Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Những điều kiện thuận lợi của việc tiếp nhận ảnh hưởng thơ tượng trưng Pháp trong Thơ mới Việt Nam" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.06 KB, 9 trang )




V. N. M. Tâm Những điều kiện trong thơ mới việt nam, tr. 46-54


46

Những điều kiện thuận lợi của VIệC TIếP NHậN ảNH HƯởng
thơ tợng trng pháp trong thơ mới việt nam

Võ Nhật Minh Tâm
(a)

Tóm tắt. Đi sâu nghiên cứu việc tiếp nhận ảnh hởng của thơ tợng trng Pháp
trong phong trào Thơ mới Việt Nam 1932-1945, bài viết làm sáng tỏ các vấn đề:
truyền thống thơ Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhà Thơ mới đến với thơ tợng
trng Pháp và hấp thụ những mặt tích cực của nó một cách chủ động; sự tiếp nhận
ảnh hởng của thơ tợng trng Pháp diễn ra khác nhau ở từng giai đoạn phát triển
của Thơ mới và ở những nhà thơ có cá tính sáng tạo khác nhau.

1. Đầu thế kỷ XX, nền văn học Việt
Nam đã bắt đầu có sự tiếp nhận ảnh
hởng của nền văn học phơng Tây, cụ
thể là nền văn học Pháp. Nớc Pháp có
thể xem là một trong những nơi khởi
nguồn của nhiều trào lu, khuynh
hớng văn học Thi phái lãng mạn, thi
phái tợng trng cũng đợc ra đời trên
mảnh đất này. Tiếp xúc với văn học
Pháp cũng có nghĩa là nền văn học


Pháp ùa vào Việt Nam nh một tất
yếu có tính lịch sử. Đối với nền văn học
Việt Nam thì quá trình tiếp xúc ấy có
những điều kiện thuận lợi nhất định.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập
đến những điều kiện thuận lợi cho việc
tiếp nhận ảnh hởng thơ tợng trng
Pháp trong Thơ

mới Việt Nam.
2. Trớc hết, xin nói về những tiền
đề thuận lợi từ truyền thống thơ Việt.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ
đơn âm tiết, mỗi âm tiết ngoài khả
năng biểu đạt một nội dung còn có khả
năng tạo nên tính hình tợng với cấu
trúc đa tầng. Hệ thống từ ngữ tiếng
Việt chất chứa nhiều biểu tợng và bên
cạnh tính tợng trng về ý nghĩa, sức
ám gợi của âm thanh từ ngữ cũng rất
mạnh. Sự phong phú về mặt thanh điệu
làm cho tiếng Việt thực sự có lợi thế
.

trong việc diễn tả một cách dễ dàng các
sắc thái, các cung bậc khác nhau của
tâm hồn con ngời. Truyền thống thơ
Việt đã khai thác rất tốt đẹp những khả
năng đó của tiếng Việt. Và nh ta đã
biết, thơ tợng trng rất chú ý tạo nhạc

tính cho tác phẩm, hầu tìm lối thoát cho
những giá trị thẩm mỹ, khắc phục kiểu
trình bày trực tiếp sự vật. Đó chính là
điểm tơng đồng giữa thơ truyền thống
Việt Nam và thơ tợng trng Pháp. Tuy
nhiên giữa chúng vẫn có những điểm
khác biệt: nhạc tính trong thơ Việt là
thứ âm nhạc chủ yếu mang tính chất
mô phỏng - mô phỏng sự vật, mô phỏng
hành động - còn nhạc tính thơ tợng
trng thì tuân theo nguyên tắc kết hợp
giữa các âm thanh, sự hiệp vần, ngắt
nhịp để tạo nên những cung bậc cao
thấp, những trờng độ, cao độ, từ đó
mỗi bài thơ là một giai điệu riêng.
Chính sự khác biệt này là điều kiện để
Thơ mới sáng tạo trong khi tiếp thu.
Thơ mới đã rất chú trọng vấn đề nhạc
tính, và trong thực tiễn sáng tác thơ ca,
Thơ mới đã tạo ra những bài gây ấn
tợng mạnh mẽ không chỉ bởi hình ảnh,
màu sắc mà chính bởi sự du dơng
trong âm điệu của nó.
Ngời phơng Đông nói chung,
ngời Việt nói riêng từ buổi hồng hoang
Nhận bài ngày 25/02/2009. Sửa chữa xong 08/4/2009.



