Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phần 7 BỆNH KÝ SINH TRÙNG LÂY TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 26 trang )

Phần 7
BỆNH KÝ SINH TRÙNG
LÂY TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
1
Người giảng: Ths. Nông Phúc Thắng
I. Mục tiêu
2
1. Nêu được định nghĩa và phân loại bệnh đông vật ký sinh
2. Trình bày được cơ sở sinh học và tầm quan trọng của bệnh
động vật ký sinh
3. Trình bày được đặc điểm dịch tễ của bệnh động vật ký sinh
4. Nêu được tác nhân gây bệnh và bệnh cảnh của bệnh
Larvamigrans ngoài da, nội tạng, doGnasthostoma spinigenum,
bệnh do Sparganum, bệnh viêm da do sán máng
5. Trình bày được cách chẩn đoán và các biện pháp phòng các
bệnh Larvamigrans ngoài da, nội tạng, doGnasthostoma
spinigenum, bệnh do Sparganum, bệnh viêm da do sán máng
II. Nội dung
3
1. Định nghĩa và phân loại bệnh ký sinh trùng lây từ động
vật sang người
1.1. Định nghĩa
Bệnh ký sinh trùng lây từ động vật sang người là những
bệnh và những hiện tượng nhiễm ký sinh trùng qua lại tự nhiên
giữa động vật có xương sống và người. Còn được gọi là bệnh
động vật ký sinh
1. Định nghĩa và phân loại bệnh ký sinh
trùng lây từ động vật sang người
4
1.2. Phân loại
Bệnh động vật ký sinh gồm những bệnh động vật bắt


buộc truyền từ động vật có xương sống sang người và
bệnh động vật tuỳ nghi truyền từ người sang người hoặc từ
thú sang thú nhưng có thể từ thú sang người. Bệnh động vật
giả, bệnh động vật thật. Bệnh động vật hoàn chỉnh và động
vật chưa hoàn chỉnh, bệnh động vật một chiều hay ngõ cụt
ký sinh.
2. Cơ sở sinh học bệnh đông vật ký sinh
5
Khi ký sinh trùng lọt vào cơ thể vật chủ, nó sẽ cố gắng
thích ứng với các điều sinh kiện tại đấy để tồn tại và phát
triển. Mức độ thích ứng sẽ cho phép ký sinh trùng hoặc chỉ
tồn tại được ở một vật chủ duy nhất hoặc ở 1, 2 vật chủ,
hoặc ở bất kỳ vật chủ nào, cũng cho phép nó phát triển đến
giai đoạn trưởng thành hoàn chỉnh hoặc chỉ phát triển đến
giai đoạn ấu trùng.thường gây ra hiện tượng ngõ cụt ký
sinh
3. Tầm quan trọng của bệnh
động vật ký sinh
6
Trước kia bệnh động vật ký sinh chỉ gặp ở người làm
nông nghiệp, nuôi thú, làm trong các lò mổ và làm trong các
phòng thí nghiệm. Ngày nay, bệnh động vật ký sinh ngày càng
trở nên quan trọng vì những yếu tố sau: Do nhu cầu phát triển
kinh tế, người ta xâm nhập vào các vùng rừng núi, nông thôn
để khai thác, hiện tượng đô thị hóa ngày càng tăng, người
thành phố thích nuôi những con thú nhỏ trong gia đình, nhu cầu
đi du lịch nhiều hơn, nên dễ có điều kiện tiếp xúc với mầm
bệnh hơn.
Có khoảng 150 bệnh động vật được biết trên thế giới,
trong đó có 100 bệnh có tầm quan trọng về y tế cộng đồng, đa

số là những bệnh ký sinh trùng
4. Đặc điểm dịch tễ bệnh ký sinh trùng lây
từ động vật sang người
7
- Nguồn bệnh: Các động vật nhiễm bệnh (là động vật nuôi hay
sống hoang dã ở thiên nhiên)
- Đường nhiễm: Qua da, niêm mạc, tiêu hoá
- Nguồn cảm thụ: Mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi nghề nghiệp đều
có nguy cơ nhiễm bệnh
- Phân bố: ở nhiều nước trên thế giới
5. Một số bệnh động vật ký sinh một chiều
ở người
8
5.1. Larvamigrans ngoài da ( Cutaneous larva migrans )
Bệnh cảnh do ấu trùng giun móc chó, mèo xâm nhập và
bò ở da
5.1.1. Tác nhân gây bệnh
Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliensis,
Uncinaria stenocephala trong ruột chó, mèo, trứng theo phân ra
ngoài dính vào đất, bãi cát, bãi cỏ, chậu cây Trong điều kiện
nóng và ẩm, trứng nhanh chóng nở ra ấu trùng rhabditiform,
vài ngày sau ấu trùng này nở thành ấu trùng filariform có tính
lây nhiễm. Khi tiếp xúc với đất, cát , ấu trùng chui qua da,
nhưng vì men collagenase không làm tiêu vách tĩnh mạch
người nên không thể trở về phổi (như khi nó xâm nhập da chó,
mèo). Do đó, ấu trùng bò lang thang ở mô dưới da và gây hội
chứng lasva migrans ngoài da.
5. Một số bệnh động vật ký sinh
9
5.1. Larvamigrans ngoài da ( Cutaneous larva migrans )

