Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Biện pháp quản lý văn hóa tổ chức Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 126 trang )










ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



TRỊNH NGỌC TOÀN



BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VĂN HOÁ TỔ CHỨC
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC







HÀ NỘI – 2011












TRỊNH NGỌC TOÀN




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC






BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VĂN HOÁ TỔ CHỨC
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc




HÀ NỘI - 2011




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 4
5. Giả thuyết khoa học 4
6. Phương pháp nghiên cứu. 4
7. Cấu trúc luận văn. 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĂN HOÁ TỔ

CHỨC NHÀ TRƯỜNG
1.1. Vài vét sơ lược về các nghiên cứu vấn đề quản lí văn hoá nhà trường 6
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 7
1.3. Một số vấn đề lý luận về văn hoá tổ chức nhà trường 26
1.4. Nội dung quản lý văn hoá tổ chức Nhà trường 38
1.5. Tiểu kết chương 1 53

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ VĂN HOÁ TRƯỜNG TRUNG
CẤP CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG 55
2.1. Giới thiệu chung về Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng. 55
2.2. Thực trạng về văn hoá tổ chức Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng 58
2.3. Thực trạng về công tác quản lý văn hoá tổ chức Trường Trung cấp Công
nghệ Hải Phòng 74
2.4. Đánh giá: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, nguyên nhân của mặt
yếu 77
2.5. Tiểu kết chương 2 82



CHNG 3: BIN PHP QUN L VN HểA T CHC 84
TRNG TRUNG CP CễNG NGH HI PHềNG
3.1. Cỏc nguyờn tc xõy dng bin phỏp. 84
3.2. Cỏc bin phỏp qun lý vn húa t chc Trng Trung cp Cụng ngh Hi
Phũng 85
3.2.1. Xõy dng Quy ch vn hoỏ Nh trng theo mụ hỡnh vn húa t chc
tớch cc lm nn tng cho s phỏt trin bn vng, hình thành chuẩn hành vi
của cán bộ, học sinh nhà tr-ờng 85
3.2.2. u t c s vt cht phù hp vi mụ hỡnh vn hoỏ t chc Nh trng . 87
3.2.3. Xõy dng hỡnh nh Ngi lónh o tr thnh tm gng mu mc v
vn húa t chc ca Nh trng 90

3.2.4. Thống nhất nhn thc v vn húa t chc cho i ng cỏn b, giỏo viờn,
nhõn viờn v hc sinh Nh trng 92
3.2.5. Rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy trình, thủ tục làm việc của các bộ
phận, đơn vị trong tr-ờng 94
3.2.6. T chc hc tp nghiờn cu v hun luyn i ng cỏn b, giỏo viờn,
nhõn viờn Nh trng v ni dung v cỏch thc xõy dng vn hoỏ t chc ca
Nh trng 95
3.2.7. ỏnh giỏ v thng, pht cụng minh gúp phn xõy dng v thc hin
hiu qu vn húa t chc ca Nh trng 98
3.3. Kim chng tớnh cp thit, tớnh kh thi ca cỏc bin phỏp. 100
3.4 Tiu kt chng 3 102
KT LUN V KHUYN NGH 104
1. Kt lun 104
2. Khuyn ngh 106
TI LIU THAM KHO 108
PH LC





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH : Ban chấp
CLB : Câu lạc bộ
CBQL : Cán bộ quản lý
CBGVNV : Cán bộ, giáo viên, nhân viên
CNTT : Công nghệ thông tin
GDĐT : Giáo dục – đào tạo
HSSV : Học sinh sinh viên

NCKH : Nghiên cứu khoa học
QLGD : Quản lý giáo dục
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : xã hội chủ nghĩa





1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người, từ khi xuất hiện loài người là
đã có giáo dục. Bản chất của Giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử - xã hội. Đối với nhân loại nói chung, giáo dục là phương thức
bảo tồn và bảo vệ kho tàng tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt nam vốn có
truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch
sử, cộng đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư
tưởng văn hóa Việt nam. Chính nền tảng văn hóa này đã tạo nên bản sắc về
nhân cách con người Việt nam.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục -
đào tạo. Tại Nghị quyết hội nghị Trung ương II khoá VIII khẳng định: “Muốn
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo
dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển
nhanh, bền vững”. Đại hội IX của Đảng yêu cầu: “Cần đào tạo chuyển biến cơ
bản, toàn diện về giáo dục đào tạo”.
Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay và nhất là khi Việt nam đã gia

nhập WTO với nhiều thời cơ và thách thức, Giáo dục và đào tạo nước nhà lại
càng cần đổi mới mạnh mẽ cho phù hợp với thời đại. Đại hội Đảng khoá X đã
Khẳng định: “Con người là vốn quý nhất”; Giáo dục - đào tạo, Khoa học -
công nghệ được coi là “Quốc sách hàng đầu”. Mục tiêu giáo dục của nước ra
đã được ghi nhận tại Luật Giáo dục là “Đào tạo con người Việt nam toàn diện,
có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc”