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009



47

đã xem vũ trụ là một thể thống nhất,
con ngời là một tiểu vũ trụ trong cái
vũ trụ ấy. Do vậy, vạn vật và con ngời
nằm trong mối tơng giao mật thiết.
Ngời xa tin rằng nhờ sự liên hệ mật
thiết đó mà trời và ngời có khả năng
giao cảm, tơng ứng. Trình Minh Hạo
có nói trong Ngữ lục: Trời và ngời gốc
không phải là hai, bất tất phải nói thiên
nhân hợp nhất. Tâm của ta chính là trời
đây, phát huy đến cùng cực cái tâm của
ta thì biết đợc cái tính, biết đợc tính
tức là biết trời vậy (Thiên nhân bản vô
nhị, bất tất ngôn hợp. Tâm tiện thị
thiên, tận chi tiện tri tính, tri tính tiện
tri thiên). T tởng thiên nhân hợp
nhất đó là cốt lõi và đặc điểm lớn của
triết học Trung Hoa xa và Việt Nam
không nằm ngoài vùng phủ sóng của t
tởng này. Thơ tợng trng phát hiện
ra mối tơng hợp, hô ứng với nhau giữa
các giác quan, giữa mùi hơng, màu sắc
và âm thanh, mối liên hệ huyền bí giữa
con ngời và vũ trụ là sự trùng hợp thú
vị giữa cái tìm tòi của thơ Pháp và
chiều sâu tâm thức của ngời phơng

Đông và ngời Việt Nam.
Ngời phơng Đông và ngời Việt
Nam thời trung đại có thế mạnh về lối
t duy bằng hình tợng. Khi con ngời
cha tách mình ra khỏi tự nhiên và
cha nhận thức, lý giải đợc nó, ngay cả
bản thân mình họ cũng không biết từ
đâu mà có. Nhng với t duy sơ khai,
họ cố gắng trả lời câu hỏi mình đến từ
đâu, xung quanh mình là gì, tại sao có
gió, tại sao, tại sao T duy tợng
trng hình thành từ đó. Thiên nhiên
với ngời trung đại nh thể là cùng một
loại với con ngời, thiên nhiên nh là
một bình chứa vĩ đại các tợng trng.
Nh vậy, lối t duy tợng trng nguyên
thuỷ đã có lâu đời trong cách cảm, cách
nghĩ ở phơng Đông. Điều này đợc
phản ánh rõ rệt trong thơ Đờng. Trớc
khi có tợng trng phơng Tây, ngời
Việt Nam đã trải qua nhiều thế kỷ tiếp
xúc với thơ Đờng. Đó là một thứ thơ
gắn chặt vào tâm thức của ngời trung
đại. Một trong những nội dung chính
của thơ Đờng là khám phá mối giao
hoà giữa con ngời với thiên nhiên. Nếu
ngời phơng Tây có thế mạnh về t
duy khái niệm và thơ thiên về cái mạnh
mẽ, hùng vĩ, chân xác và tráng lệ thì
ngời phơng Đông thiên về lối t duy

trừu tợng, dùng hình ảnh có tính
tợng trng để diễn đạt chân lý, do đó
thơ thiên về tính linh diệu, về sự cảm
nhận cái mênh mông huyền diệu của vũ
trụ.
Những điểm trên đây, ngời viết
xem nh là tiền đề của việc tiếp nhận
ảnh hởng thơ tợng trng Pháp trong
thơ Việt Nam - một nền thơ vốn đã có
bề dày kinh nghiệm thẩm mỹ lên quan
đến t duy tợng trng. Đó là những
điều kiện cần thiết (bên cạnh các điều
kiện khác nh xã hội, văn hoá ) để thơ
tợng trng Pháp nửa sau thế kỷ XIX
dễ dàng đợc các nhà Thơ mới tiếp
nhận để tạo ra những thành tựu nghệ
thuật đáng kể. Điều đó cũng có nghĩa là
thi ca tợng trng Pháp đã có mảnh đất
tồn tại trong nền thi ca Việt Nam.
3. Xin nói sang sự chủ động tiếp
nhận ảnh hởng thơ tợng trng Pháp
trong bối cảnh mới của giao lu văn
học. Đầu thế kỷ XX, kinh tế đô thị phát
triển mạnh, tầng lớp thị dân hình
thành và ngày càng đông đảo đi liền với
những thị hiếu và nhu cầu mới. Chữ
quốc ngữ đã thuần thục, lớp trí thức
Tây học ngày càng nhiều Những điều
kiện ấy giúp ngời Việt Nam, khi đứng
trớc văn học phơng Tây, càng nhận

ra một cách rõ hơn sự trì trệ, xơ cứng
của nền thơ cũ đã tồn tại bao thế kỷ. Họ
nhận thấy cần phải có cái gì đó mới mẻ



V. N. M. Tâm Những điều kiện trong thơ mới việt nam, tr. 46-54


48

để làm tăng thêm sinh khí cho thi đàn.
Nhu cầu đổi mới văn học đợc đặt ra
một cách cấp bách. Từ những bối cảnh
nh vậy, việc thơ Việt Nam tiếp nhận
nguồn tợng trng trong thơ Pháp là
một tất yếu. Chúng ta có thể xem đây là
nhân tố nội tại, đóng vai trò thứ nhất
thuộc về sự chủ động tiếp nhận ảnh
hởng trong bối cảnh mới của giao lu
văn học.
Sự tơng đồng trong ý thức về thân
phận giữa các nhà Thơ mới Việt Nam
và các nhà thơ tợng trng phơng Tây
chính là sự gặp nhau của những tâm
hồn trí thức bất mãn với xã hội, không
còn niềm tin vào thực tại mà họ đang
sống. Bất mãn trớc cách lý giải cái
tôi cá nhân của trào lu lãng mạn, họ
đi tìm một thế giới thẩm mỹ khác đó là

