ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG QUỲNH HOA
Tên đề tài:
T
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ HƯNG ĐẠO - TP CAO BẰNG-
TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Phát triển Nông thôn
Khoa : Kinh tế & PTNT
Lớp : 42 - PTNT
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Đinh Ngọc Lan
Thái Nguyên, 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được
sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo PGS.TS. Đinh Ngọc Lan -
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
UBND xã Hưng Đạo, Hội phụ nữ xã Hưng Đạo đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở.
Bà con nông dân và một số cán bộ trong xã được chọn làm địa bàn
nghiên cứu, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của
các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Quỳnh Hoa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của cô giáo PGS.TS.Đinh Ngọc Lan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn và
ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Quỳnh Hoa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1:Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã Hưng Đạo năm 2013 29
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2013 32
Bảng 4.3: Tỷ lệ học sinh giỏi, khá, tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp ở các trường trên
địa bàn xã năm 2013 35
Bảng 4.4: Cơ sở vật chất, cán bộ y tế xã năm 2013 35
Bảng 4.5: Lao động xã Hưng Đạo chia theo giới tính giai đoạn 2011 - 2013 39
Bảng 4.6: Trình độ của cán bộ hội đoàn thể năm 2013 41
Bảng 4.7:Cơ cấu phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn
thể năm 2013 42
Bảng 4.8: Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng năm 2013 43
Bảng 4.9: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia điều hành sản xuất của hộ 44
Bảng 4.10: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp năm
2014 47
Bảng 4.11: Phân công lao động trong các công việc nhà và hoạt động cộng đồng 48
Bảng 4.12: Tình hình quản lý vốn vay của hộ 52
Bảng 4.13 Tình hình sử dụng thời gian trong ngày của phụ nữ trong các nhóm
hộ điều tra 54
Bảng 4.14: Quyền ra quyết định chính trong các hoạt động trong gia đình 56
DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 40
Biểu đồ 4.2: Trình độ văn hóa của phụ nữ trong các nhóm hộ 44
Biểu đồ 4.3: Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ 50
Biểu đồ 4.4: Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) 51
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 ĐVT Đơn vị tính
2 TDTT Thể dục thể thao
3 KHKT Khoa học kỹ thuật
4 UBND Uỷ ban nhân dân
5 THCS Trung học cơ sở
6 TH Tiểu học
7 THPT Trung học phổ thông
8 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
9 TT Thông tin
10 GĐVH Gia đình văn hóa
11 BHYT Bảo hiểm y tế
12 HĐND Hội đồng nhân dân
13 NTM Nông thôn mới
14 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
15 KTXH Kinh tế xã hội
16 SL Số lượng
17 CC Cơ cấu
18 TP Thành phố
19 DTTS Dân tộc thiểu số
20 NĐ-CP Nghị định - chính phủ
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa về mặt học tập 3
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn 3
1.4. Yêu cầu của đề tài 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1. Một số khái niệm 4
2.1.1.1. Giới và giới tình 4
2.1.1.2 Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới 4
2.1.1.3. Nhu cầu giới và bình đẳng giới 6
2.1.1.4 Vai trò giới 6
2.1.1.5 Quan điểm về giới 7
2.1.1. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội nông hộ 7
2.1.2.1 Một số khái niệm 7
2.1.2.2 Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội 9
2.1.1.3. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 10
2.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
gia đình 11
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình 11
2.1.3.1 Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam 11
2.1.3.2 Yếu tố về sức khoẻ 12
2.1.3.3 Khả năng tiếp nhận thông tin 12
2.1.3.4 Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ còn
nhiều hạn chế 12
2.1.3.5 Các yếu tố chủ quan 13
2.1.4. Một số vấn đề dặt ra đối với phụ nữ 13
2.1.4.1 Về vấn đề sức khoẻ 13
2.1.4.2 Về sức khỏe, thể chất 13
2.1.4.3 Sức khoẻ về tinh thần 14
2.1.4.4 Về chuyên môn kỹ thuật 15
2.1.4.5 Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định 15
2.1.4.6 Về vấn đề tiếp cận đất đai 16
2.1.4.7 Về vấn đề ra quyết định 17
2.1.4.8 Vấn đề tham gia các hoạt động cộng đồng 17
2.1.5. Các chủ trương chính sách của đảng 17
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 20
2.2.1 Tình hình thay đổi của phụ nữ trên thế giới 20
2.2.2 Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình và
hoạt động xã hội 21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 23
3.1 Đối tượng nghiên cứu 23
3.2 Phạm vi nghiên cứu 23
3.3 Nội dung nghiên cứu 23
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 23
3.3.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn xã Hưng Đạo 23