2

Quản lý Giáo dục là yếu tố quyết định cho sự phát triển giáo dục – đào
tạo. Thông qua hoạt động quản lý giáo dục để thực hiện mục tiêu giáo dục,
các chủ trương chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong đó, Quản
lý giáo dục phải coi quản lý Nhà trường là cơ sở nền tảng bởi Nhà trường
được coi là tế bào của hệ thống giáo dục và là đối tượng trung tâm của các
cấp quản lý.
Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện khi có loài người,
có xã hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong
nó. Nếu con người nhận thức được, tác động và quản lý nó theo hướng tích
cực thì nó trở nên lành mạnh. Và với cách thức tác động có ý thức như vậy
của con người, văn hoá như một hệ điều tiết, góp phần quan trọng tạo nên sản
phẩm giáo dục toàn diện - đó là con người nhân cách đẹp cả về tâm lực, trí
lực, thể lực. Mặt khác, văn hoá khi đã trở thành các giá trị chuẩn mực trong
học đường, nó tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh. Và như chúng ta đã
biết, quá trình hình thành và phát triển nhân cách ảnh hưởng bởi các yếu tố:
sinh học, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân. Trong đó, môi trường có
vai trò là nguồn gốc của việc hình thành và phát triển nhân cách. Nếu môi
trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình

thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp con người trở thành
“người” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con người hướng con người khát vọng
vươn tới chân - thiện - mỹ.
Với tư cách vừa là mục tiêu vừa là một công cụ quản lý, văn hoá tác
động đến toàn bộ quá trình quản lý Nhà trường. Văn hoá tổ chức được coi
như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, bền vững,
giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp
môi trường bên trong tổ chức. Nếu Nhà trường xây dựng và quản lý văn hoá
tổ chức mạnh, sẽ tạo ra được một phong cách riêng cho Nhà trường với sức

3

“đề kháng” cao trong mọi môi trường cạnh tranh của thời kỳ hội nhập kinh tế
Quốc tế.
Hiện nay ở nước ta, việc nghiên cứu văn hoá tổ chức chưa được các
Nhà trường quan tâm sâu sắc. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều chỉ
đạo hoạt động tích cực nâng cao văn hoá Nhà trường và trong các Trường học
có cụ thể hoá bằng các quy định Nhà trường, tổ chức triển khai các phong trào
thi đua về văn hoá học đường Tuy nhiên, đến nay chưa có một đề tài nghiên
cứu về văn hoá tổ chức của trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng.
Là một lãnh đạo Nhà trường với trách nhiệm cao nhất trong việc tìm ra
con đường đúng đắn và sáng suốt để đưa Nhà trường đi tới thành công vinh
quang trong sự nghiệp trồng người; nhận thức được vai trò quan trọng của văn
hoá tổ chức đối với sự phát triển Nhà trường, em đã lựa chọn thực hiện đề tài
“Biện pháp xây dựng và quản lý văn hoá tổ chức Trường Trung cấp Công
nghệ Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất các biện pháp quản lý văn hoá tổ chức Trường Trung cấp Công nghệ
Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý văn hoá tổ chức nói chung và của
Nhà trường nói riêng
3.2. Đánh giá thực trạng về văn hoá tổ chức và quản lý văn hoá tổ chức của
Trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý văn hoá tổ chức Trường Trung cấp Công
nghệ Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay


4

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4.1 Khách thể nghiên cứu.
Văn hoá tổ chức trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng

4.2 Đối tượng nghiên cứu.
Quản lý văn hoá tổ chức trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng

5. Giả thuyết khoa học.
Nếu tìm ra những biện pháp quản lý được văn hoá cho tổ chức, sẽ tạo ra
được sự khác biệt của Nhà trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay.

6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phân tích các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu và vận dụng các
chuyên đề QLGD liên quan để xác định cơ sở lí luận của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Điều tra khảo sát thực tiễn văn hoá tổ chức ở Trường Trung cấp Công

Nghệ Hải Phòng.
- Phương pháp đàm thoại, Phỏng vấn
- Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học bằng phiếu trưng cầu ý kiến
- Dùng các thuật toán để xử lý số liệu

7. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.


5

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý văn hoá tổ chức Nhà trường
Chương 2: Thực trạng về văn hoá tổ chức và quản lý văn hoá tổ chức
Trường Trung cấp Công Nghệ Hải Phòng.
Chương 3: Biện pháp quản lý văn hoá tổ chức Trường Trung cấp Công Nghệ
Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay.






