàn về mặt mô bệnh học đối với điều trị trước mổ với xác suất sống 5 năm là
82% so với 32% của nhóm bệnh nhân có đáp ứng kém hơn hay không có đáp
ứng.

Có một cách làm khác nữa là: Cho dùng hoá chất trước mổ, ngay sau khi
kết thúc cuộc mổ lại bơm hoá chất vào trong khoang bụng với kỳ vọng ngăn
ngừa các tái phát tại khoang phúc mạc, một hình thức tái phát tại chỗ rất thường
gặp trong UTDD. Crookes và cs. đã tiến hành một nghiên cứu với 59 bệnh nhân
UTDD (adenocarcinoma) có khả năng cắt bỏ. Trước lúc mổ cho mỗi bệnh nhân
dùng 2 chu kỳ FU/LV và cisplatin; sau khi mổ cắt dạ dày từ 3- 4 tuần lại cho
tiếp 2 chu kỳ nữa (cũng FU + cisplatin) vào trong khoang bụng (FU tĩnh mạch,
cisplatin khoang bụng).
1.3.3.Hoá- xạ trị kết hợp (Chemoradiotherapy)
Hóa- xạ trị đồng thời trước mổ là một phương thức mới nhưng đã thu hút
được sự chú ý của nhiều nhóm nghiên cứu, đặc biệt trong các u khác của ống
tiêu hoá như trực tràng, thực quản. Một nghiên cứu pha II tại Trung tâm nghiên
cứu M.D. Anderson với 24 bệnh nhân, được xạ trước mổ (45 Gy, external-
beam radiotherapy) đồng thời truyền tĩnh mạch FU 300mg/m2. Nghiên cứu này
cũng cho kết quả dung nạp tốt, với 96% số BN hoàn tất toàn bộ liệu trình điều trị
so với kết quả của nghiên cứu INT 0116 chỉ có 66%. Điều này cho thấy, hoá- xạ
trị trước mổ dung nạp tốt hơn sau mổ. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác nữa
đang tiếp tục chứng minh vai trò của hoá- xạ trị trước mổ đối với UTDD tiến
triển. Các nghiên cứu này gợi ý rằng, hoá- xạ trị trước mổ không chỉ có khả
năng dung nạp tốt mà còn có tác dụng làm giảm khối u (downstaging), tăng khả
năng cắt bỏ. Tuy nhiên đây là một phương thức điều trị còn mới, hiện vẫn chưa
được coi là một điều trị chuẩn vì thế cần tiến hành thêm các nghiên cứu pha III
để có thể đưa ra được cách điều trị tối ưu.
9

Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Người bệnh đang điều trị tại Khoa Ung bướu Bệnh viện trung ương Huế

từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 5 năm 2013.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu
- Người bệnh đang điều trị tại khoa.
- Người đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn
- Người quá mệt không thể trả lời phỏng vấn
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 2/5/2013 đến ngày 5/5/2013 tại Khoa Ung bướu bệnh viện Trung
ương Huế.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu: Chọn 21 bệnh nhân Ung thư dạ dày đang điều trị từ ngày 2 đến
ngày 5 tại Ung bướu BVTW Huế.
2.2.3. Các bƣớc nghiên cứu
Qua nghiên cứu trên, tôi đã phỏng vấn được 46 người bệnh
- 2/5/2013 đến 4/5/2013: phỏng vấn
- 5/5/2013 đến 7/52013: xử lí số liệu
- 8/5/2013 đến 16/5/2013: viết báo cáo

10

2.2.4. Phƣơng pháp điều tra số liệu
- Dùng phiếu điều tra gồm 21 câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với mọi
trình độ và nhận thức của đối tượng nghiên cứu.
- Phỏng vấn trực tiếp 21 đối tượng nghiên cứu về Chăm sóc điều dưỡng
bệnh nhân xạ-hóa bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại Khoa Ung bướu
BVTW Huế.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân xạ-hóa bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ
dày tại Khoa Ung bướu BVTW Huế
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007.
- Tính tỉ lệ % đơn thuần.









