DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
ĐKKD: Đăng ký kinh doanh
GTGT: Giá trị gia tăng
MSĐKKD: Mã số đăng ký kinh doanh
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VNĐ: Việt Nam đồng
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1: tình hình hoạt động SXKD của công ty GOHATSU từ năm 2009 tới
2012
Biểu 2.1: Mẫu sổ chi tiết tiền mặt
Biểu 2.2: Mẫu sổ chi tiết TGNH
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ SXKD của công ty
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy và quản lý của công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Sơ đồ 2.3: Thủ tục Lập chứng từ về tiền mặt
Sơ đồ 2.4: Trình tự luân chuyển chứng từ vốn bằng tiền
Sơ đồ 2.5: Thủ tục lập chứng từ kế toán lương
Sơ đồ 2.6: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán lương
Sơ đồ 2.7: Thủ tục thanh toán tiền lương
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay với cơ chế kinh doanh ngày
càng thoáng và quy mô quốc tế hơn đòi hỏi các con số kế toán các công ty ngày
càng phải được minh bạch và công khai. Để giải quyết bài toán này thì những
sinh viên học kế toán cần phải được trau dồi, nghiên cứu kiến thức về kế toán và
hệ thống kế toán công ty một cách đúng đắn.
Sau một thời gian dài học tập chúng em đã có cơ hội được tiếp xúc với
thực tế. Đây là cơ hội tốt giúp các sinh viên hiểu sâu sắc hơn về kiến thức kế
toán mà ở trường không được học đồng thời vận dụng kiến thức sách vở vào
thực tế.
Kiến tập chính là cơ hội rất tốt cho em có cơ hội hiểu biết hơn về kiến
thức kế toán, hiểu biết thực tế hơn so với những gì mà em được học ở trường
đồng thời cũng tạo cơ hội cho em va vấp với phong cách làm việc chuyên nghiệp
trong văn phòng. Được sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên và các anh,
chị trong công ty, em đã hoàn thành “Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty
TNHH GOHATSU Việt Nam” với mong muốn qua báo cáo để tìm hiểu và góp
phần hoàn thiện tốt hơn việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Nội dung của
báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH GOHATSU
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH GOHATSU
Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty TNHH GOHATSU
Với mong muốn học hỏi, tìm hiểu về nghiệp vụ chuyên môn em mong
nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và các anh, chị trong phòng kế toán
công ty để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo đặc
biệt là giảng viên Hà Phương Dung, các anh, chị trong phòng kế toán của Công
ty GOHATSU đã giúp em hoàn thành tốt Báo cáo kiến tập này.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GOHATSU VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty GOHATSU
1.1.1. Nguồn gốc sự ra đời của công ty GOHATSU
Công ty TNHH GOHATSU được thành lập ngày 25 tháng 7 năm 2009 do
phòng ĐKKD Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp. Công ty được
thành lập có vốn điều lệ là 3 tỷ VNĐ do 3 thành viên góp vốn. Công ty hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và nhập khẩu.
