Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

tìm hiểu công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ bằng phương pháp longo tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.52 KB, 32 trang )

3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là tập hợp
những bệnh lý có liên quan đến biến đổi cấu trúc của mạng mạch trĩ và các tổ
chức tiếp xúc với mạng mạch này. Bệnh trĩ tuy không đe doạ đến sự sống cịn,
nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Bệnh trĩ phổ biến ở mọi xứ sở với tỷ lệ người mắc bệnh khá cao. Nhiều
thống kê ở nước ngoài cho thấy tỷ lệ người bệnh ở người trên 50 tuổi là trên
50% và có khoảng 5% dân số có triệu chứng của trĩ. Đa số hay gặp ở người lớn,
hiếm gặp ở trẻ em.
Mục tiêu chính của điều trị bệnh trĩ là giảm thiểu các triệu chứng gây khó
chịu và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Điều trị trĩ trên thế giới cũng
như ở Việt Nam có rất nhiều phương pháp: điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ
làm việc, vệ sinh tại chỗ, dùng thuốc đơng tây y tồn thân hoặc tại chỗ, các thủ
thuật điều trị trĩ (tiêm xơ, thắt vòng...) cho đến các phương pháp phẫu thuật kinh
điển (Milligan- Morgan, Toupet...). Các phương pháp cắt trĩ kể trên đã được
thực hiện nhiều thập kỷ nay nếu chỉ định đúng và thực hiện đúng kỹ thuật nói
chung có kết quả tốt. Tuy nhiên đau sau mổ, chít hẹp hậu mơn sau mổ, ỉa són
sau mổ và thời gian nằm viện sau mổ kéo dài vẫn là mối quan ngại cho người
bệnh và phẫu thuật viên.
Tháng 8/ 1998, tại hội nghị phẫu thuật nội soi quốc tế lần thứ 6 ở Rome
phẫu thuật viên người Italia, Antonio Longo đã trình bày tổng kết một phương
pháp phẫu thuật để điều trị trĩ với nội dung cơ bản là cắt một vòng niêm mạc,
dưới niêm mạc trực tràng trên đường lược khoảng 3 cm, nhằm kéo búi trĩ và
niêm mạc trực tràng sa trở về vị trí cũ đồng thời loại bỏ nguồn máu đi từ niêm
mạc tới cho các búi trĩ.
Điều trị bệnh trĩ với phương pháp nội khoa, thủ thuật hay ngoại khoa đều
có những chỉ định và nguyên tắc riêng của nó, địi hỏi người thầy thuốc phải linh



4

hoạt vận dụng để đem lại kết quả điều trị hữu hiệu nhất cho bệnh nhân. Phẫu
thuật điều trị bệnh trĩ là một trong những loại hình phẫu thuật sớm nhất trong
lịch sử ngoại khoa. Nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ ra đời và ngày càng có sự
thay đổi và cải tiến để hoàn thiện dần. Tại Bệnh viện Trung ương Huế chủ yếu là
dung phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Hậu phẫu trĩ có thể gặp nhiều biến
chứng nếu khơng theo dõi, hay chăm sóc tốt. Những biến chứng có thể gặp sau
phẫu thuật trĩ như: đau, chảy máu, nhiễm trùng, táo bón, hẹp hậu mơn…Để góp
phần chăm sóc tốt, cũng như nâng cao hiệu quả điều trị trĩ, chúng tơi thực hiện
đề tài: “Tìm hiểu cơng tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ bằng phƣơng
pháp Longo tại Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Trung ƣơng Huế” nhằm mục
tiêu
1. Xác định nhu cầu của bệnh nhân sau mổ trĩ
2. Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TRĨ
1.1.1 Bệnh học
Trĩ là giãn và sưng tĩnh mạch trực tràng. Trĩ nội nhơ ra nhưng vẫn cịn
nằm trong ống hậu mơn và có bao phủ lớp màng nhầy. Trĩ ngoại nhô ra ở hậu
môn và bao phủ bởi da của bên ngồi hậu mơn.
1.1.2. Sinh bệnh học
Ứ máu trong hệ thống tĩnh mạch hậu môn được tin rằng là vai trị cơ bản
trong sự phát triển trĩ. Vì thế, việc đại tiện phải rặn khi phân quá cứng, ngồi rặn
lâu trên bồn cầu, làm nặng, phụ nữ mang thai, u đại trực tràng, bụng chướng đều

dẫn đến nguy cơ bị trĩ.
1.1.3. Dịch tễ học
Trĩ phổ biến ở mọi xứ sở và tỷ lệ người mắc bệnh khá cao. Đa số gặp trĩ ở
người lớn tuổi và không gặp ở trẻ em, nam gấp đôi nữ
1.1.4. Yếu tố thuận lợi
- Viêm đại tràng mạn tính và táo bón kinh niên, rặn đi đại tiện nhiều.
- Tăng áp lực trong xoang bụng ở những người bệnh giãn phế quản, ho
nhiều, lao động nặng.
- Do nghề nghiệp như tư thế đứng quá lâu, ngồi quá lâu, đây cũng là bệnh
nghề nghiệp. Do chẹn tĩnh mạch như các bệnh ung thư đại trực tràng, thai lớn
tháng.
1.2. TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng của trĩ nội là không đau và chảy máu sau khi đi cầu. Máu đỏ
tươi dính theo phân, hay thấm qua giấy vệ sinh. Nếu xảy ra lâu đơi khi người
bệnh có nguy cơ thiếu máu. Trĩ ngoại xuất hiện cục hồng, đỏ nằm ở rìa hậu mơn.