Bệnh cảnh do ấu trùng giun móc chó, mèo xâm nhập và
bò ở da
5.1.2. Dịch tễ
Bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm (châu Phi,
Nam Mỹ, Antilles, Đông Nam Á)
5.1. Larvamigrans ngoài da
( Cutaneous larva migrans )
10
5.1.3. Lâm sàng
Ấu trùng thường chui qua vùng da để hở, tiếp
xúc với đất cát như bàn tay, cánh tay, chân, đầu
gối, mông, tạo nên một vết sẩn đỏ rất ngứa. Sau
vài giờ hoặc 2 ngày, trên da nổi một hoặc nhiều
đường gồ ngoằn ngèo, rất ngứa, kéo dài với tốc độ
vài mm đến vài cm mỗi ngày. Có thể có bóng nước
nhỏ dọc theo đường hầm, thâm nhiễm bạch cầu và
bạch cầu toan tính. Bệnh nhân có thể gãi khi ngứa
(nhất là về đêm) làm sây xước da và nhiễm khuẩn
phụ.
Giun móc chó, mèo
11
Giun móc chó, mèo cũng có khi
ký sinh ở người
12
5.1. Larvamigrans ngoài da
( Cutaneous larva migrans )
13
5.1.3. Lâm sàng
Bệnh tự lành sau nhiều tuần đến vài tháng. Đoạn
đường ấu trùng đi qua dần dần sẽ phẳng xuống, thâm lại và

mờ dần theo thời gian
Trong một số trường hợp hiếm, ấu trùng thoát được
lên phổi gây hội chứng Loeffler: Bệnh nhân ho, đau ngực,
có hình ảnh thâm nhiễm phổi, tăng bạch cầu toan tính trong
máu
5.1. Larvamigrans ngoài da
( Cutaneous larva migrans )
14
5.1.4. Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào dịch tễ (có tiếp xúc với đất ô nhiễm
phân chó, mèo) và hình ảnh lâm sàng. Đáp ứng tốt với điều
trị đặc hiệu củng cố chẩn đoán
5.1.5. Điều trị
- Thiabendazole (Mintezol) 25mg/kg cân nặng /mgày
trong 3 -5 ngày
- Albendazole (Zentel) 2 viên 200mg/ngày trong 3
ngày
- Có thể thoa kem Hexachlorocyclohexan (HCH),
Lindane 1% hay phun tylchlorur, Fréon lên đường hầm
5.2. Larva migrans nội tạng do giun đũa
(Toxocarose,visceral larva migrans)
15
Bệnh cảnh do ấu trùng giun đũa chó, mèo xâm nhập và di
chuyển trong các cơ quan nội tạng.
5.2.1. Tác nhân gây bệnh
Thường là giun đũa ký sinh trong ruột non của chó
(Toxocara canis), mèo (Toxocara cati); đôi khi còn có giun đũa
của lợn (Ascaris suum suum), ngựa (Ascaris equorum), loài
nhai lại ( Neoascarisvitulorum)
Đầu, đuôi, trứng giun đũa chó, mèo