Tên công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH GOHATSU VIỆT NAM
- Tên giao dịch: GOHATSU VIETNAM COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: GOHATSU VIET NAM CO.,LTD
- Loại hình công ty: công ty TNHH hai thành viên trở lên
- MSĐKKD: 010203915
- Mã số thuế: 0103906903
Vốn điều lệ: 3 tỷ VNĐ
Số thành viên: 3 thành viên
Trụ sở chính: Số 102, K9, Khu đô thị mới Việt Hưng, Phường Giang
Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 04 39913085
- Fax: 04 38272049
- Mail:
Ngành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh Hóa chất (Trừ hóa chất Nhà nước cấm);
- Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách, vận chuyển khách du lịch
bằng ô tô, cho thuê xe tự lái, cho thuê xe theo hợp đồng;
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch;
- Sản xuất, gia công, mua bán máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành: cơ khí,
kim khí, điện, điện tử, điện lạnh, điện công nghiệp, điện dân dụng, giao thông
vận tải, tin học, viễn thông, phát thanh truyền hình, ngành sản xuất xi măng;
- Dịch vụ lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước cho các công trình xây
dựng, nhà máy;
- Dịch vụ lắp đặt hệ thống xử lý nước, xử lý nước thải;
- Dịch vụ thu gom, xử lý và vận chuyển rác thải các loại;
- Kinh doanh ô tô, xe gắn máy và phụ tùng thay thế của chúng;
- Sản xuất, gia công, mua bán, trang trí, lắp đặt trang thiết bị nội, ngoại thất ôtô
- Dịch vụ việc làm trong nước (tuyển dụng và giới thiệu việc làm);
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
- Dịch vụ cho thuê, lắp ráp, lắp đặt, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa
các mặt hàng công ty kinh doanh.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh
doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi công ty GOHATSU
- Sứ mệnh của công ty: Đội ngũ nhân viên của công ty GOHATSU luôn tận
tình làm việc để làm cho khách hàng hài lòng và ấn tượng, muốn công ty
được phát triển thì thì trước tiên phải phục vụ tốt khách hàng, khách hàng có
thỏa mãn thì mình mới lớn mạnh được. Vì vậy công ty xác định: “sứ mệnh
của chúng tôi là trở thành một công ty thương mại, nhập khẩu hóa chất và
vận tải phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam; Cung cấp những mặt hàng hóa
chất an toàn và chất lượng đến với khách hàng; Mang lợi ích và sự hài lòng
đến với đối tác, khách hàng và xã hội; duy trì và củng cố những thì trường
hiện có và từng bước tiếp cận những thì trường mới; không ngừng đa dạng
hóa các mặt hàng hóa chất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.”
- Tầm nhìn của công ty: Đội ngũ nhân viên của công ty luôn làm việc hăng
say , bất kể thời gian, tinh thần kiên cường vượt khó khăn giống như tinh thần
của những người Nhật không chịu khuất phục trước khó khăn và số phận.
Đều bởi vì một ngày mai cho công ty GOHATSU vững mạnh, tầm cỡ với các
tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhập khẩu. Công ty luôn đưa
ra các chiến lược phát triển dài hạn có hiệu quả kinh tế.
- Giá trị cốt lõi của công ty: Các nhân viên của công ty luôn coi slogan của
công ty là “Hợp phát”, có nghĩa là hợp tác để phát triển. Có sự hợp tác vững
bền và liên hệ rộng rãi thì công ty mới có thể phát triển lớn mạnh được. Hay
nó còn có nghĩa là mọi người hòa hợp, làm việc đồng lòng thì phát triển công
ty sẽ thực hiện được.
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty GOHATSU
Chức năng:
- Kinh doanh thương mại, chuyên nhập khẩu hóa chất, fifter, lốp ô tô và thiết bị
cho nghành công nghiệp chủ yếu cung cấp cho các của hàng và doanh nghiệp
Nhật Bản tại Việt Nam, phục vụ nghành công nghiệp hóa chất và các ngành
có liên quan.
- Cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô.
- Nâng cao khả năng kinh doanh, đuổi kịp trình độ quản lý, rút ngắn khoảng
cách về công nghệ với các nước phát triển, góp phần phát triển kinh tế đất
nước.
- Luôn luôn hỗ trợ khách hàng cần bằng mọi cách trong khă năng có thể của
công ty.
Nhiệm vụ:
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và nộp thuế theo đúng quy định của
nhà nước.
- Tuân thủ các điều luật như: Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật
thương mại quốc tế, Luật lao động,…
- Tạo công ăn việc làm cho công nhân viên, thực hiện đúng chế độ lương
thưởng cho công nhân viên theo đúng quy định.
- Không ngừng phát triển nhân lực, tiềm lực tài chính, hiệu quả trong quản lý,
kinh doanh cho công ty.
- Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tuân thủ các quy định của nhà nước về môi trường và bảo vệ môi trường,
tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và các hoạt động từ thiện,
vì người nghèo.
- Nhưng nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao, cung
cấp dịch vụ tốt, hiện đại, tiên tiến, tạo độ tin cậy ở khách hàng.
1.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty tuy mới thành lập được 4 năm nhưng đã có những bước phát triển
khá nhanh. Quy mô công ty đã tăng lên gấp 4.56 lần so với quy mô ban đầu. Khi
thành lập tổng tài sản chỉ có 3 tỷ VNĐ thì hiện nay tổng tài sản đã là 13,673 tỷ
VNĐ, với doanh thu hằng năm ngày càng tăng.