6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
VĂN HOÁ TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG

1.1. Vài nét sơ lược về các nghiên cứu vấn đề quản lý văn hóa Nhà trường
Văn hoá tổ chức được khởi nguồn từ Mỹ từ thập niên 1960 - 1970, trên

cơ sở được hình thành từ các tổ chức kinh tế. Sau đó, được Nhật Bản xây
dựng và phát triển mạnh mẽ. Khái niệm văn hoá tổ chức ngày càng trở nên
phổ biến, trong đó, Mỹ, Nhật là những quốc gia được coi là có văn hoá tổ
chức tiêu biểu bởi tính hiệu quả mà văn hoá tổ chức của họ mang lại cho hoạt
động tổ chức. Tuy nhiên, ngoài việc tiếp thu những giá trị văn hoá tiên tiến,
văn hoá tổ chức ở mỗi quốc gia phải biết bám sâu vào nền văn hoá dân tộc,
làm cho bản sắc văn hoá dân tộc hoà quyện vào trong văn hoá tổ chức mới
phát huy được tối đa hiệu quả.
Việt nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã được nhận diện
như một tiêu chí khi xây dựng hoạt động các tổ chức mang tính chuyên
nghiệp. Thậm chí có những tổ chức đã mạnh dạn mời các Công ty tư vấn
chuyên nghiệp nước ngoài vào xây dựng văn hoá tổ chức cho mình. Điều đó
chứng tỏ khái niệm văn hoá tổ chức tuy còn mới mẻ đối với Việt nam nhưng
các tổ chức Việt nam đã ý thức được tầm quan trọng của văn hoá tổ chức.
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá tổ chức của các Nhà
nghiên cứu đã viết và cho xuất bản nhiều sách, giáo trình, tài liệu tham khảo
như các tác giả: PGS.TS. Dương Thị Liễu, TS. Dương Quốc Thắng, TS.
Phan Đình Quyền, ThS. Lê Việt Hưng, ThS. Trần Thị Tuyết Mai, TS. Trần
Thị Thanh Thuỷ Tuy nhiên, phần lớn các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều
cho việc xây dựng văn hoá cho các tổ chức kinh tế, trong khi việc xây dựng
văn hoá tổ chức cho các tổ chức giáo dục lại vô cùng quan trọng, bởi hơn bất
cứ tổ chức nào hết trong xã hội, Nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng”

7

văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn
mực văn hoá cho xã hội.
Từ phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý
văn hoá tổ chức Trường Trung cấp Công nghệ Hải Phòng” là vô cùng cần

thiết; làm nền tảng và định hướng cho sự tiến bộ và phát triển bền vững của
Nhà trường. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn cho những
công trình nghiên cứu về văn hoá tổ chức sau này của em.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Một số quan điểm về quản lý
Hoạt động quản lí đã có từ xa xưa từ khi con người biết lao động theo
từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Nhưng
cho đến đầu thế kỷ XX người ta mới thừa nhận Khoa học quản lí và dần dần
hình thành nên các thuyết quản lí. Khi nghiên cứu về quản lý có nhiều quan
điểm tiếp cận khác nhau:
- Tiếp cận truyền thống
+ Tiếp cận theo kinh nghiêm thực tiễn: Cách tiếp cận này phân tích sự quản lý
bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm, mà thông thường là thông qua các trường
hợp cụ thể. Nó dựa trên sự tin tưởng: qua việc nghiên cứu những trường hợp
thành công hoặc sai lầm trong các trường hợp đặc biệt của những người quản
lý cũng như dự định của họ để giải quyết những vấn đề đặc trưng từ đó giúp
họ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu quả trong hoàn
cảnh tương tự [7]
+ Tiếp cận theo thuyết vi hành (hay thuyết quan hệ con người): Dựa trên ý
tưởng cho rằng quản lý làm cho công việc hoàn thành thông qua con người.
Do đó việc quản lý là làm cho công việc hoàn thành thông qua con người. Do
đó việc nghiên cứu nên tập trung vào mối liên hệ giữa người với người. Suy

8

cho cùng, mọi hoạt động xã hội cũng nhằm hướng tới con người, để cho cuộc
sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Và có lẽ đây là triết lý nhân văn mà mọi
hoạt động quản lí không thể tách rời. Qua những quan điểm trong thuyết hành

