Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan tại Cty cổ phần đầu tư và thương mại - 5 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.16 KB, 12 trang )

1.2 Đài Loan
Từ khi mở rộng thị trường Đài Loan cuối năm 1999 đến nay, ta đã đưa hơn 73.000
lao động. Riêng trong 3 năm 2001- 2003, đã đưa khoảng 65.000 lao động. Đặc biệt là từ
cuối năm 2002 đến nay, tốc độ đưa lao động sang Đài Loan tăng mạnh.
Gần đây, số lượng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài sống và làm việc bất hợp pháp ở
Đài Loan gia tăng ( khoảng 6,55%). Ngoài việc phối hợp với Văn phòng Kinh tế và Văn
hoá Việt Nam tại Đài Bắc vận động phía Đài Loan, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội
đã thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng:
- Chỉ đạo các doanh nghiệp chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định
hướng cho người lao động trước khi đi;
- Đề nghị các địa phương có biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng
các quy định của Nhà nước, vận động con em đang bỏ hợp đồng về nước;
- Xử lý nghiêm những doanh nghiệp có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao. Đã đình chỉ có thời hạn
38 doanh nghiệp, tạm dừng hoạt động cung ứng thuyền viên tàu cá đối với 8 doanh
nghiệp;
- Trước mắt yêu cầu các doanh nghiệp hạn chế tuyển lao động ở những địa phương có số
lượng lao động bỏ hợp đồng cao.
1.3 Hàn Quốc
Từ năm 1993 đến nay, có 8 doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam đã đưa
trên 30.000 lượt người lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Hàn Quốc. Hiện nay co
18.771 lao động Việt Nam đang làm việc và tu nghiệp tại Hàn Quốc, trong đó số lao động
trong hợp đồng là 5.520 người và ngoài hợp đồng là 13.251 người. Ngoài ra, Hàn Quốc
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
còn tiếp nhận một số lượng lớn sĩ quan, thuỷ thủ tàu vận tải biển và thuyền viên đánh cá
Việt Nam. Trong 3 năm 2001 – 2003, ta đưa sang Hàn Quốc gần 11.000 lao động và tu
nghiệp sinh.
Tháng 8 năm 2003, Quốc hội Hàn Quốc thông qua Luật cấp phép cho lao động
nước ngoài, có hiệu lực từ tháng 8 năm 2004. Để chuẩn bị thực hiện đạo luật này, vừa qua
Hàn Quốc đã có chính sách gia hạn cư trú tại Hàn Quốc cho số lao động đa làm việc dưới
4 năm. Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã phối hợp vận động,
khuyến khích người lao động thực hiện đúng quy định của Bạn, đã có 7.300 lao động Việt


Nam ( chiếm 83 % số lao động bất hợp pháp) đăng ký tiếp tục ở lại làm việc. Phía Hàn
Quốc đánh giá cao các giải pháp cũng như sự phối hợp của Việt Nam trong việc thông tin
và động viên lao động Việt Nam ra đăng ký. Các giải pháp kiên quyết trên của Nhà nước
ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục tăng cường hợp tác với Hàn Quốc về tu
nghiệp sinh và lao động.
1.4 Nhật Bản
Nhật Bản chỉ nhận tu nghiệp sinh. Trong 3 năm 2001 – 2003, ta đã đưa hơn 6.400
lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản ( bình quân mỗi năm đạt hơn 2.100 người). Ngoài
ra, cũng đã đưa một số lượng lớn thuyền viên sang làm việc trên các tàu biển Nhật Bản.
Tổng số lao động và tu nghiệp sinh đưa sang Nhật Bản trong 3 năm qua là hơn 8.100
người.
ở thị trường Nhật Bản, điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động thuận lợi
và thu nhập tương đối cao, nên đa số lao động muốn kéo dài thời hạn hợp đồng. Song do
chính sách và pháp luật của Bạn chưa thay đổi như Hàn Quốc, nên tỷ lệ bỏ hợp đồng, cư
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
trú bất hợp pháp cao. Các Bộ, ngành liên quan đang nghiên cứu để có những giải pháp
thích hợp. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường chất lượng tuyển, chọn và
quản lý tu nghiệp sinh ở nước ngoài.
