Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Vai trò của truyền thông trong phòng và chống bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 102 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình mang lại sự êm ấm, hạnh phúc
cho mỗi cá nhân và bình ổn cho xã hội. Trong suy nghĩ của mỗi cá nhân, gia
đình là một tổ ấm để nuôi dưỡng con người. Gia đình đảm nhiệm nhiều chức
năng quan trọng như: chức năng tái sản xuất con người, chức năng xã hội hoá
trẻ em, chức năng kinh tế, chức năng tâm lý tình cảm và chức năng bảo vệ,
chăm sóc sức khoẻ. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta trong
những năm qua một mặt tạo ra những điều kiện để gia đình làm tốt chức năng
của mình, nhưng mặt khác chính những mặt trái của nền kinh tế thị trường và
một số yếu tố khác đang tác động tiêu cực lên sự tồn tại và phát triển của gia
đình. Gia đình với vai trò là một tổ ấm đang bị tấn công từ nhiều phía. Chức
năng của gia đình ở những thời điểm nhất định đang bị phá vỡ từng mảng, các
chức năng đó đang có những biến đổi, có những chức năng được tăng lên
nhưng cũng có những chức năng bị giảm sút. Quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình bị biến đổi theo hướng coi trọng các giá trị vật chất hơn các giá
trị về tinh thần. Tình cảm gia đình - chỗ dựa tinh thần cho mỗi cá nhân đang
bị giảm sút. Nói đến các yếu tố tác động tiêu cực đến quan hệ gia đình không
thể không nói đến bạo lực gia đình (BLGĐ).
Bạo lực gia đình xuất hiện từ rất sớm và nó tồn tại cho đến ngày nay
cùng với sự tồn tại của gia đình. Bạo lực gia đình đã và đang xảy ra ở khắp
nơi trên thế giới với nhiều dạng thức tinh vi khác nhau không phân biệt nước
giàu, nước nghèo, dân tộc, màu da, tầng lớp, lứa tuổi hay trình độ văn hoá và
địa vị xã hội. Nó làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của những nạn nhân
mà đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nó liên quan chặt chẽ đến thân phận, vị trí,
vai trò của họ trong hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, và văn hoá.
1
Trước đây, BLGĐ được nhiều người coi là “chuyện vặt” ,“chuyện nội
bộ” gia đình. Trước năm 1993 hầu hết các chính phủ coi BLGĐ, chống lại
phụ nữ là vấn đề mang tính chất riêng tư của các cá nhân.
Ngày nay, BLGĐ được nhìn nhận như một sự trở ngại của sự phát triển


và là sự vi phạm không thể chấp nhận được đối với quyền con người trong đó
có quyền của phụ nữ. Phụ nữ trên thế giới luôn sống trong sự bất an, khủng
hoảng của nạn bao lực. Điều này đã tạo nên một trở ngại cho họ trong việc
thực hiện các chức năng xã hội cũng như tiếp cận các nguồn lực ở trong gia
đình và ngoài xã hội.
Theo những nghiên cứu trên thế giới, ước tính có khoảng 20% đến 50%
phụ nữ bị bạo lực, tức là cứ có 5 người phụ nữ thì có khoảng 2 người là nạn
nhân của bạo lực do bạn tình hoặc các thành viên khác trong gia đình gây ra.
BLGĐ xảy ra ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới bất chấp sự khác nhau
vê trình độ phát triển. Trong một tài liệu do nhà nghiên cứu Radika công bố
năm 2000, có tới 40 - 70% nạn nhân nữ giới trong tổng số nạn nhân nữ bị bạo
lực bởi chính chồng hoặc người tình của mình. Chỉ có 5 % phụ nữ dùng bạo
lực với nam giới mà trong nhiều trường hợp là tự vệ chính đáng. [22;Tr.152]
Ở Việt Nam, hiện tượng bạo lực cũng đã và đang phát triển dưới nhiều
hình thức khác nhau và tồn tại ở hầu hết các tỉnh thành và các vùng miền trên
cả nước. BLGĐ đã để lại không ít những hậu quả mà trước hết nó là điểm nút
cuối cùng phá vỡ hạnh phúc gia đình. Nó biến tổ ấm thành “tổ lạnh” và thậm
chí thành nơi nguy hiểm hoặc địa ngục. Bạo lực gia đình đang làm băng hoại
giá trị đạo đức của cá nhân và của xã hội, phá vỡ môi trường giáo dục của trẻ
em, nó làm cho lối sống của một số cá nhân bị suy thoái, là yếu tố làm cho
các vấn đề xã hội và các loại tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng và nó cũng
chính là nguyên nhân chính của các vụ ly hôn đang ngày càng tăng như hiện
nay. Đây là một trong những nguy cơ ảnh hưởng đến đến sự phát triển bền
vững của xã hội.
2
Tuy nhiên một thực tế cho ta thấy rằng BLGĐ vốn là một vấn đề tế nhị
và khó can thiệp. Không phải ai cũng có thể đứng lên đấu tranh để chống lại
nó và tự bảo vệ mình ngay cả những nạn nhân của nạn BLGĐ. Đặc biệt với
những trường hợp bị bạo lực về tinh thần hay bạo lực tình dục, đây là những
trường hợp không dễ để cho những nạn nhân có thể chống lại những người