vi như: Hugo Munsterberge, Marry Parker Lollett, Barnard, Abraham đều
thấy một tư tưởng chung là tôn trọng yếu tố con người, tập trung vào khía
cạnh con người trong quản lý và vào niềm tin khi con người làm việc cùng
nhau để hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức [7]
+ Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Dựa trên sự tin tưởng vào quyết định
của những người quản lý, người ta chỉ cần tập trung vào việc đưa ra quyết
định sau đó là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định, tức là lựa
chọn trong số các khả năng để có thể rút ra một đường lối hành động. Theo
quan điểm này,trước hết nhà quản lý phải ra các quyết định (quyết định cá
nhân hoặc theo nhóm có tổ chức) sau đó phân tích quá trình ra quyết định [7]
- Tiếp cận theo lý thuyết hệ thống
Đây là một quan điểm hiện đại, được áp dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu
khác nhau, đặc biệt trong quản lý.
Hệ thống, được hiểu là một tập hợp các bộ phận hay thành tố liên hệ tương hỗ
hoặc phụ thuộc lẫn nhau để hình thành nên một thể thống nhất hoàn chỉnh bao
gồm:
+ Đầu vào của hệ thống là các nguồn nhân lực, vật lực và thông tin sẽ được
đưa vào quá trình chuyển đổi.
+ Quá trình chuyển đổi là các công nghệ được sử dụng để biến đổi đầu vào
thành đầu ra của hệ thống.
+ Đầu ra của hệ thống là kết quả của quá trình chuyển đổi.
+ Liên hệ ngược là một dạng thông tin về trạng thái và kết quả hoạt động của
hệ thống.
Lý thuyết hệ thống đã được nhận thấy có khả năng áp dụng váo lý thuyết và
khoa học quản lý. Lý thuyết quản lý với tư cách là một hệ thống cần có

9

những giới hạn nhằm tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, song nó vẫn là một
hệ thống mở đối với môi trường. Do đó, khi lập kế hoạch, các nhà quản lý

phảI tính tới các biến ngoại sinh như: thị trường, kỹ thuật công nghệ, các lực
lượng xã hội, các luật lệ và những sự điều chỉnh…
Như vậy, qua một vài cách tiếp cận, ta có thể nói: Quản lý, xét cho
cùng là sự tác động của chủ thể quản lý vào hệ thống, trong đó chủ yếu tác
động vào sự hoạt động của con người nhằm mục tiêu kinh tế – xã hội nhất
định, đồng thời cũng là mục tiêu của hệ thống. Bởi vậy, vai trò hoạt động của
quản lý là rất lớn đối với tất cả các bình diện kinh tế – xã hội. Trong lao động
xã hội, hay lao động chung trực tiếp trên quy mô khá lớn đều đòi hỏi phải có
một sự chỉ đạo ít hay nhiều để điều hòa các hoạt động cá nhân và thực hiện
các chức năng chung. Tức là những chức năng phát sinh từ sự vận động của
toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ
thể sản xuất đó. Bất kỳ lao động nào có tính xã hội và chung trực tiếp, được
thực hiện với quy mô tương đối lớn đều ít nhất cần có sự quản lý.
Fredrick Winslow Taylor (1856 - 1915), người Mỹ, được coi là cha đẻ của
Thuyết quản lý khoa học, là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên vàng”
trong quản lý của Mỹ và các nước phương Tây. Taylor đã định nghĩa “quản lý
là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được
rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [7, Tr. 28]. Đó
cũng là tư tưởng cơ bản của Taylor về quản lý theo khoa học, gồm 4 điểm
chính:
+ Chú trọng cải tạo các mối quan hệ trong quản lý
+ Tiêu chuẩn hóa các công việc
+ Chuyên môn hóa lao động
+ Hành trình quan niệm con người kinh tế.

10

Tư tưởng quản lý cốt lõi của Taylor là đối với mỗi loại công việc dù
nhỏ nhắt nhất đều có một “khoa học” để thực hiện nó, ông đã liên kết các mặt
kỹ thuật và con người trong tổ chức.

Quản lý là là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ
chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay
một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả
nhất [11, tr. 328].
“Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động.Chính
sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao
hơn trong việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh
lý… phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động để người thủ trưởng phối hợp
nỗ lực các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được
mục tiêu đề ra” [4, tr. 23].
Khi nghiên cứu về quản lý có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, các
tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra các định nghĩa về quản lý, nhưng bản
chất chung Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy
điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con
người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy
luật khách quan.
1.2.1.2. Cơ sở tâm lý học quản lý
Bản thân mỗi con người đều là một cá thể tâm lý nhất định. Do vậy
trước mỗi tình huống, một vấn đề thì mỗi người thường có những thái độ,
phản ứng và đưa ra những nhận xét , quyết định hành động theo những cách
khác nhau. Chính những “lăng kính tâm lý” đó đã tạo lên những bất đồng ý
kiến (thường được gọi là xung đột) đôi khi là giữa cá nhân với cá nhân hoặc
cá nhân với tập thể và ngược lại. Đặc biệt, khi có hình thức lao động mới
được đưa vào một tổ chức thì hiện tượng này xảy ra là khó tránh khỏi. Nó có