2. Về chuẩn bị nguồn lao động:
2.1 Về công tác tuyển chọn lao động
Điểm mới trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia từ đầu năm 2002 đến
nay là đã tổ chức và thực hiện thành công mô hình liên kết trách nhiệm giữa chính quyền
cơ sở với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc triển khai hoạt động xuất khẩu
lao động tại địa phương. Mô hình này được thí điểm ở 2 tỉnh Hải Dương và Phú Thọ từ
giữa năm 2002 đến nay đã được mở rộng ra trên 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các địa
phương đã tổ chức quán triệt và triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước về xuất khẩu lao động và chuyên gia; ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, phê duyệt
các đề án, thành lập Ban chỉ đạo về xuất khẩu lao động; chỉ đạo các Ban ngành về cho lao
động vay vốn từ ngân hàng, từ quỹ tín dụng nhân dân để đi xuất khẩu lao động; về cải tiến
thủ tục hành chính, khám sức khỏe, cấp hộ chiếu, tạo thuận lợi cho người lao động. Một

số địa phương còn ban hành cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ tài chính về đào tạo và về lãi
suất ưu đãi đối với người lao động nghèo, diện chính sách.
Qua công tác tuyên truyền vận động sâu rộng trong triển khai mô hình đã tạo được
sự nhất trí cao về nhận thức trong các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể về xuất khẩu
lao động và chuyên gia, coi việc triển khai thực hiện là trách nhiệm của cấp uỷ, nhiệm vụ
chính trị của các cấp các ngành, các đoàn thể. Mô hình liên kết đã đạt được những kết quả
rõ rệt là:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Làm rõ và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước tại địa phương đối với xuất khẩu
lao động, khắc phục được các hiện tượng tiêu cực như cò mồi, môi giới, lừa đảo người lao
động.
- Người lao động được tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc làm thủ tục hành chính
và vay vốn; giảm được chi phí.
- Địa bàn tham gia xuất khẩu lao động mở rộng trên 45 tỉnh, thành phố và đến được
các tỉnh miền núi phía bắc ( Yên Bái, Bắc Cạn, Hoà Bình), Tây Nguyên ( Gia Lai, Đăc
Lắc) và các tỉnh miền tây Nam Bộ. Lao động thuộc diện nghèo, đối tượng chính sách, bộ
đội xuất ngũ có cơ hội tham gia xuất khẩu lao động và chuyên gia đã tham gia trực tiếp và
có hiệu quả vào công tác xoá đói giảm nghèo.
Qua triển khai mô hình liên kết, đã xây dựng được các điển hình tốt về công tác quản lý,
chỉ đạo và tổ chức xuất khẩu lao động tại địa phương, đặc biệt là các xã Thái Mỹ, xã
Trung Lập Thượng ( huyện Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh), phường Nghi Hải (Thị xã Cửa Lò
– Nghệ An), xã Tân Hội (huyện Đan Phượng – Hà Tây), xã Đồng Lạc (huyện Chí Linh –
Hải Dương), xã Vĩnh Lạc (Lâm Thao – Phú Thọ), tỉnh Đồng Tháp
2.2 Đào tạo, giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu
- Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã ban hành quy chế về đào tạo – giáo dục định
hướng cho người lao động trước khi đi; các quy định cụ thể về đào tạo – giáo dục định
hướng và giáo trình đối với từng thị trường trọng điểm; chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp
thực hiện đúng quy trình đào tạo – giáo dục định hướng theo quy định.
- Các địa phương đã quan tâm phối hợp cùng với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo
– giáo dục định hướng, chỉ đạo các cơ sở đào tạo ở địa phương tổ chức đào tạo tại chỗ để

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tạo thuận lợi cho người lao động. Một số địa phương như Hải Dương, Phú Thọ đã có
chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người lao động.
- Các doanh nghiệp đã thực hiện tương đối tốt việc đào tạo – giáo dục định hướng. Hầu
hết các doanh nghiệp đã có cơ sở đào tạo, bố trí ăn ở cho người lao động trong thời gian
học tập. Nhiều doanh nghiệp đã bổ sung thêm các nội dung cụ thể vào chương trình đào
tạo cho phù hợp với yêu cầu của từng thị trường, góp phần chuẩn bị tốt hành trang kiến
thức cho người lao động.