gây ra bạo lực với mình hoặc mong chờ sự trợ giúp từ bên ngoài.
Trong những năm gần đây BLGĐ nổi lên thành một vấn đề lớn của xã
hội do số nạn nhân của nạn BLGĐ ngày càng tăng cao lên và mức độ của
BLGĐ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, biện pháp hỗ trợ cho các
nạn nhân BLGĐ đang còn hạn chế và không đều nhau ở các địa phương trong
cả nước. Đây cũng là một khó khăn trong công tác phòng và chống BLGĐ.
Nạn BLGĐ ngày càng được biết đến nhiều hơn khi mà các đài, báo và các
phương tiện thông tin đại chúng lần lượt đưa ra các vụ BLGĐ gây chấn động
dư luận xã hội.
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy việc đẩy lùi và tiến đến ngăn chặn nạn
BLGĐ trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vấn đề này không chỉ là mối quan
tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo, của các gia đình trong khuôn
khổ từng quốc gia mà là của toàn nhân loại.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phòng và chống BLGĐ một cách có
hiệu quả? Mặc dù trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách và nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể trong việc phòng chống
BLGĐ và đã đạt được những kết quả to lớn. Song một thực tế cần được thừa
nhận là BLGĐ vẫn đang xảy ra. Sự can thiệp, giúp đỡ các nạn nhân của
BLGĐ nói riêng và vấn đề phòng chống BLGĐ nói chung là một việc làm cần
thiết của ngành được coi là bác sỹ của xã hội như Công tác xã hội. Chính vì
vậy vấn đề nâng cao nhận thức cho người dân trong việc hiểu biết về luật
phòng chống BLGĐ, hạn chế đi đến ngăn chặn các hiện tượng bạo lực và xây
3
dựng gia đình hạnh phúc đang là những suy nghĩ và trăn trở không chỉ của
các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, các nhà quản lý mà còn là của toàn xã hội.
Mặt khác trong những năm qua việc sử dụng truyền thông trong phòng
và chống BLGĐ đã được coi là một trong những biện pháp chủ yếu ở Việt
Nam nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng. Đây là biện pháp làm thay
đổi nhận thức và hành vi vủa người dân về BLGĐ, góp phần phòng và chống
BLGĐ ngay từ khi còn là những mầm mống ban đầu.

Tuy nhiên hiệu quả của truyền thông trong phòng và chống BLGĐ như
thế nào thì cần có những kiến định, đánh giá bằng các nghiên cứu khoa học để
thấy được những kết quả đó là những kết quả của khoa học và thực tiễn đời
sống xã hội.
Trong những năm qua các nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng
truyền thông trong phòng và chống BLGĐ ở Việt Nam vẫn chưa nhiều. Đặc
biệt là ở tỉnh Thừa Thiên Huế và miền Trung của Việt Nam thì đây đang là
một mảng trắng. Nhất là trong giai đoạn cả nước đang thực hiện luật phòng và
chống BLGĐ thì kết quả nghiên cứu việc sử dụng truyền thông trong phòng
và chống BLGĐ sẽ một trong những biện pháp góp phần đưa luật pháp và
chính sách của Đảng và Nhà nước vào với cuộc sống thực tiễn của người dân
một cách hiệu quả hơn.
Với những lý do trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Vai trò của truyền thông trong phòng và chống bạo lực gia đình”. Với
mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào quá trình thay đổi nhận thức cho những
người dân về BLGĐ và nâng cao hơn nữa chất lượng của các chương trình
phòng và chống BLGĐ tại địa phương nói riêng và trên cả nước nói chung.
Đồng thời nghiên cứu góp phần bổ sung và làm sáng tỏ những lý luân của
một số lý thuyết khoa học liên quan đến vấn đề BLGĐ.
4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, BLGĐ là một vấn đề thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, chính vì vậy mà đã có
không ít những tác phẩm viết về BLGĐ như:
Tác phẩm “Tự do từ bạo lực - Chiến lược toàn cầu của phụ nữ”
(Freedom from Violence – Women’s Strategies from Aroud the World ) của
tác giả Margaret Schule đã cung cấp cách nhìn tổng thể về vấn đề BLGĐ và
chiến lược liên quan đến BLGĐ. Tác phẩm đã phản ánh tình trạng bạo lực
chống lại phụ nữ từ nước Mỹ đến các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu
Phi và Mỹ La Tinh. Tính đa dạng của hoàn cảnh, văn hoá dẫn tới những

nguyên nhân, các hình thức diễn ra BLGĐ như: nơi làm việc, đường phố và
gia đình Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của truyền thông, giáo
dục nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và làm thay đổi hành vi của các cá
nhân trong việc phòng và chống BLGĐ cũng như các biện pháp cải cách pháp
luật và hành động chống lại BLGĐ.
Tác phẩm – “Tình yêu đến sự sống sót - Sự bạo lực tình dục của đàn
ông và cuộc sống của phụ nữ” (Loving to survive – Sexual men’s violence
and women’s live) - của tác giả Dee.L. Rgraham và đồng nghiệp đã trình bày
những ảnh hưởng của bạo lực của nam giới đối với phụ nữ và tâm lý của họ.
Bà đưa ra lăng kính của nữ quyền để chữa trị cho họ trong mối quan hệ nam
nữ.
Tác phẩm “Bạo lực - sự im lặng và sự giận giữ - các bài viết của phụ
nữ như là một tội lỗi” (Violence, silence and Anger – Women’s writing as
transgression) – của nhiều tác giả do Deirdre Lashgari chủ biên. Tác phẩm là
cơ sở cho các nhà nữ quyền trình bày về sự im lặng, sự tức giận và nhu cầu
nói lên tiếng nói chống lại bạo lực. Nhiều hình thức bạo lực như áp bức tình
dục, sự đối kháng giữa mẹ và con gái, các chủ đề về giới với chủng tộc và giai
cấp mà tác phẩm đã đề cập đến.
5
Tác phẩm có tựa đề “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” (Domestic
violence in Vietnam) do tổ chức Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương về phát
triển, pháp luật và phụ nữ (Asia Pacific Forum on Women, Law and
Development viết tắt là APWLD), xuất bản năm 2000. Tác phẩm là kết quả
của cuộc khảo sát xã hội học về BLGĐ tại Hà Nội. Các tác giả đã khẳng định
“BLGĐ đã để lại di chứng nặng nề lên đời sống, tinh thần tình cảm, nhận thức
của nạn nhân, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tan vỡ gia đình. BLGĐ
không chỉ xảy ra trong mối quan hệ gia đình giữa chồng với vợ mà còn giữa
cha mẹ đối với con cái, giữa con cái đối với cha mẹ”.
Ở Việt Nam, đã có các bài báo của PGS.TS. Lê Thị Quý - Một trong
những chuyên gia nghiên cứu về giới và gia đình đã đăng tải các công trình