3.3.3 Thuận lợi, khó khăn trong việc phát huy vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình 23
3.3.4 Những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếuđẩy mạnh vai trò của
phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. 23
3.4 Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 23
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 24
3.4.2.1 Số liệu thứ cấp 24
3.4.2.2 Số liệu sơ cấp 24
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
4.1.1.1. Vị trí địa lý 25
4.1.1.2 Điều kiện địa hình địa mạo 25
4.1.1.3 Khí hậu, thủy văn 26
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 27
4.1.1.5 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
địa bàn xã 30
4.1.2 Tình hình sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội 31
4.1.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp 31
4.1.2.2 Tình hình phát triển xã hội 34
4.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã
Hưng Đạo 39
4.2.1 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội tại xã
Hưng Đạo 39
4.2.1.1 Phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 39
4.2.1.2 Trình độ của cán bộ các hội,đoàn thể trên địa bàn nghiên cứu 41
4.2.1.3 Phụ nữ tham gia các công tác xây dựng Đảng và chính quyền. 42
4.2.2 Thực trạng vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 42
4.2.2.1 Vai trò của phụ nữ trong tham gia công tác xã hội 42
4.2.2.2 Vai trò của phụ nữ trong quản lý điều hành sản xuất 44
4.2.2.3 Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập 45
4.2.2.4 Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ 49
4.2.2.5 Vai trò trong kiểm soát nguồn lực của hộ 51
4.2.2.6 Sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ 53
4.2.2.7 Quyền ra quyết định chính trong các hoạt động trong gia đình 55
4.2.3 Những thành tựu và hạn chế trong việc khai thác, phát huy vai trò của
phụ nữ 58
4.2.3.1 Mặt thành tựu 58
4.2.3.2 Mặt hạn chế 59
4.2.4.1 Quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại 59
4.2.4.2 Bản thân người phụ nữ 60
4.2.4.3 Sự quan tâm của chính quyền đoàn thể 61
4.3 Những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh vai trò
của phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế hộ tại địa bàn nghiên cứu 61
4.3.1 Phương hướng 61
4.3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo 62
4.3.2.1 Tích cực tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức về giới cho người
dân qua các lớp học, đồng thời triển khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng, nhằm thay đổi và nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này 63
4.3.2.2 Nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ 63
4.3.2.3 Xây dựng môi trường thuận lợi khuyến khích, động viên để phụ nữ tự
tin hơn tham gia vào các công việc gia đình cũng như ngoài xã hội 64
4.3.2.4 Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực cho phụ nữ 64
4.3.2.5 Làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe và đời
sống cho phụ nữ 64
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2 Kiến nghị 67
5.2.1 Đối với nhà nước 67
5.2.2 Đối với chính, quyền đoàn thể địa phương 67
5.2.3 Đối với người nông dân 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngàn xưa phụ nữ Việt Nam giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Các tấm gương tiêu biểu như
Hai Bà Trưng, Chị Võ Thị Sáu…và các mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày nay
phụ nữ Việt Nam vẫn đang tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy, những người phụ
nữ Việt Nam đang cùng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước. Các chị vừa là người vợ, vừa là người mẹ, người con trong gia đình,
các chị đang phải gánh trên vai cả trọng trách đối với gia đình và cả xã hội.
Phụ nữ còn có vai trò quan trọng trong đội ngũ lao động đông đảo những
người lao động trong xã hội. Bằng những lao động sáng tạo của mình họ đã
góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú thêm cuộc sống con người.Phụ
nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt
động vật chất, họ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải nuôi sống con
người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất phụ nữ còn tái sản xuất ra con
người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần phụ
nữ còn có vai trò sáng tạo nền văn hóa nhân loại , nền văn hóa dân gian, bất kì
dân tộc nào bất kì nước nào đều có sự tham gia bằng nhiều hình thức của
đông đảo chị em phụ nữ.
Ở Việt Nam phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số cả nước họ tham gia vào
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…và
ngày càng thể hiện rõ vai trò của chính mình trong suốt chặng đường đấu
tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước. Trong công cuộc đổi mới
đất nước của Đảng phụ nữ luôn giữ và phát huy cao tinh thần yêu nước, đoàn
kết, lao động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn gian khổ để vươn lên học
tập, lao động và đạt được nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực.
Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ
trong xã hội, tạo mọi điều kiện cho phụ nữ tham gia và phát huy vai trò của
mình trên các lĩnh vực nhất là ở khu vực nông thôn. Cùng với việc tham gia
tích cực vào phát triển kinh tế gia đình mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt
2
động kinh tế xã hội góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội ổn
định góp phần vào thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam.
Hưng Đạo là một xã thuộc Thành Phố Cao Bằng với hơn 50% dân số là
phụ nữ.Lực lượng này đã và đang đóng góp to lớn vào việc phát triển kinh tế
xã hội của toàn xã. Tuy nhiên sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhận
phù hợp với vai trò và vị trí của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội
và trong gia đình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường người phụ nữ luôn
phải “nặng gánh hai vai”, vừa làm tốt vai trò xã hội, vừa phải đảm nhiệm vai
trò làm vợ, làm mẹ trong quỹ thời gian và sức khỏe hạn chế.Để cố gắng làm
tốt họ phải luôn nỗ lực, hi sinh , những quyền lợi chưa được quan tâm đúng
mức. Trong khi họ là người trực tiếp tham gia sản xuất nhưng hiệu quả canh
tác không cao, đời sống chưa được cải thiện rõ rệt. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là:
Vai trò của phụ nữ trong phát triển nông thôn hiện nay như thế nào?Làm sao
để nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế cho
chính gia đình mình? Những rào cản,giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn
trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ.X uất phát từ những vấn đề
thực tế đó nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu vai trò của phụ
nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hưng Đạo- TP Cao Bằng-
Tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá vai trò của phụ nữ trên địa bàn xã Hưng Đạo - TP Cao Bằng
trong phát triển kinh tế hộ. Từ đó đưa ra giải phápnhằm tạo cơ hội cho phụ nữ
phát huy tiềm năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống trong phát triển kinh tế hộ nói riêng và đóng góp vào sự phát triển
kinh tế- xã hội nói chung.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ tại xã Hưng Đạo
- Tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ
nữ trong phát triển kinh tế hộ. Qua đó, đưa ra phương hướng, đề xuất các giải
3
pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
gia đình tại xã Hưng Đạo.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về mặt học tập
Đề tài là cơ hội cho em được học tập, rèn luyện, đi sâu vào thực tế,
được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, cung cấp những kiến thức
thực tế khi tiếp xúc, làm việc với người dân.
Tích lũy thêm những kiến thức mới cho bản thân nhằm phục vụ cho
công tác sau này. Ngoài ra, đề tài còn là cơ hội cho em được nghiên cứu, tìm
hiểu về đời sống của người dân trên địa bàn xã nơi mình đang sinh sống, từ
đó hiểu thêm về tình hình địa phương và có những dự định ấp ủ để phát triển
quê hương.
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp nhìn nhận đúng hơn về vai trò
của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình. Từ đó nâng cao nhận thức
của chính người phụ nữ và người dân về vai trò của phụ nữ, góp phần phát
huy hơn nữa vai trò của họ trong phát triển kinh tế của gia đình mình nói
riêng và phát triển chung của địa phương.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Đề tài phải có số liệu chính xác, khác quan
- Đề tài phải đánh giá đúng được vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ tại địa phương
- Đề tài phải đưa ra giải pháp phù hợp, khả thi.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Giới và giới tính
Giới tính và giới thường bị nhầm lẫn với nhau. Nhưng thực chất, hai khái
niệm này lại khác nhau ở hai phương diện cơ bản đó là: sinh học và xã hội.
Giới tính: là một thuật ngữ được các ngành khoa học xã hội và các
nhà sinh học dùng để chỉ một phạm trù sinh học, trong ý nghĩa đó nam và nữ
khác nhau về mặt sinh học, tạo nên hai giới tính: nam giới và nữ giới. (Bùi
Thị Minh Hà, 2010)[1]
Giới: Giới trước hết không phải là phụ nữ. Giới liên hệ đến vai trò
của nam và nữ do xã hội hoặc do một nền văn hóa xác lập nên. Giới có thể
khác nhau giữa nơi này và nơi khác, giữa nền văn hóa này so với nền văn hóa
khác và có thể thay đổi theo thời gian. (Bùi Thị Minh Hà, 2010)[1]
Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ nhân học, nói đến vai trò,
trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. Giới đề cập đến
vấn đề phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam
và nữ trong một bối cảnh cụ thể. (Bùi Thị Minh Hà, 2010)[1]
Giới là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hội
của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay
đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. "Giới là sản
phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan
hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo
công bằng trong xã hội.
