Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ NỘI SOI MŨI XOANG X QUANG pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 21 trang )

CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TR NỘI SOI MŨI XOANG

X QUANG KINH ĐIỂN
Cho đến thời gian gần đây, hình ảnh X quang kinh điển mới được thường xuyên đối
chiếu với hình thái cấu trúc và các biểu hiện ghi nhận trong khi phẫu thuật. Hiện nay,
kỹ thuật nội soi xoang hàm qua hố nanh giúp bác só so sánh hình ảnh mờ trên phim X
quang kinh điển với hình ảnh thực tế.
Các kỹ thuật X quang mới càng ngày càng có nhiều giá trò chẩn đoán hơn. Phim CT
và phim MRI có những giá trò không thể nghi ngờ, song các phương tiện chẩn đoán
cao cấp này không có chỉ đònh cho những trường hợp làm xét nghiệm thường qui ở các
trường nghi ngờ có bệnh lý mũi-xoang. X quang kinh điển được chỉ đònh trong chẩn
đoán ban đầu, song cần lưu ý các giới hạn của kỹ thuật này.
X quang kinh điển dễ có các sai lầm không ngờ tới, song các sai lầm này có thể giảm
thiểu khi kết hợp với nội soi trong các trường hợp không có điều kiện chụp các phim
Xquang cắt lớp. Sai lầm thường gặp nhất là sự dày bất thường của xương gò má và gờ
lợi tạo nên hình ảnh mức nước hơi hay dày niêm mạc giả tạo. Ngách xoang bướm
(ngách trên ổ mắt), các tế bào sàng sau hay phần phát triển ra phía ngoài của xoang
bướm có thể bò chẩn đoán nhầm với lòng của xoang hàm do có một dải mờ màu xám
giống như một niêm mạc tăng sinh. Nhờ quan sát trực tiếp, người ta đặt vấn đề nên
xem lại việc điều trò viêm xoang dựa vào hình ảnh xoang bò mờ đặc trên phim X
quang kinh điển. Cạm bẫy này có thể tránh được bằng cách gia tăng chất lượng và
quan sát cẩn thận hình ảnh X quang.
Vấn đề khó hơn khi đọc phim là xác đònh được bản chất của bóng mờ trên phim X
quang bởi độ ăn tia của niêm mạc dày, polýp, nang dòch tiết, nang dòch thấm, mủ,
máu và mô u đều tương đương nhau. Ngoài ra, một số trường hợp ngoại lệ như dò vật,
độ cản quang của dò vật không cho phép bác só dự đoán nguyên nhân tiềm ẩn.
Hơn nữa, bóng mờ lan tỏa thường không luôn luôn đặc trưng cho dày niêm mạc, bóng
mờ có bờ rõ cũng không đặc trưng cho tình trạng dày niêm cốt mạc, hình ảnh X quang
mức nước hơi cũng không đặc trưng cho nang ứ đọng dòch tiết, hình ảnh mờ tròn
không luôn luôn là polýp. Mặt khác, hình ảnh X quang xoang hàm bình thường cũng
không chắc chắn không có bệnh lý: tình trạng nhiễm trùng ở 1 vách xoang có thể


nhầm lẫn với hình ảnh thành xương bên dưới niêm mạc. Khối nhày mủ ở trong xoang
hàm có thể được hỉ ra trước khi chụp phim và như vậy trên phim X quang kinh điển
không thấy bóng mờ. Trường hợp hiếm, polýp 2 bên không thể hiện trên phim X
quang kinh điển nếu chúng có mật độ cản quang thấp và tia X quang chụp có cường
độ yếu. Tình trạng mủ chảy ngược vào và đi ra khỏi xoang qua các lỗ xoang cũng
không thể nào quan sát được trên phim X quang.
Tuy vậy, hình ảnh mờ xoang hàm toàn bộ thường đặc trưng sự tụ mủ hay dày niêm
mạc do viêm xoang nhiễm trùng hay có polýp to đặc bít kín lòng xoang hàm. Trogn
viêm xoang hoại tử, hình ảnh mờ trong xoang hàm có thể lan rộng đến các cấu trúc