Ta có bảng số liệu sau:
Bảng số 1.1: (đơn vị tính: triệu VNĐ)
Ngày 31/12/2012
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng tài sản 4 286 5 258 7 319 13 673
VCSH 3 000 3 300 4 500 7 600
Doanh thu 396 3 600 10 620 14 300
Lợi nhuận
trước thuế
(174) 650 1 660 4 200
Qua bảng số liệu sơ lược về tài sản, VCSH, doanh thu và lợi nhuận ta có
thể thấy qua được tình hình phát triển của công ty:
Tổng tài sản của công ty liên tục tăng qua các năm, và tăng ngày càng
nhiều. Khi mới thành lập tổng tài sản là 3 tỷ VNĐ, cuối năm 2009, tổng tài sản
mới chỉ là 4.286 tỷ VNĐ và tới cuối năm 2012 đã lên tới 13.673 tỷ VNĐ. Tổng
tài sản đã tăng gần 5 lần.
Vốn chủ sở hữu cũng biến động qua các năm do lợi nhuận chưa phân phối
sẽ được giữ lại gần như toàn bộ để mở rộng kinh doanh vào các năm sau, phát
triển công ty hơn nữa. sau 4 năm VCSH đã tăng hơn 2 lần từ 3 tỷ VNĐ năm
2009 lên 7.6 tỷ VNĐ năm 2012.
Lợi nhuận: năm 2009 là năm đầu tiên công ty đi vào kinh doanh nên tình
hình không được khả quan, do chưa có nhưng khách hàng quen thuộc, cần phải
mua sắm nhiều máy móc, nhà xưởng… Lợi nhuận năm này của công ty bị âm
174 triệu VNĐ. Đến năm 2010 thì tình hình đã ổn định hơn và công ty đã có lợi
nhuận dương 650 triệu VNĐ, sau đó lợi nhuận càng tăng theo các năm, đến 2012
đã là 4.2 tỷ VNĐ, góp phần rất lớn vào VCSH và tài sản của công ty.
Quy mô về nhân lực của công ty:
Khi thành lập năm 2009, công ty chỉ có 20 nhân viên, bao gồm cả nhân
viên quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên kho bãi và nhân viên vận chuyển.
Với số lượng nhân viên này thì nhiều người phải kiêm nhiệm nhiều công việc,
hơn nữa họ đều là những người mới thiếu kinh nghiệm và những giá trị về công
ty vẫn không nắm chắc. Nhưng họ lại là những người trẻ đầy nhiệt huyết và sáng
tạo.
Đến năm 2010, do công ty mở rộng quy mô và việc kinh doanh ngày càng
phát triển, công việc nhiều vì vậy số lượng nhân viên tăng lên đến 29 người.
Tiếp tục đà phát triển đó, năm 2011, công ty tăng số nhân viên lên 36 người.
Nhưng tới năm 2012, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khủng hoảng ảnh hưởng
nghiêm trọng tới công ty, do vậy công ty thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự
để đảm bảo giảm chi phí và tránh tình trạng người nhiều mà việc ít. Nên trong
năm này, số lượng nhân viên của công ty ổn định ở 29 người.
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
GOHATSU
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm của công ty
Sản phẩm chính:
Vì công ty là thương mại nhập khẩu nên sản phẩm rất đa dạng, nhất là
trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì khách hàng đòi hỏi gì là công ty
tìm mọi cách đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Tuy nhiên,
Công ty tập trung vào một số dòng sản phẩm chính:
- Dịch vụ ô tô: Cho thuê ô tô từ 5 – 16 chỗ.
Nhập khẩu lốp ô tô từ các nhà cung cấp: Yokohama, Good
Year, Bridgestone, Michelin…
- Cung cấp các sản phẩm hóa học cho:
• Sơn: sơn công nghiệp, sơn thủ công, sản phẩm trong điều trị phun sơn…
• Trong ngành công nghiệp mạ: Mạ kẽm, mạ niken – Chrome, mạ cứng
Chrome…
• Ngành công nghiệp nhựa: phụ gia PVC, phụ gia cho PP, phụ gia cho PE…
• Hóa chất xử lý nước
- Cung cấp thiết bị:
• Máy và thiết bị trong ngành công nghiệp mạ
• Hệ thống xử lý nước thải
• Và các dây chuyền sản xuất khác
Nguồn hàng: là công ty thương mại nhập khẩu nên nguồn hàng rất đa
dạng, nhưng là hàng nhập khẩu, có rất ít sản phẩm trong nước.