16
Môi và đuôi giun đũa lợn
17
5.2. Larva migrans nội tạng do giun đũa
(Toxocarose,visceral larva migrans)
18
5.2.1. Tác nhân gây bệnh
Toxocara canis gặp ở 80% chó vùng nhiệt đới và 17 -
20% chó vùng ôn đới. Giun trưởng thành sống trong ruột
non chó con dưới 3 - 6 tháng tuổi; khi chó lớn hơn, do cơ
chế miễn dịch, giun trong ruột sẽ bị đẩy ra ngoài. Mỗi ngày
giun đẻ khoảng 200.000 trứng, trứng giun có thể sống
nhiều tháng ở ngoại cảnh. Người nhiễm trứng thường là trẻ
em chơi đất, chơi với chó, hoặc người lớn làm những việc
gần gũi với chó Tại ruột non, ấu trùng giai đoạnII chui ra
khỏi trứng vào vách ruột, theo máu lên gan, phổi, não,
tim v.v, sống được nhiều tháng, thậm chí nhiều năm
Larva migrans nội tạng
(Toxocarose,visceral larva migrans)
19
5.2. Larva migrans nội tạng do giun đũa
(Toxocarose,visceral larva migrans)
20
5.2.1. Tác nhân gây bệnh( tiếp )
Toxocara canis gặp ở 80% chó vùng nhiệt đới và 17 -
20% chó vùng ôn đới. Giun trưởng thành sống trong ruột
non chó con dưới 3 - 6 tháng tuổi; khi chó lớn hơn, do cơ
chế miễn dịch, giun trong ruột sẽ bị đẩy ra ngoài. Mỗi ngày
giun đẻ khoảng 200.000 trứng, trứng giun có thể sống
nhiều tháng ở ngoại cảnh. Người nhiễm trứng thường là trẻ

em chơi đất, chơi với chó, hoặc người lớn làm những việc
gần gũi với chó Tại ruột non, ấu trùng giai đoạnII chui ra
khỏi trứng vào vách ruột, theo máu lên gan, phổi, não,
tim v.v, sống được nhiều tháng, thậm chí nhiều năm
Chơi đùa với chó dễ bị
Larva migrans nội tạng
21
5.2. Larva migrans nội tạng do giun đũa
(Toxocarose,visceral larva migrans)
22
5.2.2. Dịch tễ
Bệnh phổ biến khắp nơi, thường gặp ở trẻ 1 - 4 tuổi, trong
nhà thường nuôi chó, mèo
5.2.3. Lâm sàng
Ở trẻ em, bệnh khởi phát từ từ. Bệnh nhân sốt nhẹ, ăn ít,
gầy yếu, tiêu chảy, buồn nôn, đau cơ và khớp, ho khạc ra đờm
có máu, bạch cầu toan tính tăng,khó thở dạng suyễn, thâm
nhiễm phổi, da nổi rát đỏ hoặc mề đay, hồng ban đa dạng, phù
Quinck; gan to, cứng, bề mặt nhẵn, không đau, đôi khi lách hơi
to. Bệnh có thể tự khỏi sau nhiều tuần lễ (khi ấu trùng chết ).
Ở người lớn đôi khi nhiễm không triệu chứng, hoặc sốt
nhẹ, mệt, nổi mẩn đỏ ngứa, khó thở dạng suyễn, có thể giảm thị
lực một bên do viêm hạt ở võng mạc hoặc viêm nội nhãn mạn
tính.
5.2. Larva migrans nội tạng do giun đũa
(Toxocarose,visceral larva migrans)
23
5.2.4. Chẩn đoán
5.2.4.1. Triệu chứng định hướng:
- Bạch cầu trong máu tăng đến 10. 000 - 100.000/ mm

trong đó bạch cầu toan tính chiếm 50 - 80%. Nhưng coi chừng
bạch cầu có thể không tăng trong thể bệnh ở mắt.
- Globulines tăng hơn bình thường 10- 15 lần, nhất IgE
và IgG
5.2. Larva migrans nội tạng do giun đũa
(Toxocarose,visceral larva migrans)
24
5.2.4.2. Chẩn đoán xác định:
- Sinh thiết gan có thể cho thấy ấu trùng nằm giữa một
vùng hoại tử, chung quanh là những tế bào giả thượng bì, tế
bào khổng lồ, bạch cầu toan tính và tương bào chỉ có giá trị
trong 20% các trường hợp.
- Các kỹ thuật cố định bổ thể, ngưng kết hồng cầu, miễn
dịch khuếch tán, miễn dịch điện di, miễn dịch huỳnh quang có
giá trị chẩn đoán ít nhiều tuỳ theo chất lượng của kháng
nguyên. Thường có rất nhiều phản ứng chéo.
5.2. Larva migrans nội tạng do giun đũa
(Toxocarose,visceral larva migrans)
25
5.2.5. Điều trị
- Thiabendazole (Mintezol) 50mg/ kg/ ngày
trong 7-10 ngày hoặc diethylcarbamazinne
(Notezin) 6 mg / kg / ngày trong 3 tuần làm giảm
triệu chứng lâm sàng trong 50% các trường hợp.
- Albendazole ( Zentel ) 2 viên 200 mg/ngày
trong 3 ngày.
- Corticoides hay thuốc kháng histamin có thể
được dùng vào buổi chiều cho các trường hợp khó
thở nhiều, viêm nặng

×