6

Nếu có tắc mạch trĩ có máu, sưng, đau và màu xanh. Ngứa là dấu hiệu phổ
biến của trĩ ngoại.
Có 4 mức độ sa trĩ:
– Độ 1: búi trĩ nằm hồn tồn trong ống hậu mơn.
– Độ 2: búi trĩ nằm trong ống hậu môn nhưng khi rặn đại tiện thì búi trĩ lịi
ra ít và sau đó trở về bình thường
– Độ 3: đại tiện, đi lại nhiều, ngồi xổm, ho, khuân vác nặng búi trĩ sẽ sa,
phải dùng tay đẩy mới vào.
– Độ 4: búi trĩ thường xuyên nằm bên ngồi ống hậu mơn.

Hình 1.1. Trĩ nội độ 1


Hình 1.3. Trĩ hỗn hợp

Hình 1.2. Trĩ nội độ 3

Hình 1.3. Sa niêm mạc trực tràng

+ Quản lý
Điều trị trĩ không phức tạp và thường là điều trị triệu chứng. Thực hiện
thuốc bơi có chất giảm đau và tê búi trĩ. Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ,
thực hiện thuốc làm mềm phân, phịng ngừa táo bón.


7

1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
1.3.1. Điều trị nội khoa
- Thoa thuốc giảm đau, thuốc tê, kháng sinh, thuốc nhuận tràng làm mềm
phân. Vệ sinh tại chỗ bằng phương pháp ngâm hậu môn.
- Chế độ sinh hoạt: tránh hoạt động gắng sức, tránh tư thế ngồi hay đứng
quá lâu, không để táo bón.
- Chế độ dinh dưỡng: ăn thức ăn nhuận tràng, ăn nhiều chất xơ, uống
nhiều nước.
- Tránh thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, các chất kích thích như rượu, cà
phê, trà.
Thuốc: thường có tác dụng giảm đau, chống phù nề, co thắt, chống đông và
thường tác dụng tại chỗ.
1.3.2. Điều trị ngoại khoa
Tiêm dung dịch làm xơ hố búi trĩ: chích nước sơi, phenol 5%,
Polidocanol.

Thường áp dụng cho trĩ nội độ 1, độ 2. Biến chứng là làm loét qua mô cơ
lành, nhiễm trùng, phản ứng thuốc.
Liệu pháp làm đông nhiệt bằng tia hồng ngoại: dùng một bóng đèn
Tungsten halogen phát ra tia hồng ngoại hội tụ trên búi trĩ gây hiện tượng viêm,
phá huỷ và tạo sẹo vùng chiếu tia.
Thắt búi trĩ bằng dây thun: búi trĩ thiếu máu nuôi, xơ cứng, hoại tử và
rụng sau khoảng 7 ngày.
Làm lạnh: nguyên tắc là dùng độ lạnh với nhiệt độ – 1200C của que được
làm bằng dung dịch nitrogen, carbon dioxid, lạnh làm hoại tử và rụng giúp sẹo
mềm, đẹp, không đau.
Giải phẫu cắt trĩ:


8

Phương pháp Whitehead: cắt bỏ một khoanh vòng niêm mạc ống hậu mơn
có búi trĩ nội.
Phương pháp Milligan Morgan: cắt riêng từng búi.
Phương pháp Longo: nguyên tắc phẫu thuật này là dùng máy khâu vòng
cắt và khâu nối 1 đoạn niêm mạc trên đường lược 2–3cm với mục đích treo đám
1.4. QUY TRÌNH CHĂM SĨC NGƢỜI BỆNH MỔ TRĨ
1.4.1.Nhận định tình trạng ngƣời bệnh
- Sau mổ trĩ người bệnh rất đau. Điều dưỡng nhận định và đánh giá mức
độ đau.
- Đánh giá số lượng máu chảy mỗi 2–4 giờ trong 24 giờ sau mổ qua gạc
cầm máu, có thấm băng, mùi. Nhận định tình trạng vết thương, dấu hiệu nhiễm
trùng, sưng nề, mùi, màu sắc.
- Đánh giá mức độ vận động người bệnh ngồi hay nằm,…
- Thẩm định nỗi lo lắng của người bệnh về đại tiện sau mổ trĩ. Hỏi người
bệnh về tình trạng đi tiểu có khó khăn không. Theo dõi dấu chứng sinh tồn.