tìm về với chính mình. Họ xem nghệ
thuật là trên hết, với họ thơ đi từ chủ
thể chứ không phải là đối tợng ngoại
giới mà ở đó trực giác vừa là bản thân
nghệ thuật, vừa là môi giới làm bật lên
chất thơ từ ngoại giới khi giữa tâm và
vật sống trong trạng thái giao hoà,
thông hội với nhau. Trong những
khoảnh khắc ấy, linh hồn sự vật vốn vô
hình hiện lên và đợc nhận biết nh
những hiện hữu, cả vũ trụ với trăng,
hoa, nhạc, hơng sẽ trở thành thơ,
thành nhạc, đậm đà ý vị. Trực giác là
dùng tâm thức mà biết đợc vật, nó
thuộc về ta.
Một đặc điểm về văn hoá, văn học
các nớc phơng Tây là con ngời với ý
thức về cá nhân và thân phận đợc đề
cao, họ khẳng định tính cá nhân nh là
một giá trị nhân bản của đời sống, điều
này càng thể hiện rõ trong văn học. Đó
chính là cơ sở ý thức t tởng quan
trọng làm tiền đề cho sự xuất hiện các
trào lu, khuynh hớng nghệ thuật
chuyên chú vào khám phá bản chất
đích thực của con ngời, vị trí của con
ngời trong vũ trụ với tất cả những khả
năng, những khát vọng và cả những đổ
vỡ đau đớn về thể xác lẫn tinh thần của
họ.


phơng Đông, trong khuôn khổ
giáo lý, đạo đức chặt chẽ, nghiêm ngặt,
con ngời cá nhân dờng nh ít có điều
kiện để tự thể hiện mình, nếu có chỉ là
yếu ớt, hoặc chỉ là những hiện tợng bột
phát. Con ngời phơng Đông sống gắn
bó với cộng đồng, tính cộng đồng đợc
đề cao và là nền tảng của mọi hành xử
xã hội. Thế nhng bản thể của con
ngời là luôn luôn muốn tìm cách tự thể
hiện mình dù bằng kiểu này hay kiểu
khác, họ luôn có khát vọng nói tiếng nói
của mình, càng bó buộc, càng đóng
khung thì họ càng tìm cách bứt phá
mãnh liệt và dữ dội. Đầu thế kỷ XX, ý
thức cá nhân có điều kiện xuất hiện và
tự khẳng định. Chính ý thức cá nhân đã
giúp ngời nghệ sĩ có khả năng phát
hiện ra những gì nhạy cảm nhất của
tâm hồn con ngời cũng nh của chính
mình, họ tự phát ngôn những điều
thầm kín, cấm kị mà từ xa đến giờ bị
bng bít, trói buộc. Chính những
ngời nghệ sĩ với tâm hồn nhạy cảm
của mình đã ý thức rõ hơn tính chất thù
địch của hoàn cảnh hiện thực đối với
nghệ thuật và họ đã tự khám phá ra
những bi kịch tinh thần mà từ lâu họ
đã đeo mang. Trong Thơ mới, ta bắt gặp

rất nhiều những câu thơ đau đớn thậm
chí là tuyệt vọng của các nhà thơ, kiểu
nh: Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ;
Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa; Đời
kiêu bạc không dung hồn giản dị; Trời
hỡi trời, hôm nay ta chán hết/ Những
sắc màu hình ảnh của trần gian Có
thể xem những ý thơ trên nh những
minh chứng để thấy rằng: là những
ngời dân mất nớc, các nhà thơ ý thức
đợc nỗi đau của họ, và vì thế thơ tợng
trng - lối thơ xoáy sâu vào những ý
niệm bằng những ám gợi đã biểu hiện



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009


49

sự phản ứng đối với cuộc sống tầm
thờng nhỏ nhen, vị kỷ, vị lợi trở thành
có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với các nhà Thơ
mới Việt Nam. Ch. Baudelaire đã từng
nói ý tởng về sự ích lợi là sự thù
nghịch nhất của thế giới với ý tởng của
cái đẹp. Những nhà thơ tợng trng,
từ Ch. Baudelaire đến A. Rimbaud, P.
Verlaine, S. Mallarmé đã nhận ra cái