2.1.1.2 Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới
Đặc điểm về giới
- Không tự nhiên mà có
- Học được từ gia đình và xã hội
- Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền)
- Có thể thay đổi được
5
Nguồn gốc giới:
- Trong gia đình, bắt đầu từ khi sinh ra, đứa trẻ được đối xử tuỳ theo nó
là trai hay gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của ông bà,
bố mẹ, anh chị. Đứa trẻ được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo
giới tính của mình.
- Trong nhà trường, các thầy cô giáo cũng định hướng theo sự khác biệt
về giới cho học sinh. Học sinh nam được hướng theo các ngành kỹ thuật, điện
tử, các ngành cần có thể lực tốt. Học sinh nữ được hướng theo các ngành như
may, thêu, trang điểm, các ngành cần sự khéo léo, tỷ mỉ.
- Các thể chế xã hội như: chính sách, pháp luật…cũng có ý nghĩa làm
tăng hoặc giảm sự khác biệt về giới (ví dụ: ưu tiên nữ trong các nghề y tá, thư
ký. Nam trong các nghề lái xe, cảnh sát…)
Sự khác biệt về giới:
Phụ nữ được xem là phái yếu vì một mặt thể lực họ yếu hơn nam giới,
họ sống thiên về tình cảm. Vì vậy việc phân công lao động giữa hai giới cũng
có sự khác biệt.Người phụ nữ có thiên chức làm vợ, làm mẹ, chăm sóc con cái
và gia đình. Còn nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ có
thể lực tốt hơn phụ nữ, cứng rắn nhanh nhẹn hơn trong công việc. Đặc trưng
này khiến nam giới ít bị ràng buộc hơn bởi con cái và gia đình, họ tập trung
hơn vào công việc tạo ra của cải vật chất và các công việc xã hội. Chính điều
này làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã
hội.
Hơn nữa, nam giới và nữ giới lại có xuất phát điểm không giống nhau
để tiếp cận cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức độ
khác nhau để tham gia vào các chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm
bắt các thông tin xã hội. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và
cơ hội được học tập, tiếp cận việc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình,
ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tư tưởng,
phong tục tập quán đối với mỗi giới cũng khác nhau.[10]
6
2.1.1.3. Nhu cầu giới và bình đẳng giới
*Nhu cầu giới thực tế
:
Là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới cần
được đáp ứng để thực hiện tốt các vai trò được xã hội công nhận.
Những nhu cầu này xuất phát từ công việc, đời sống hàng ngày, hoạt
động hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu cầu này được đáp ứng
thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình. Nhu cầu giới thực tế là
những nhu cầu được hình thành từ những điều kiện cụ thể mà mỗi giới trải
qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công lao động theo
giới, cùng với lợi ích giới thựctế của họ là sự tồn tại của con người. Khác với
nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ
không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu giới thực tế thường là
sự hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay do phụ nữ xác định
trong hoàn cảnh cụ thể.(Bùi thị Minh Hà,2010)[1]
* Nhucầu giới chiến lược: Là những nhu cầu thường nảy sinh từ vị thế
thấp hơn của mỗi giới trong xã hội. Các nhu cầu này liên quan đến phân công
lao động, đến quyền lực, sự kiểm soát và có thể bao hàm cả những vấn đề như
quyền pháp lý, bạo lực trong gia đình, tiền công công bằng hoặc sự kiểm soát
thân thể… Việc đáp ứng các nhu cầu giới chiến lược sẽ làm thay đổi sự phân
công lao động, thay đổi vai trò và vị thế của giới.( Bùi thị Minh Hà,2010)[1]
* Bình đẳng giới: nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùng
được công nhận và có vị thế bình đẳng .
Nam giới và phụ nữ được bình đẳng về:
- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng.
- Các cơ hội để tham gia đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triển.
- Quyền tự do và chất lượng cuộc sống.
2.1.1.4 Vai trò giới
- Vai trò sản xuất: là những hoạt động do phụ nữ và nam giới thực hiện
để làm ra của cải vật chất hoặc tinh thần đem lại thu nhập hoặc để tự tiêu
dùng. Ví dụ: trồng lúa, nuôi gà, dạy học, …
7
- Vai trò tái sản xuất (còn gọi là công việc gia đình): Bao gồm các hoạt
động nhằm duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn
thuần là tái sản xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì, phát triển lực
lượng lao động cho hiện tại và tương lai như: nuôi dạy con cái, nuôi dưỡng
các thành viên trong gia đình, làm công việc nội trợ…vai trò này hầu như của
người phụ nữ.