- Với sản phẩm là lốp ô tô thường nhập từ các nước Nhật Bản, Anh, Mỹ,…
- Với các sản phẩm hóa học thường là từ Nhật Bản, Đài Loan, Singapo,…
- Với các thiết bị thường là từ Nhật Bản, Anh, Đài Loan, …
Ngoài ra thì với những nhu cầu mới của khách hàng thì Công ty sẽ tìm
nguồn hàng để đáp ứng tối đa khả năng có thể.
Thị trường mục tiêu:
Hiện tại thị trường chính của công ty vẫn là trong nước, chủ yếu là các
công ty Nhật ở Việt Nam. Trong thời gian tới công ty sẽ đẩy mạnh việc bán sản
phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài khác ở Việt Nam như doanh nghiệp
Anh, Pháp,Trung Quốc,…
Khách hàng của công ty tập trung chủ yếu vào bên hóa chất: các côn gty
hóa chất, công ty phân phối hóa chất, các doanh nghiệp sử dụng hóa chất để sản
xuất.
Đặc điểm kinh doanh: GOHATSU được thành lập dưới sự hợp tác giữa
nước ngoài và chuyên gia Việt Nam đã có kinh nghiệm. Công ty có sự hợp tác
với đối tác bên Đài Loan nhập khẩu hàng về bán chủ yếu cho các công ty Nhật
tại Việt Nam.
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty
Sơ đồ 1.1:
- Khi nhận được yêu cầu mua hàng của bộ phận kho hay của khách hàng công
ty tiến hành nhập khẩu hàng hóa hoặc thu mua hàng hóa trong nước tùy theo
yêu cầu.
- Khi hàng hóa về:
• Đối với Filte: được đưa trực tiếp tới phân xưởng cắt để cắt thành các sản
phẩm có kích thước theo từng loại hàng. Sau đó qua công đoạn bao gói
Nhập khẩu hoặc mua hàng
trong nước
Filte: đưa tới
các phân xưởng
Các hàng hóa
khác
Kiểm tra: chất
lượng, số lượng
PX đóng
hộp
PX bao
gói
PX cắt
Xuất trực tiếp cho
khách hàng
Xuất cho địa lý phân
phối
Nhập kho
theo từng sản phẩm đã cắt và cuối cùng là đóng vào các hộp để di chuyển
và phù hợp với số lượng đã định trước.
• Đối với các sản phẩm khác: Thì không cần phải qua cá phân xưởng chia
thêm mà chỉ cần kiểm tra về chất lượng và số lượng sản phẩm có phù hợp
không?
Nếu đúng quy cách và đã đóng gói xong thì các hàng hóa này được nhập
kho, qua trình nhập kho được ghi chép, kiểm tra, đối chiếu và giám sát cẩn thận.
- Khi nhập kho xong, phòng kinh doanh sẽ tiến hành các hợp đồng mua bán
kinh tế với các doanh nghiệp Nhật và giao cho các đại lý phân phối bán lẻ.
Sau đó tiến hành xuất kho hàng hóa đi tiêu thụ thông qua việc vận chuyển
đến địa chỉ xác định trong hợp đồng.
- Cuối kỳ tiến hành lập báo cáo tài chính để xác định số lãi, lỗ cuối mỗi kỳ kinh
doanh. Nếu số lãi lớn thì doanh nghiệp tiến hành đầu tư mở rộng thị trường.
Toàn bộ quy trình này được công ty tiến hành một cách chính xác, nhanh
chóng và thuận tiện vì mọi thủ tục đều đơn giản, dễ dàng.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty GOHATSU
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy và quản lý của công ty GOHATSU
Công ty GOHATSU là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh độc lập,
kinh doanh theo nhu cầu của thị trường. Vì vậy để sản xuất kinh doanh có hiệu
quả đòi hỏi phải có bộ máy tổ chức và quản lý đạt hiệu quả đảm bảo hoạt động
liên tục trên cơ sở tinh giảm bộ máy một cách tối đa.