kỷ nguyên hiện đại mỗi ngày một đi xa
hơn giới hạn của cái thiêng liêng, cái
hào quang, cái quầng sáng tâm linh
đã biến mất dới sức nặng của vật chất
hoá và phi nhân tính hoá các quan hệ
con ngời, với sự tính toán đáng sợ theo
tinh thần thực chứng cuối thế kỷ. Trong
các nhà thơ tợng trng Pháp, A.
Rimbaud đã từng mơ ớc chạy trốn
trớc sự buồn chán: rời bỏ thành phố
Chaleville ra Paris, rời bỏ Paris sang
phơng Đông, rồi bỏ phơng Đông đến
h vô Tuy hoàn cảnh xã hội Pháp cuối
thế kỷ XIX và Việt Nam đầu thế kỷ XX
không phải tất cả đều tơng đồng (về
văn hoá, lịch sử, giai cấp ), nhng
trớc những biến động xã hội, giữa các
nhà Thơ mới Việt Nam và các nhà thơ
tợng trng Pháp đều có những nét tâm
lý trong sự biến động khá giống nhau,
họ tuyệt vọng và không thể dung hoà
đợc với xã hội đơng thời, họ tìm kiếm
lối thoát cho chính mình bằng cách đi
tìm những lý tởng thẩm mỹ mới.
Nhân tố xã hội đã tác động đến
những thi sĩ thuộc phong trào Thơ mới,
giúp họ có tâm thế sẵn sàng tiếp thu lý
tởng thẩm mỹ của thơ tợng trng.
Các nhà Thơ mới say Ch. Baudelaire,
say A. Rimbaud, P. Verlaine, S.

Mallarmé và các tác giả tợng trng
không chỉ dừng lại ở việc bày tỏ thái độ
phản ứng đối với thực tại, mà còn đi xa
hơn. Họ mải mê phát hiện mối tơng
hợp giữa các giác quan, những mối
tơng giao huyền bí của tâm linh,
những âm điệu du dơng của âm nhạc
mang lại Đó là yếu tố nội tại chi phối
sự tiếp nhận một cách chủ động những
giá trị thẩm mỹ trong thơ thơ tợng
trng của các nhà Thơ mới.
Giao lu văn học là một thực tế
khách quan trong lịch sử văn học nhân
loại, đặc biệt là thời kỳ Việt Nam tiếp
xúc với các nguồn văn hoá phơng Tây
(những năm đầu thế kỷ XX), quá trình
tiếp thu và ảnh hởng giữa các nền văn
học trở thành một xu thế có tính chất
quốc tế, việc tiếp nhận ảnh hởng của
thơ tợng trng Pháp trong thơ Việt
Nam có những điều kiện thuận lợi từ
truyền thống thơ Việt và cả sự chủ động
tiếp nhận ảnh hởng trong bối cảnh mới
của giao lu văn học. Đó là thực tế
không thể phủ nhận đợc.
4. Quá trình sinh thành, phát triển
của thơ tợng trng Pháp và mạch thơ
tợng trng trong Thơ mới Việt Nam
không giống nhau. Thơ tợng trng
Pháp đợc hình thành bởi phủ định của

phủ định. Từ đầu thế kỷ XIX thi ca
Pháp diễn ra theo trình tự từ lãng mạn
đến Thi sơn rồi đến tợng trng, hậu
tợng trng sau đó là thơ siêu thực. Thơ
mới Việt Nam không diễn tiến theo quá
trình đó và cũng không theo một trình
tự rõ ràng nh thế. Thơ mới không tồn
tại hiện tợng phủ định nhau mà các
khuynh hớng thơ ấy cùng tồn tại,
dung chứa lẫn nhau trong một môi
trờng văn học đang ở quá trình hiện
đại hoá những năm 1930-1945. Trong
quá trình tiếp nhận ảnh hởng, tợng
trng trong Thơ mới không còn giữ đợc
nguyên chất thứ thơ tợng trng của
Pháp. Chất tợng trng biểu hiện lúc
đậm, lúc nhạt, không đồng đều ở từng
giai đoạn, từng tác giả và từng tác
phẩm cụ thể. Quá trình hiện đại hoá
văn học đợc phân chia thành các mốc



V. N. M. Tâm Những điều kiện trong thơ mới việt nam, tr. 46-54


50

thời gian rõ rệt, cụ thể là quá trình này
đợc chia làm ba giai đoạn: giai đoạn

thứ nhất từ đầu thế kỷ XX đến 1920,
giai đoạn thứ hai từ 1920 đến 1930, giai
đoạn thứ ba từ 1930 đến 1945 hoàn tất
quá trình hiện đại hoá với nhiều thành
tựu rực rỡ về nội dung lẫn hình thức, về
t tởng và giá trị thẩm mỹ Việc tiếp
nhận ảnh hởng của thơ tợng trng
Pháp đối với Thơ mới không hoàn toàn
diễn tiến theo quá trình đó. Nó đi theo
một quỹ đạo riêng. Có thể thấy diễn
trình tiếp nhận tợng trng của các
nhà Thơ mới đợc chia thành 3 giai
đoạn nh sau.
Giai đoạn 1: những năm 1932-
1935. Đây là giai đoạn đấu tranh và
giành thắng lợi của Thơ mới, đề cao cảm
xúc cá nhân, Thơ mới ảnh hởng của
thơ ca lãng mạn Pháp với các tác giả
nh: V. Hugo, A. de Lamartine, A.
Musset, A. Vigny Nhng trong thời kỳ
này thơ tợng trng Pháp đã bắt đầu
ám vào t duy nghệ thuật của các nhà
Thơ mới. Thơ tợng trng Pháp ảnh
hởng đến các nhà Thơ mới Việt Nam
thật sự bắt đầu vào những năm 1932,
với sự xuất hiện của Thế Lữ trên thi
đàn. Tác giả đã đem lại cho Thơ mới
những bài thơ hay với những t tởng
mới, đã điềm nhiên bớc những bớc
vững vàng mà trong khoảnh khắc cả