đầu tiên về BLGĐ mang tên: “Bạo lực gia dình ở Việt Nam” đăng trên tạp
chí Khoa học và phụ nữ (năm 1994). Bài viết xác định năm nguyên nhân
chính của BLGĐ đó là: nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân nhận thức, nguyên
nhân văn hoá xã hội, nguyên nhân về sức khoẻ và nguyên nhân thuộc về nữ
giới.
Trong tác phẩm “Nỗi đau của thời đại” tác giả Lê Thị Quý nói về vấn
đề BLGĐ ở 2 dạng đó là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy
được. Với tư cách là sai lệch xã hội, hai dạng bạo lực này thể hiện mối quan
hệ khăng khít ở nơi này nhưng ở nơi khác nó lại thể hiện sự độc lập, tách biệt
lẫn nhau. Dạng bạo lực không nhìn thấy được xuất phát từ sự phân công lao
động bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp dưới các khái niệm “thiên
chức”, “hi sinh” của phụ nữ.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Mạnh Lợi và Vũ Tuấn Huy với tiêu đề "bạo
lực trên cơ sở giới” với kết quả nghiên cứu ở ba thành phố là Hà Nội, Huế và
thành phố Hồ Chí Minh đã đi sâu xem xét thái độ của cộng đồng và các thể
chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới, cũng như các phản ứng của các cá nhân,
pháp luật và các thể chế đối với nạn BLGĐ. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét
6
về tình trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng đặc biệt trong những gia đình
mà ở đó người phụ nữ đang thực hiện và khẳng định vai trò kinh tế hộ.
Nghiên cứu đưa ra tám nguyên nhân dẫn tới BLGĐ và bảy kiến nghị nhằm
hạn chế ngăn chặn tình trạng BLGĐ.
Đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” của Hội liên
hiệp phụ nữ (HLHPN) Việt Nam năm 2001 đã tìm hiểu nhận thức của người
dân và các cán bộ thi hành pháp luật của các tổ chức đoàn thể xã hội trong
việc phòng chống BLGĐ. Ngoài ra đề tài còn chỉ ra hậu quả nghiêm trọng của
nạn BLGĐ đối với phụ nữ và phản ứng của những nạn nhân đối với hành vi
bạo lực.
Tác phẩm “Bạo lực gia đình - Sự sai của một giá trị” của hai tác giả
Lê Thi Quý và Đặng Cảnh Khanh xuất bản năm 2007 đã nói lên được vai trò

của các hình thức can thiệp trong đó có truyền thông đối với vấn đề phòng và
chống BLGĐ. Thông qua kết quả nghiên cứu của dự án tác giả đã nói lên
được tầm quan trọng của các hình thúc can thiệp nhằm nâng cao nhận thức
cho người dân về phòng chống BLGĐ.
Trong bài viết có tựa đề: “Phổ biến tài liệu hướng dẫn tư vấn chống
bạo hành cho các cộng đồng ở nông thôn” của tác giả Lê Thị Mai đã đưa ra
một số nhận định về nguyên nhân của BLGĐ, cách phân chia BLGĐ thành
các loại khác nhau. Cùng với việc nêu ra những hậu quả nghiêm trọng của
nạn bạo hành trong gia đình. Báo cáo còn đo lường nhận thức của người dân,
cán bộ HLHPN, cán bộ tổ hoà giải tại các địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu
đưa ra một yêu cầu là cần có biện pháp can thiệp bằng việc tiếp cận tâm lý
ngay tại cộng đồng.
Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm, các nghiên cứu và các bài viết về
BLGĐ được đăng trên các tạp chí, các trang báo và các hình thức khác. Tuy
nhiên các nghiên cứu về vai trò của truyền thông trong phòng và chống
BLGĐ đặc biệt là ở Việt Nam còn chưa nhiều
7
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở xem xét những tác động của công tác truyền thông trong
việc phòng và chống BLGĐ đề tài này hướng tới việc xây dựng một hệ thống
can thiệp có hiệu quả trong phòng và chống BLGĐ, nhằm thực hiện mục tiêu
xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn
minh.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả thực trạng BLGĐ và hoạt động truyền thông trong phòng và
chống BLGĐ tại địa phương.
- Phân tích vai trò của truyền thông đối với vấn đề phòng và chống
BLGĐ.

- Đề xuất các giải pháp cải thiện các mô hình truyền thông và trợ giúp
nạn nhân của nạn BLGĐ, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống
BLGĐ ở địa phương và đưa luật pháp và chính sách của Nhà nước về phòng
và chống BLGĐ thành hiện thực trong đời sống của người dân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nói trên cần phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
như: Tiếp cận địa bàn nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin về thực trạng
BLGĐ và công tác truyền thông trong phòng và chống BLGĐ tại địa phương,
làm rõ các hoạt động truyền thông của các cán bộ, các tổ chức tại địa phương.
Quá trình nghiên cứu còn là quá trình kết hợp giữa lý thuyết và thông tin thực
địa để chỉ ra các tác động của hoạt động truyền thông đối với nâng cao nhận
thức và thay đổi hành vi của người dân trong phòng và chống BLGĐ tại địa
phương. Đồng thời xây dựng cơ sở cho việc hình thành các giải pháp cho việc
nâng cao hiệu quả của truyền thông trong phòng và chống BLGĐ.
8
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của truyền thông đối với việc
nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi phòng và chống BLGĐ xảy ra trên địa
bàn xã Thuỷ Phương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là những là nạn nhân của BLGĐ, là
người gây ra bạo lực nói riêng và toàn bộ cộng đồng dân cư nói chung trên
địa bàn xã Thuỷ Phương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở khảo sát thực tế
tại xã Thuỷ Phương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về thời gian: Thời gian khảo sát được tiến hành từ ngày 16/02/2009
đến ngày 16/03/2009. Nghiên cứu về vai trò của truyền thông đối với việc
phòng chống BLGĐ tại địa phương được xem xét trong giai đoạn từ năm