- Vai trò cộng đồng: Thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở
mức cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện
các nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng. Những hoạt động tự nguyện
mang lại phúc lợi cho cộng đồng như: dọn đường sạch sẽ, bảo vệ nguồn nước
sạch, hoạt động từ thiện…Hoạt động lãnh đạo ra quyết định như: tham gia cấp
ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, lãnh đạo đoàn thể.
Tuy phụ nữ và nam giới thực hiện ba vai trò, xong lại được phân công
lao động khác nhau. Phụ nữ thường làm những việc đơn giản, ít kỹ thuật nên
thu nhập thấp và giá trị công việc bị đánh giá thấp.
Phân công lao động theo giới truyền thống đã tạo ra bất bình đẳng giới,
hạn chế sự phát huy tiềm năng của phụ nữ và ảnh hưởng tới sự tham gia của
phụ nữ vào quá trình phát triển của đất nước và xây dựng hạnh phúc gia đình.
Vì vậy, một trong những yếu tố tạo nên bình đẳng giới là thay đổi phân công
lao động theo giới truyền thống.
2.1.1.5 Quan điểm về giới
Quan điểm giới khẳng định và đánh giá cao vai trò của người phụ nữ.
Quan điểm này cho rằng để đạt đến bình đẳng nam nữ cần thay đổi cơ chế
phân công lao động hiện đang quá nhấn mạnh đến mức khác biệt giữa phụ nữ
và nam giới. (Bùi Thị Minh Hà,2010)[1]
2.1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội nông hộ
2.1.2.1 Một số khái niệm
* Vai trò: Là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ
được gán cho một địa vị cụ thể mà địa vị là một sự xác định vị trí xã hội trong
một cơ cấu xã hội.
8
* Phát triển: là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự
tăng thêm về quy mô sản lượng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống []
* Phát triển kinh tế: “Được hiểu là quá trình lớn lên hay tăng tiến về
mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm cả tăng
thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế”.Phát triển kinh tế
xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân băng việc
phát triển lực lượng sản xuất , quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng lao động
văn hóa.(Nguyễn Thị Châu,2010)[5]
* Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi nhất của vấn
đề lý luận kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể hiểu là: “ Sự gia tăng của cải vật
chất được biểu hiện bằng sự gia tăng của một hoặc nhiều chỉ tiêu kinh tế, hoặc
của cả nền kinh tế quốc dân trong một thời gian, được đánh giá bằng chỉ số %
tăng thêm của tổng thu nhập hàng năm hay từng thời kỳ” ( Vũ thị
hiền,2010)[9]
* Xã hội:Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân
biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ
cùng một thể chế và có cùng văn hóa.[11]
* Phát triển xã hội: Là sự biến đổi xã hội về mặt chất lượng bao gồm
tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh giáo dục, y tế về số lượng cũng như chất lượng
và các chỉ số về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ và có sự biến đổi theo hướng tiến
bộ hơn, đẹp hơn, tốt hơn. (Phí Thị Hồng Minh, 2009)[6]
* Hộ:
Theo Martin (1988): Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động khác.
Theo Raul(1989): Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc có
quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn
chính bản thân mình và cộng đồng.
Theo Đỗ Trung Hiếu (2011): Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc
hay không cùng huyết tộc, họ cùng sống chung hay không cùng sống chung
9
dưới một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập và ăn chung, cùng tiến hành
sản xuất chung[3].