1
trong hốc mũi và xoang sàng, và hình ảnh hủy xương cho gợi ý đến tình trạng u. Việc
chẩn đoán được chẩn đoán sau khi có nội soi và sinh thiết.
Hình ảnh mờ toàn bộ xoang hàm đồng nhất cũng thường do ứ đầy dòch tiết (không do
dày niêm mạc trong xoang hàm), hay do tổn thương lành tính như viêm xoang đã ổn
đònh, hình ảnh xoang hàm sau mổ Caldwell-Luc triệt căn.
Hình ảnh dày thành xoang hàm thường là hệ quả của sự tăng sinh niêm mạc xoang
hàm (có hay không có kèm xuất tiết); hay có thể do nang ứ đọng chất tiết được phủ
bởi niêm mạc xoang hàm bình thường, hoặc là dòch tiết ngoài polýp (ở bên cạnh
polýp).
Bóng mờ không liên tục (một đoạn) ở vùng ngoài xoang hàm, có biểu hiện là đường
cong hay vòng tròn với mức độ đậm khác nhau, biểu hiện tình trạng dày niêm mạc
khu trú hay tình trạng chất tiết cô đặc.
Bóng mờ ở sàn xoang hàm rất khó xác đònh. Nếu bóng mờ có bờ trên ngang hay lõm
xuống thì cần phân biệt giữa sự tích tụ của dòch thấm, dòch tiết, mủ, máu với tình
trạng dày niêm mạc ở vùng chân răng hàm. Mảng chất tiết có hình dóa do hoạt động
của lông chuyển đưa chất tiết từ phía dưới lên trần xoang hàm và lỗ thông tự nhiên.
Hình ảnh bóng mờ cong lồi có dạng “mặt trời mọc” thường do polýp mũi tạo nên.
Một nang chứa chất nhày hay mủ căng phồng cũng cho hình ảnh trên.
Hình ảnh các vật thể cản quang bên trong xoang rất khó xác đònh. Vật lạ, dòch tiết do

nấm, kén mỡ, u xương … cần được xác đònh bằng kỹ thuật nội soi xoang hàm.
Trong trường hợp có các hình ảnh bóng mờ trên phim khó xác đònh, kỹ thuật nội soi
rất hữu ích cho chẩn đoán. Tác dụng hỗ tương giữa 2 phương pháp khảo sát này đã
được nhiều tác giả nghiên cứu, đáng chú ý là công trình của R. Jeanneret, đã ghi nhận
có sự bất tương hợp giữa 2 phương pháp trong 8% các trường hợp nghiên cứu nếu thực
hiện nội soi trong vòng 3 ngày sau chụp X quang, bởi vì quá trình viêm diễn tiến
nhanh chóng. Bóng mờ trên phim X quang có thể biến mất sau điều trò; và ngược lại,
sự tắc nghẽn lỗ thông có thể gây ra tình trạng tích tụ mủ nhanh chóng mà trước đó
vào ngày chưa ghi nhận được trên phim X quang.
Sự thiếu tương hợp giữa X quang và nội soi chẩn đoán thể hiện rõ ở trẻ em hơn ở
người trưởng thành. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, kích htước các xoang nhỏ, độ trương phồng
của niêm mạc mũi-xoang hay thay đổi, chất lượng phim có thể giảm do trẻ không hợp
tác trong khi chụp.
Tuy nhiên, theo L. Schmoll, hình ảnh X quang kinh điển và kỹ thuật nội soi chẩn đoán
có mối tương quan tốt, vì thế X quang xoang hàm kinh điển vẫn còn là một phương
tiện có giá trò trong chẩn đoán sàng lọc và theo dõi bệnh.
Tóm lại, đọc phim X quang đòi hỏi phải chú ý một số điểm. Nếu còn nghi ngờ, hay
còn cần có xét nghiệm thêm như trong các trường hợp viêm xoang phức tạp hay viêm
xoang nặng thì lúc đó bắt buộc chụp thêm phim CT. Tuy nhiên, chỉ có bóng mờ trên
phim X quang kể cả trên phim CT vẫn chưa đủ để chẩn đoán tình trạng bệnh.