2006 đến năm 2008.
Do giới hạn về thời gian, kinh phí và khả năng nghiên cứu cho nên trong
công trình nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề cơ bản như
sau: thực trạng của công tác truyền thông, tác động của truyền thông đối với vấn
đề phòng chống BLGĐ, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả
của công tác truyền thông trong phòng và chống BLGĐ. Tuy nhiên một thực tế
cho thấy rằng nghiên cứu về truyền thông không phải là một vấn đề mới nhưng
truyền thông trong phòng và chống BLGĐ trong Công tác xã hội là một vấn đề
mới. Mặt khác nghiên cứu khóa luận đối với sinh viên chỉ là bước tập dượt và
khó khăn do bị giới hạn về kiến thức và kinh nghiệm. Chính vì vậy tác giả của
công trình nghiên cứu này không tham vọng sẽ giải quyết tất cả các nội dung
trên mà chỉ đi sâu vào tìm hiểu vai trò của truyền thông trong phòng và chống
BLGĐ dựa trên cơ sở xem xét các vấn đề có liên quan.
9
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối của địa phương.
- Truyền thông có vai trò tích cực trong việc thay đổi nhận thức và
hành vi của người dân trong phòng và chống BLGĐ.
- Cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực để nâng cao hơn nữa hiệu
quả củ truyền thông trong phòng và chống BLGĐ như: nâng cao hơn nữa chất
lượng của đội ngũ truyền thông, đầu tư về mặt kinh phí và phương tiện kỹ
thuật cho quá trình truyền thông…
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các nguyên lý của chủ
nghĩa duy vậy biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như: nguyên lý về sự
phát triển, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến… giúp chúng ta hình thành và
khai thác các hiện tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động
truyền thông trong phòng chống BLGĐ tại địa phương.

Bên cạnh đó hệ thống các khái niệm, các lý thuyết Công tác xã hội và
lý thuyết Xã hội học đã trở thành cở sở để giải thích cho những vấn đề và
những hiện tượng xảy ra xung quanh vấn đề truyền thông trong phòng và
chống BLGĐ. Ngoài ra các lý thuyết này còn trang bị cho chúng ta lăng kính
để nhìn nhận và lý giải vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin quan trọng trong
nghiên cứu Công tác xã hội nói riêng và các nghiên cứu khoa học khác nói
chung.
10
Phương pháp quan sát được sử dụng để thu thập được các thông tin liên
quan đến đời sống cũng như cách ứng xử của người địa phương, quá trình
hoạt động của các cán bộ làm công tác truyền thông và các loại phương tiện
vật chất phục vụ cho công tác truyền thông để phòng và chống BLGĐ tại địa
phương.
Các loại quan sát được sử dụng bao gồm: Quan sát trực tiếp, quan sát
giáp tiếp, quan sát tham dự. Trong đó quan sát tham dự là một yếu tố rất quan
trọng để thấy được thực trạng truyền thông ở địa phương. Ngoài ra việc quan
sát giúp tôi thấy được cách nhìn nhận của người dân về vấn đề BLGĐ, thái
độ, qua cách tiếp nhận những nội dung mà các cán bộ truyền đạt trong quá
trình truyền thông.
6.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Quá trình thu thập và xử lý thông tin thứ cấp được tiến hành trên cơ sở
đọc và phân tích các loại tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nguồn tài
liệu được sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm: Các bài báo được đăng trên
báo, tạp chí, sách tham khảo, các công trình nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia
đình. Các loại tài liệu của địa phương bao gồm các báo cáo tổng kết về công
tác phòng và chống BLGĐ, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa
thiên Huế, của huyện Hương Thuỷ và xã Thuỷ Phương.

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện 12 cuộc phỏng vấn bao gồm các
đối tượng gồm: 7 người dân tại thôn 6, thôn 8, thôn 1 của xã Thuỷ Phương là
những người có liên quan đến nạn BLGĐ như: con cái, cha mẹ, hàng xóm,
những người chứng kiến hiện tượng BLGĐ, và 2 cán bộ lãnh đạo địa phương
và 3 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác truyền thông tại địa phương. Phỏng
vấn bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin về thực trạng BLGĐ, về cách nhìn
nhận của người dân về vấn đề BLGĐ và phòng chống BLGĐ, về thực trạng
của hoạt động truyền thông và ảnh hưởng nó tới việc thay đổi hành vi và nhận
11
thức của người dân đối với vấn đề BLGĐ. Thông qua những ý của các cán bộ
lãnh đạo địa phương, cán bộ truyền thông và ý kiến của những người dân cho
ta thấy được một cách chính xác những vấn đề xảy ra xung quanh quá trình
hoạt động truyền thông nói riêng và vấn đề BLGĐ nói chung ở địa phương.
6.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đã có 10 cuộc được thực hiện trên các đối tượng: 5 người là nạn nhân của
nạn BLGĐ, 5 người là những người gây ra BLGĐ. Quá trình phỏng vấn sâu
cho phép chúng ta thu thập được những thông tin liên quan đến đời sống tâm
lý của nạn nhân BLGĐ, diễn tiến của hành vi bạo lực trong khuôn khổ đời
sống các nhân của những con người cụ thể. Những thông tin đi sâu khám phá
tác động của BLGĐ làm tổn thương đến tâm lý của những nạn nhân, tác động
của truyền thông trong việc làm thay đổi nhận thức và hành vi của người dân
về BLGĐ mà các phương pháp khác không khai thác hoặc khó khai thác
được.
Như chúng ta đã biết BLGĐ là một vấn đề tế nhị và nhạy cảm chính vì
vậy mà cần đảm bảo tính khuyết danh của người được phỏng vấn nhằm làm
cho vấn đề được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan hơn.
6.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
Thảo luận nhóm tập trung được sử dụng để thu thập thông tin về vai trò
của truyền thông đối với công tác phòng và chống BLGĐ và các giải pháp