11

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua phỏng vấn điều tra 46 bệnh nhân UTDD về chăm sóc điều dưỡng
bệnh nhân xạ-hóa bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ dày chúng tôi có kết quả như
sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Giới
Bảng 3.1. Phân bổ theo giới
Giới
n
Tỷ lệ %
Nam

32
69,6
Nữ
14
30,4
Tổng
46
100,0

Nhận xét: Nam giới chiếm 69,6% gấp 2 nữ giới (30,4%)
3.1.2. Tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhận xét:
Nhóm > 60 tuổi có tỷ lệ bệnh UTDD chiếm tỷ lệ cao nhất 37,0%
0
5
10
15
20
25
30
35
40
< 40 41-50 51-60 >60
8,7
21,7
32,6
37
Tỷ lệ %

Nhóm tuổi
12

3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
n
Tỷ lệ %
Cán bộ công nhân viên
13
28,3
Buôn bán
9
19,6
Làm nông
8
17,4
Già, hưu trí
16
34,7
Tổng
46
100,0
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân là già và hưu trí chiếm 34,8%, tiếp đến
CNV chiếm 28,3%.
3.1.3. Lý do vào viện
Bảng 3.3. Lý do vào viện
Lý do vào viện
n
Tỷ lệ %

Đau vùng thượng vị
26
56,5
Đau bụng, khó tiêu
30
65,2
Ợ chua Khó thở
18
39,1
Nhận xét: Lý do vào viện đau vùng thương vị (56,5%); đau bụng khó tiêu
(65,2%); Ợ chua Khó thở (39,1%).
3.1.4. Thời gian vào viện khi có triệu chứng
Bảng 3.4. Thời gian vào viện khi có triệu chứng
Thời gian vào viện khi có triệu chứng
n
Tỷ lệ %
< 6 tháng
9
19,6
6-12 tháng
17
37,0
> 12 tháng ( 1 năm)
20
43,4
Nhận xét:
Thời gian vào viện > 12 tháng ( 1 năm) chiếm tỷ lệ cao nhất 43,4%.
13

3.2. TÌNH HÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN

3.2.1. Hiểu biết triệu chứng bệnh UTDD
Bảng 3.5. Hiểu biết triệu chứng bệnh UTDD
Biểu hiện bệnh UTDD
n
Tỷ lệ %
Sụt cân
38
82,6
Đau loét miệng hoặc khó nuốt
41
89,1
Ợ nóng và trào ngược thực quản
37
80,4

Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân hiểu được biểu hiện của bệnh UTDD
là sụt cân (82,6%); đau loét miệng hoặc khó nuốt (89,1%); Ợ nóng và trào
ngược thực quản (80,4%),

3.2.2. Lo lắng khi nghe bị UT


Biểu đồ 3.2. Lo lắng khi nghe bị UT

Nhận xét: 78,3% bệnh nhân rất lo lắng khi nghe bị bệnh ung thư, trong
đó có 21,7 % bi quan.


,00%
78,300%

21,700%
Không lo
Rất lo
Bi quan
14

3.2.3. Hiểu biết về biến chứng UTDD


Biểu đồ 3.3. Hiểu biết về biến chứng UTDD

Nhận xét:
Đa số các bệnh nhân hiểu biết về biến chứng UTDD với tỷ lệ > 78%.

3.2.4. Hƣớng dẫn biết triệu chứng
Bảng 3.6. Hướng dẫn biết triệu chứng
Hƣớng dẫn biết triệu chứng
n
Tỷ lệ %

38
82,6
Không
8
17,4

46
100,0

Nhận xét:

Có 82,6% bệnh nhân được hướng dẫn để biết triệu chứng

72
74
76
78
80
82
84
86
88
90
Tiêu chảy Buồn nôn Rụng tóc Ăn uống
kém
Mất vị giác
78,3
82,6
89,1
80,4
84,8
Tỷ lệ %
15

3.2.5. Thái độ của nhân viên y tế khi chăm sóc


Biểu đồ 3.4. Thái độ của nhân viên y tế khi chăm sóc

Nhận xét: 87% nhân viên y tế tận tình và có trách nhiệm


3.1.6. Giải thích và chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng
Bảng 3.7. Giải thích và chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng
Chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng
n
Tỷ lệ %

43
93,5
Không
3
6,5
Tổng
46
100

Nhận xét: 93,5% nhân viên y tế đã chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo
lắng


8,696%
4,348%
86,957%
Làm cho xong việc
Không tỏ thái độ
Tận tình và có trách nhiệm
16

3.2.7. Theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày
Bảng 3.8. Theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày
Theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày

n
Tỷ lệ %
Theo dõi thường xuyên
46
100
Theo dõi không thường xuyên
0
0,0

Nhận xét: 100% nhân viên y tế theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày
3.2.8. Hƣớng dẫn chế độ dinh dƣỡng khi đang điều trị
Bảng 3.9. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng khi đang điều trị
Hƣớng dẫn chế độ dinh dƣỡng
khi đang điều trị
n
Tỷ lệ %
Hướng dẫn rõ ràng
38
82,6
Hướng dẫn sơ sài
8
17,4
Không hướng dẫn
0
0,0
Tổng
46
100