Sơ đồ 1.2:
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc điều hành:
• Là đại diện pháp nhân trong các hoạt động của công ty và chịu trách
nhiệm trước pháp luật. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất về mọi hoạt
động trong Công ty.
• Chỉ đạo xây dựng thực hiện, duy trì, cải tiến và sửa đổi quy mô sản xuất
của Công ty.
• Quản lý mọi công việc chung của công ty.
Giám đốc điều hành
Cố vấn Đài
Loan
Cố vấn kỹ thuật
Đài Loan
Hành chính và dịch
vụ khách hàng
Quản lý tài
chính
Quản lý kinh
doanh
Cho thuê
xe và lốp
xe
Quản lý
bán hàng
miền Bắc
Điều hành
bán hàng
HCM
Điều
hành
bán
hàng
Kế toán
• Là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với khách hàng về sản phẩm của
công ty.
• Là người chủ trì các cuộc họp của công ty.
• Là người đề ra các quy định và giám sát các hoạt động của công ty.
• Có quyền phụ trách tất cả các phòng ban trong công ty.
- Cố vấn Đài Loan: là đại iện bên Đài Loan, tư vấn và giúp đỡ Giám đốc trong
mọi công việc của công ty. Không có quyền quyết định công việc, trừ khi
được sự ủy quyền. Được phép chỉnh sửa, xem xét, kiểm tra công việc của tất
cả các phòng ban.
- Cố vấn kỹ thuật Đài Loan: là đại diện bên Đài Loan về mặt quy trình công
nghệ, kỹ thuật của công ty. Tư vấn về kỹ thuật cho các phòng ban, đặc biệt là
bộ phận Kinh doanh.
- Hành chính và dịch vụ khách hàng: gồm 3 nhân viên
• Hành chính: có nhiệm vụ quản lý các giấy tờ hành chính, các hóa đơn,
chứng từ, các hợp đồng, công văn gửi đi, gửi đến.
Đưa ra lịch tiếp khách và tư vấn các yêu cầu cần thiết.
Lập kế hoách tuyển dụng lao động và quản lý lao động.
Soạn thảo các giấy tờ kỷ luật hành chính, giải quyết vấn đề tiền
lương và đơn giá sản phẩm.
• Dịch vụ khách hàng: cung cấp các dịch vụ trước và sau bán hàng, đảm bảo
khách hàng vừa ý. Lên và thực hiện các kế hoạch, chương trình chăm sóc
khách hàng. Đồng thời quản lý bộ phận cho thuê xe và lốp xe.
- Cho thuê xe và lốp xe: đảm bảo cung cấp xe cho khách hàng thuê đúng, đủ và
kịp thời gian, sắp xếp xe cho thuê sao cho hợp lý nhất. Cung cấp lốp xe cho
khách hàng khi có yêu cầu, đảm bảo đủ nguồn hàng để cung cấp. Tối đa hóa
lợi ích thu được cho công ty.
- Quản lý kinh doanh: thực hiện các công việc về thương mại, nghiên cứu thị
trường và đề ra các chiến lược kinh doanh, thực hiện các công việc kinh
doanh khác để sinh lời.
• Chịu trách nhiệm khai thác mở rộng thị trường trong phạm vi chức năng
kinh doanh của công ty.
• Đề xuất chính sách khách hàng, chi nhánh trong từng thời kỳ.
• Xây dựng quy trình làm việc chuẩn để quản lý các hợp đồng bán hàng
phục vụ tốt nhất công tác kinh doanh của công ty.
• Quản lý các hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện chính sách
khuyến khích, hỗ trợ các chiến lược kinh doanh của công ty.
• Thực hiện các chương trình quảng cáo, xúc tiến thương mại, hội trợ, triển
lãm tạo dựng hình ảnh của công ty trên thị trường.
• Tổ chức theo dõi công nợ khách hàng, thực hiện tốt chức năng quản lý tài
chính cùng với quản lý tài chính của công ty.
Quản lý các quản lý bán hàng miền Bắc, điều hành bán hàng TP HCM và
điều hành bán hàng HN.