trong tương lai nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác truyền thông
trong phòng và chống BLGĐ. Có 3 cuộc thảo luận đã được tổ chức tại địa
phương: Cuộc thảo luận thứ nhất gồm những nạn nhân của nạn BLGĐ. Cuộc
thảo luận thứ 2 gồm những người gây bạo lực. Cuộc thảo luận thứ 3 gồm
những cán bộ trực tiếp tham gia công tác truyền thông về phòng và chống
BLGĐ tại địa phương. Mỗi nhóm thảo luận có 10 người tổng cộng có 30
người tham gia. Cán bộ nghiên cứu đóng vai trò chủ trì và thức đẩy. Đặc biệt
12
trong quá trình thảo luận chúng tôi có kết hợp sử dụng các công cụ đánh giá
nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (công cụ PRA).
Cuộc thảo luận 1: Nhóm là nạn nhân của BLGĐ (là những người nữ)
Chủ đề: Vai trò của truyền thông đối với việc phòng chống BLGĐ ở
địa phương.
* Mục đích
- Tìm hiểu cách nhìn nhận của người dân về vấn đề bạo lực.
- Tìm hiểu về các biện pháp ứng phó của họ khi có bạo lực xảy ra.
- Tìm hiểu những tác động của các mô hình truyền thông đối với sự
thay đổi thái độ và hành vi của họ.
- Tìm hiểu những yêu cầu của họ với chính quyền và các ban ngành
chức năng.
- Tìm hiểu giải pháp phòng và chống BLGĐ.
Cuộc thảo luận 2: Nhóm người gây ra bạo lực (nhóm nam giới).
Chủ đề: Vai trò của truyền thông đối với việc phòng và chống BLGĐ.
* Mục đích
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hành động BLGĐ.
- Tìm hiểu sự hiểu biết của họ về vấn đề bạo lực gia đình.
- Tìm hiểu những tác động của truyền thông đối với sự thay đổi thái độ
và hành vi của họ.
- Tìm hiểu các giải pháp mà chính họ đưa ra để phòng chống BLGĐ.
Cuộc thảo luận số 3: Nhóm trực tiếp tham gia công tác truyền thông

tại địa phương.
Chủ đề: Nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông trong phòng và
chống BLGĐ.
13
* Mục đích
- Tác động của truyền thông đối với việc phòng và chống BLGĐ.
- Tìm hiểu những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình truyền
thông.
- Giải pháp khắc phục những
khó khăn trong công tác truyền thông.
- Tìm ra các hướng để thúc đẩy
quá trình truyền thông đối với việc
phòng và chống BLGĐ mang lại hiệu
quả hơn.
Cuộc thảo luận nhóm
cán bộ thức hiện truyền thông
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Đóng góp về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần kiểm chứng và làm sáng tỏ các lý
thuyết xã hội học: lý thuyết học hỏi, lý thuyết hệ thống, lý thuyết tâm lý năng
động
7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đối với xã hội: Việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người
dân là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác phòng chống BLGĐ
giúp cho mọi gia có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, đồng thời góp phần
bình ổn xã hội và phát triển đất nước. Chính vì vậy kết quả nghiên cứu giúp
chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về những hiện tượng xảy ra xung quanh
vấn đề BLGĐ như: các hình thức BLGĐ, thực trạng của bạo lực gia đình,
cách nhìn nhận của người dân về BLGĐ Đặc biệt báo cáo giúp cho những
người dân tại địa phương hiểu rõ hơn về thực trạng và hậu quả nghiêm trọng

14
của BLGĐ đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó báo cáo còn góp
phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của những người dân địa
phương về BLGĐ. Thông qua kết quả nghiên giúp các nhà lãnh đạo, những
người trực tiếp quản lý về vấn đề phòng và chống BLGĐ của tỉnh Thừa Thiên
Huế nói riêng và của đất nước nói chung có quá trình hoạch định, điều chỉnh,
bổ sung những chính sách và biện pháp phù hợp đối với vấn đề phòng và
chống BLGĐ và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời về mặt thể chất lẫn tâm lý
cho nạn nhân. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn góp phần đưa luật phòng
chống BLGĐ, các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về BLGĐ vào
với cuộc sống thực tiễn của nhân dân, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản
về BLGĐ, giúp bản thân mỗi người dân tự ý thức trong ngăn ngừa đi đến xoá
bỏ những hành vi BLGĐ tại địa phương và mang lại cho xã hội những gia
đình đúng nghĩa là những tổ ấm.
Đối với bản thân: Quá trình thực tập tốt nghiệp mà cụ thể là đi sâu vào
nghiên cứu vấn đề: “Vai trò của truyền thông trong phòng và chống bạo lực
gia đình” là một trong những điều kiện và cơ hội tốt để cho tôi có thể áp dụng
các lý thuyết và phương pháp đã được học từ giảng đường nhà trường vào
việc thực hành nghiên cứu cuộc sống thực tiễn. Đồng thời quá trình nghiên
cứu giúp tôi hiểu thêm các vấn đề gia đình và hiểu thêm về một cộng đồng
dân cư với những bản sắc riêng qua đó giúp cho tôi có kinh nghiệm hơn trong
những cuộc nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác sau này.
8. Bố cục của khoá luận
Khoá luận được chia làm hai phần và hai chương.
Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về đề tài, về lý do chọn đề tài, mục
đích và ý nghĩa của việc chọn đề tài, các phương pháp để tiến hành nghiên
cứu, giả thuyết để nghiên cứu, đóng góp của đề tài.
Nội dung chính của khóa luận được thể hiện trong 2 chương
15
Chương 1: Giới thiệu về cơ sở lý luận của quá trình nghiên cứu bao