2

Hình 4.1: phim Blondeau cho hình ảnh xoang hàm gần như bình thường nhưng khi nội
soi xoang hàm trái phát hiện có một nang tròn ở trần xoang hàm chứa dòch đục bên
trong.

3



4
Hình 4.2: phim Blondeau cho hình ảnh bìnnh thường nhưng khi nội soi xoang hàm
thấy có dày niêm mạc và polyp trong xoang hàm trái.
Hình 4.3: trên phim Blondeau cho hình ảnh bình thường, khi nội soi xoang hàm phát
hiện có lỗ phụ xoang hàm (bên dưới) và lỗ thông tự nhiên xoang hàm (bên trên), một
dòng mủ từ lỗ phụ chảy ngược vào trong xoang ham qua ølỗ chính (hiện tượng dẫn lưu
vòng).
Hình 4.4: hình trên: hình ảnh mở đặc xoang hàm P và hiện tượng phù nề niêm mạc
thoái hoá polyp lẫn mủ trong xoang hàm P dưới nội soi.
Hình dưới: hình ảnh mờ đặc xoang hàm P và hiện tượng phù nề niêm mạc và đọng
mủ bên trong xoang hàm P dưới nội soi.


5

Hình 4.5: hình ảnh mở đặc, mờ váchh xương giả : trên phim Blondeau có hình ảnh mở
đặc lan rộng ra phần ngoài xoang hàm trái do mất vách xương. Khi nội soi xoang hàm
chẩn đoán thấy niêm mạc xoang hàm thoái hoá polyp và đọng nhiều mủ, kết quả sinh

6
thiết loại bỏ nguyên nhân u. bệnh nhân có một răng hàm trên chết tuỷ và bò nhiễm
trùng.

Hình 4.6:
Hình trên: mờ đặc xoang do dò ứng: trên phim Blondeau có hình ảnh mờ đặc xoang
hàm 1 bên, khi nội soi xoang hàm cho thấy có nang ứ đọng trong xoang hàm do dò ứng
tạo nên hình ảnh mức nước hơi nhưng niêm mạc xoang hàm vẫn còn bình thường.
Hình dưới: hình ảnh mờ xoang hàm trên một xoang hàm đang ổn đònh: hình ảnh
Blondeau cho thấy xoang hàm P của người bệnh bò mờ đặc , khi nội soi xoang hàm

cho hình ảnh niêm mạc hoàn toàn bình thường, bệnh nhân đã bò viêm xoang hàm
trước đây, hiện niêm mạc xoang hàm đang trong tình trạng ổn đònh.


7

Hình 4.7:

8
Hình trên: mờ đặc xoang hàm sau mổ: bệnh nhân đã được phẫu thuật xoang hàm T
trước đây, hiện tại trên phim Blondeau cho thấy hình ảnh mờ đặc xoang hàm T, khi
nội soi xoang hàm cho hình ảnh niêm mạc dày xơ vớimột vài chỗ còn xuất tiết du
hiện bệnh nhân không có triệu chứng viêm xoang hàm tái phát.
Hình dưới: hình ảnh dày vách xoang hàm và bệnh viêm xoang mủ có polyp: trên phim
Blondeau cho hình ảnh dày vách xoang hàm. Khi hội soi xang hàm cho thấy có hiện
tượng dày niêm mạc dạng polyp làm hẹp lòng xoang hàm và hiện tượng ứ mủ đặc
bên trong xoang hàm

9


10
Hình 4.8: dày niêm mạc vách xoang hàm và bệnh viêm xoang polyp mũi:
Trên phim Blondeau cho hình ảnh dày vách xoang hàm, khi nội soi xoang hàm cho
hình ảnh polyp mũi và kén mủ đang trong quá trình hình thành từ niêm mạc còn bình
thường về đại thể.