- Quản lý bán hàng miến Bắc: thực hiện các chính sách bán hàng của công ty
đề ra, thực hiện việc nghiên cứu thị trường miền Bắc để đưa ra các chiến lược
bán hàng. Thực hiện và chỉ đạo,kiểm tra việc thực hiện bán hàng ở khu vực
miền Bắc. Quản lý hệ thống phân phối hàng khu vực miền Bắc. Có thể thực
hiện thêm các công việc kinh doanh khác để sinh lời cho công ty.
- Điều hành bán hàng HCM: nghiên cứu và đưa ra các chính sách phân phối
sản phẩm phù hợp với HCM. Thực hiện việc phân phối hàng hóa về số lượng,
chủng loại và chất lượng của từng loại sản phẩm công ty cung cấp ở HCM.
- Điều hành bán hàng HN: nghiên cứu và đưa ra các chính sách phân phối sản
phẩm phù hợp với HN. Thực hiện việc phân phối hàng hóa về số lượng,
chủng loại và chất lượng của từng loại sản phẩm công ty cung cấp ở HN.
- Quản lý tài chính: có nhiệm vụ thu thập và xử lý, cung cấp thông tin về tình
hình tài chính của công ty, có chức năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tài
chính theo tháng, quý, năm, cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính cần
thiết một cách thường xuyên, liên tục cho giám đốc. Cụ thể là:
• Lập kế hoạch tài chính đảm bảo cho hoạt động SXKD.
• Lập kế hoạch đề ra biện pháp quản lý nguồn vốn có hiệu quả.
• Tổ chức hạch toán kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế.
• Kiểm tra giám sát việc tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động kinh doanh.
- Kế toán: tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác quản lý sử dụng vốn,
quản lý sử dụng tài sản, hàng hóa của công ty theo đúng quy định của nhà
nước thông qua việc kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán chi tiết, tổng hợp
và lập báo cáo kế toán. Trực tiếp thực thi nhiệm vụ hạch toán kế toán trong
nội bộ công ty để đảm bảo cung cấp các số liệu kế toán trung thực, nhanh
chóng, chính xác theo quy định của nhà nước và của công ty. Chịu trách
nhiệm trước giám đốc, ban lãnh đạo công ty và pháp luật về quản lý hoạt
động tài chính của công ty.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
GOHATSU
.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán
Chức năng: theo dõi hạch toán kịp thời, đúng chế độ kế toán thống kê các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty:
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo
đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán,…
- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình
thái và cố vấn cho Ban lãnh đọa các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua
từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động,
hữu hiệu.
- Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Môi
trường và các hệ thống quản lý khác.
- Tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác kế toán.
- Tham mưu cho Giám đốc công ty trong công tác quản lý, sử dụng vốn (tài
sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn, chi phí sản xuất kinh doanh).
- Phân tích, đánh giá tài chính của các dự án, công trình trước khi trình lãnh
đạo công ty quyết định.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ sở ký
kết các hợp đồng với đối tác.
- Thu thập, xử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh trong công ty.
Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của công ty, tham mưu cho Giám
đốc phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền
vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
- Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của công ty, chủ trì
tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và
hoàn trả vốn vay, lãi vay trong công ty.
- Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các phòng
ban, các đơn vị trực thuộc.
- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong công ty.
- Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với
phòng nghiệp vụ của công ty để hạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc,
giúp cho giám đốc công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.
- Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công
tác quản lý thu chi tài chính cảu công ty, thực hiện thanh toán tiền lương và
các chế độ khác cho CBCNV theo phê duyệt của Giám đốc.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành
của Nhà nước, phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty.
- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ,… trong công ty và
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.
- Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính,
kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành
hoặc đề xuất với Lãnh đạo công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính.
- Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn với Ngân hàng, lập kế hoạch và quy
định huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và
thương mại – dịch vụ. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài
chính có liên quan.
- Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong công
ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế dộ hạch
toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan đến
công tác tài chính, kế toán.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên kế toán và hướng dẫn thực
hiện nghiêm chỉnh các quy định của công ty về công tác tài chính kế toán.
- Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu
chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong công ty nhằm thực
hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định.
- Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân,
thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong công ty cũng như nguồn
vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do công ty làm chủ đầu tư và thực
hiện.
- Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiêm thu, thanh quyết
toán theo đúng quy định.