Khám: băng thấm máu khơng? Có gạc cầm máu? Dấu hiệu sưng nề.
1.4.2.Chẩn đốn và can thiệp điều dƣỡng
+ Nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật trĩ
Phát hiện sớm dấu hiệu chảy máu và cần chăm sóc tốt, nếu người bệnh
mổ trĩ về trong ngày, điều dưỡng cần theo dõi chảy máu trong những giờ đầu;
sau đó hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc tại nhà như theo dõi chảy máu sau
mổ, quan sát băng có thấm ướt máu khơng. Cần đánh giá tình trạng mất máu,
thường điều dưỡng sẽ chuẩn bị người bệnh để phẫu thuật viên phẫu thuật cầm
máu cho người bệnh. Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh ngâm rửa hậu môn với
nước muối sinh lý ấm ngày 3 lần và sau khi đại tiện, tái khám khi có dấu hiệu
đau tăng lên. Nếu phẫu thuật viên có nhét gạc vào hậu mơn cầm máu thì gạc này
được rút sau 24 giờ. Trước khi rút gạc nên cho người bệnh ngâm mông vào nước
ấm giúp gạc mềm để khi rút tránh nguy cơ chảy máu. Để phòng ngừa nguy cơ


9

chảy máu do người bệnh bị táo bón sau mổ, điều dưỡng hướng dẫn người bệnh
ăn thức ăn mềm, tránh thức ăn nhiều xơ. Để tránh táo bón nên hướng dẫn người
bệnh ăn thức ăn nhuận tràng và uống nhiều nước.
+ Đau sau cắt trĩ
Thực hiện thuốc giảm đau theo giờ. Tìm tư thế giảm đau thích hợp, nên
cho người bệnh tư thế nằm ngửa, tránh tư thế ngồi quá lâu, thoa thuốc giảm đau
tại chỗ. Tái khám khi có dấu hiệu đau tăng lên. Ngâm nước ấm giúp người bệnh
giảm đau, thoải mái. Thay băng khi thấm ướt, tốt nhất nên ngâm hậu môn giúp
vết mổ sạch sẽ, giảm đau. Người bệnh nên uống nhiều nước, ăn thức ăn nhẹ
trong những ngày đầu để tránh phân cứng làm người bệnh đau, dùng giấy mềm
sạch sau khi đại tiện để tránh đau và chảy máu, tốt nhất nên rửa sạch bằng nước.
+ Ngƣời bệnh lo lắng khi đại tiện sau mổ
Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn, thức ăn mềm, ít chất bã; đi lại, vận

động, uống nhiều nước. Sau khi đại tiện tránh sử dụng giấy quá cứng, nên ngâm
hậu mơn sau khi vệ sinh sạch sẽ. Khi có dấu hiệu chảy máu hay đau nên tái
khám ngay. Nếu trường hợp người bệnh đi cầu phân cứng hay táo bón nên thăm
khám lại bác sĩ và thực hiện thuốc nhuận tràng.
+ Ngƣời bệnh khó chịu do vết thƣơng vùng hậu môn
Hướng dẫn người bệnh ngâm rửa hậu môn ngày 3 lần, sau khi ngâm nên
lau khơ sạch, sau đó có thể dùng băng vệ sinh để hút thấm dịch, giữ sạch sẽ
vùng hậu môn tránh sử dụng băng keo, hay băng quá kín.
+ Ngƣời bệnh lo lắng về vận động sau mổ
Hướng dẫn người bệnh vận động, đi lại bình thường, nên đi bộ thường
xuyên, tập vận động để tránh bị táo bón.
+ Ngƣời bệnh có nguy cơ bị trĩ tái phát
Giáo dục người bệnh tránh táo bón như tập đại tiện đúng giờ, tránh các chất
kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, thể dục,
vận động. Tránh làm việc trong một tư thế quá lâu, vệ sinh sau khi đại tiện.


10

+ Giáo dục ngƣời bệnh
- Với người bệnh nằm viện: hướng dẫn cho họ cách ngâm rửa mông sau
khi đại tiện và trước khi thay băng. Hướng dẫn người bệnh về dinh dưỡng như
uống nhiều nước, thức ăn nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây.
- Khi xuất viện: hướng dẫn người bệnh tái khám đúng hẹn, tránh táo bón,
cho người bệnh vận động, đi lại nhiều. Hướng dẫn người bệnh các động tác nên
làm như tránh tư thế ngồi lâu, tránh tư thế đứng quá lâu, tránh rặn khi táo bón,
tránh các động tác quá sức, tập đi đại tiện đúng giờ. Nếu người bệnh thấy có các
dấu hiệu như đại tiện ra máu, chảy dịch ở hậu môn, đại tiện khơng tự chủ thì đến
tái khám ngay. Khơng được đến những thầy lang khơng có chun mơn y khoa
điều trị.