2.3 Chính sách hỗ trợ người lao động
- Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 440/2001/QĐ-NHNN ngày 17/4/2001 quy
định việc cho vay đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thông và Ngân hàng Chính sách xã hội đều đã ban hành các quy
định cụ thể cho người lao động vay tín dụng và đã triển khai rộng khắp trên toàn quốc ở
một số tỉnh như Hải Dương, Phú Thọ, Nghệ An, Thái Bình , hầu hết lao động đi làm
việc ở nước ngoài có nhu cầu đều đã được vay tín dụng.
- Sửa đổi chính sách Bảo hiểm xã hội. Khi đi làm việc ở nước ngoài, người lao động được
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trường hợp đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi
đi và không muốn tham gia bảo hiểm xã hội tiếp thì được giải quyết trợ cấp một lần hoặc
bảo lưu thời gian đã đóng.
- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính: Bộ Công an đã quy định rõ ràng, minh bạch về thủ
tục và thời hạn cấp hộ chiếu.
2.4 Về bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Đã hình thành một hệ thống tổ chức quản lý lao động làm việc ở nước ngoài từ
Đại sứ quán Việt Nam tại các nước sở tại đến đại diện các doanh nghiệp. ở các nước sở
tại có nhiều lao động như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc đều đã thành lập Ban Quản lý
lao động; đã xúc tiến thành lập Ban Quản lý lao động tại Nhật Bản và Lào. Phần lớn các
vấn đề phát sinh với người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài đều được phát
hiện và xử lý kịp thời, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động theo Pháp luật
Việt Nam và Pháp luật nước nhận lao động; đồng thời có cơ chế xử lý đối với người lao

động vi phạm.
- Đã ký kết thoả thuận với một số nước, tạo ra khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi
người lao động. Đối với các nước chưa có thoả thuận lao động, cũng đã thiết lập được
quan hệ với các cơ quan quản lý của bạn để giải quyết kịp thời vấn đề phát sinh.
- Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ đã có quy định về
thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động để giải quyết rủi ro đối với người lao động.
3. Củng cố và đổi mới doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia đã được hình thành từ năm 1991 khi
chuyển đổi cơ chế. Kết quả xuất khẩu lao động và chuyên gia phụ thuộc vào hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp. Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị
toàn quốc về xuất khẩu lao động và chuyên gia năm 2000 và 2001, ba năm vừa qua, đã
thực hiện nhiều giải pháp nhằm đổi mới và phát triển doanh nghiệp trên các lĩnh vực:
- Xây dựng và ban hành tiêu chí nhằm tăng cường đầu tư về: vốn, cơ sở vật chất, cơ
sở đào tạo và cán bộ có trình độ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Các Bộ, ngành, địa phương chủ quan đã sắp xếp lại một bước và đầu tư nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Bộ Lao động-Thương binh và xã hội thường xuyên cung cấp thông tin thị trường
và bồi dưỡng cán bộ cho doanh nghiệp như:
+ Tổ chức giao ban với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động định kỳ 6 tháng
và 1 năm để sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động xuất khẩu lao
động và chuyên gia.
+ Tổ chức các hội nghị chuyên đề về từng lĩnh vực của xuất khẩu lao động như thị
trường, công tác chuẩn bị nguồn lao động, tuyển chọn lao động, chính sách xuất khẩu lao
động.
+ Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia
cho gần 300 cán bộ của các doanh nghiệp
Qua quá trình sắp xếp lại một bước các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hiện nay có 154
doanh nghiệp có giấy phép xây dựng lao động, trong đó 16 doanh nghiệp chuyên doanh
xuất khẩu lao động, 134 doanh nghiệp được bổ sung chức năng xuất khẩu lao động và 4

doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Trong 3 năm 2001- 2003 có 145/153 doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồng và đưa lao
động đi làm việc ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả cao, có uy
tín đối với đối tác nước ngoài và với người lao động, đưa được nhiều lao động đi làm việc
ở nước ngoài:
- 1 doanh nghiệp đưa được trên 10.000 lao động;
- 4 doanh nghiệp đưa được trên 5.000 lao động;
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- 37 doanh nghiệp đưa được trên 1.000 lao động;
Phần lớn các doanh nghiệp đã tích cực đầu tư mở rộng thị trường, chủ động khảo sát, tìm
kiếm và khai thác hợp đồng; tăng cường thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức trong
và ngoài nước; áp dụng các công nghệ tiên tiến để tìm kiếm thông tin, mở rộng quan hệ
nhằm mở ra các thị trường lao động mới.
