Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Hai phong cách hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng và “Cỏ dại” của Tô Hoài" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.29 KB, 7 trang )




trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008


23
Hai phong cách hồi ký Những ngày thơ ấu
của Nguyên Hồng và Cỏ dại của Tô Hoài

Phạm Thị Hiền
(a)


Tóm tắt. Qua so sánh hai cuốn hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và
Cỏ dại của Tô Hoài, bài viết hớng tới việc xác định những nét đặc thù trong phong
cách của hai nhà văn nổi tiếng thuộc dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam
1930 - 1945.

1. Nguyên Hồng và Tô Hoài là hai
nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam
hiện đại. Họ đều thành danh từ trớc
cách mạng tháng Tám (giai đoạn 1930 -
1945) với nhiều tác phẩm xuất sắc.
Nguyên Hồng và Tô Hoài sáng tác
theo nhiều thể loại khác nhau, trong đó
có một thể văn họ rất sở trờng: thể ký,
nhất là hồi ký. Những ngày thơ ấu và
Cỏ dại hai tác phẩm cùng viết theo
thể hồi ký, cùng thuật lại thời thơ ấu
của mình với những kỷ niệm đau buồn,


cùng thể hiện giá trị hiện thực và nhân
đạo. Tuy nhiên chúng đợc viết với
phong cách rất khác nhau. Do đó đi vào
khảo sát hai tác phẩm, tìm ra những
nét đặc sắc khác nhau về phong cách
nghệ thuật có ý nghĩa cho việc tìm hiểu
sự nghiệp văn học của họ.
2. Hồi ký là thể loại thuộc loại hình
ký, kể lại những biến cố đã xảy ra trong
quá khứ, mà tác giả là ngời tham dự
hoặc chứng kiến [2, tr. 127]. Những
ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và Cỏ
dại của Tô Hoài hai tác phẩm đều
hớng về quá khứ của chính tác giả.
Những ký ức về tuổi thơ, một tuổi thơ
gắn với những kỷ niệm buồn.
Kỷ niệm của bé Hồng là về một gia
đình trụy lạc rồi phá sản. Bố và mẹ lấy
nhau không phải vì tình yêu thơng
chỉ vì hai bên cha mẹ, một bên hiếm
hoi muộn cháu và có của; một bên sợ
nguy hiểm giữ con gái đẹp đến thì ở
trong nhà và muốn cho ngời con ấy có
chỗ nơng tựa chắc chắn, đợc cả một
dòng họ trọng đãi nếu mắn con và rồi
những ngày sống với nhau là những
ngày chán nản, bố lao vào thuốc phiện
nghiện ngập rồi chết, ngời mẹ bỏ đi
làm ăn xa. Kỷ niệm về bà là ngời
không có tình yêu thơng, cô C thì độc

ác và cay nghiệt. Tuổi thơ của Hồng
lang thang đầu đờng, xó chợ, phải
nhịn đói, chịu rét luôn luôn. Với cuộc
sống đó, Hồng chỉ mơ ớc có một đồng
xu có hình ảnh và tên tuổi mình để đi
khắp các tỉnh kiếm ăn bằng nghề đáo,
vì nh thế, mới có tiền, mới đỡ cơ cực và
khổ sở, mới có cuộc sống thảnh thơi,
đầy đủ may cả quần áo, sắm đợc giày
mũ, muốn ăn gì thì cũng có tiền mua.
Có thể nói Những ngày thơ ấu là
những lời tâm sự thiết tha, thầm kín,
những hồi ức của một cái tôi đau khổ
tự trình bày cuộc đời riêng t của mình
lên trang giấy một cách chân thành, tin
cậy [1, tr. 35], là trang tự thuật về quãng
Nhận bài ngày 06/5/2008. Sửa chữa xong ngày 27/6/2008.