11

thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực phụ thuộc vào bản chất và
cường độ của xung đột [18]
Lúc này, vai trò của người quản lý là phải làm sao tạo được sự đồng

thuận cao nhất, lôi cuốn được mọi thành viên cùng quyết tâm thực hiện để đạt
được mục tiêu cho ý tưởng mới. Có tám chiến thuật gây ảnh hưởng trong tổ
chức để đưa thành viên của tổ chức vào công việc. Đó là:
+ Tư vấn: Lôi cuốn khuyến khách mọi thành viên tham gia, góp ý kiến vào
việc ta quyết định và biến đổi. Chiến thuật này sẽ tạo tâm lý tích cực cho các
thành viên vì họ đều cảm thấy được tôn trọng, được phát huy tính dân chủ.
+ Thuyết phục, lôi kéo duy lý: cố gắng thuyết phục các thành viên bằng lý lẽ,
logic và sự kiện. Chiến thuật này đòi hỏi người quản lý phải có tư duy sắc
bén, hiểu sâu sắc vấn đề và có tài hùng biện.
+ Kêu gọi (Khơi gợi) khéo léo: Cố gắng làm cho các thành viên nhiệt tình ủng
hộ và tham gia bằng cách khơi gợi cảm xúc, lý tưởng, giá trị của họ.
+ Chiến thuật khôn khéo: Tạo cho các thành viên đạt đến trạng thái tinh thần
tốt nhất, phấn chấn nhất trước khi thực hiện một yêu cầu nào đó.
+ Chiến thuật tạo đồng minh: Lôi cuốn sự ủng hộ, giúp đỡ của một thành viên
để gây thuyết phục các thành viên khác.
+ Chiến thuật gây áp lực: Yêu cầu sự phục tùng hoặc sử dụng các biện pháp
đe dọa, răn đe.
+ Chiến thuật tạo sức ép từ bên trên: Cố gắng thuyết phục các thành viên bằng
cách có được sự ủng hộ từ cấp trên.
+ Chiến thuật trao đổi, thương thảo: Biểu hiện cam kết, hoặc hứa hẹn áp dụng
các ưu đãi, cất nhắc…
Các chiến thuật tâm lý nêu trên sẽ đạt được kết quả tốt đẹp nếu người quản lý
hình thành liên minh chiến lược trên cơ sở:
- Tạo nên sự tôn trọng lẫn nhau
- Tạo được niềm tin, uy tín

12

- Tạo điều kiện cùng có lợi
- Hợp tác trên tinh thần cởi mở, chân thành.

Tuy nhiên, kết quả đạt được ngoài sự cam kết, phục tùng, ủng hộ đôi
khi người quản lý còn gặp phải những phản kháng hoặc chống đối mà khoong
lường trước được sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý [18].
1.2.1.3. Chức năng quản lý
Bất cứ một tổ chức nào, cho dù cơ cấu và qui mô hoạt động ra sao đều
phảI có sự quản lý và có người quản lý thì mới đạt được mục đích tồn tại và
phát triển của tổ chức đó. Vậy hoạt động quản lý (Management) là gì? Đó là
tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức
vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [7, tr. 9].
Hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách
vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo)
và kiểm tra. Người quản lý (Manager) là nhân vật có trách nhiệm phân bố
nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay
toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích.
Quản lý có bốn chức năng chủ yếu, cơ bản: Kế hoạch hóa (Planning),
tổ chức (Organizing), chỉ đạo – lãnh đạo (Leading) và kiểm tra (Controlling).
- Kế hoạch hóa: Đó là xác định mục tiêu, mục đích cho những hoạt động
trong tương lai của tổ chức và xác định các biện pháp , cách thức để đạt được
mục đích đó.
- Tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa
những ý tưởng ấy thành những hoạt động hiện thực. Tổ chức là quá trình hình
thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong
một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được
mục tiêu tổng thể của tooe chức. Người quản lý phảI phối hợp, điều phối tốt
các nguồn nhân lực của tổ chức.

13

- Lãnh đạo (Chỉ đạo) – Leading:

Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã
được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Đó là
quá trình liên kết, liên hệ với người khác, hướng dẫn và động viên họ hoàn
thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tất nhiên
việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy
đã hoàn tất, mà nó xuyên suốt trong hoạt động quản lý.
- Kiểm tra (Controlling): Đây là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả
hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

1.2.2. Quản lý giáo dục, Quản lý Nhà trường
1.2.2.1. Quản lý giáo dục
* Định nghĩa về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục đối với Nhà nước là tập hợp những tác động hợp quy
luật, được thể chế hóa bằng pháp luật của chủ thể quản lý đến tất cả các phân
hệ quản lý, nhằm làm cho hệ thực hiện được mục tiêu giáo dục, mà kết quả
cuối cùng là chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo [11, tr.340].
Khoa học quản lý giáo dục là một chuyên ngành khoa học của khoa học
quản lý nói chung, đồng thời cũng là bộ phận của khoa học giáo dục, nhưng là
một khoa học tương đối độc lập.
Do cách nhìn nhận giáo dục ở những mức độ khác nhau nên những khái
niệm quản lý giáo dục có nội dung rộng, hẹp khác nhau. Các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước đã đưa ra một số định nghĩa về quản lý giáo dục như:
Theo các nhà lý luận Xô Viết cho rằng:
“Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch
hóa, tài chính… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ
thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng
cũng như chất lượng” [11, Tr.22]