* Hộ nông dân:Là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp, theo
nghĩa rộng hơn bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp
ở nông thôn. (Đỗ Trung Hiếu, 2011)[3]
* Kinh tế hộ nông dân:Là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản
xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, tiền vốn và tư liệu sản xuất
được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Mọi quyết định trong sản xuất
kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ
trợ và tạo điều kiện phát triển.(Đỗ Trung Hiếu, 2011)[3]
2.1.2.2 Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội
a) Vai trò của phụ nữ trong công việc gia đình
Công việc ở đây là công việc nội trợ nuôi dưỡng và chăm sóc các thành
viên lý do mà vai trò và địa vị của phụ nữ bị hạ thấp là cơ sở căn bản tạo nên
bất bình đẳng nam nữ. Trong nền văn minh nông nghiệp, với sự phát triển của
đại gia đình tính gia trưởng của đàn ông được đề cao. Người phụ nữ trong các
đại gia đình chỉ là nhân vật phụ thuộc, gánh nặng công việc nội trợ vẫn đè lên
vai họ và hầu như chưa có sự chia sẻ của chồng- người nam giới.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nhâm Tuyết(2008) phụ nữ nông
thôn phải làm việc 8-16h/ngày gồm cả công việc gia đình và chăm sóc con cái
họ không có thời gian đọc báo và xem tivi trong khi nam giới chỉ làm
7h/ngày. Phụ nữ thành thị có điều kiện hơn do có dịch vụ và trang thiết bị gia
đình tốt hơn nhưng thời gian dành cho công việc gia đình vẫn gấp 1,5 lần so
với nam giới.[4]
Trong việc nuôi dạy con cái phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn. Phần lớn các
công việc cho ăn, chăm sóc, dạy học thường do người mẹ đảm nhận nhất là
thời kỳ em bé còn nhỏ. Phụ nữ được giao trách nhiệm chăm sóc người già,
người bệnh người tàn tật. Họ phải làm việc vất vả, thời gian dài nhưng lại
không tạo ra thu nhập so với người chồng.
10
Rõ ràng vai trò của phụ nữ trở nên hết sức quan trọng trong việc thực
hiện những công việc gia đình, nhưng việc đồng thời phải thực hiện hai vai
trò quan trọng là làm kinh tế và nội trợ gia đình đã làm cho họ tốn rất nhiều
thời gian và trí lực. Hiện nay dù các quan hệ kinh tế- xã hội đã có nhiều thay
đổi nhưng quan hệ giới hầu như chưa có những chuyển biến kịp thời. Do vậy
phụ nữ thay vì được giải phóng, được chia sẻ trong xã hội hiện đại thì vô hình
chung họ trở thành người gánh chịu nhiều thiệt thòi và trách nhiệm.
b) Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động cộng đồng
Gia đình với tư cách là một chủ thể xã hội, khi tham gia sinh hoạt cộng
đồng bao giờ cũng hiện diện với tư cách là một chủ thể hoàn thiện.
Người phụ nữ hiện nay rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng
đồng. Mặc dù chưa thực sự đạt đến sự bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh
vực hoạt động này nhưng thực tế đã có một tiến bộ đáng kể khi mà người phụ
nữ đã hiện diện với tư cách là chủ, người đại diện cho gia đình để đi dự các
đám hiếu, hỉ, giao tiếp đoàn thể, chính quyền, họp làng bản, tiếp khách…Như
chúng ta đều biết trong truyền thống những công việc này là của đàn ông -
người chủ gia đình. Điều này có nghĩa là phụ nữ đang có sự hòa nhập, chuyển
đổi vai trò một cách rõ rệt.
2.1.1.3. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn
Phụ nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng
sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội
nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Vai trò của phụ nữ
trong sự phát triển kinh tế nông hộ nông thôn thể hiện như sau:
- Trong lao động sản xuất: Phụ nữ là người làm ra phần lớn lương thực,
thực phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ yếu
dựa vào kết quả làm việc của phụ nữ.
- Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia
đình, phụ nữ còn đảm nhận chức năng người vợ, người mẹ. Họ phải làm hầu
hết các công việc nội trợ chăm sóc con cái, các công việc này rất quan trọng
đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội.
11
Như vậy, dù được thừa nhận hay không thừa nhận, thực tế cuộc sống và
những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình,
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, trong bước tiến của nhân loại.
Phụ nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được chia sẻ,
thông cảm cả về hành động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng cần có
những trợ giúp để họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình.
2.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình
*Dựa vào mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh: Mức độ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
càng nhiều thì vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và cả sự
phát triển kinh tế xã hội càng cao.
*Dựa vào thu nhập do phụ nữ tạo ra so với nam giới: Nếu chỉ dựa vào
mức độ tham gia của phụ nữ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cũng
chưa đủ để đánh giá vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình bởi tính
chất công việc khác nhau tạo ra mức thu nhập khác nhau. Do đó mà ta sử
dụng chỉ tiêu thu nhập của phụ nữ so với nam giới. Phần trăm thu nhập do
phụ nữ tạo ra càng lớn thì vai trò của họ càng được khẳng định trong gia đình.
Họ không chỉ chăm sóc con cái, chăm lo nhà cửa mà còn mang lại thu nhập
cho gia đình. Ngày nay phụ nữ có quyền tham gia vào các quyết định của gia
đình, các công việc kinh doanh buôn bán. Mặt khác phần trăm phụ nữ tham
gia vào các hoạt động sản xuất và gia đình thể hiện vai trò của họ trong việc
nâng cao mức sống gia đình và toàn xã hội.