Phạm Thị Hiền Hai phong cách hồi ký của Tô Hoài, Tr. 23-29


24

đời cơ cực, buồn đau của tuổi thơ Nguyên
Hồng. Những ngày thơ ấu là tập truyện
chân thực cảm động của một cậu bé
trong một gia đình đáng thơng, tập hồi
ký ghi lại rung động cực điểm của một

linh hồn trẻ dại (Thạch Lam) [5, tr.
15).
Tuổi thơ cu Bởi trong Cỏ dại cũng
chỉ là chuỗi ngày buồn. Buồn ngay cái
nhà tăm tối nơi cu Bởi sinh ra và lớn
lên: một ngôi nhà hoang vắng hiện ra
trong mắt tôi với đủ vẻ kinh rợn, buồn
hơn nữa là cảnh gia đình: ông bà ngoại
luôn đánh lộn và chửi nhau, bố thì bỏ đi
Sài Goòng không về, cu Bởi suốt ngày
thơ thẩn nơi bờ ao, góc vờn, lớn lên
một chút đợc ra Kẻ Chợ đi học, gọi là
đi học nhng thực ra đi ở chỗ một ngời
quen những ngày cuối tết mang theo
một cái đầu mốc trắng trở về, đầu óc
vẫn rỗng tuếch và tiếp đến là những
ngày cõng em rong ruổi khắp làng.
Những kỷ niệm buồn đợc tác giả thể
hiện bằng cái giọng trầm buồn, đôi khi
pha chút vị chua xót [6, tr. 398]. Với ký
ức của mình Tô Hoài cũng đã góp đợc
một áng văn hay và cảm động là Cỏ dại.
Ba mơi năm sau Cỏ dại đợc gom vào
một chùm Tự truyện - để trở thành một
chỉnh thể hồi ức hiếm hoi về một tuổi
thơ và tuổi trẻ vất vởng trong kiếm
sống và tìm đờng trớc Cách mạng [6,
tr. 39].
Có thể nói, Nguyên Hồng và Tô
Hoài đã thể hiện ngòi bút hết sức chân

thật và cảm động khi viết về tuôi thơ
của mình.
3. Tuy nhiên, ở mỗi ngời cầm bút
lại có cách viết khác nhau, không ai
giống ai. Sự khác nhau đó tạo nên sự
khác nhau trong phong cách của hai
nhà văn. Sự khác nhau ở phong cách
mỗi nhà văn bị quy định một phần bởi
t tởng và kiểu sáng tác mà họ đã lựa
chọn. Do đó văn phong của Nguyên
Hồng không thể nhầm lẫn đợc với văn
phong của Tô Hoài.
Bàn về t tởng của Tô Hoài,
Nguyễn Đăng Mạnh khái quát Tô
Hoài quan niệm con ngời là con ngời,
chỉ là con ngời vậy thôi [4, tr. 297].
Tô Hoài nhìn con ngời từ hiện thực
vốn có của nó, ông không thích thi vị
hoá hay tô vẽ thêm một nét nào mới.
Sau cách mạng, Tô Hoài có dịp viết về
nhân vật cách mạng, nhân vật anh
hùng, nhng những nhân vật này cũng
ít đợc lý tởng hoá, lãng mạn hoá,
ông nhìn họ với cái nhìn gần và rất đời
thờng.
Cảm hứng chủ đạo trong hồi ký Cỏ
dại là cảm hứng tả thực. Và cũng có thể
nói cảm hứng tả thực là u thế của
văn Tô Hoài, cái hay của văn ông cũng
bắt đầu từ tả thực, đi tìm cái đời

thờng, bởi cũng chính từ cái đời
thờng mà tác giả Dế mèn đã phát hiện
ra những điều lạ. Ông là nhà văn của
chuyện lạ đời thờng. T tởng tìm
chuyện lạ đời thờng ăn sâu vào máu
thịt và trở thành định hớng cho nhà
văn tìm tòi và sáng tạo. Tô Hoài đã
từng nói: cha bao giờ tôi bắt chớc
viết theo () chuyện của Khái Hng,
Nhất Linh, mặc dù tôi thích đọc những
truyện ấy. Bởi lẽ giản dị (), viết giống
cái thật thì nhân vật những ông nhà
giàu con quan có đồn điền nh thế, tôi
không biết những kiểu ngời ấy, không
bắt chớc đợc. Vì thế tôi đã miêu tả