gồm: Các khái niệm cơ bản của đề tài, một số lý thuyết cơ bản được áp dụng
cho quá trình nghiên cứu
Chương 2: Trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: Vài nét về địa bàn
nghiên cứu, thực trạng của BLGĐ và hoạt động truyền thông trong phòng
chống BLGĐ tại địa bàn nghiên cứu, vai trò của truyền thông trong phòng và
chống BLGĐ, một số hạn chế của truyền thông trong phòng và chống BLGĐ
tại địa phương.
Phần kết luận và khuyến nghị.
16
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niêm công cụ
1.1.1. Khái niệm truyền thông
Có rất nhiều cách hiểu về truyền thông. Theo tác giả Mai Quỳnh Nam:
Truyền thông là một dạng căn bản của hành vi con người trong xã hội. Đó là
cơ chế để các liên hệ của con người tồn tại và phát triển. [41;Tr.1]
Theo cách tiếp cận mang tính văn hoá của Keyton (2005) thì truyền
thông là một quá trình tương tác phức hợp và liên tục giữa các thành viên và
thông qua quá trình đó các thành tố của văn hoá được nhận thức và chia sẻ.
[36; Tr.5]
Trong Luật phòng chống BLGĐ của nước ta cũng nêu rõ: Thông
thông, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình là những hành động
nhằm làm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới
xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của
con người. [32, Tr.12]
Trong các khái niệm trên thì khái niệm được đưa ra trong luật phòng
chống BLGĐ là khái niệm phù hợp hơn với nội dung của đề tài nghiên cứu vì
khái niệm đã khái quát lên được nhiệm vụ của truyền thông trong phòng và
chống BLGĐ.
1.1.2. Khái niệm gia đình
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội thu nhỏ mà

các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ con người bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách
nhiệm đạo đức với nhau nhằm đâp ứng những nhu cầu riêng của các thành
viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
[31;Tr.131]
17
Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết
chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục…
giữa các thành viên. [5;Tr.154]
1.1.3. Khái niệm bạo lực gia đình
Luật phòng chống BLGĐ nước ta có định nghĩa về BLGĐ như sau:
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất tinh thần và kinh tế của các thành
viên khác trong gia đình. [32;Tr.1]
Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về
bạo lực gia đình như sau: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới
nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục
hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những
hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do,
dù nó xảy ra nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” [36;Tr.3]
Trong hai khái niệm này khái niệm của luật phòng chống BLGĐ của
nước ta là phù hợp với đề tài nhiên cứu hơn cả vì khái niệm này phù hợp với
việc nghiên cứu về tình hình BLGĐ tại địa phương.
1.2. Các lý thuyết có liên quan
1.2.1. Thuyết học hỏi
Thuyết học hỏi của Bandura ra đời năm 1977. Ông cho rằng hành vi
của các cá nhân trong một nhóm có tác động đến các thành viên khác làm cho
những thành viên này thay đổi. Sự thay đổi này diễn ra theo hai hướng khác
nhau, một là làm cho thành viên đó thay đổi theo hướng tích cực hơn, hai là

thành viên đó không thay đổi hoặc thay đổi theo hướng tiêu cực.
Khi áp dụng vào nghiên cứu này ta thấy. Nếu trong CLB “Hạnh phức
gia đình” có một thành viên gây ra bạo lực thì sẽ bị các thành viên khác trong
18
CLB phê phán, quá trình phê phán có thể là trực tiếp hoặc có thể là gián tiếp
thông qua các buổi sinh hoạt. Sự phê phán này của các thành viên trong câu
lạc bộ sẽ tác động lên cá nhân đó theo hai hướng: Một là làm cho cá nhân đó
thay đổi hành vi không còn gây bạo lực nữa, hai là cá nhân đó không thay đổi
mà hành vi gây bạo lục đó sẽ được duy trì chính vì vậy mà vai trò tác động
của truyền thông thông qua CLB là rất lớn trong việc thay đổ nhận thức và
hành vi của mỗi cá nhân.
1.2.2. Thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống của Parsons ra đời vào năm 1951. Thuyết hệ thống nói
tới vai trò của các cá nhân trong một nhóm. Theo ông nhóm là một hệ thống,
bên trong các yếu tố tác động lẫn nhau. Khi nói hệ thống có nhiều bộ phận tuỳ
thuộc lẫn nhau như một mắt xích. Và các mắt xích này liên kết với nhau tạo
thành một hệ thống chặt chẽ. Nếu một bộ phận bị lỗi thì ảnh hưởng đến cả
một hệ thống. Cũng như trong một nhóm các cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau khi có một cá nhân thay đổi thì sẽ ảnh hưởng tới các cá nhân khác.
Áp dụng lý thuyết hệ thống vào nghiên cứu này ta thấy được gia đình là
một nhóm hay một tiểu hệ thống mà các cá nhân trong gia đình là một thành
phần của hệ thống đó. Các cá nhân liên kết với nhau tạo nên một gia đình lớn
mạnh và chặt chẽ nhưng khi một thành viên nào đó trong gia đình có những
thay đổi hành vi không phù hợp (gây bạo lực) thì các thành viên còn lại sẽ bi
ảnh hưởng. Hay ta vẫn thấy gia đình là một tế bào của xã hội. Các gia đình
liên kết lại tạo thành một hệ thống xã hội. Khi một gia đình có gây bạo lực
thì xã hôi cũng sẽ bị ảnh hưởng (nạn ly hôn tăng, tệ nạn xã hội tăng, ảnh
hưởng đến thế hệ trẻ…).
1.2.3. Thuyết tâm lý năng động
Thuyết tâm lý năng động của Freud và Frank Moreno ra đời vào năm