hàng ngũ thơ xa phải tan vỡ (Hoài
Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt
Nam). Nhà thơ bên cạnh việc đi tìm cái
đẹp nơi tiên giới với Tiếng sáo Thiên
Thai, Tiếng trúc tuyệt vời còn quan
tâm xây dựng biểu tợng giống nh thơ
Pháp, mở ra một thế giới oanh liệt với
khát vọng tung hoành, hống hách.
Hình tợng con hổ trong vờn bách thú
trong Nhớ rừng vừa là cái tôi của tác
giả vừa là một biểu tợng tợng trng
cho sự dũng mãnh, uy nghiêm, cho cái
tôi mang nặng căm hờn, với khát vọng
tung hoành bốn cõi. Thơ Thế Lữ còn
mang cả tín hiệu âm nhạc phần nào gợi
âm hởng nhạc của thơ tợng trng:
Tiếng hát trong nh nớc ngọc tuyền /
Êm nh hơi gió thoảng cung tiên/Cao
nh thông vút, buồn nh liễu/Nớc
lặng, mây ngừng, ta đứng yên. Tiếp đến
là Lu Trọng L, tác giả đã mang đến
cho Thơ mới một thế giới nghệ thuật có
nét độc đáo với một quan niệm nhân
sinh mới. Thế giới thơ Lu Trọng L
hiện lên bởi những ám ảnh: sầu, mộng,
say, giang hồ phiêu lãng tất cả đợc
tắm mình trong một không khí phi thực
(Mộng chiều hè, Thơ sầu rụng, Sứ
giả ). Thật ra, thế giới thơ Thế Lữ, Lu
Trọng L là thế giới mang nặng ảnh

hởng của t duy lãng mạn nhng
phần nào trong thế giới thơ ấy vẫn có
một vài yếu tố của lối thơ tợng trng
Pháp.
Giai đoạn 2: 1936-1940. Giai đoạn
này thật sự tồn tại nhiều khuynh hớng
thơ phức tạp. Thơ lãng mạn, thơ tợng
trng và những thể nghiệm của thơ
siêu thực tồn tại song hành với nhau.
Đại đa số là thơ lãng mạn nhng cũng
có thơ tợng trng và siêu thực. Các
sáng tác của nhiều nhà Thơ mới giai
đoạn này đã tìm đến sự dung hoà giữa
các các khuynh hớng trên. Nhng có
một số nhà thơ thể hiện rõ trong sáng
tác của mình lối t duy thơ tợng trng.
Nói một cách khác, trong giai đoạn này,
ảnh hởng của thơ tợng trng Pháp
đến các nhà Thơ mới ngày càng sâu
đậm. Đến đây chúng ta cần phải nhắc
đến Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,
Chế Lan Viên, những nhà thơ bớc vào
tợng trng với những quan niệm sáng
tác gần gũi với Ch. Baudelaire, P.
Verlaine, P. Valéry
Đến với Xuân Diệu thì ảnh huởng
của lối thơ tợng trng Pháp trong sáng
tác phần nào rõ rệt hơn, mặc dù Xuân




trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009


51

Diệu vẫn là một nhà thơ lãng mạn.
Xuân Diệu là ngời có ý thức tiếp thu
thơ ca tợng trng Pháp. Bên cạnh nét
nổi bật trong thơ Xuân Diệu là lẽ sống,
là niềm yêu đời mãnh liệt, cuồng say,
hối hả, là tha thiết trẻ trung với một
năng lực cảm thụ tinh tế dồi dào, thơ
ông còn là một khả năng nhạy cảm nắm
bắt đợc cả những cái vô hình, hữu
hình hoá cái vô hình: Không gian nh
có dây tơ/Bớc đi sẽ đứt, động hờ sẽ
tiêu. Thơ Xuân Diệu có những liên
tởng nối liền, hoà hợp giữa âm thanh
màu sắc và hơng vị với sự mở rộng các
giác quan: Thu lạnh, càng thêm nguyệt
tỏ ngời/Đàn ghê nh nớc lạnh, trời
ơi Sự tơng hợp ở đây có phần nào
giống sự tơng hợp trong thơ của Ch.
Baudelaire
Đến với Huy Cận, phần nào ta đã
thấy độ chín của một hồn thơ có sự
dung hoà đặc biệt giữa lối thơ tợng
trng và thơ lãng mạng Pháp. Huy Cận
bớc vào làng thơ đã đợc ngời ta