11

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gồm 34 bệnh nhân bị trĩ được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Trung
ương Huế.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Chọn những bệnh nhân bị trĩ đơn thuần không mắc các bệnh kết hợp
khác vào điều trị phuẫn thuật tại Bệnh viện
- Phẫu thuật bằng phương pháp Longo.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những trường hợp không hợp tác trả lời.
- Người bệnh câm, điếc, tâm thần.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu:
- Từ ngày 02/05/2013 đến ngày 15/05/2013.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang
- Nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Một số đặc điểm chung của bệnh trĩ
* Giới
+Nam và

+ Nữ

* Tuổi
+ Nhóm <30 tuổi:

+ Nhóm tuổi từ 21 – 60
+ Nhóm tuổi trên 60: Nhóm người cao tuổi.


12

* Nghề nghiệp
+ Nhóm nghề hành chính: CNVC, kế tốn, giáo viên, sinh viên…
+ Nhóm cơng nhân: Thợ mộc, thợ may, thợ điện, thợ cơ khí…
+ Nhóm nơng dân: Những người làm nơng đơn thuần
+ Nhóm nghề khác: Bn bán, nội trợ, lái xe…
* Số lần mổ trĩ
* Thời gian mắc bệnh trĩ
* Thói quen của bệnh nhân ở nhà
2.2.2 Xác định nhu cầu của bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ
+ Tình trạng đau
+ Tình trạng ăn uống, dinh dưỡng
+ Tình trạng tiểu tiện:
+ Giáo dục
2.2.3. Đánh giá kết quả chăm sóc BN sau mổ trĩ
+ Biểu hiện sau mổ
+ Mức độ đau những ngày đầu sau mổ
+ Tình trạng thân nhiệt sau mổ
+ Đặc điểm đại tiện lần đầu sau mổ
+ Ngâm hậu mơn bằng thuốc tím
+ Đặt thuốc vào hậu mơn
+ Sau mổ dùng thực phẩm gì
2.3. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007.
- Tính tỉ lệ % đơn thuần.



13

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi

N

Tỷ lệ%

≤ 30 tuổi

2

5,9

31- 60

28

82,3

> 60

4


11,8

Tổng

34

100

Tuổi TB

X ± SD = 48,2 ± 10,1tuổi TMAX = 67, TMIN=26

Nhận xét: Nhóm tuổi 31-60 chiếm đa số 82,3%.Tuổi trung bình bệnh
nhân 48,2 ± 10,1tuổi, thấp nhất 26 cao nhất 67 tuổi
3.1.2. Phân bố theo giới

44,100%
55,900%

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới
Nhận xét: Nam chiếm 55,9%, nữ chiếm 44,1%

Nam
Nữ


14

3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp


Tỷ lệ %

47,1
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

26,5
17,6
8,8

Hành chính

Cơng nhân

Làm ruộng

Khác

Nghề nghiệp


Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Nhận xét: Nghề nghiệp là văn phịng, hành chính sự nghiệp chiếm tỷ lệ
cao nhất 47,1%; làm ruộng 17,6%
3.1.4. Số lần mổ trĩ
Bảng 3.2. Số lần mổ trĩ
Số lần mổ trĩ

n

Tỷ lệ%

Lần đầu tiên

19

55,9

Lần thứ 2

12

35,3

> 3 lần

3

8,8

Tổng


34

100,0

Nhận xét: Các bệnh nhân mỗ trĩ lần đầu tiên chiếm đa số 55,9%


15

3.1.5. Thời gian mắc bệnh trĩ
Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh trĩ
Thời gian mắc bệnh trĩ

n

Tỷ lệ%

1 – 5 (năm)

20

58,8

6 -10 (năm)

10

29,4


11 – 20 (năm)

4

11,8

Tổng

34

100,0

TG mắc bệnh trĩ TB

X ± SD = 7,02 ± 5,8 năm

Nhận xét: Thời gian các bệnh nhân mắc trĩ từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ cao
nhất 58,8% và thời giam mắc bệnh trĩ trung bình là 7,02 ± 5,8 năm
3.1.6. Thói quen của bệnh nhân ở nhà
Bảng 3.4. Thói quen của bệnh nhân ở nhà
Thói quen làm việc

n

Tỷ lệ%

Ngồi nhiều

21


61,8

Đứng nhiều

4

11,8

Lao động nặng

7

20,6

Dùng nhiều chất kích thích

2

5,9

34

100

Tổng

Nhận xét: Ngồi nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất 61,8%


16


3.2. NHU CẦU CỦA BỆNH NHÂN SAU MỔ TRĨ
3.2.1. Tình trạng đau vết mổ
Bảng 3.5. Tình trạng đau vết mổ
Tình trạng đau vết mổ

Đau tự nhiên

Đau khi đại tiện

n

Tỷ lệ%

n

Tỷ lệ%



32

94,1

33

97,1

Khơng


2

5,9

1

2,9

34

100

34

100

Tổng

Nhận xét: Đa số các bệnh nhân đều đau vết mổ đau tự nhiên chiếm
94,1%, đau khi đại tiện 97,1%.
3.2.2. Sự lo lắng:

046%

Lo lắng
054%

Không lo lắng

Biểu đồ 3.3. Đánh giá tinh thần của bệnh nhân sau mổ

Nhận xét: 54,05% bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi nằm viện và 45,95%
bệnh nhân yên tâm tin tưởng điều trị.