Các doanh nghiệp chú trọng công tác tuyển chọn, thực hiện chỉ đạo của Nhà nước về việc
phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương với các cơ sở đào tạo trong hoạt động
tuyển chọn người lao động.
Hầu hết các doanh nghiệp đã có trung tâm đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao
động trước khi đi. Một số doanh nghiệp đã thành lập mới các trường đào tạo hoặc đưa các
trường đào tạo hiện có vào đào tạo xuất khẩu (Công ty Hợp tác lao động nước ngoài –
LOD, Công ty Dịch vụ Xuất khẩu lao động và chuyên gia – SULECO, Công ty Xuất khẩu
lao động, Thương mại và Du lịch – SOVILACO, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng
Việt Nam – VINACONEX, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà )
Các doanh nghiệp đã có biện pháp hữu hiệu quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm
việc ở nước ngoài, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh. ở các nước có những
quy định khắt khe đối với việc nhập cảnh của cán bộ doanh nghiệp sang quản lý lao động
như Malaysia, Đài Loan, , các doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp tích cực để thực hiện
tốt công tác quản lý.
4. Kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được kết quả trên
4.1. Kết quả đạt được
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Trong vài năm gần đây, nhất là từ sau khi có Nghị định 81 (81/2003/NĐ-CP), công tác
xuất khẩu lao động và chuyên gia đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, bước đầu đã đạt những kết
quả khả quan tạo được đà cho sự phát triển trong thời kỳ tới.
- Thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia đang dần được mở rộng ra nhiều
nước, từ 12 nước năm 1992 lên 38 nước năm 1999 và đến nay đã là gần 50 quốc gia. Số
lượng lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đang từng bước gia tăng, từ 1,3
vạn lao động năm 1996 tăng lên 2,2 vạn lao động năm 1999, đến cuối năm 2004 đã đưa đi
được 24,6 vạn lao động, số ngoại tệ do người lao động chuyển về ngày càng nhiều, chỉ
tính riêng năm 2004 số lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước 1,65
tỷ USD.
- Công tác đào tạo nguồn lao động và chuyên gia để đi làm việc ở nước ngoài bắt
đầu được đặt ra và tổ chức thực hiện.
- Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu
lao động và chuyên gia, phân biệt ngày càng rõ hơn công tác quản lý nhà nước và hoạt
động dịch vụ của doanh nghiệp xuất khẩu lao động, tạo ra cơ chế đ• tương đối thông
thoáng, đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu
lao động.
4.2. Nguyên nhân đạt được kết quả trên
- Đã xây dựng được hệ thống chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia
tương đối đồng bộ, phù hợp với cơ chế chung của đất nước và của các nước nhận lao
động. Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động,
trong đó bổ sung 6 điều quy định cụ thể về xuất khẩu lao động và chuyên gia; Chính phủ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đã ban hành Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; Bộ Lao
động – Thương binh và xã hội đã ban hành và cùng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm
quyền các thông tư hướng dẫn thực hiện. Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại
giao, Bộ Y tế đã sửa đổi cơ chế, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và
người lao động.
- Các cơ quan thuộc Quốc hội và Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo, giám sát việc hoạt

động xuất khẩu lao động và chuyên gia, đặc biệt là sự chỉ đạo cụ thể về các giải pháp đối
với những thị trường trọng điểm. Đã tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức và sự
quan tâm quản lý, chỉ đạo và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao
động của các ngành, các cấp. Nhiều Bộ, ngành địa phương chủ quản các doanh nghiệp đã
quan tâm đầu tư, chỉ đạo quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc. Công tác
quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các cấp chính quyền địa phương đã được củng
cố một bước.