Hình 4.9:
Hình trên: hình ảnh mặt trời mọc trong xoang hàm T trên phim Blondeau, nội soi
xoang hàm cho thấy có một khối polyp ở đáy xoang hàm T, niêm mạc xung quanh

polyp còn bình thường.
Hình giữa: hình ảnh mặt trời mọc trong xoang hàm P, nội soii xoang hàm cho thấy có
một nang ứ đọng căng phồng trong xoang hàm.

11
Hình dưới: hình ảnh mặt trời mọc ở đáy xoang hàm T trên phim Blondeau, nội soi
xoang hàm cho thấy có nang mủ đặc căng phồng trong xoang hàm T dù rằng lỗ thông
xoang hàm và lỗ phụ xoang hàm vẫn hiện diện.

12


13
Hình 4.10:
Hình trên: hình ảnh cản quang giống như dò vậ trong xoang hàm, khi nội soi xoang
hàm thấy có mủ bã đậu và một khối chứa calci bám vào thành ngoài xoang hàm. Đây
là một trường hợp viêm xoang do nấm aspergillus.
Hình dưới: hình ảnh dò vật trong xoang hàm và viêm xoang mạn: trên phim Blondeau
cho hình ảnh dò vật cản quang bờ tròn, rõ với hiện tượng dày niêm mạc xung quanh.
Khi nội soi xoang hàm thấy có hình ảnh dày niêm mạc và một giọt lipiodol tích tụ
trong xoang hàm. Bệnh nhân đã được chụp xoang hàm có bơm cản quang cách đây 20
năm.


XÉT NGHIỆM MÔ HỌC
Đánh gía vi thể niêm mạc xoang

14
Đánh giá vi thể là xét nghiệm không thể thiếu được trong chẩn đoán u và viêm. Mẫu
bệnh phẩm lấy được qua nội soi mũi-xoang với kìm sinh thiết đưa qua mũi hoặc qua

ống trocar qua chọc qua mặt trước xoang hàm.
Phần dưới hốc mũi có biểu mô hô hấp, phần trên hốc mũi có biểu mô khứu giác.
Biểu mô hô hấp có các tế bào trụ có lông chuyển, tế bào đài tiết nhày. Lớp đệm dưới
biểu mô là mô liên kết thưa có nhiều tế bào lymphô, tương bào, mô bào và các loại
bạch cầu. Bên dưới lớp đệm là các tuyến có dạng tuyến ống-túi; lớp mạch máu nằm ở
dưới cùng.
Biểu mô khứu giác có các tế bào khứu giác và các tế bào nâng đỡ.
Niêm mạc ở xoang hàm thường mỏng hơn niêm mạc hốc mũi, có ít tế bào đài hơn,
cũng là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. Lớp đệm mỏng, là mô liên kết thưa có
lưới mao mạch phức tạp; lớp sâu hơn là mô liên kết đặc sáp nhập vào màng xương,
tạo nên lớp niêm-cốt mạc. Giữa lớp đệm và niêm-cốt mạc có các tuyến (tuyến chỉ có
ở quanh lỗ thông tự nhiên, gia tăng số lượng trong trường hợp viêm mạn).
Khi bò viêm cấp, niêm mạc biến đổi qua 3 thì: xung huyết, xuất tiết và sửa chữa. Các
hiện tương trên thường có tính hồi phục, xảy ra ở cả trong mũi và trong xoang. Các
biểu hiện xung huyết nặng, phù quanh mao mạch, thâm nhiễm bạch cầu trung tính,
tăng tiết các tuyến bắt đầu hồi phục sau vài ngày. Việc hồi phục hoàn toàn rất thường
xảy ra, ngay cả khi có nhiễm trùng thứ phát hay chất tiết trở thành chất nhày-mủ (vi
khuẩn, xác tế bào viêm, xác tế bào biểu mô).
Tuy nhiên, bệnh có tiến triển tnặng thêm bởi một số nguyên nhân như: viêm nhiễm vi
khuẩn có độc lực cao, sức đề kháng cơ thể kém, tắc hay bán tắc dẫn lưu ở lỗ thông tự
nhiên. Qua trình viêm kéo dài, giai đoạn hồi phục kéo dài, dẫn đến các tổn thương
thoái hóa không hồi phục.
Tuy nhiên, niêm mạc xoang có khả năng hồi phục cao, theo Ch. Fontolliet, qua nhiều
công trình nghiên cứu cấu trúc cơ bản, hình ảnh trong nội soi, sự vận chuyển chất
nhày trên niêm mạc hệ thống mũi-xoang. Dưới kính hiển vi điện tử, ghi nhận không
có các tổn thương đặc hiệu hay các biến đổi ở mức độ phân tử ở các trường hợp viêm
xoang hàm mạn tính. Các biến đổi của lông chuyển hiếm khi xảy và không liên quan
đến vận tốc di chuyển của chất nhày. Chứng tỏ đây là tổn thương không đặc hiệu,
lành tính và có thể hồi phục, ngay cả trong trường hợp viêm nặng.
Tình trạng dò ứng là nguyên nhân gây ra các biến đổi bệnh lý xảy ra đầu tiên ở mũi,