17

3.2.3. Giáo dục y tế
Bảng 3.6. Giáo dục y tế
Giáo dục y tế

n

Tỷ lệ%



9

26,5

Khơng

25

73,5

Tổng cộng

34


100

Nhận xét: Chỉ có 26,5% bệnh nhận được giáo dục y tế
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SĨC BỆNH NHÂN SAU MỔ TRĨ
3.31. Tình trạng tiểu tiện
Bảng 3.7. Tình trạng tiểu tiện
Tình trạng tiểu tiện

n

Tỷ lệ%

Tiểu bình thường

26

76,5

Tiểu khó

8

23,5

34

100

Tổng


Nhận xét: Có 76,5% bệnh nhân tiểu tiện bình thường, tiểu khó chiếm
23,5%.
3.3.2.Chảy máu sau mổ
Bảng 3.8. Chảy máu sau mổ
Mức độ

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Ngày 4

Ngày 5

chảy máu

n TL%

n

TL%

n

TL%

n


TL%

n

TL%

Khơng chảy

1

2,9

5

14,7

17

50,0

24

70,6

30

88,2

Thấm gạc ít


26 76,5

24

70,6

15

44,1

10

29,4

4

11,8

20,6

5

14,7

2

5,9

0


0,0

0

0,0

100

34

100

34

100

34

100

34

100

Thấm gạc nhiều 7
Tổng số

34

Nhận xét: Chảy máu tập trung vào ngày 1 và 2

- Ngày 1 có 20,65% bệnh nhân thấm gạc nhiều (7 bệnh nhân)
- Ngày 2 có 14,7% bệnh nhân thấm gạc nhiều (5 bệnh nhân)


18

3.3.3. Mức độ đau những ngày đầu sau mổ
Bảng 3.9. Mức độ đau những ngày đầu sau mổ
Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Ngày 4

Ngày 5

n

TL%

n

TL%

n

TL%


n

TL%

n

TL%

Khơng đau

2

5,9

7

20,6

18

52,9

23

67,6

31

91,2


Đau ít

25

73,5

23

67,6

14

41,2

11

32,4

3

8,8

Đau nhiều

7

20,6

4


11,8

2

5,9

0

0,0

0

0,0

34

100

34

100

34

100

34

100


34

100

Mức độ
đau

Tổng số

Nhận xét: Mức độ đau giảm dần theo thời gian (ngày) sau mổ.
Đau nhiều: ngày 1 chiếm 20,6%; đến ngày 2 (11,8%), ngày 4 và 5 sau mổ
khơng có trường hợp nào đâu cả.
3.3.4 Tình trạng thân nhiệt sau mổ

015%

Khơng sốt
085%

Sốt

Biểu đồ 3.4. Đánh giá nhiệt độ
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ thân nhiệt bình thường có
29 bệnh nhân chiếm 85,3%.


19

3.3.5. Đặc điểm đại tiện lần đầu sau mổ
Bảng 3.10. Đặc điểm đại tiện lần đầu sau mổ

Đặc điểm đại tiện lần đầu sau mổ

n

Tỷ lệ %

Khơng đau

0

0,0

Đau ít

3

8,8

Đau vừa

15

44,1

Đau nhiều

11

32,4


Đau rất nhiều

5

14,7

34

100,0

Tổng

Nhận xét: Đại tiện lần đầu sau mổ có 44,1% bệnh nhân đau vừa, đau
nhiều (32,4%) và đau rất nhiều 14,7%.
3.3.6. Đặt thuốc vào hậu mơn

006%

Có đặt thuốc
094%

Khơng đặt thuốc

Biểu đồ 3.5.. Đặt thuốc vào hậu môn
Nhận xét: Có 94,1% bệnh nhân đặt thuốc vào hậu mơn


20

3.3.7. Ngâm hậu mơn bằng thuốc tím

Bảng 3.11. Ngâm hậu mơn bằng thuốc tím
Ngâm hậu mơn bằng thuốc tím

n

Tỷ lệ %



34

100

Khơng

0

0,0

Tổng

34

100

Nhận xét: 100% bệnh nhân đều ngâm hậu mơn bằng thuốc tim
3.3.8. Tình trạng ăn uống dinh dƣỡng

64,7
70


Tỷ lệ %

60
50
40

23,5

30

11,8

20
10
0

Ăn ít hơn bình thƣờng

Ăn bình thƣờng

Ăn nhiều hơn

Tình trạng ăn uống

Biểu đồ 3.6. Tình trạng ăn uống dinh dưỡng
Nhận xét: Đa số các bệnh nhân ăn uống bình thường chiếm 64,7%