- Công tác thanh tra, kiểm tra đã được nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng trong
công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động và chuyên gia, hạn chế vi phạm của các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động, góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của
các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã rút ra những vấn đề
bất cập trong cơ chế, chính sách và tổ chức điều hành để tiếp tục hoàn thiện; đảm bảo các
quy định của Pháp luật phù hợp với thực tiễn trong nước và thị trường lao động quốc tế,
thực sự đi vào cuộc sống.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Cùng với công tác kiểm tra, thanh tra của các Bộ, ngành địa phương, Bộ Lao động –
Thương binh xã hội đã tiến hành 140 cuộc điều tra và 37 cuộc thanh tra tại các doanh
nghiệp xuất khẩu lao động. Đã quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao
động của 2 doan nghiệp có vi phạm; thu hồi Giấy phép của 8 doanh nghiệp hoạt động
không hiệu quả; đình chỉ có thời hạn hoạt động xuất khẩu lao động và hoạt động đưa lao
động sang một số thị trường đối với một số doanh nghiệp có vi phạm hoặc có tỷ lệ lao
động bỏ trốn cao. Trong quá trình tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, Bộ Lao động –
Thương binh xã hội đã có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan và chính
quyền các địa phương, đặc biệt đối với những địa bàn tập trung nhiều đơn vị làm xuất
khẩu lao động như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội trong đó nâng cao trách nhiệm, vai trò của
cơ quan lao động địa phương đối với hoạt động quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động
tại địa bàn.
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã chủ động lập đường dây nóng, tiếp nhận thông
tin từ nhân dân, phát hiện nhiều dấu hiệu lừa đảo cung cấp cho cơ quan công an để điều
tra và xử lý. Các cơ quan thuộc ngành Công an đã tích cực phát hiện, ngăn chặn và xử lý

các tổ chức và cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động, lừa đảo tuyển chọn lao
động đi làm việc ở nước ngoài và thu tiền trái pháp luật.
- Năng lực của các doanh nghiệp đã được nâng cao một bước. Đa số các doanh
nghiệp đã hoạt động theo đúng các quy định của Pháp luật và sự điều hành của Nhà nước.
Bước đầu đã xây dựng được một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo được uy tín
với đối tác và với người lao động, đưa được số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Công tác thông tin tuyên truyền đã được đổi mới, góp phần khắc phục hiện tượng
nhận thức thông tin một chiều và tình trạng người lao động thiếu thông tin dẫn đến bị lừa
đảo. Cơ quan quản lý Nhà nước đã nghiên cứu và ban hành kịp thời nhiều ấn phẩm thông
tin về điều kiện thị trường, luật lao động và sử dụng lao động nước ngoài, xuất nhập cảnh,
phong tục tập quán và đất nước con người của các nước nhận lao động để cung cấp cho
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và các cơ quan thông tin đại chúng để phổ biến rộng
rãi. Các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần tích cực trong việc phổ biến các chủ
trương chính sách về xuất khẩu lao động và chuyên gia; phát hiện, đấu tranh góp phần
ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.
Nét mới của công tác thông tin tuyên truyền về xuất khẩu lao động những năm qua
là đã chú ý đưa thông tin về cơ sở bằng việc phát hành bộ tài liệu về xuất khẩu lao động
và danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đến 500 huyện, thị và phát hành
200.000 tờ rơi cung cấp các điều cần biết cho người lao động muốn đi làm việc ở nước
ngoài về tận các phường, xã trong cả nước.
5. Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia
Chiến lược xuất khẩu lao động chưa được xác định thật rõ, đây là trách nhiệm
thuộc cơ quan quản lý, chất lượng lao động còn thấp, hệ thống văn bản pháp luật vẫn
chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa có chính sách và biện pháp đầu tư chủ động mở rộng thị
trường, công tác đào tạo nguồn lao động và chuyên gia cho xuất khẩu lao động chưa thực
sự được coi trọng, công tác quản lý, tổ chức thực hiện xuất khẩu lao động còn có những
yếu kém, bất cập và tiêu cực.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×