nơi các kháng nguyên xâm nhập qua đường không khí hít vào. Phản ứng niêm mạc
lan đến xoang với biểu mô thể hiện các biến đổi bệnh lý đặc hiệu.
Phản ứng kháng nguyên-kháng thể gây ra sự tăng tính thấm của tế bào nội mô làm
cho dòch thoát ra đi vào mô liết thưa ở niêm mạc. Tế bào đài ở biểu mô to ra và tăng
sản, song có thể giảm kích thước và giảm số lượng nếu bệnh diễn tiến kéo dài. Tương
tự, các tuyến nước-nhày lúc đầu phát triển và gia tăng hoạt động chế tiết, song sau đó
sẽ teo đi khi tình trạng dò ứng diễn tiến kéo dài.
Sự thâm nhiễm bạch ái toan vào mô là biểu hiện đặc trưng của tình trạng dò cả ở mũi
và xoang.

15
Tình trạng phù nề nặng ở lớp đệm xảy ra theo sau một phản ứng quá mẫn đặc hiệu
kéo dài, đôi khi có kèm theo nhiễm trùng thứ phát làm niêm mạc vốn đã phù nề trở
nên có cuốngvà hình thành polýp, điều này được gây ra bởi một yếu tố dạng dò ứng
chưa được hiểu rõ. Quá trình hình thành polýp này cần được phân biệt với tình trạng
tăng sinh niêm mạc dạng polýp không có cuống và thường hoàn toàn do nhiễm trùng
gây ra.
So sánh hình ảnh đại thể và vi thể của viêm xoang
Các hình ảnh vi thể thu được từ các mẫu bệnh phẩm được lấy qua kỹ thuật nội soi
xoang hàm, song cần lưu ý rằng các tổn thương viêm của niêm mạc thường không
đồng nhất dưới vi thể. Hình ảnh mô học có thể thay đổi từ chỗ này đến chỗ khác, song
vẫn cung cấp các thông tin hữu ích khi đọc tiêu bản có tham khảo triệu chứng lâm
sàng và kết quả nội soi chẩn đoán.
Vì thế, hình ảnh “bình thường” của niêm mạc sau hồi phục và niêm mạc khoẻ mạnh
cần được phân biệt với niêm mạc nhiễm trùng trên lâm sàng, và hình ảnh mô học là
hình ảnh tónh trong khi diễn biến lâm sàng là một quá trình tiến triển. Hình ảnh vi thể
dưới kính hiển vi quang học cho phép phân biệt niêm mạc bình thường với các phản
mô không đặc hiệu hay phản ứng viêm rõ ràng.
Hình ảnh niêm mạc tăng sinh có gía trò cho biết đây là hệ quả của tình trạng viêm
xoang nhiễm trùng mạn tính đơn thuần hay là biến chứng của tình trạng phản ứng quá