dành ngay cho một chỗ ngồi yên ổn
(Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi
nhân Việt Nam). Thế giới thơ Huy Cận
là một thế giới mang t duy vũ trụ với
sự khắc khoải không gian mở rộng ra
ngoại giới có tính vĩnh viễn. Trong thế
giới thơ ấy, Huy Cận đã tạo ra những
hình tợng mang một sức nặng cần
thiết của lối thơ tợng trng, những:
hồn, thiên đờng, địa ngục, mộng, sầu
đã tạo nên một ám gợi với những liên
tởng bất ngờ cho ngời tiếp nhận về
một thế giới khác, hoàn toàn không là
trần thế. Thơ Huy Cận đã tìm thấy sự
hài hoà, giao hoà, giao cảm giữa tạo vật
và sự sống, giữa con ngời và vũ trụ ,
chứa đựng những cảm nhận tinh tế
trong cõi vô hình: Tai nơng nớc giọt
maí nhà/Nghe trời nặng nặng, nghe ta
buồn buồn. Nh vậy, đến với Xuân
Diệu, Huy Cận, phần nào ta đã thấy sự
tiếp nhận ảnh hởng từ thơ tợng trng
Pháp một cách rõ rệt và có ý thức.
Hàn Mặc Tử đã mở một cuộc hành
trình thơ đi từ lãng mạn đến bến bờ
tợng trng. Đọc thơ Mặc Tử, ta cảm
nhận ra một thế giới khác thờng với
những hình tợng mang tính ám gợi, có
sức căng độc đáo, độ căng không chỉ ở
phơng thức duy lý mà ở cả phi duy lý

dẫn con ngời đến cõi h vô xoá nhoà
hiện thực. Năm 1938, trong đề tựa tập
Thơ Điên, Hàn Mặc Tử viết: Tôi làm
thơ? nghĩa là tôi yếu đuối quá? tôi bị
cám dỗ, tôi phản lại tất cả những gì mà
lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức bí
mật. Và cũng là tôi đã mất trí, tôi phát
điên. Những hồn, máu, trăng đã
minh chứng điều đó. Chịu ảnh hởng
quan niệm của Ch. Baudelaire, Hàn
Mặc Tử đã tiến sâu hơn một bớc trong
việc dùng những biểu tợng trăng, hoa,
nhạc, hơng để thể hiện sự khải thị,
khám phá những thế giới mơ hồ đầy bí
ẩn. Thơ Hàn Mặc Tử tắm trong hơng
thơm - một thứ hơng thơm kỳ lạ kiểu
nh Ch. Baudelaire lạ kỳ mà thân
quen: Hoa đào vắng mùi hơng; Thơm
nh tình ái của ni cô: Thơm nh tiếng
ngọc lng chừng; Xuân xuân điểm
chuyết hơng ngàn muôn hơng. Các
yếu tố trăng, hoa, nhạc, hơng còn hoà
hợp trong một biểu tợng nhằm khải
thị về một bí ẩn trong vũ trụ, ở nơi xa:
Chiếc tàu chở cả một đêm trăng/Muôn
ánh sao ngời chiếu thẳng băng/Muôn
sợi hơng trầm say bối rối/Muôn vàn
thần thánh sống cao sang/ Giây phút,
ôi chao! Nguồn cực lạc (Ghen).
Hàn Mặc Tử là ngời có ý thức đa

âm nhạc vào trong thơ. Đối với ông, làm
thơ nghĩa là nhấn một cung đàn,
bấm một đờng tơ, rung rinh một làn
ánh sáng và ngời đọc sẽ thấy thôi
miên bởi một thứ phù chú của vị thầy
chiêu hồn thuật, thôi miên thuật: Anh



V. N. M. Tâm Những điều kiện trong thơ mới việt nam, tr. 46-54


52

sẽ thấy hơi đàn lả lớt theo hơi thở của
hồn tôi anh sẽ rung theo khúc ngân
của tơ đồng, sẽ để mặc cho giai âm rền
rĩ nuối không ngừng và anh sẽ cảm giác
lạ những thứ ấy là âm điệu của thơ
tôi, âm điệu thiêng liêng tạo ra trong
khi máu cuồng rên vang dới ngòi bút
(Tựa Thơ Điên). Điều đó cũng có nghĩa
Nhạc là bản giao hởng của tâm hồn gợi
lên những huyền bí về ảo giác, ảo ảnh:
Tơ trăng buông rèm trên muôn cành/Tơ
trăng vàng rung nh âm thanh hay Bốn
mùa thơ xanh xanh nh cẩm
thạch/Chim ngàn trăng đem tiếng lạ về
ca/Ca cầm ca tơ đồng vọng vang ra.
Gần giống nh Hàn Mặc Tử, nhà