14


Một số các nhà nghiên cứu trong nước cho rằng:
“Quản lý chính là sự tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có
mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau“ [9, Tr.13]
“Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối
hợp của các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
yêu cầu xã hội” [5, Tr.31]
Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý giáo dục chứa đựng
những nhân tố đặc trưng bản chất như sau: Phải có chủ thể quản lý giáo dục, ở
tầm vĩ mô là quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở,
Phòng Giáo dục, ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng nhà trường.
Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục,
trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lý quan trọng nhất.
* Mục tiêu của quản lý giáo dục
Thông qua định nghĩa về quản lý giáo dục ta có thể thấy mục tiêu của
quản lý giáo dục. Đó chính là trạng thái mong muốn trong tương lai đối với
hệ thống giáo dục, đối với trường học hoặc đối với những thông số chủ yếu
của hệ thống giáo dục trong mỗi nhà trường. Những thông số này được xác
định trên cơ sở đáp ứng những mục tiêu tổng thể của sự phát triển kinh tế – xã
hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Những mục tiêu này xác
định bao gồm các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo quyền học sinh vào các ngành học, các cấp hoạc, lớp học đúng chỉ
tiêu và tiêu chuẩn.
+ Đảm bảo chỉ tiêu và chất lượng đạt hiệu quả đào tạo.
+ Phát triển tập thể sư phạm đủ và đồng bộ, nâng cao về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và đời sống.
+ Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức chính quyền. Đảng, đoàn thể quần
chúng để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

15


+ Phát triển bà hoàn thiện các mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội để làm tốt
công tác giáo dục thế hệ trẻ.
* Đối tượng của quản lý giáo dục
Về thực chất, đối tượng quản lý trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội
đều phải là sự hoạt động của một người hay một tập thể, với những đối tượng
và nhiệm vụ nhất định.
Đối tượng của quản lý quá trình giáo dục đào tạo là sự hoạt động của
cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và tổ chức sư phạm của nhà trường
trong việc thực hiện các kế hoạch và chương trình giáo dục đào tạo nhằm đạt
được mục tiêu giáo dục đào tạo đã qui định với chất lượng cao.
Người ta cũng có thể nói ngắn gọn rằng, đối tượng của quản lý quá
trình giáo dục - đào tạo là các hoạt động giáo dục - đào tạo hay cá quá trình
giáo dục đào tạo ở nhà trường.
Quá trình giáo dục đào tạo được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình dạy
học và giáo dục, là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động
của nhà trường. Do đó, quản lý giáo dục và đào tạo là bộ phận chủ yếu nhất
trong toàn bộ công tác quản lý nhà trường. Sự phân hóa của quá trình đào tạo
trong nhà trường chính là nền tảng phân hóa chức năng, xác định cơ chế tổ
chức quản lý và tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường.
Công tác quản lý quá trình giáo dục đào tạo có nhiệm vụ quản lý sự
hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong việc thực hiện kế
hoạch và nội dung chương trình giáo dục đào tạo của nhà trường.
* Phương pháp quản lý giáo dục
Cũng như bất cứ một hệ thống quản lý nào khác, quản lý giáo dục phảI
sử dụng các phương pháp quản lý chung. Tuy nhiên, các phương pháp quản lý
khác phải là đa năng, hoàn toàn đúng với mọi trường hợp, vấn đề là người sử
dụng, vận dụng nó một cách linh hoạt sẽ cho kết quả cao hơn.