mẫn thứ phát, hoặc là bệnh đã chuyển nặng.
Phản ứng tăng bạch cầu ái toan ở mô thường cho biết có nguyên nhân dò ứng. Hình
ảnh nhiều bạch cầu trung tính trên nền thâm nhiều nhiều lymphô, tương bào hay bạch
cầu ái toan cho biết tình trạng viêm cấp.
Tóm lại, so sánh hình ảnh nội soi chẩn đoán và hình ảnh vi thể niêm mạc xoang đem
lại các thông tin hữu ích giúp chẩn đoán phân biệt giữa tình trạng viêm xoang đã lành
với xoang bình thường, giữa viêm xoang nhiễm trùng với viêm xoang dò ứng, giữa
viêm xoang đơn thuần với viêm xoang nhiễm trùng phức tạp. Kết quả sinh thiết có ý
nghóa bổ sung cho lâm sàng (giống như các xét nghiệm sinh học, X quang và vi khuẩn
học). Kết quả vi thể có thể giúp phẫu thuật viên đề ra phương pháp điều trò viêm
xoang hàm nhiễm trùng mạn tính. Tuy vậy, kết quả vi thể không thể cho một tiên
lượng diễn tiến bệnh một cách rõ ràng.

XÉT NGHIỆM VI KHUẨN HỌC
Khi nội soi thấy có tích tụ dòch hay mủ trong mũi hoặc trong xoang, cần lấy dòch để
làm xét nghiệm tế bào học và mô học. Sau nhuộm Giemsa, nếu có số lượng bạch cầu
trung tính hay bạch cầu ái toan vượt trội thì nguyên nhân gây bệnh có thể là viêm hay
dò ứng. Sau đó, nếu nguyên nhân là nhiễm trùng thì cần làm thêm nghiệm phân lập vi
khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Xoang bình thường cũng có chứa vi khuẩn. Các xoang thường được dẫn lưu bởi luồng
không khí chứa đầy vi khuẩn, chỉ sống một thời gian ngắn bên trong xoang.
Streptococcus viridans, Neisseria catarrhalis và Staphylococcus albus là các vi khuẩn

16
cộng sinh, còn các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Pneumococci và Haemophilus
influenzae là những vi khuẩn gây bệnh.
Tần suất vi khuẩn gây bệnh xoang khác nhau tùy theo quốc gia và từng thời điểm. Ở
Lausanne, tác giả D. Perko nhận thấy vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là
Staphylococcus aureus, Staphylococcus albus, Streptococcus viridan và Pneumococci.
Nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ 50% tổng các trường hợp viêm xoang nhiễm trùng.