thơ Chế Lan Viên trong Điêu tàn (1937)
cũng nói nhiều đến hồn: hồn ta, hồn tôi,
hồn cô, hồn mi, hồn ma, hồn tan Đó là
một thế giới khác thờng không có thực
mang nặng yếu tố tợng trng: Hồn mi
bay trong đốm lửa ma trơi Theo hồn
ta tuôn chảy những lời thơ Muốn điên
cuồng nuốt cả khối xơng khô. Hàn Mặc
Tử khẳng định trong Chế Lan Viên, một
thi sĩ điên: Về cùng tôi vỗ tay reo vang
để cùng cời, cùng khóc, cùng hoan hô:
Ha ha! Chúng ta đây là hai thi sĩ điên
rồ đây!. Cái điên rồ phi duy lý đảm bảo
cho sự cần thiết của các yếu tố tợng
trng, khi con ngời tìm đến một thế
giới khác đầy biểu tợng để ký thác linh
hồn. Nh vậy, đến với Hàn Mặc Tử, Chế
Lan Viên, ta thấy trong các thi phẩm
của họ thế giới hình tợng nghệ thuật
đã có những thay đổi đáng kể. Cả cái
biểu đạt (hình tợng tợng trng) và
cái đợc biểu đạt bị che giấu đều trở
nên bí ẩn. Điều này càng thể hiện rõ
hơn trong sáng tác của Bích Khê (ngời
viết trình bày về tác giả này ở phần
sau).
Giai đoạn 3: 1940-1945.

nh hởng
của thơ tợng trng Pháp đến các nhà

Thơ mới Việt Nam đợc thể hiện một
cách rõ rệt nhất. Tiêu biểu của tợng
trng thời kỳ này phải nhắc đến Bích
Khê với Tinh hoa, Đinh Hùng với Mê
hồn ca, Đờng vào tình sử, Đông Hoài
với Giác linh hơng, nhóm Dạ đài và
Xuân thu nhã tập với những tuyên
ngôn thơ, tuyên bố kiến tạo một hình
thức thơ theo kiểu tợng trng. Nguyên
tắc mỹ học của chủ nghĩa tợng trng
là biểu hiện mối quan hệ giữa con ngời
và sự vật trong mối tơng giao, tơng
ứng: vũ trụ là một thể thống nhất trong
đó tất cả đều tơng ứng với nhau, tơng
ứng giữa các giác quan, tơng ứng giữa
thế giới này với thế giới đằng sau đầy bí
ẩn, tơng ứng giữa cái tự nhiên và cái
siêu nhiên Trong Hiện hình thuộc
Tinh huyết của Bích Khê, ta thấy đầu
tiên là sự tơng giao giữa vũ trụ và con
ngời: Gió đa tình hôn, Mặt hoa thơm
tho mùi thịt, Ngời thiếu nữ hiện trong
trăng, Da thịt ý tuyết băng, Ngời lộ
mỏng nh sơng, Khung trắng trời mây
trắng. Rồi ta cảm nhận sự tơng giao
giữa thiên nhiên, con ngời, thơ, hoa và
nhạc, hơng, vị: Gió đi chới với trong
khung trắng/Lộ nửa vần thơ nửa điệu
ca; Nàng hé môi ra. Bay nh xuân mà
ngọt tợ hơng; Rào rạt nh nỗi cảm

thơng/Tiếng nhạc màu trăng quấn
quýt tan ra nhạc? Tan ra nhạc!/Khung
trắng trời mây trắng lạ thờng Một sự
tơng giao đan xen nhau khó lòng tách
bạch. Ta còn thấy trong thơ Bích Khê
những hình tợng biểu tợng lạ lẫm,
độc đáo. Trong Tranh loã thể ta thấy:
Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?
Nàng là hơng hay nhan sắc lên hơng?
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thờng;
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc,
Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn môi.
Nàng đó là một hình tợng biểu
tợng, ta không cần biết nàng là ai,
cũng không nên định danh nàng, nàng



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009


53

có thể là tình nhân, cũng có thể là nàng
thơ. Ta cũng không cần tìm dòng sâm
ngọt lộng là gì, hay vài chút trăng say ở
đâu Tất cả là thế giới biểu tợng
mang những ám thị gợi lên một giấc
mộng tình với ánh sắc nghê thờng.

Đến với Xuân thu nhã tập, ta thấy
cả một dấu ấn tợng trng với những
quan niệm về thơ về nhạc về đạo rất
mới nhng rất gần chúng ta. Thơ nh là
thần linh và con đồng là thi sĩ, tạo ra
đợc bài thơ cảm thông, nối thần linh
với đệ tử là thi nhân; Nhạc thấm
nhuần vũ trụ, giao hoà trong trời đất
với ngời: không có nhạc là không có gì
hết. Bài thơ chỉ còn là lời kể, bức tranh
là những màu trơ trẽn, bản đàn là
những tiếng vu vơ Hoa có cũng vô
duyên, chim muông cũng lạc loài. Với
những quan niệm nh thế ta thấy, việc
làm thơ đối với nhóm Xuân thu nhã tập
thật công phu, thơ thông hội với huyền
bí, với thế giới h vô, thơ là cầu nối giữa
cái hữu hình và vô hình, trong thơ trọng
yếu tố nhạc, không có nhạc thơ trở nên
vô nghĩa. Quan niệm này hoàn toàn
giống với quan niệm của Ch.
Bauderlaire, S. Mallarmé. Màu thời
gian của Đoàn Phú Tứ có thể đợc xem
là một bản nhạc với những âm điệu
hoàn toàn mới. Hay Quỳnh hoa chiều
đọng nhạc trầm mi/Hồn xanh ngát chở
dấu xiêm y, hoa là hình ảnh, chiều là
cảm giác, nhạc trầm mi là tiếng nhạc -
hơng trầm mi mắt giai nhân, hồn
xanh ngát vừa là hình ảnh vừa là cảm