Nhận xét: 82,6% bệnh nhân được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng rõ ràng


3.2.9. Hƣớng dẫn chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
Bảng 3.10. Hướng dẫn chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
Hƣớng dẫn chăm sóc chế độ sinh hoạt,
nghỉ ngơi phù hợp
n
Tỷ lệ %

36
78,3
Không
10
21,7

0
0,0
Nhận xét: 78,3% nhân viên y tế chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi
phù hợp
17

3.2.10. Hƣớng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
Bảng 3.11. Hướng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
Hƣớng dẫn dùng các
thuốc chống nôn, tiêu chảy
n
Tỷ lệ %

46
100,0
Không

0
0,0
Tổng
46
100,0

Nhận xét: 100% nhân viên y tế hướng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
3.2.11. Biện pháp giảm đau
Bảng 3.12. Biện pháp giảm đau
Biện pháp giảm đau
n
Tỷ lệ %
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ
46
100,0
Phương tiện giảm đau khác
0
0,0

Nhận xét: 100% bệnh nhân được giảm đau bằng dùng thuốc theo chỉ định
của bác sỹ.
3.2.12. Hƣớng dẫn chăm sóc và phát hiện các biến chứng
Bảng 3.13. Hướng dẫn chăm sóc và phát hiện các biến chứng
Hƣớng dẫn chăm sóc và phát hiện các
biến chứng
n
Tỷ lệ %

43
93,5

Không
3
6,5
Tổng
46
100,0

Có 93,5% nhân viên y tế hướng dẫn chăm sóc và phát hiện các biến
chứng
18

3.2.13. Hƣớng dẫn cách dùng thuốc và tác dụng phụ của thuốc khi đƣa vào
cơ thể


Biểu đồ 3.5. Hướng dẫn cách dùng thuốc và tác dụng phụ của thuốc khi
đưa vào cơ thể
Nhận xét: 80,5% bệnh nhân được hướng dẫn cách dùng thuốc và tác dụng
phụ của thuốc khi đưa vào cơ thể.
3.2.14. Hƣớng dẫn vệ sinh cá nhân , giáo dục sức khỏe, an toàn thực phẩm
Bảng 3.14. Hướng dẫn vệ sinh cá nhân , giáo dục sức khỏe, an toàn thực
phẩm
Hƣớng dẫn tổng hợp
n
Tỷ lệ %
Hướng dẫn chăm sóc vệ sinh cá nhân
41
89,1
Hướng dẫn GDSK để phòng bệnh
38

82,6
Hướng dẫn chế độ an toàn thực phẩm
37
80,4

Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân đều được hướng dẫn vệ sinh cá
nhân , giáo dục sức khỏe, an toàn thực phẩm.

80,500%
15,200%
4,300%
Hƣớng dẫn rõ ràng
Hƣớng dẫn sơ sài
Không hƣớng dẫn
19

Chƣơng 4
BÀN LUẬN

Qua phỏng vấn điều tra 46 bệnh nhân UTDD về chăm sóc điều dưỡng
bệnh nhân xạ-hóa bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ dày chúng tôi có kết quả như
sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nam bệnh nhân UTDD chiếm
69,6% cao gấp 2 lần nữ (30,4%). Tần suất bệnh UTDD thường gặp ở nhóm
người cao tuổi, kết quả của chúng tôi qua biểu đồ 3.1.cho thấy nhóm tuổi trên 50
chiếm tỷ lệ UTDD cao (69,5%), trong đó nhóm > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
37%.
Qua bảng 3.2 cho thấy phần lớn bệnh nhân già, mất sức lao động chiếm
34,8%; tiép đến CNV (28,3%), nghề làm nông và buôn bán có tỷ lệ bệnh tương