Viêm xoang do nấm gia tăng tần suất trong thời gian gần đây. Nấm thường xuất hiện
dưới dạng có sẵn trong đường hô hấp trên, sẽ gây bệnh khi sự mất cân bằng giữa số
lượng nấm và vi khuẩn do dùng các loại thuốc lâu ngày như kháng sinh, steroid hay
các thuốc chống phân bào. Các loại u trong xoang là điều kiện thuận lợi để hình thành
các u nấm cơ hội, và tình trạng này dễ nhầm lẫn với khối u nguyên phát.
Hai loại nấm gây bệnh thường gặp là Aspergillus và Candida albican.
Triệu chứng lâm sàng của viêm xoang do nấm rất giống với viêm xoang nhiễm trùng
mạn tính. Viêm xoang một bên và có chảy mủ thường là dấu hiệu đặc thù của viêm
xoang do nấm, song bệnh nhân cũng có thể không có triệu chứng và được phát hiện
bệnh ngẫu nhiên.
X quang kinh điển có thể cho thấy hình ảnh vôi hóa bên trong xoang, nghi ngờ viêm
do nấm Aspergillus, đòi hỏi phải nội soi chẩn đoán xoang hàm.
Hình ảnh nội soi của viêm xoang do nấm không hằng đònh: biểu hiện thường gặp của
niêm mạc có thể là bình thường, tăng sinh, u gỉa polýp đi kèm với dòch nhày mủ, toàn
mủ hay chất bã đậu. Xét nghiệm có nấm trong xoang không phải là bằng chứng của
tình trạng viêm xoang do nấm thực sự. Nấm có thể là nấm cộng sinh đã theo đường
không khí hít vào và tồn tại trong môi trường u hay môi trường không còn vi khuẩn. U
nấm cũng có thể che mờ biểu hiện của u. Đôi khi nấm đi kèm tình trạng bội nhiễm
hay tình trạng mất cân bằng vi khuẩn, lúc này tính gây bệnh của nấm còn chưa rõ rệt.
Chẩn đoán phân biệt giữa tình trạng nấm bệnh và nấm cộng sinh rất khó khăn. Vì
vậy, xét nghiệm mô học bổ sung rất có giá trò (nếu nấm ở trong niêm mạc và gây nên
các biến đổi mô học thì đây là nấm gây bênh. Trong những trường hợp như vậy, hình
ảnh mô học có giá trò nhiều hơn xét nghiệm vi khuẩn học.

17

18
Hình 4.11: niêm mạc bình thường
Hình 4.12: hình niêm mạc tăng sinh xuất tiết dưới kính hiển vi điện tử.


Hình 4.13: hình ảnh niêm mạc bình thường với phản ứng mô không điển hình
Nội soi xoang hàm: niêm mạc bình thường hồng mỏng, với ít dòch tiết.
Mô học: có sự gia tăng các tế bào đài ở mức độ trung bình. Lớp biểm mô lông chuyển
còn giữ được với tỉ lệ phân bố các tế bào biểm mô còn trong giới hạn bình thường.
Kết luận: niêm mạc xoang đã hồi phục sau viêm.
Hình 4.14: hình ảnh niêm mạc bình thường nhưng đã có phản ứng mô.
Nội soi xoang hàm với niêm mạc hơi dày, không xuất tiết
Mô học: có sự gia tăng số lượng tế bào đài và xâm nhập các tế bào lympho và tương
bào vào trong lớp đệm.
Kết luận: niêm mạc xoang ổn đònh.

19

Hình 4.13: bệnh viêm xoang mủ quá phát niêm mạc với phản ứng mô:

20
Đại thể qua nội soi xoang hàm: niêm mạc tăng sinh, xuất tiết mủ.
Mô học: có hiện tượng tăng sản lớp biểu mô, tình trạng phù nề lớp đệm và xâm nhập
các tế bào lympho và tương bào vào lớp đệm.
Kết luận: viêm xoang mạn đang hoạt động.
Hình 4.14: viêm xoang nhày mủ quá phát với phản ứng mô.
Nội soi: tăng sinh niêm mạc với xuất tiết nhày-mủ.
Mô học: phù nề lớp đệm, xâm nhập nhiều tế bào ái toan.
Kết luận: viêm mũi dò ứng.
Hình 4.15: polyp mũi và phản ứng niêm mạc:
Nội soi xoang hàm: polyp xoang hàm và nhiều chất tiết nhày mủ.
Mô học: hiện tượng tăng sản và dò sản lớp biểu mô lớp đệm có nhiều loại tế bào: đa
nhân trung tính, tế bào ái toan, lympho bào và tương bào,
Viêm mũi xoang dò ứng đang đợt hồi viêm cấp


21

×