giác. Hai câu thơ với cách diễn đạt mới
lạ nhằm chỉ sự giao hoà giữa các cảm
giác gợi lên sự liên thông giữa cái vô
hình và hữu hình, làm rung cảm giác
quan ta, rung cả tâm hồn.
5. Đến đây chúng ta có thể kết luận
rằng trong quá trình tiếp nhận ảnh
hởng thơ tợng trng Pháp, mỗi nhà
.

thơ mới tiếp nhận một cách khác nhau,
không thuần nhất, tuỳ theo cái tạng
của họ. Xuân Diệu đứng cả hai chân
vững vàng trên lãng mạn, với tay hái
những chùm tợng trng. Huy Cận thì
đã có một độ chín - sự dung hoà giữa
tợng trng và lãng mạn. Hàn Mặc Tử
thì cả hai chân cũng đứng vững trên bờ
lãng mạn, nhng hai chân cứ nhún
nhảy một cách điệu nghệ với tợng
trng. Còn Bích Khê thì một chân trụ
vững ở bờ lãng mạn nhng chân kia đã
đa sang và gần chạm đến bờ tợng
trng một cách có chủ ý. Xuân thu nhã
tập hai chân phần nào đã đến địa hạt
của tợng trng. Và chúng ta cũng có
thể kết luận rằng: dấu hiệu nghệ thuật
vị nghệ thuật, dấu hiệu phi lý tính, dấu
hiệu chủ thể hoá và tinh thần hoá
khách thể của thi ca tợng trng Pháp

phần nào đã đợc thể hiện trong sáng
tác của các nhà Thơ mới.
Nh đã nói ở trên, diễn trình tiếp
nhận ảnh hởng thơ tợng trng Pháp
đến các nhà Thơ mới Việt Nam không
thuần nhất, không tuân theo cái qui
luật mà thi ca Pháp ở thế kỷ XIX đã
trải qua. Hơn thế nữa, số lợng các nhà
Thơ mới theo khuynh hớng tơng
trng không nhiều (chỉ khoảng 20 trong
số 87 nhà thơ) và mỗi nhà thơ tiếp nhận
theo một kiểu riêng. Cho nên diễn trình
tiếp nhận ảnh hởng thơ tợng trng
Pháp của Thơ mới Việt Nam khá phức
tạp. Cách chúng tôi dùng phơng thức
phân chia theo thời gian (có chứng
minh bằng sáng tác của một số tác giả)
chỉ là một cách tiếp cận vấn đề. Nhng
điều cốt yếu mà chúng tôi quan tâm ở
đây là: trong quá trình tiếp nhận ảnh
hởng ấy, một số gơng mặt quan trọng
đã góp phần làm cho phong trào Thơ
mới, thậm chí cả một thời đại thơ có
nhiều khởi sắc. Điều đó tạo cho nền thơ



V. N. M. Tâm Những điều kiện trong thơ mới việt nam, tr. 46-54



54

Việt Nam vợt ra khuôn khổ của vùng,
miền để tiệm cận với mặt bằng chung
của văn học thế giới. Thi ca tợng trng
Pháp ảnh hởng đến Thơ mới Việt Nam
là một tất yếu của lịch sử văn học, là
một tất yếu của thời đại.

Tài liệu tham khảo

[1] Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
[2] Huy Cận, Hà Minh Đức (chủ biên), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1993.
[3] Trần Mai Châu (tuyển dịch), Thơ Pháp thế kỷ XIX, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh, 1996.
[4] Nguyễn Văn Dân, Lý luận văn học so sánh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.
[5] Xuân Diệu, Thế giới thơ Huy Cận, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988.
[6] Xuân Diệu, Thơ Huy Cận, Báo Ngày nay, số 166, 1939.
[7] Đặng Anh Đào, Việt Nam và phơng Tây tiếp nhận và giao thoa trong văn học,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
[8] Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1988.
[9] Trần Khánh Thành, Huy Cận đời và thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1999.
[10]Nguyễn Toàn Thắng, Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, NXB Giáo dục, 2007.

Summary

The advantageous conditions of receiving the influences
of French Symbolic poetry on Tho moi (New Poetry) in Viet Nam


Having studied the receiving of the influences of French symbolic poetry on Tho moi in
Viet Nam period 1932-1945, the author tried to clarify the issues: the traditions of
Vietnamese poetry made favorable conditions for poets to approach French symbolic poetry
and received its advantages actively, the receiving of its influences took place differently at a
particular stage of Tho moi development and the poets with different creative personality as
well.

(a)
Cao học 14 (Đồng Tháp), chuyên ngành Văn học Việt Nam.

×