16


Có nhiều phương pháp quản lý được áp dụng trong quản lý quá trình
giáo dục - đào tạo:
+ Phương pháp thuyết phục: là phương pháp tác động vào nhận thức của con
người vì nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng và ngược lại. Phương
pháp này được gắn với tất cả các phương pháp khác và sẽ được nhà quản lý
sử dụng đầu tiên. Nếu không đạt hiệu quả thì mới dùng đến phương pháp
khác.
+ Phương pháp tổ chức hành chính: là cách tác động của chủ thể quản lý vào
đối tượng bị quản lý trên cơ sở quan hệ quản lý tổ chức hành chính. Cơ sở của
phương pháp này là dựa vào quy luật tổ chức. Nghĩa là hệ thống tổ chức nào
cũng có quan hệ tổ chức, mà ở đó nhà quản lý sử dụng quyền uy và sự phục
tùng nhờ dựa vào bộ máy tổ chức nhà nước.
+ Phương pháp tâm lý: Là phương pháp tác động của chủ thể quản lý váo đối
tượng quản lý thông qua tâm lý, tình cảm con người. Cơ sở tác động là các
quy luật tâm lý con người và các chức năng tâm lý của con người (định
hướng, điều khiển). Nội dung phương pháp này là kích thích tinh thần tự giác,
sự say mê con người. Muốn thành công, nhà quản lý phảI hiểu rõ mình, hiểu
rõ đối tượng.
+ Phương pháp kinh tế: có nghĩa là người quản lý áp dụng các chỉ tiêu định
mức lao động, các biện khác khuyến khích vật chất: tăng giờ, tiền lương, phụ
cấp, tiền thưởng… để người cán bộ, giáo viên thấy rằng mình được quan tâm
và cố gắng công tác tốt hơn.
Mỗi phương pháp quản lý có vai trò riêng, nhằm tác động vào từng mặt
khách thể quản lý. Bởi vậy, người quản lý cần phải vận dụng một cách linh
hoạt các phương pháp trên. Đặc biệt trong quản lý giáo dục, người quản lý
không chỉ quản lý đơn vị mình bằng các phương pháp cơ bản trên, bởi vì bản
thân mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh… luôn có sẵn những phẩm chất, nhân

17


cách của một nhà giáo dục, việc sử dụng các phương pháp quản lý một cách
khéo léo sẽ đem lại hiệu quả cao.
* Đặc điểm của quản lý giáo dục
Muốn quản lý quá trình giáo dục đào tạo đạt được kết quả như mong
muốn, người quản lý cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
+ Phải nắm vững bản chất của quá trình
Giáo dục đào tạo là quá trình kết hợp hoạt động của cán bộ, giáo viên,
học sinh, sinh viên nhằm cải biến nhân cách của học sinh, sinh viên theo mục
tiêu xác định do nhà trường tổ chức và chỉ đạo.
Đối tượng của quá trình giáo dục đào tạo chính là nhân cách của học
sinh, sinh viên, nói chung trong nhà trường và nhân cách của từng học sinh,
sinh viên nói riêng.
Nhân cách của con người là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên chúng ta có
thể hiểu về nhân cách như sau:
Nhân cách của mỗi con người là tổng thể những đặc điểm tâm lý riêng
tương đối ổn định gọi chung là thuộc tính tâm lý, kết hợp với nhau thành một
chỉnh thể, tạo nen phẩm chất năng lực và bản sắc riêng của người đó. Một
cách tổng quan, nhân cách gồm 2 bộ phận chủ yếu: phẩm chất và năng lực.
Nhân cách của con người được biểu hiện ra cũng như chỉ hình thành và
phát triển trong hoạt động giao tiếp của người đó.
Nhân cách vừa có tính chủ thể vừa có tính khách thể. Tính chủ thể của
nhân cách thể hiện trong mối quan hệ thông qua nhân cách của mình mà từng
cá nhân tác động lên đối tượng (tự nhiên – xã hội) bằng việc tham gia vào các
hoạt động lao động sản xuất, học tập cũng như các hoạt động chính trị, xã hội
khác… tính khách thể của nhân cách thể hiện trong mối quan hệ thông qua
nhân cách của mình mà từng cá nhân thừa nhận, tiếp thu và thực hiện những
yêu cầu do xã hội quy định.

18


Kết quả quá trình giáo dục - đào tạo tác động lên mặt khách thể của
nhân cách HSSV chỉ phát huy tác dụng tối đa kh nó thúc đẩy, hướng dẫn được
mặt chủ thể nhân cách học sinh, sinh viên, tức là làm cho họ tích cực, độc lập,
chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và tu dưỡng rèn luyện
đạo đức tác phong. Nhân cách học sinh, sinh viên với tính chất 2 mặt đó,
trong quan hệ với quá trình giáo dục và đào tạo, lại vừa là đối tượng, vừa là
sản phẩm. Đó chính là điểm khác biệt giữa quá trình đào tạo với các hoạt
động khác.
Đặc điểm về tính 2 mặt của nhân cách đòi hỏi nhà quản lý phải biết kết
hợp lý 2 mặt đó trong việc tổ chức quá trình giáo dục đào tạo học sinh, sinh
viên - là chủ thể đồng thời là đối tượng của quá trình giáo dục đào tạo.
Nhân cách của học sinh, sinh viên có những đặc điểm chung (đặc điểm
lá tuổi, trình độ, phản ánh thời đại). Đó là cơ sở của việc đào tạo theo mục
tiêu, nội dung chung cho những tập thể học sinh, sinh viên có những đặc điểm
riêng (đặc điểm sinh học, tính khí, cá tính) làm cho nhân cách mỗi học sinh,
sinh viên có một bản sắc riêng, độc đáo, cá biệt. Trong quản lý giáo dục, đào
tạo cần phải tôn trọng những đặc điểm riêng này làm phong phú đời sống tập
thể, xã hội.
+ Phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của quá trình
Chức năng của quá trình giáo dục dào tạo phải đồng thời thực hiện:
giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong mối quan hệ tác động và ảnh hưởng
lẫn nhau nhằm cải biến và phát triển nhân cách học sinh.
Nhiệm vụ cơ bản của quá trình giáo dục đào tạo là dạy người, dạy nghề, dạy
phương pháp với mục tiêu là thái độ, kiến thức, kĩ năng.
Trong thực tế ba chức năng đó được thể hiện với mức độ ít nhiều khác
nhau tùy theo nội dung và tính chất của từng giai đoạn giáo dục đào tạo
nhưng bao giờ cũng phải có và cần được quản lý, tổ chức thực hiện để đảm
bảo nâng cao chất lượng của giáo dục đào tạo.