1920. Theo hai ông, thông qua quá trình sinh hoạt nhóm là quá trình mà các
cá nhân có dịp nhìn lại mình, đối chiếu mình với người khác như cạnh tranh
19
và đưa ra xu hướng thay đổi hành vi, quan điểm, hành động dựa trên chuẩn
mực của nhóm. Quá trình này nhóm có tác động mạnh mẽ đối với các cá nhân
làm cho các các nhân tự ý thức để hoàn thiện mình hơn.
Áp dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu giúp ta lý giải được tại sao
thông qua quá trình sinh hoạt chung ở các CLB các cá nhân có điều kiện biết
được kinh nghiệm của người khác dựa trên mục tiêu của CLB, từ đó giúp họ
chuyển đổi trong hành động, có thể tự điều chỉnh hành vi mà mình gây ra đối
với các thành viên trong gia đình. Khi tham gia sinh hoạt nhóm họ thấy được
các cá nhân khác trong nhóm có những hành vi tốt như: họ không gây bạo
lực, họ không gia trưởng, họ nhẹ nhàng trong lời nói và hành động với những
thành viên khác trong gia đình thì sẽ tác động đến tâm lý, thái độ và hành vi
của cá nhân đó làm cho họ tự thay đổi nhận thức và những hành vi sao cho
phù hợp hơn với các thành viên khác trong nhóm.

20
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về địa bàn xã Thủy Phương
2.1.1. Về trí địa lý và điều kiện tự nhiên của xã Thủy Phương
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc trung bộ, có tọa
độ là 16-16,8 B và 107,8 – 180,2 Đ. Diện tích của toàn tỉnh là 5035,99 km
2
,
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, Phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp
thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào. Về địa hình đồi núi chiếm ¼ diện tích của toàn tỉnh, vùng trung
du chiếm ½ diện tích và vùng đồng bằng chiếm ½ diện tích đất còn lại.
[38;Tr.1]

Hương Thủy là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Bắc giáp với thành phố Huế, phía Nam giáp với huyện Phú Lộc, phía
Tây giáp huyện Nam Đông, phía Đông giáp huyện Phú Vang. [37,Tr.1]
Xã Thuỷ Phương là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Hương Thuỷ
nằm cách phía nam thành phố Huế khoảng 3km trên tuyến Quốc lộ 1A. Diện
tích của toàn xã là 1257 ha. Vị trí địa lý bao gồm: phía Bắc giáp xã Thuỷ
Dương, phía Nam giáp xã Thuỷ Bằng, phía Tây và Đông giáp xã Thuỷ Châu.
Địa hình tự nhiên xã chủ yêú là đồng bằng (chiếm 78% diện tích), một diện
tích nhỏ là các đồi núi ở phía Tây và một số đầm phá ở phía Đông. Xã Thủy
Phương cũng là một trong những xã của huyện Hương Thủy có tuyến quốc lộ
1A chạy qua. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển
kinh tế của xã. Về khí hậu, Thủy Phương mang nét đặc trưng khí hậu của tỉnh
Thừa Thiên Huế là nóng ẩm và mưa nhiều. Tuy nhiên cũng giống như các địa
bàn xã khác trên cả tỉnh Thủy Phương cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn
của hiện tượng lũ lụt đặc biệt vào mùa mưa. Đây cũng là một trở ngại cho sản
xuất kinh tế nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. [39;Tr.1]
21
2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội của xã Thủy Phương
Theo tổng điều tra dân số thời điểm 1/4/2008 dân số của toàn xã là
13000 người, với 3027 hộ. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, khoảng 15% là ngành nghề dịch vụ và buôn bán. Xã Thuỷ Phương
được chia làm 11 khu vực dân cư bao gồm các thôn theo thứ tự từ thôn 1 đến
thôn 11.
Cơ cấu kinh tế của xã bao gồm: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp - thương mại dịch vụ, công tác quản lí đất đai, công tác xây dựng cơ
bản.
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu: trồng trọt, chăn nuôi. Trong đó: cây lúa
diện tích gieo trồng 142 ha, năng suất 53,1 tạ /ha, sản lượng đạt 7540 tấn, cây
lạc: Năm 2008 diện tích gieo trồng đạt 289 ha, năng suất bình quân đạt 23
tạ /ha, sản lượng đạt 664,7tấn. Ngoài ra trên địa bàn còn trồng trọt các loại

cây khác như cây sắn (xen lạc), năng suất bình quân đạt 20,5tấn /ha, sản
lượng 2870 tấn, các loại cây rau màu đạt 73 ha. Chăn nuôi: chủ yếu là gia súc
gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản như: trâu bò, chăn nuôi gia súc nhỏ và gia
cầm.
Về thủ công nghiệp, mạng lưới cơ sở sản xuất ngày càng được nâng
cao và ngày càng hoạt động có hiệu quả, thu hút lao động tại địa phương, thủ
công nghiệp đang ngày càng phát triển và góp phần vào sự tăng trưởng kinh
tế của xã.
Về thương mại và dịch vụ, trên địa bàn phát triển mạnh với các ngành
như: Xây dựng sản xuất vật liệu xây dưng, sản xuất đồ mộc. Các hợp tác xã
đang ngày càng đẩy mạnh hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp như làm đất,
thuỷ lợi, vật tư nông nghiệp… Ngoài ra hiện nay trên địa bàn có 205 hộ tham
gia hoạt động thương mại dịch vụ. Tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch
vụ đã góp phần tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã.
22
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương
giáo dục ở Thuỷ Phương ngày càng được xây dưng và mở rộng về quy mô cơ
sở vật chất hạ tầng được nâng cao về chất lượng.
Về y tế, trạm y tế xã luôn thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia
và quốc tế. Y tế dự phòng tiến hành tiêm phòng định kỳ hàng tháng cho trẻ
dưới 6 tháng tuổi, tổ chức tẩy giun cho các em học sinh hàng năm. Công tác
phòng dịch được thực hiện thường xuyên đã phối kết hợp với các đoàn thể tổ
chức chăm sóc sức khoẻ ban đầu của thôn. Những năm gần đây không co dịch
bệnh xảy ra.
Về văn hoá, được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận
tổ quốc trong việc thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn
hoá, duy trì và kiện toàn ban cổ động xã tăng cường sinh hoạt tổ văn hoá chủ
đề sinh hoạt luôn đuợc chú ý và đi vào trọng tâm hơn. Đến nay trên địa bàn
xã có trên 85,2% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá các, phối hợp với mặt trận tổ