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008


25
tâm trạng tôi, gia đình tôi, mọi cái của
mình, quanh mình. Quê ngời, Giăng
thề, Xóm giếng ngày xa, trong đó có
những mảnh đời, tình cỏn con của
mình. Cả những chuyện loài vật tởng
nh xa lạ kia cũng không nằm ngoài
cái rộn ràng hay thầm lặng của khu
vờn trớc cựa (Tự truyện). Tô Hoài

thuộc dòng văn của những Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ
Trọng Phụng, ra đời và phát triển đối
lập một cách tự nhiên với lối viết hay
thứ văn sạch sẽ của các nhà tiểu
thuyết Tự Lực Văn Đoàn.
Cỏ dại đợc bắt nguồn từ cảm
hứng tả thực cho nên con ngời và
cảnh vật nơi đây rất gần gũi, bởi bức
tranh đó không phải đâu xa lạ mà là
tuổi thơ tôi, gia đình tôi, cảnh vật
xung quanh tôi, thấp thoáng cả làng
tôi ở trong đó. Tất cả nh đang cựa
quậy, đang mở ra trớc mắt tôi. Đó
cũng chính là đặc sắc của tác phẩm và
đặc sắc đó đợc thể hiện trớc hết là ở
cách xây dựng nhân vật.
Khi xây dựng nhân vật, Tô Hoài
quan tâm nhiều đến hành động và
ngoại hình hơn là tâm trạng và tính
cách. Qua hành động thì tính cách nhân
vật đợc bộc lộ: hai ba chén cay vào,
ông tôi mới nói. Ông tôi chửi bà tôi (),
cứ đợi bà tôi nói thêm một câu. Chỉ một
câu thôi () thế là ông tôi vừa hét, vừa
đập tất cả những thứ gì vô phúc xung
quanh mình. Còn mẹ Nhâm hay cãi
nhau. Có hôm vào cãi tay đôi với bà. Rồi
cãi nhau với khắp cả nhà. Tôi hãi dì
Nhâm nói to lắm (Cỏ dại). Trong số các

nhân vật đợc tác giả chú ý miêu tả
ngoại hình thì hình ảnh của mẹ Lặc với
cái mặt vàng bệch, lấm tấm rỗ huê.
Miệng mụ rộng hoác. Nhng chẳng bao
giờ thấy mụ cời. Mụ nheo mắt, méo
xệch miệng, dứ dứ ngón tay, định củng
xuống đầu Nhâm. Tôi cũng sợ. Mẹ Lặc
thật là ác. Hôm nào mụ cũng đánh
thằng Lặc (), hành hạ chị em Nhâm
đến đê điều gây đợc ấn tợng mạnh
nhất. Những nhân vật trong tác phẩm
cũng chính là những ngời thân bên
cạnh cu Bởi. Xây dựng kiểu nhân vật
nh thế, một mặt tác giả xuất phát từ
t tởng con ngời đời thờng, từ ý thức
của nhà văn về sức hấp dẫn cũng nh
sức mạnh của sự thật, nhng mặt khác,
xuất phát từ ý thức về đặc trng thể
loại.
Lâu nay nhiều nhà nghiên cứu vẫn
xếp Cỏ dại vào tự truyện và đó cũng là
dụng ý của chính Tô Hoài, khi Cỏ dại
(1941) sẽ lại góp mặt trong cuốn sách có
tên là Tự truyện in năm 1978. Theo
dòng viết này, Tô Hoài viết tiếp Cát bụi
chân ai (1992) và Chiều chiều (1999),
nửa nh hồi ký, nửa nh truyện ký. Mà
đặc trng nổi bật của thể truyện Ký là
trong quá trình tái hiện sự thật đời
sống, ký chú trọng tới những vẫn đề xã

hội hơn là tính cách con ngời [3, tr.
104]. Ký không giống nh tiểu thuyết,
truyện ngắn nhằm vào việc miêu tả quá
trình hình thành tính cách cá nhân
trong tơng quan với hoàn cảnh, ký chỉ
quan tâm tới một vẫn đề, một trạng
thái tồn tại của con ngời hoặc những
vẫn đề nóng bỏng trong xã hội. Hình
ảnh gia đình cu Bởi, gia đình dì Nhâm
và cả mẹ Lặc nghèo đói, tù túng cũng