21


Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Qua điều tra phỏng vấn 34 đối tượng về tìm hiểu cơng tác chăm sóc bệnh
nhân sau mổ trĩ bằng phương pháp Longo tại Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện
Trung ương Huế, chúng tơi có nhận xét và bàn luận như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 34 BN phẫu thuật trĩ theo phương
pháp Longo tại Bệnh viện TW Huế. Kết quả tỉ lệ về mắc bệnh phân bố theo tuổi
cho thấy độ tuổi trung bình của BN là: 48,2 ± 10,1 tuổi, trong đó tuổi lớn nhất
67 và thấp nhất 26 tuổi (bảng 3.1). Nhóm tuổi 31-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(82,3%). Kết quả này phù hợp với các tác giả Nguyễn Thành Quang (2010) tuổi
trung bình 48,44 ± 16,10 tuổi; tuổi thấp nhất 20 tuổi; cao tuổi nhất 86 tuổi, và
nhóm 31-60 tuổi chiếm 75,6%.
Theo thuyết cơ học về bệnh trĩ của Thomson (1975) và sự giải thích hiện
tượng thối hóa keo bắt đầu từ tuổi 20, chính điều này giải thích bệnh trĩ hiếm
gặp ở trẻ em.
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy có bệnh nhân nam chiếm 55,9%; bệnh nhân nữ
44,1%. Kết quả này phù hợp với một số tác giả cho rằng tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở hai
giới là như nhau, nhưng bệnh nhân nam vào viện và điều trị nhiều hơn nữ là do
vấn đề tế nhị. Nguyễn Thành Quang (2010) nghiên cứu trên 90 bệnh nhân trĩ
cho thấy có kết quả tương tự nữ chiếm 45,6%, nam giới chiếm 54,4%. Tỷ lệ
nam/nữ = 1,193.
4.1.2 Nghề nghiệp
Qua biểu đồ 3.2. cho thấy đa số BN trĩ là có nghề nghiệp là hành chính
chiếm tỷ lệ cao nhất (47,1%); làm ruộng (17,6%); công nhân (8,8%) và một số
ngành nghề tự do chiếm 26,5%.



22

Điều này cho thấy với những nghề nào có thói quen ngồi nhiều, đứng
nhiều, lao động nặng là yếu tố nguy cơ cho bệnh trĩ.
4.1.3. Số lần mổ trĩ
Đa số các bệnh nhân mổ trĩ lần đầu tiên chiếm 55,9%. Lần thứ 2 mổ trĩ
chiếm 35,2% và bệnh nhân trên 3 lần mổ chiếm 8,8%. Số bệnh nhân mổ trên 3
lần là do bệnh trĩ tái phát lại và trước đó mổ bằng phương pháp truyền thống.
hay phẫu thuật cắt trĩ ở tuyến trước nhưng không đạt kết quả.
4.1.4 Thời gian mắc bệnh trĩ
Qua bảng 3.3 thời gian mắc bệnh trĩ 1-5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất
(58,8%). Theo nghiên cứu của chúng tôi, kết quả thời gian mắc bệnh trung bình
là 7,02 ± 5,8 năm Đây là một thời gian tương đối dài mà BN phải chịu đựng
sống chung với bệnh trĩ với những cảm giác khó chịu, đau khi ngồi hay đi cầu,
chảy máu...
Bệnh trĩ thường xuất hiện khơng rõ ràng, khó có thể xác định thời gian bắt
đầu của bệnh trĩ vì trĩ là trạng thái tiềm tàng. Chỉ đến khi nào BN thấy đau rát
khi đi cầu thì họ mới vào viện để khám và điều trị.
Qua tìm hiểu, hầu hết BN đều cho rằng e ngại đến bệnh viện sợ mổ, hay
các vấn đề tế nhị ở phụ nữ. Chính vì vậy mà hầu hết BN khi vào viện điều trị
phần lớn là trĩ độ III, IV.
Kết quả chúng tôi phù hợp với Nguyễn Thành Quang (2010) thời giam
mắc trĩ 1-5 năm chiếm 56,6% và thời gian mắc bệnh trung bình là 6,34 ± 5,78
năm
4.1.5 Các yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ
Theo nghiên cứu của tơi cho thấy những BN có thói quen ngồi nhiều sẽ có
nguy cơ bị bệnh trĩ cao nhất chiếm 61,8% (bàng 3.4). Còn các yếu tố còn lịa
chiếm 38,2%: trong đó đứng nhiều (11,8%), lao động nặng (20,6%), dùng nhiều
chất kích thích như cà phê, chất cay, nóng chiếm 5,9%. Phần này của nghiên cứu