- Là đầu mối phối hợp với các phòng ban, ban tham mưu, đơn vị thành viên
trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán,… tài sản của công ty
- Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.1:
.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần trong bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ
công tác kế toán tại công ty, giúp Giám đốc về công tác chuyên môn, lập các
báo cáo kế toán, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán, tổng kết
đánh giá phân tích hoạt động kế toán tài chính, đánh giá việc sử dụng vốn lưu
động và vốn cố định. Cụ thể: Kiểm tra số phát sinh thực tế trong quy trình
kinh doanh để phản ánh hiệu quả đạt được của công ty; lập sổ sách kế toán
theo hệ thống tài khoản Nhà nước quy định, ghi chép số liệu trên cơ sở số
phát sinh thực tế đã được duyệt; chấp hành chế độ báo cáo theo các mẫu biểu
tháng, quý, năm do Nhà nước quy định nộp cho cục thuế Thành phố HN; đôn
đốc thu hồi nợ các công ty; cập nhật thông tin, chính sách của Nhà nước, phổ
biến cho các kế toán viên.
- Kế toán kho hàng hóa kiêm TSCĐ: theo dõi tình hình Nhập – Xuất, tồn kho
hàng hóa trong kỳ. Hàng ngày kiểm tra yoanf bộ chứng từ, đảm bảo hợp lý,
hợp pháp theo yêu cầu được duyệt làm cơ sở làm phiếu nhập kho, xuất kho
theo thực tế phát sinh. Cập nhật chứng từ nhập, xuất làm cơ sở đối chiếu hàng
ngày với thẻ kho, kiểm tra biến động hàng hóa. Tiến hành kiểm kê thực tế
Kế toán trưởng
Kế toán
kho hàng
hóa kiêm
TSCĐ
Kế toán
tổng hợp
chi phí và
tính giá
Kế toán
tiêu thụ
và công
nợ phải
Kế toán tiền
lương và
các khoản
trích theo
Thủ
quỹ
định kỳ hoặc đột xuất theo sự hướng dẫn, chỉ định của người giám sát, lập
báo cáo hàng tồn kho, lên kế hoạch kiểm kê. Khi giao nhận hàng phải thực
hiện đúng các thủ tục, quy định của Nhà nước và của công ty. Báo cáo các
công việc lên kế toán trưởng. Tính toán, ghi chép, phản ánh số lượng, giá trị
thực tế từng loại nhập kho – xuất kho. Theo dõi và đối chiếu số liệu giữa sổ
kế toán chi tiết và thẻ kho để đảm bảo tính khớp đúng, kiểm tra và theo dõi
tình hình TSCĐ trong doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: theo dõi hàng ngày và quản lý
mọi hoạt động để tập hợp chi phí thật chính xác. Phân bổ cho từng đối tượng
và tính gí thành cho từng loại sản phẩm. Kiểm tra bảo quản sổ nhật ký chung,
sổ cái và các loại sổ liên quan khác.
- Kế toán tiêu thụ và công nợ phải thu: theo dõi công nợ với khách hàng công
nợ cá nhân, mở sổ chi tiết với từng khách hàng phải thu, phải trả. Theo dõi và
quyết toán toàn bộ hợp đồng mua, hợp đồng bán theo từng lần nhập, xuất
hàng, từng lần thanh toán. Theo dõi, đôn đốc và phối hợp với phòng kinh
doanh để thu hồi công nợ, tình hình thanh quyết toán tạm ứng của nhân viên
theo quy định tạm ứng. Hàng tuần phản ánh tình hình công nợ bằng văn bản
báo cáo cho giám đốc để có phương án xử lý công nợ, báo cáo công viecj lên
kế toán trưởng. Bên cạnh đó còn phải tập hợp các hóa đơn bán hàng và xác
định kết quả kinhh doanh.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: theo dõi và lập bảng tổng
hợp lương hàng tháng cho công nhân viên của công ty, trích lập các khoản
trích theo lương theo đúng quy định của Nhà nước.
- Thủ quỹ: là người quản lý, theo dõi tình hình nhập, xuất tiền mặt của công ty
bao gồm các khoản vay, nợ, các khoản tiền mặt khác từ công ty. Hàng ngày
căn cứ vào các chứng từ hợp lệ thu – chi (nhập – xuất) quỹ tiền mặt và kiểm
kê quỹ tiền mặt.