chức tốt ngày hội đại đoàn kết toàn dân. Đặc biệt tại địa phương đã tích cực
trong việc xây dựng các phong trào do HLHPN xã phát động như xây dựng
gia đình văn hóa, làng văn hóa… đây là một yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ
của các cá nhân trong gia đình, trong làng xã trở nên thân thiết và gắn bó hơn.
Bên cạnh những yếu tố văn hoá hiện đại thì yếu tố văn hoá truyền thống
cũng là một trong những thế mạnh trong nền văn hoá của xã. Các loại lễ hội
tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội văn hoá mang đậm những bản sắc riêng. Tuy
nhiên một thực tế cho ta thấy rằng nên văn hoá truyền thống đã ăn sâu vào
trong đời sống của mỗi người dân địa phương đặc biệt là ảnh hưởng của: hệ
tư tưởng gia trưởng, chế độ phụ quyền, và một số hủ tục khác như cờ bạc,
rượu chè Đây là một yếu tố dẫn tới cách nhìn nhận và những hành vi sai
lệch của người dân có liên quan đến BLGĐ và nó tác động trực tiếp đến thực
trạng BLGĐ của địa phương. [39,Tr.2]
23
2.2. Thực trạng về BLGĐ và hoạt động truyền thông trong phòng
chống BLGĐ ở xã Thủy Phương
2.2.1. Thực trạng BLGĐ ở địa bàn nghiên cứu
Trong những năm qua, mặc dù công cuộc vận động xây dựng gia đình
văn hóa và sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đạt được những bước tiến bộ quan
trọng, nhưng vấn đề BLGĐ ở nước ta vẫn đang xảy ra và trở thành một vấn
đề nóng bỏng của xã hội. Những năm gần đây hiện tượng BLGĐ được phản
ánh nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo báo cáo của Bộ
Công an, trên phạm vi toàn quốc thì cứ khoảng 2 - 3 ngày có một người bị
giết liên quan đến BLGĐ. Trong năm 2005, có 14% số vụ giết người liên
quan đến BLGĐ (151/1113 vụ). Ba tháng đầu năm 2006 tỷ lệ này là 30,5%
(26/77 vụ). [1,Tr.5]
Theo báo cáo của Toà án nhân dân tối cao về việc giải quyết các vụ
kiện tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì năm 1998 các cơ quan tòa án trên
cả nước đã thụ lý 55.419 vụ ly hôn, trong đó có 28.686 vụ ly hôn do mâu
thuẫn gia đình, người vợ bị đánh đập ngược đãi, chiếm tỷ lệ 52 %. Sang năm

1999 đã thụ lý là 52774 vụ ly hôn trong đó có 29.751 ly hôn nguyên nhân do
mâu thuẫn gia đình, chiếm 56%. So với năm 1998 tỷ lệ này đã tăng lên 4%.
Đến năm 2000 số vụ được thụ lý là 51.631 vụ trong đó ly hôn vì BLGĐ là
32.164 vụ chiếm tỷ lệ 62,62% và tỷ lệ này tăng lên 10% so với năm 1999 và
6% so với năm 1999. Tính từ ngày 1/1/2000 đến ngày 31/12/2005 các Toà án
địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 18.6954 vụ ly hôn
do BLGĐ. BLGĐ chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Riêng
năm 2005 có tới 39.730 vụ ly hôn vì BLGĐ trong tổng số 65.929 vụ ly hôn,
chiếm 60,3%. [34;Tr.2]
24
Biểu đồ 1: Tỷ lệ ly hôn do BLGĐ so với tỷ lệ ly hôn của cả nước từ
1998 - 2005.
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được sự gia tăng không ngừng của tỷ lệ
ly hôn vì BLGĐ. Giai đoạn từ 1998 đến 2000 mặc dù tỷ lệ ly hôn chung của
cả nước đã giảm từ 55.419 vụ (năm 1998) xuống 51.631 vụ (năm 2000)
nhưng tỷ lệ ly hôn vì BLGĐ vấn tăng. Năm 1998 cả nước chỉ mới 28.686 vụ
lên năm 1999 tăng lên 29.751 vụ, sang năm 2000 tăng lên 32.164 vụ và đến
năm 2005 tăng lên 39.730 vụ. Điều này chứng tỏ rằng tình trạng BLGĐ đang
ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề báo động xã hội. Nó đã trở thành một
nguy cơ lớn trong việc phá vỡ hạnh phúc gia đình và phá vỡ sự bình ổn của
xã hội.
Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước, nạn
BLGĐ đã và đang phát triển với nhiều dạng thức khác nhau. Theo số liệu của
Toà án nhân dân 9 huyện và thành phố Huế từ năm 2001 - 2006 đã thụ lý
3.253 vụ án về hôn nhân và gia đình trong đó có 1258 vụ ly hôn do BLGĐ
chiếm tỷ lệ 38,6%. Một số Huyện có tỷ lệ BLGĐ cao: ALưới 86,4%, Quảng
Điền 84,6%, Phú Vang 76%.
25

×