23

làm rõ thêm cho phần yếu tố nghề nghiệp của bệnh nhân có thói quen ngồi nhiều
nói chung và nghề nghiệp hành chính nói riêng.
Với kết quả này cho thấy với những người làm việc phải ngồi nhiều thì
cần phải thay đổi tư thế thường xuyên tránh ngồi lâu một chỗ.
4.2. NHU CẦU CỦA BỆNH NHÂN SAU MỔ TRĨ
4.2.1. Tình trạng đau vết mổ
Qua bảng 3.5 cho thấy đa số các bệnh nhân đều đau vết mổ, trong đó đau
sau khi đại tiện có tỷ lệ 97,1% cao hơn đau tự nhiên có 32 bệnh nhân chiếm
94,1%.
Có nhiều phương pháp giảm đau sau phẫu thuật, nhưng dùng thuốc là
phương pháp hiệu quả nhất, vì vậy điều dưỡng cần dùng thuốc giảm đau theo y
lệnh, đúng giờ. Các phương pháp khác điều dưỡng cần thực hiện giảm đau là tìm
tư thế giảm đau thích hợp, nên cho BN nằm ngửa, tránh tư thế nằm quá lâu, thoa
thuốc giảm đau tại chỗ nếu có. Hướng dẫn ngâm nước ấm cũng giúp BN giảm
đau, thoải mái và thay băng khi thấm ướt, tốt nhất là nên ngâm hậu môn, giúp
vết mổ sạch, giảm đau.
Người bệnh nên uống nhiều nước, ăn thức ăn nhẹ trong những ngày đầu
để tránh phân cứng làm BN đau, dùng giấy vệ sinh mềm sạch sau khi đại tiện,
tốt nhất nên dùng nước sạch
4.2.2. Sự lo lắng của bệnh nhân:
- Theo sự khảo sát của chúng tơi thì có 54,05% bệnh nhân cảm thấy lo lắng
khi nằm viện. Đối với bệnh nhân nằm viện thì kinh tế là vấn đề được quan tâm
hàng đầu, do đời sống kinh tế với mức thu nhập cịn thấp kém, chi phí cho điều
trị trong phẫu thuật lại khá cao. Ngoài ra khi xã hội càng phát triển thì bệnh nhân
cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, bệnh tật của mình, lo lắng khả năng
phục hồi để lao động, sinh hoạt sau phẫu thuật. Trong trường hợp phục hồi kém
thì điều dưỡng cần phải có kế hoạch hướng dẫn bệnh nhân thay đổi nghề nghiệp

phù hợp sau khi ra viện. Chính vì vậy trong cơng tác chăm sóc bệnh nhân hằng


24

ngày chúng ta phải chú ý đến tâm tư nguyện vọng của họ để giúp họ giải tỏa lo
lắng, thoải mái tinh thần, yên tâm hợp tác điều trị, điều này cũng góp phần vào
việc nhanh chóng phục hồi của người bệnh.
- Bên cạnh đó chúng ta cũng phải thừa nhận rằng số bệnh nhân tin tưởng an
tâm điều trị chiếm tỷ lệ cũng khá cao 45,95% đây là một kết quả rất cần được
phát huy hơn nữa trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh.
4.2.3. Giáo dục sức khỏe, y tế
Qua bảng 3.6 cho thấy nghiên cứu của chúng tơi có 73,5% bệnh nhân
chưa được cung cấp các kiến thức về bệnh tật, chưa được giải thích trước khi mổ
chỉ có 26,5% bệnh có kiến thức về y tế. Nhu cầu của BN khi vào viện là được
điều trị ngồi ra cịn có nhu cầu được cung cấp các kiến thức về bệnh của BN để
giúp họ hiểu hơn về bệnh của mình và các phịng tránh bệnh.
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn quá mức. Đây
là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập
viện. Người bị bệnh trĩ cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý, hài
hòa để hạn chế bệnh phát triển. Nước trái cây (82,4%); dầu ô liêu, dầu cá
(73,5%). Gừng, tỏi, củ hành (64,7%)
Ngoài ra, người mắc bệnh trĩ nên hạn chế ăn muối do nó có khuynh
hướng giữ nước lại trong cơ thể, khiến cho các tế bào và mạch máu trương căng,
làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh trĩ. Cũng nên siêng năng vận động,
không ngồi lâu một chỗ - nhất là những người làm việc văn phòng, thợ may,
người ngồi nhiều với máy tính... Hằng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng.
Cơng tác điều dưỡng về giáo dục sức khỏe cho BN là cần giải thích cơn
đau của BN nhằm giúp họ giảm lo lắng.