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình
2.1.3.1 Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam
Phụ nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái. Dù làm bất kỳ công việc
gì, thì việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở
nước ta từ nhiều năm nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh
nữ đã kìm hãm tài năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến của họ cho
xã hội và cho gia đình. Việc mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và làm
12
nội trợ gia đình đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Đây là trở ngại lớn cho họ
tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản xuất và các hoạt động chính trị, xã
hội. Vì vậy nhiều chị em trở nên không mạnh bạo, không năng động sáng tạo
bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội. Phong tục tập
quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ tham gia vào quá trình phát
triển kinh tế.[10]
2.1.3.2 Yếu tố về sức khoẻ
Với phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa phải thực hiện thiên
chức của mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa của
mình, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị
giảm sút. Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng lao động mà còn
làm vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như trong việc phát triển kinh tế
gia đình trở nên thấp hơn.
2.1.3.3 Khả năng tiếp nhận thông tin
Do phụ nữ phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn nên cơ hội để
họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng để nắm thông tin rất
hiếm. Ở nhiều vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh người dân còn chưa hề được
tiếp xúc với báo chí và các hình thức truyền tải thông tin khác.
2.1.3.4 Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ còn
nhiều hạn chế
Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi phương tiện thông tin nghe nhìn và
sách báo đến với người dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ
tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt còn gặp
nhiều khó khăn. Ngoài thời gian lao động sản xuất, người phụ nữ dường như
ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi
nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải giành phần lớn thời gian còn
lại cho công việc gia đình. Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật chuyên môn
và sự hiểu biết xã hội. Phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật là 6%, còn ở nam giới tỷ lệ này là 10%. (Vương Thị Vân, 2009)[10].
Theo thông báo của Liên hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn hơn 840
triệu người bị mù chữ, trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số hơn 180 triệu trẻ
em không được đi học thì có tới 70% là trẻ em gái.
13
2.1.3.5 Các yếu tố chủ quan
Một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là nguyên nhân chủ
quan do chính phụ nữ gây ra, đó chính là quan niệm lệch lạc về giới, ngay cả
phụ nữ cũng có cái nhìn không đúng về những vấn đề đó. Họ cũng cho rằng,
những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái…là việc của phụ nữ. Họ
tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Trong khi
họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm
cho mình. Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình, sản xuất càng đè nặng lên đôi
vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Ta có thể khẳng định
rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân loại.
Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ của họ trong cuộc sống.
Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ
đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và
bất bình đẳng. Vì vậy, cần phải tiến tới quyền bình đẳng đối với nữ trên toàn
thế giới. Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao động xã hội, xây dựng
và củng cố thêm nền văn minh nhân loại.
2.1.4. Một số vấn đề dặt ra đối với phụ nữ
2.1.4.1 Về vấn đề sức khoẻ
Sức khoẻ là một tài sản hết sức quan trọng đối với con người, đối với
phụ nữ thì sức khoẻ lại càng quan trọng, vì nó không chỉ làm tăng khả năng
lao động của phụ nữ mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và các
thành viên trong gia đình. Những bà mẹ khoẻ mạnh sẽ sinh ra những đứa con
khoẻ mạnh. Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ là một phương
tiện cho phát triển kinh tế và phát triển con người. Mặc dù những năm qua,
Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ.Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra về sức khoẻ của phụ nữ nông
thôn.
2.1.4.2 Về sức khỏe, thể chất
Sức khoẻ của phụ nữ nông thôn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau
đây:
14
+ Lao động vất vả: phụ nữ đảm nhận khối công việc nhiều hơn nam
giới. Thời gian làm việc của phụ nữ dài hơn và căng thẳng hơn. Bên cạnh đó,
phụ nữ nông thôn thường lao động vất vả trong thời gian mang thai, thậm chí
vẫn lao động nặng trong những tháng cần phải chú ý giữ gìn để đảm bảo an
toàn cho thai nhi.