Phạm Thị Hiền Hai phong cách hồi ký của Tô Hoài, Tr. 23-29


26
là hiện thực của ngời dân Việt Nam
trớc cách mạng tháng Tám. Tô Hoài
không chỉ viết về ký ức tuổi thơ của
mình mà qua đó còn cho thấy một vấn
đề nóng bỏng của xã hội Việt Nam lúc
bấy giờ.
Những ngày thơ ấu của Nguyên
Hồng đích thực là hồi ký - thứ hồi ký
tâm trạng, ghi chép những ký ức tâm
trạng. Và cũng có thể nói, tâm trạng và
cảm giác của nhân vật là sự kiện của
cuốn hồi ký. Đó là hình ảnh của ngời
mẹ với tâm trạng: giá buốt vì những

phiền muộn và cả những đau đớn cay
chua nhất, tăm tối nhất, hay là cảm
giác ấm áp của cậu bé khát khao, thèm
muốn tình thơng yêu: Tôi ngồi trên
đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào
cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm
giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại
mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ
tôi và những hơi thở ở khuôn miệng
xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm
tho lạ thờng (Những ngày thơ ấu).
Phải nói rằng, tâm trạng, cảm xúc, ý
nghĩ của nhân vật, mọi chi tiết đều
rng rng trong làn ranh giới của hai
nhịp cầu vui - buồn. Niềm vui mong
manh quá, ít ỏi quá còn nỗi buồn thì
mênh mông, sâu thẳm đè nặng lên cuộc
đời con ngời. Nguyên Hồng rất có ý
thức trong việc diễn tả nội tâm, tâm t,
tình cảm của nhân vật. Đi sâu diễn tả
tâm trạng nhân vật cũng là cách viết
hồi ký của Nguyên Hồng, một cách viết
rất riêng nhà văn không hề tái hiện sự
kiện theo kiểu biên niên khô cứng mà
trên cái nền sự kiện, biến cố, ông tập
trung vào những điểm chính yếu, sinh
động nhất để dựng lại linh khí thời quá
vãng. Cái mà Nguyên Hồng quan tâm
hơn cả là làm sao để thể hiện một cách
thật chính xác tâm trạng mình trong

những thời khắc khó quên ấy. Hồi ký
của ông, vì thế, có thể coi là hồi ký tâm
trạng [5, tr. 231]. Với cách viết này
Nguyên Hồng đã thành công. Thành
công đó xuất phát từ cái nhìn thấm
nhuần đạo Cơ Đốc và từ trái tim dạt
dào tình cảm khiến hồi ký của ông
mang màu sắc riêng so với hồi ký của
Tô Hoài.
Thiên nhiên cũng là một trong hình
ảnh đặc trng gắn liền với hồi ức của
hai nhà văn. Thiên nhiên trong Những
ngày thơ ấu là vờn ơm tâm trạng, là
môi trờng nuôi dỡng cái đẹp của tâm
hồn - một vẻ đẹp trữ tình hết sức nhẹ
nhàng và trong sáng, luôn thay đổi linh
động cùng trạng thái con ngời. Để
khắc sâu nỗi lòng giá buốt, buồn nhớ
của ngời mẹ, tác giả lựa chọn thời khắc
của buổi chiều - thời điểm gợi nhớ nhất
- những buổi chiều vàng lặng lẽ, lạnh
lẽo của mùa đông, những buổi chiều mà
ma bụi nh có một thứ tiếng van lơn
thầm thì trong hơi gió vu vu, lửa lò
than rực rỡ vờn lên chân tờng những
ánh hồng lấp láy hay rủ rê tâm trí
ngời ta vào những cõi buồn nhớ, là
những buổi chiều làm tê tái mẹ tôi hơn
bao giờ hết và cũng là tâm trạng của
ngời mẹ ấy nhng khi đợc đón nhận

niềm hạnh phúc nho nhỏ cũng đủ làm
cho hai gò má mẹ tôi hồng lên và mắt
lấp lánh: màu hồng của gò má ấy, tia
sáng vui mừng của con mắt long lanh
ấy, mơn mởn nh những búp bàng non



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008


27
lặng thấm nắng xuân rực rỡ lúc bấy giờ
(Những ngày thơ ấu). Tâm trạng, niềm
hạnh phúc của ngời mẹ đợc so sánh
bằng những hình ảnh thiên nhiên rất
gợi, sinh động và giàu sức sống. Trái lại
thiên nhiên trong Cỏ dại của Tô Hoài,
xuất hiện với t cách là cảnh vật xung
quanh, cùng với cuộc sống con ngời tạo
nên bức tranh sinh động trong tâm hồn
trẻ thơ: Ngoài sân, cây cối um nh
rừng (), cây na, cây lựu, một cây cam
sành, cây hồng quả, cây ổi lớn chi chít
cành. Giữa có cây ngọc lan (), cạnh
cây ngọc lan là một cây đào thực
tothân cây đào lớn bằng cột đình, đen
xù xì, quanh năm phòi ra từng cục nhựa
trong óng, dính nh cồn (Cỏ dại). Đó là
thể văn miêu tả, đợc cảm nhận bằng