đương (17,4% so với 19,6%).
Lý do vào viện chủ yếu qua các triệu chứng là đau vùng thương vị
(56,5%); đau bụng khó tiêu (65,2%); Ợ chua khó thở (39,1%) ( bảng 3.3),
Qua bảng 3.4, khi có triệu chứng được phát hiện sau 12 tháng bệnh nhân
mới vào viện với (43,4%), đây là tâm lý của người bệnh nói chung và bệnh
UTDD nói riêng khi bệnh nhân phát hiện đau dữ dội mới nghỉ đến bệnh viện và
trạm y tế. Đối với bệnh UTDD cần phải phát hiện sớm để có thể điều trị làn
bệnh sớm hơn là phát hiện muộn.
4.2. TÌNH HÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
4.2.1. Hiểu biết triệu chứng bệnh UTDD
Nguyên nhân và triệu chứng của ung thư dạ dày cũng giống các loại ung
thư khác thường rất mơ hồ, không có biểu hiện cụ thể và thường giống với các
bệnh khó tiêu khác của hệ tiêu hóa như: khó tiêu, đau bụng âm ỉ, chướng bụng,
ợ hơi, buồn nôn, chán ăn Do đó qua bảng 3.5 cho thấy bệnh nhân UTDD đã
20

hiểu biết về triệu chứng là sụt cân (82,6%); đau loét miệng hoặc khó nuốt
(89,1%); Ợ nóng và trào ngược thực quản (80,4%).
4.2.2. Lo lắng khi nghe bị UT
Qua biểu đồ 3.2 cho thấy không một ai không lo lắng khi nghe mình bị
UTDD, tỷ lệ rất lo chiếm 78,3% và 21,7% bi quan yếm thế. Điều này cần y bác
sĩ hướng dẫn, tư vấn động viên an ủi người bệnh để có thể vượt qua được căn
bệnh hiểm nghèo này.
4.2.3. Hiểu biết về biến chứng UTDD
Qua biểu đồ 3.3 cho thấy phần lớn bệnh nhân hiểu biết về biến chứng
UTDD, cụ thể tiêu chảy (78,3%); buồn nôn (82,6%); rụng tóc (89,1%); ăn uống
kém (80,4%); mất vị giác (84,8%). Tỷ lệ hiểu biết này là cao so với với người
dân bình thường, nhưng đây chính là các bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa
Ung bướu bản thân họ đã cảm nhận những biến chứng này vì thế tỷ lệ cao là có
thể chấp nhận được.

4.2.4. Hƣớng dẫn biết triệu chứng
Đa số các bệnh nhân được hướng dẫn về các triệu chứng của bệnh UTDD
có 82,6% bệnh nhân được hướng dẫn để biết triệu chứng.
4.2.5. Thái độ của nhân viên y tế khi chăm sóc
Qua biểu đồ 3.4 cho thấy 87,0% bệnh nhân tận tình và có trách nhiệm chỉ
có 13% làm làm cho xong việc và không tỏ thái độ
4.2.6. Giải thích và chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng
Hơn 93,5% bệnh nhân được nhân viên y tế đã chia sẽ, động viên sự băn
khoăn, lo lắng. Yếu tố tâm lý cũng rất quan trong trong việc điều trị UTDD,
bệnh nhân lạc quan yếu đời cơ thể tự tiết ra interferon (interferon là một nhóm
các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch ở hầu hết
các động vật nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, và tế
bào ung thư).

21

4.2.7. Theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày
Theo thống kê cho thấy ung thư dạ dày hiện đang đứng hàng thứ ba trong
số 10 loại bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp nhất tại Việt Nam. Trong đó, chỉ
có khoảng dưới 10% số ca phát hiện sớm, còn lại đa phần là được chẩn đoán
muộn ở giai đoạn tiến xa tại chỗ hoặc di căn. Do đó sự sống và chết luôn rình
rập những người bệnh UTDD này. Qua bảng 3.9 cho thấy 100% nhân viên y tế
luôn theo dõi thường xuyên.
4.2.8. Hƣớng dẫn chế độ dinh dƣỡng khi đang điều trị
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam
hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng
trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng
và suy kiệt trầm trọng hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ
ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời giai sống của bệnh nhân.
Do vậy hướng dẫn chế độ dinh dưỡng khi đang điều trị là rất quan trọng Qua

bảng 3.10 cho thấy 82,6% hướng dẫn rõ ràng và 17,4% hướng dẫn sơ sài. Không
có trường hợp không hướng dẫn.
4.2.9. Hƣớng dẫn chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
Tạo cho bệnh nhân một môi trường nghỉ ngơi thoải mái, yên tĩnh, vệ sinh,
an toàn. Người thân của bệnh nhân nên hiểu rằng bệnh ung thư là không lây
nhiễm, không cần phải cách ly. Trong chăm sóc bệnh nhân yếu tố môi trường là
rất quan trọng, một môi trường tốt có lợi cho hiệu quả điều trị của bệnh
nhân.Qua bảng 3.11 cho thấy 78,3% bệnh nhân được hướng dẫn chăm sóc chế
độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
4.2.10. Hƣớng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
Qua bảng 3.12 cho thấy 100% bệnh nhân hướng dẫn dùng các thuốc
chống nôn, tiêu chảy