25

4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU PHẪU
THUẬT TRĨ
4.3.1. Tình trạng tiểu tiện
Tiểu dắt là bệnh thường thấy sau khi phẫu thuật trĩ hay hậu môn trực
tràng. Người bị bệnh nhẹ thường có biểu hiện là khi đi tiểu phải dùng lực, có lúc
khơng ra nước tiểu, cịn người bị bệnh nặng thì phần bụng dưới bị phình to, đau,
khơng đi tiểu được dẫn đến bí tiểu. Kết quả chúng tôi cho thấy đa số các bệnh
nhân trĩ tiểu tiện bình thường chiếm 76,5%, tiểu khó chiếm 23,5% (bảng 3.6).
Sau khi phẫu thuật, tinh thần quá căng thẳng, người bệnh không quen với việc
nằm giường hoặc đi vệ sinh trong phịng bệnh. Ngồi ra nam giới thường mắc
bệnh tiểu dắt và bí tiểu nhiều hơn nữ, điều này có thể là do đường tiết niệu của
nữ ngắn, còn của nam dài và cong.
4.3.2.Chảy máu sau mổ
Trong những ngày hậu phẫu, kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Ngày thứ nhất không không chảy máu (2,9%) hoặc thấm gạc ít có 26
trường hợp chiếm 76,5%, chảy máu thấm gạc nhiều có 7 trường hợp chiếm
20,6%,
- Ngày thứ hai khơng thấm gạc ít có 24 trường hợp chiếm 70,6%, chảy
máu thấm gạc nhiều có 5 trường hợp chiếm 14,7%.
Những ngày sau tình trạng máu chỉ cịn thấm gạc ít khơng còn thấm nhiều
(bảng 3.8). Kết quả trên cho thấy mức độ chảy máu sau phẫu thuật chủ yếu là
không hoặc máu thấm gạc ít, chỉ có vài trường hợp mức độ chảy máu thấm gạc
nhiều trong ngày 1, ngày 2 rồi sau đó khơng chảy nữa. Đây là kết quả tốt sau khi
thực hiện quy trình chăm sóc bệnh nhân bằng phương pháp ngâm hậu mơn bằng
nước ấm, thuốc tím, thực hiện quy trình thay bay, rút meche đúng quy định.
4.3.3. Mức độ đau những ngày đầu sau mổ
Qua bảng 3.9 cho thấy mức độ đau ít hoặc nhiều giảm dần qua những ngày

tiếp theo sao mổ.


26

- Mức độ đau ít: Ngày thứ nhất đau ít (73,5%), đến ngày thứ 2 mức độ
đau ít cịn 67,6%% và ngày 4 (32,4%) và ngày 5 (8,8
- Mức độ đau ít: Ngày thứ nhất đau nhiều (20,6%), đến ngày thứ 2 mức
độ đau nhiều còn 11,8% và ngày 4 và 5 sau mổ khơng có trường hợp nào đau.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Châu (2010), sau mổ trĩ bệnh nhân đau
ít (51%); đau vừa (9,8%); đau nhiều (3,7%) [3]
4.3.4. Tình trạng thân nhiệt sau mổ
Qua biều 3.4. đa số bệnh nhân có thân nhiệt bình thường chiếm 85,3%,
chỉ có 14,7% bệnh nhân thân nhiệt tăng. Điều này chứng tỏ công tác phẫu thuật
trĩ tốt nên bệnh nhân nhiễm trùng ít, tỷ lệ tăng thân nhiệt thấp.
4.3.5. Đặc điểm đại tiện lần đầu
Kết quả nghiên cứu cho thấy qua bảng 3.10 cho thấy khơng có trường hợp
bệnh nhân nào không đau khi đại tiện, tỷ lệ đau nhiều vừa và đau nhiều chiếm
76,5%; trong đó đau vừa (44,1%); đau nhiều (32,4%); tỷ lệ đau rất nhiều chiếm
14,7%. Do vậy để đại tiện đau ít sau mổ trĩ bệnh nhân cần vận động sớm sau
phẫu thuật, ăn thức ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước và dùng thuốc nhuận
tràng.
4.3.6. Ngâm hậu mơn bằng thuốc tím và đặt thc vào hậu môn
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy 100% bệnh nhân đều ngâm hậu mơn
bằng thuốc tím và 94,1% bệnh nhân đặt thuốc vào hậu môn. Điều này cho thấy
khi đặt thuốc thì mức độ đau của bệnh nhân giảm dần theo thời gian sau hậu
phẫu.
4.3.7. Tình trạng ăn uống, dinh dƣỡng
Qua biểu đồ 3.6 kết quả nghiên cứu cho thấy ăn uống bình thường chiếm
64,7%, đây là những đối tượng nghiên cứu khơng thuộc hệ tiêu hóa. Nhóm ăn

uống ít hơn bình thường sau phẫu thuật chiếm 23,5% thơng thường sau phẫu
thuật bệnh nhân chịu ảnh hưởng của tình trạng đau vết mổ và kèm theo mệt mỏi,
đồng thời tâm lý lo lắng nên BN sẽ ăn uống ít trong thời gian hậu phẫu.


27

Đối với BN sau phẫu thuật thuộc hệ tiêu hóa, thì phải chờ đến khi BN có
nhu động ruột trở lại mới cho BN ăn. Vì vậy trong ngày đầu tiên chỉ cho BN
uống nước đường hoặc sữa để kích thích tạo nhu động ruột. Khi nào BN trung
tiện được thì khuyến khích BN ăn cháo hoặc cơm, kèm theo ăn thức ăn giàu chất
xơ, hoa quả để đề phòng táo bón và tăng sức đề kháng. Đồng thời cần đảm bảo
thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, không dùng các chất kích thích...


×