con mắt quan sát, đo đếm rất tỉ mỉ và
cả những liên tởng thú vị, khiến cho
bức tranh không chỉ gần gũi, mà còn
đẹp với một vẻ đẹp hoang sơ. Bút pháp
này phần nào tạo nên sự khác biệt về
mặt ngôn ngữ, giọng điệu, chất thơ
trong văn của hai ông.
Ngời ta thờng nói: chất thơ
trong hồi ký của Nguyên Hồng bay
bỗng, nhẹ nhàng và cũng nổi bật hơn
so với chất thơ trong hồi ký của Tô
Hoài. Có lẽ do cuốn hồi ký Những
ngày thơ ấu không phải đợc sáng tạo
từ sự gia công nghệ thuật mà nó
đợc kết dệt từ những rung động cực
điểm của một linh hồn trẻ dại (Thạch
Lam), là một thiên truyện thẫm đẫm
tâm trạng. Bởi thế, chất thơ cũng
chính là thứ trữ tình tâm trạng đợc
thể hiện bằng văn xuôi, hay đợc toát
lên bởi lợng từ láy mang màu sắc
tâm trạng. Từ láy chỉ cảm giác của
cậu bé 14 tuổi nh: lạnh lẽo, mê muội,
lạnh lùng, mong manh, cồn cào, nao
nao, đau đớn, uất ức, ấm áp, tê tái, êm
đềm, quyến luyến, run run, nghẹn
ngào, mơn man, man mác, hay là
lợng từ láy chỉ tâm trạng ngời mẹ:
rách rới, sớt mớt, ngùn ngụt, lặng
lẽ, lặn lội, thấm thía, ngẹn ngào, thao

thức
Lợng từ láy trong cuốn hồi ký
Những ngày thơ ấu là một trong
những sáng tạo của Nguyên Hồng.
Chính vì thế nó không chỉ có ý nghĩa
trong việc diễn tả thành công cung bậc
cảm xúc của nhà văn cũng nh nhân
vật, mà còn tăng chất trữ tình cho
cuốn hồi ký.
Chất thơ trong Cỏ dại đợc toát
lên từ hiện thực của đời sống, từ
những ngời thân quen nghèo khổ, từ
cái thân thơng nhất. Bởi cũng từ
những cái tởng nh thân sơ ấy lại là
nỗi buồn neo đậu trong một trái tim
chân thành, đầy nhiệt huyết và con
mắt tinh đời của nhà văn. Tô Hoài
luôn đi từ cái đẹp, mới lạ, từ cái đời
thờng rất gần.
Tô Hoài luôn sử dụng câu văn so
sánh, nhng so sánh đối với nhà văn
không ngoài mục đích vẽ ra cảnh và con
ngời một cách chính xác. Trong Cỏ dại
có những so sánh bất ngờ mà cũng thật
đúng cao nhất ở góc sân, bốn cây cau
mốc trắng vút lên trời, đội trên đầu
những chòm lá nh những chiếc áo tơi
xanh, có những so sánh cho thấy sự
liên tởng của tác giả hết sức tinh tế
những con dơi đen sì vẫn tụm vào




Phạm Thị Hiền Hai phong cách hồi ký của Tô Hoài, Tr. 23-29


28
nhau lúc lỉu nh những nắm bồ hóng
trên xà ngang, có những so sánh dân
giã và gần gũi Tôi hiền nh một cục
đất, xa u mà không khóc (), ngời tôi
gầy, chân tay quắt nh ống nứa (Cỏ
dại)
Phải có lợng tri thức đời thờng
phong phú, tài quan sát cả ngời lẫn
cảnh và sự kiên trì lợm lặt ngôn ngữ
đời thờng - thứ ngôn ngữ có sức mạnh
diễn tả, gọi tên nôm na, mộc mạc nhất
của sự vật và con ngời đời thờng, Tô
Hoài mới thành công đến nh vậy!
Thành công của Tô Hoài xuất phát từ
sự chịu khó quan sát và óc liên tởng
hết sức tinh tế.
Câu văn trong Cỏ dại cũng rất mộc
mạc, đơn sơ không trau chuốt và giọng
điệu đều đều, dàn trải, không lên gân,
không nhấn giọng. Khác với giọng văn
Nguyên Hồng rất linh hoạt: có khi nhẹ
nhàng, đằm thắm, nhng cũng có khi
dữ dằn, sôi nổi không có cái gọi là