+ Môi trường ô nhiễm: Với phụ nữ, ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm
càng nhiều vì thời gian phụ nữ lao động hàng ngày trên ruộng đồng nhiều hơn
nam giới nên dễ bị nhiễm độc bởi các hoá chất. Ở nhiều vùng nông thôn Việt
Nam có nhiều hồ, ao tù, đây là nguồn nước chủ yếu của người dân ở nông
thôn (tắm, giặt giũ ) đồng thời cũng tạo điều kiện cho muỗi và ký sinh trùng
sinh sôi nảy nở.[10]
+ Lấy chồng sớm, sinh đẻ nhiều: có một điều dễ nhận thấy là ở Việt
Nam còn có hiện tượng tảo hôn. Những năm gần đây, ở các vùng nông thôn
hiện tượng tảo hôn, lấy chồng sớm có xu hướng gia tăng bởi nhiều nguyên
nhân văn hoá- xã hội, trong đó có nguyên nhân muốn xây dựng gia đình để
tách hộ nhận ruộng khoán, nếu kết hôn muộn sẽ không có cơ hội nhận ruộng
vì chính sách giao ruộng dài hạn (15 đến 20 năm). Lấy chồng sớm dẫn đến hệ
quả là bên cạnh việc chưa được chuẩn bị tốt cả về thể chất, tâm lý để làm dâu,
làm vợ, làm mẹ lẫn kiến thức nuôi dạy con Sự thiếu hiểu biết về dân số- kế
hoạch hoá gia đình nên dẫn đến mang thai và sinh nở, nạo hút thai nhiều.
+ Dinh dưỡng không đảm bảo: Suy dinh dưỡng, thiếu máu cũng là
hiện tượng phổ biến, một nghiên cứu quy mô như ở Việt Nam kiểm tra lượng
Hemoglobin ở phụ nữ có thai cho thấy: 49% phụ nữ nông thôn có lượng
Hemoglobin dưới tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới. Suy dinh dưỡng ở phụ
nữ không chỉ làm tăng tỷ lệ đẻ khó, tai biến thai sản có thể dẫn đến tử vong
mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con cái. Hiện nay, có gần 42% trẻ em
Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.(số liệu được đưa ra trong buổi họp
báo nhân Tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” do Bộ Y tế phát động ngày
8.10.2013).
2.1.4.3 Sức khoẻ về tinh thần
15
Đời sống văn hoá nghèo nàn: Sự đơn điệu trong đời sống văn hoá, thiếu
nơi vui chơi giải trí, hội họp sinh hoạt, thiếu thông tin thời sự chính trị, văn
hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế và hiện tượng dễ thấy ở nhiều vùng nông
thôn hiện nay. Đời sống văn hoá ở nông thôn nghèo nàn là một lý do thúc đẩy
thanh niên rời bỏ nông thôn.[10] Do vậy, xoá bỏ sự nghèo nàn trong đời sống
văn hoá ở nông thôn là một yêu cầu bức thiết của sự công nghiệp hoá nông
thôn, làm điều đó cũng chính là đẩy mạnh việc truyền bá kiến thức khoa học -
kỹ thuật, công nghệ mới, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân nông
thôn về pháp luật, lối sống văn hoá. Hơn nữa, còn ngăn chặn và loại bỏ những
các tật xấu như: mê tín, cờ bạc, số đề, bói toán
2.1.4.4 Về chuyên môn kỹ thuật
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường trong những
năm gần đây đã thực sự giải phóng lao động và đặc biệt là lao động nữ ở nông
thôn thoát ra khỏi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhưng
chưa thực sự giải phóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế và tập quán của
nền kinh tế truyền thống, cùng với những thiếu hụt cả về năng lực và điều
kiện của lao động nữ trong sản xuất, kinh doanh. Sự nghiệp công nghiệp hóa
nông nghiệp nông thôn không thể thành công nếu người dân ở nông thôn chỉ
có kinh nghiệm được tích luỹ theo năm tháng mà thiếu hiểu biết về khoa học,
kỹ thuật và công nghệ mới. Với phụ nữ nông thôn hiện nay, trong quá trình
sản xuất kinh doanh, họ có một quan điểm nổi bật là sự khéo léo, sự tính toán
giỏi giang và thành đạt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người,
số thành công do được học hành, đào tạo chưa nhiều. Nhược điểm này sẽ là
một hạn chế không nhỏ trong việc phát huy nguồn nhân lực nữ để phát triển
nông thôn.
2.1.4.5 Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định
Cho dù đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực bình đẳng giới
nhưng vẫn phải thừa nhận rằng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại ở Việt
Nam - đây là lực cản cơ bản của sự phát triển tự nhiên. Cũng như nhiều nước
trên thế giới, ở Việt Nam, những trở lực của bất bình đẳng giới là: sự hạn chế
của phụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất đất đai, các dịch vụ khuyến
nông và tín dụng.