22

4.2.11. Biện pháp giảm đau
Theo tiến sĩ Eric Krakauer, chuyên gia hàng đầu về điều trị giảm nhẹ của
Đại học Y khoa Harvard (Mỹ), từng nhận định: “Giảm đau là quyền được hưởng
của người bệnh ung thư” . Do đó 100% bệnh nhân được giảm đau theo dùng
thuốc theo chỉ định của bác sĩ (bảng 3.13).
4.2.12. Hƣớng dẫn chăm sóc và phát hiện các biến chứng
Qua bảng 3.14 cho thấy 93,5% bệnh nhân UTDD được hướng dẫn chăm
sóc và phát hiện các biến chứng.
4.2.13. Hƣớng dẫn cách dùng thuốc và tác dụng phụ của thuốc khi đƣa vào
cơ thể
Qua biểu đồ 3.15 cho thấy 80,5% bệnh nhân được hướng dẫn rõ ràng cách
dùng thuốc và tác dụng phụ của thuốc khi đưa vào cơ thể còn có 19,5% được
hướng dẫn sơ sài và không hướng dãn .
4.2.14. Hƣớng dẫn vệ sinh cá nhân , giáo dục sức khỏe, an toàn thực phẩm

Qua bảng 3.16 cho thấy 89,1% bệnh nhân được hướng dẫn chăm sóc vệ
sinh cá nhân, 82,6% được hướng dẫn GDSK để phòng bệnh và 80,0% hướng
dẫn chế độ an toàn thực phẩm.











23

KẾT LUẬN

Qua phỏng vấn điều tra 46 bệnh nhân UTDD về chăm sóc điều dưỡng
bệnh nhân xạ-hóa bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ dày chúng tôi có kết luận
như sau:

Chăm sóc bệnh nhân xạ-hóa bổ trợ sau phẫu thuật ung thƣ dạ dày.
+ Hiểu biết về triệu chứng UTDD
- 82,6% sụt cân; 89,1% đau loét miệng hoặc khó nuốt và 80,4% ợ nóng
và trào ngược thực quản
- 78,3% bệnh nhân rất lo lắng khi nghe bị bệnh ung thư
- 78% biết biến chứng UTDD
- 82,6% bệnh nhân được hướng dẫn để biết triệu chứng
- 87% nhân viên y tế tận tình và có trách nhiệm

- 93,5% nhân viên y tế đã chia sẽ, động viên sự băn khoăn, lo lắng
-100% nhân viên y tế theo dõi dấu hiệu sống hằng ngày
- 82,6% bệnh nhân được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng rõ ràng
- 78,3% nhân viên y tế chăm sóc chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp
- 100% nhân viên y tế hướng dẫn dùng các thuốc chống nôn, tiêu chảy
- 100% bệnh nhân được giảm đau bằng dùng thuốc theo chỉ định của bác
sỹ.
- 93,5% nhân viên y tế hướng dẫn chăm sóc và phát hiện các biến chứng
- 80,5% bệnh nhân được hướng dẫn cách dùng thuốc và tác dụng phụ của
thuốc khi đưa vào cơ thể.
-89,1% hướng dẫn chăm sóc vệ sinh cá nhân
- 82,6% hướng dẫn GDSK để phòng bệnh
-80,4% hướng dẫn chế độ an toàn thực phẩm
24

KIẾN NGHỊ

Qua phỏng vấn điều tra 46 bệnh nhân UTDD về chăm sóc điều dưỡng
bệnh nhân xạ-hóa bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ dày chúng tôi có kiến nghị
như sau:
- Lập chương trình đào tạo thường xuyên cho điều dưỡng để họ có thời
gian chăm sóc toàn diện hơn.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng trẻ tuổi
- Quan tâm công tác động viên người bệnh.









25


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2006), “ Xạ trị bệnh ung thư”, Ung thư đại cương, Nhà xuất bản
Y tế
2. Phạm Văn Lình (2007), “Ung thư dạ dày”, Ngoại bệnh lý, NXB Y học
2007.
3. Lê Thị Thu Sƣơng (2010), Hoá – xạ đồng thời hỗ trợ ung thư dạ dày giai
đoạn II, III, Y Hoc TP. Ho Chi Minh , Vol. 14 - Supplement of No 2 ; p.704
– 708.




×