giọng thuần nhất, mà luôn biến đổi nh
tâm trạng của nhân vật (). Đây chính
là những điểm khác nhau của hai cuốn
hồi ký và sự khác nhau này tạo nên sự
khác nhau trong phong cách của hai
nhà văn.
Có thể nói, Nguyên Hồng không
phải là ngời viết văn xuôi, mà là
ngời truyền đạt cảm xúc; gợi nhớ
tâm trạng; nhà văn với chủ nghĩa
nhân đạo thống thiết không phải đi
tìm cái mới lạ ở đời thờng mà đi tìm
ngọn lửa tinh thần trong những con
ngời và cuộc sống đời thờng. Tô
Hoài thì ngợc lại tìm cái mới lạ,
phát hiện ra những cái đời thờng
mọi ngời thờng gặp nhng không
nhận thấy! Sự khác nhau trong phong
cách của Nguyên Hồng và Tô Hoài,
một mặt xuất phát từ sự khác nhau về
t tởng và kiểu sáng tác mà nhà văn
đã lựa chọn, mặt khác xuất phát từ
đặc trng của thể loại. Những ngày
thơ ấu của Nguyên Hồng đích thực là
hồi ký - thứ hồi ký tâm trạng và cảm
hứng chủ đạo trong cuốn hồi ký là
cảm hứng trữ tình. Còn Cỏ dại của
Tô Hoài là hồi ký - tự truyện, đợc viết
theo cảm hứng tả thực.
4. Đọc văn của Nguyên Hồng, ta

nhớ đến văn của Thạch Lam. Có lẽ bởi
Nguyên Hồng có sự gần gũi với Thạch
Lam ở lối văn phân tích tâm lý tinh tế,
nắm bắt tâm hồn sâu sắc và là lối văn
đi sâu vào cảm giác, đợc cảm nhận
bằng chính cảm giác của tâm hồn con
ngời. Còn Tô Hoài, không phải ngẫu
nhiên mà nhà phê bình Vũ Ngọc Phan
(trong cuốn Nhà văn hiện đại) lại xếp
ông số vào các nhà văn tả chân. Trong
những ngày đầu thử bút, mày mò xác
định sở trờng của mình, văn của Tô
Hoài cũng có những điểm yếu, vẫn còn
sót lại một vài chi tiết nhợt nhạt là điều
không thể tránh khỏi. Điều này cũng
không tránh khỏi ở bất cứ một nhà văn
nào khi mới tập vào nghề và với Tô
Hoài, cái thế mạnh của ông cũng bắt
đầu từ những trang tởng chừng nh
nhợt nhạt đó. Tô Hoài khẳng định đợc
ngòi bút ở những trang văn miêu tả
tinh tế hiện thực vốn có của cuộc sống
xung quanh, gần gũi với nhà văn.
Đó là sự thể nghiệm của hai nhà
văn, xuất phát từ tài năng và tấm lòng,



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008



29
từ sự chịu khó tìm tòi và sáng tạo khiến
cho những trang văn viết cách đây hai
phần ba thế kỷ mà vẫn mới, còn hiện
đại, còn dẻo dai, có sức chịu đựng trớc
thách thức của thời gian vốn nghiêm
khắc và công minh.

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Cự Đệ, Tuyển tập Nguyên Hồng (tập 1), NXB Văn học, 1995.
[2] Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, 2004.
[3] Phạm Thành Hng, Thuật ngữ Báo chí - Truyền Thông, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội, 2007.
[4] Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn hiện đại chân dung và phong cách, NXB Văn học,
2003.
[5] Nhiều tác giả, Nguyên Hồng - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2003, tr. 15,
231.
[6] Nhiều tác giả, Tô Hoài - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2003, tr. 39, 398.


Summary

The two memoirs styles, The ones tender age
of Nguyen Hong and The wild gRass of To Hoai

By comparing the two memoirs, The ones tender age of Nguyen Hong and The
wild grass of To Hoai, the writing determines specific characteristics in the style of
the wto famous writers in the 1930 - 1945 critical realisticsm literature period.


(a)
Cao học 14 - Văn học Việt Nam, trờng Đại học Vinh.

×