19


Việc quản lý quá trình giáo dục đào tạo đòi hỏi các cán bộ quản lý
chung, cán bộ quản lý quá trình giáo dục đào tạo nói riêng và giáo viên phảI
có sự hiểu biết đúng và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nêu trên của quá trình
giáo dục đào tạo tránh sự lệch lạc do nhiều yếu tố khách quan tác động lên
quá trình đó.
+ Phải nắm vững nội dung của quá trình
Nội dung của quá trình giáo dục đào tạo là nội dung của các quá trình
bộ phận hợp thành quá trình giáo dục đào tạo, các quá trình này có những
mục tiêu, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều phải đóng góp vào việc thực hiện
mục tiêu quản lý cũng như mục tiêu chung của nhà trường.
Về mặt nội dung, qua trình giáo dục đào tạo có thể được phân chia thành 2 bộ
phận là:
- Quá trình giáo dục đào tạo trên lớp, trong nhà trương là toàn bộ các hoạt
động dạy học và giáo dục được tiến hành trong lớp, trong nhà trường theo các
mục tiêu giáo dục đào tạo, khung kế hoạch giảng dạy và chương trình môn
học, chuyên đề môđun đã được cơ quan quản lý giáo dục đào tạo cấp trên của
nhà trường quy định.
- Quá trình giáo dục đào tạo ngoài lớp, ngoài nhà trường là toàn bộ các hoạt
động dạy học và giáo dục được thực hiện ngoài giờ lên lớp như quy định
trong kế hoạch giảng dạy và chương trình các môn học bắt buộc.
Các hoạt động giáo dục đào tạo ngoài lớp bao gồm việc tự học ngoài
giờ lên lớp, sinh hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ,
hoạt động chính trị xã hội, lao động sản xuất trong nhà trường.
Các hoạt động giáo dục đào tạo ngoài nhà trường bao gồm các hoạt
động chính trị xã hội, hoạt động đoàn thể, hoạt động đội, lao động công ích
ích với địa phương, thực tập tốt nghiệ.
+ Phải nắm vững các yếu tố của quá trình

20


Quá trình giáo dục đào tạo là sự vận động của một hệ thống do nhiều
yếu tố cấu thành, chúng được gọi là các yếu tố của quá trình giáo dục đào tạo.
Mỗi yếu tố của quá trình giáo dục đào tạo có những tính chất, đặc điểm riêng
và có những tính chất đặc điểm riêng và có những tác động khác nhau đến kết
quả của quá trình giáo dục đào tạo. Giữa các yếu tố có mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau. Ta có thể chia sẻ các yếu tố của quá trình giáo dục thành 2
nhóm:
Một là: Nhóm các yếu tố giáo dục đào tạo.
Nhóm này bao gồm các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến hoạt động cảI
biến nhân cách HSSV. Đó là mục tiêu giáo dục đào tạo, nội dung giáo dục
đào tạo, phương pháp giáo dục đào tạo, hình thức tổ chức giáo dục đào tạo và
giáo viên, học sinh. Trong đó giáo viên là yếu tố chủ đạo, học sinh, sinh viên
là yếu tố trung tâm của quá trình giáo dục đào tạo và cuois cùng là kết quả
dạy học và giáo dục.
Hai là: Nhóm các yếu tố đảm bảo
Nhóm này gồm các yếu tố không có quan hệ trực tiếp đến hoạt động cải
biến nhân cách HSSV, nhưng không thể thiếu được, bởi vì chúng tạo điều
kiện cho các hoạt động của giáo viên, học sinh. Nhóm này bao gồm các yếu tố
đảm bảo về chính trị, tinh thần, các yếu tố đảm bảo về tổ chức, quản lý, các
yếu tố đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật.

1.2.2.2. Quản lý nhà trường
Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội thực hiện chức
năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội
bằng các con đường giáo dục cơ bản.
Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước – xã hội, trực
tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ, nó là tế bào cơ sở, là chủ chốt của bất cứ
hệ thống giáo dục nào từ trung ương đến địa phương. vì vậy, trường học nói

×