.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán
.2.1. Chính sách kế toán chung
- Chế độ kế toán: Công ty sử dụng hệ thống kế toán theo quyết định số
48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Kỳ kế toán: Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ
ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: tổ chức thực hiện ghi chép và lập báo cáo kế toán
bằng Việt Nam Đồng (VNĐ). Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ tại công
ty là thườn xuyên nhưng đều được đổi ra VNĐ để ghi sổ.
- Phương pháp chuyển đổi ngoại tệ theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: công ty hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê tkhai thường xuyên. Tính giá hàng hóa xuất kho theo phương
pháp bình quân cả kỳ dự trữ .
- Phương pháp tính thuế GTGT: công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, thuế xuất hàng bán ra 10%.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: công ty tính khấu hao theo phương pháp khấu
hao đều (khấu hao đường thẳng).
- Hình thức ghi sổ: công ty ghi sổ theo hình thức sổ Nhật ký chung.
.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Theo chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành thì mọi nghiệp vụ kế toán
tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán phải
lập chứng từ đúng quy định và ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng sự thật nghiệp vụ
kế toán tài chính phát sinh. Công ty GOHATSU áp dụng tất cả các biểu mẫu
chứng từ kế toán do Bộ tài chính và Nhà nước ban hành, bao gồm:
- Các chứng từ về lao động và tiền lương: bảng kê lương chi tiết, phiếu nghỉ
hưởng BHXH, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu
xác nhận sản phẩm hoàn thành, biên bản điều tra tai nạn lao động,…
- Các chứng từ về chỉ tiêu hàng tồn kho: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội
bộ, biên bản bàn giao hàng hóa, bộ hồ sơ liên quan đến nhập khẩu hàng hóa,
thẻ kho, các báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn hàng hóa, báo cáo tổng hợp hóa
chất, lốp ô tô; biên bản kiểm kê hàng hóa,…
- Các chứng từ về bán hàng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường,
hóa đơn cước vận chuyển, hóa đơn dịch vụ,…
- Các chứng từ chỉ tiêu tiền tệ: phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán
tiền tạm ứng, lệnh chi, ủy nhiệm chi, phiếu báo nợ, phiếu báo có, phiếu tính
lãi tiền vay,…
- Các chỉ tiêu TSCĐ: Hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ,
biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản kiểm kê đánh giá lại TSCĐ,…
Quy trình luân chuyển chứng từ tại công ty được tiến hành như sau:
- Từ bên ngoài hoặc từng bộ phận trong công ty lập chứng từ theo đúng chế
độ quy định của Nhà nước và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng
từ.
- Công tác kiểm tra, hoàn thiện chứng từ được thực hiện thường xuyên ngay
từ khâu lập và các khâu sau đó.
- Sau khi được sử dụng cho việc chỉ đạo các nghiệp vụ ở từng bộ phận điều
hàng trực tiếp, chứng từ được chuyển về phòng kế toán để ghi sổ.
- Cuối cùng chứng từ kế toán đã sử dụng được lưu trữ (sắp xếp, phân loại,
bảo quản, lưu trữ) tại phòng kế toán.
.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản công ty sử dụng hiện tại theo quyết định 48/2006/QĐ-
BTC. Chi tiết một số tài khoản tại công ty như sau:
- Tài khoản 131 được chi tiết theo từng đối tượng khách hàng.
- Tài khoản 141 tạm ứng chi tiết theo đối tượng được tạm ứng.
- Tài khoản 153 không mở chi tiết tài khoản cấp 2
- Tài khoản 156 chi tiết theo đơn đặt hàng.
- Tài khoản 331 chi tiết theo từng nhà cung cấp và theo dõi tình hình thanh
toán theo mỗi hóa đơn.
- Tài khoản 338 chi tiết theo quy định.
- Tài khoản 211 mở chi tiết theo nơi sử dụng.
- Tài khoản 214 mở chi tiết theo phân loại TSCĐ hữu hình và vô hình.
- Tài khoản 622 mở chi tiết tài khoản cấp 2 theo phân xưởng.
- Tài khoản 627 mở chi tiết theo hướng dẫn trong chế độ.
- Tài khoản 511 chi tiết theo từng đối tượng khách hàng.
.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty là: Nhật ký chung
Sơ đồ 2.2:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Chúng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo tài chính