Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

quản trị kinh doanh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.59 KB, 8 trang )

1

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

1. Trình độ đào tạo: Đại học
2. Loại hình đào tạo: Chính quy
3. Mục tiêu đào tạo:
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Khoa Quản trị Kinh doanh – trường Đại học Quốc tế có sứ mạng dẫn dắt và truyền đạt
kinh nghiệm để giúp sinh viên phát triển các kỹ năng kinh doanh cần thiết. Từ đó, sinh viên
ra trường có đủ khả năng để thực hiện các công việc bản thân yêu thích và là nhân tố đóng
góp tích cực cho sự phát triển của xã hội.
Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Quốc Tế được trang bị hệ thống
kiến thức phong phú về giáo dục đại cương; về giáo dục chuyên nghiệp bao gồm cơ sở lý
luận, mô hình lý thuyết và thực tiễn ứng dụng trong hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh được rèn luyện
kỹ năng làm việc nhóm, nghiên cứu, thực tập tại các công ty, phát triển khả năng lãnh đạo
thông qua các hoạt động đa dạng của khoa (học thuật, thực tập tại công ty, hoạt động xã hội
v/v…) và học cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
3.2. Mục đào tạo cụ thể:
Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ
năng để làm việc theo 4 định hướng nghề nghiệp là Quản trị doanh nghiệp (Business
Management); Kinh doanh quốc tế (International Business), Tiếp thị (Marketing) và Tài
chính – Kế toán (Finance & Accounting). Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc theo 1 trong
4 hướng trên (O1 – O4) cũng như có khả năng giao tiếp hiệu quả (O5)
O1: Hướng Quản trị Doanh nghiệp
 Sinh viên có thể hiểu và ứng dụng các kiến thức về hành vi của cá nhân và tổ chức,
đặc biệt là ứng dụng lý thuyết vào tình huống quản lý thực tế, nắm vững các kỹ
năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định, các kiến thức về quản lý vận hành, hoạch
định phát triển nguồn nhân lực, lập kế hoạch và điều chỉnh chiến lược hoạt động
của tổ chức nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh.


O2: Hướng Kinh doanh Quốc tế
 Sinh viên có thể nắm vững và áp dụng các mô hình lý thuyết và công cụ phân tích
cần thiết để hiểu được nhiều khía cạnh của môi trường kinh doanh quốc tế (tài
chính, chính trị, kinh tế, văn hóa v/v) và sự ảnh hưởng của môi trường này đến
chiến lược, kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động chức năng của một
doanh nghiệp được xem xét trong bối cảnh toàn cầu hóa, tập trung vào ba lĩnh vực
có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng đến doanh nghiệp hoạt động trong
phạm vi quốc tế là: kinh tế - tài chính quốc tế, Tiếp thị quốc tế và chiến lược kinh
doanh quốc tế.
2

O3: Hướng Tiếp thị
 Sinh viên nắm vững và có thể áp dụng các mô hình lý thuyết và công cụ phân tích
cần thiết để hiểu rõ động thái của khách hàng tổ chức/cá nhân; có khả năng thực
hiện công tác quản trị chiến lược Tiếp thị cho doanh nghiệp, bao gồm nghiên cứu
thị trường, phân khúc thị trường, định vị sản phẩm và triển khai các chiến lược
truyền thông, quan hệ công chúng, phát triển thương hiệu. Sinh viên chuyên ngành
Tiếp thị được phát triển các kỹ năng như sau: xác định nhu cầu khách hàng, phân
tích và chọn lựa thị trường mục tiêu, phát triển sản phẩm mới, quản trị kênh phân
phối, xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông quảng cáo v/v….
O4: Hướng Tài chính – Kế toán
 Sinh viên hiểu và áp dụng các kiến thức về hệ thống kế toán của Việt Nam, Hoa
Kỳ/Anh, các mô hình lý thuyết và khả năng vận dụng các công cụ phân tích để
đánh giá hoạt động tài chính, ra quyết định liên quan đến tài chính ở doanh nghiệp
tại Việt Nam hay trên quốc tế, cụ thể là các hoạt động tài chính từ ba lĩnh vực có
quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: 1) Quản trị tài chính-kế toán doanh nghiệp 2)
Hoạt động đầu tư.
O5: Sinh viên có thể giao tiếp, làm việc, nhận thức đúng đắn về các vấn đề đạo đức kinh
doanh và sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong môi trường làm việc quốc tế


4. Chuẩn đầu ra:
4.1. Yêu cầu về kiến thức:
C1. Kiến thức về Lí luận chính trị:
Về lý luận chính trị:
o Sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước.
o Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan làm việc sau
khi tốt nghiệp.
o Có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và có khả năng nhận thức, đánh giá các
hiện tượng một cách logic và tích cực.
Về đạo đức, hành vi:
o Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tốt.
o Có tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, gắn bó và có tinh thần phục vụ cộng đồng tốt.
o Có tinh thần trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng.
o Có tính chủ động, tích cực, cầu tiến, sáng tạo trong công việc.
o Có tinh thần và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả cao, tính chuyên nghiệp cao.

3

C2. Khả năng về ngoại ngữ:
o Sinh viên trường Đại học Quốc tế khi hoàn tất chương trình đại học phải đạt đến
trình độ tiếng Anh trung - cao cấp. Trình độ tiếng Anh tối thiểu là 550 TOEFL pBT
hoặc các chứng chỉ khác có điểm số tương đương, cụ thể là:
 79 TOEFL iBT, hoặc
 6.5 IELTS, hoặc
 650 TOEIC
o Sinh viên tốt nghiệp phải viết luận văn tốt nghiệp bằng Tiếng Anh và phải bảo vệ
thành công trước một Hội đồng
o Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia vào các cuộc đối thoại hoặc thảo luận với vốn
từ tương đối đầy đủ cho mọi tình huống, có kiến thức tương đối tốt về các thành

ngữ tiếng Anh, ngữ động từ và từ ngữ thông tục.
o Sinh viên tốt nghiệp nắm vững tất cả các lĩnh vực ngữ pháp tiếng Anh và có thể
trình bày dưới dạng luận văn các vấn đề trong đời sống cũng như trong môi trường
học thuật.
C3. Khả năng về công nghệ thông tin
o Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích và khai thác công nghệ thông tin để
nâng cao lợi thế cạnh tranh trong hoạt động của tổ chức và năng suất cá nhân.
o Sinh viên có khả năng sử dụng các phần mềm văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, xử
lý thống kê và các phần mềm chuyên ngành để giải quyết các vấn đề về kế toán, tài
chính và định lượng.
o Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để lựa chọn, xử lý
số liệu, mô tả, chứng minh và giải thích các số liệu nhằm xây dựng các báo cáo,
đưa ra các quyết định.
C4. Kiến thức Chuyên môn
o Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh được trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý
kinh doanh để làm việc trong các lĩnh vực:
 Chuyên viên hay nhà quản lý các bộ phận chức năng (nhân sự, hành chính, dự
án, sản xuất, tiếp thị v.v) tại công ty vừa và nhỏ hoặc các công ty nước ngoài,
công ty đa quốc gia
 Chuyên viên hay nhà quản lý trong các phòng ban về Tiếp thị hay các công ty
chuyên về Nghiên cứu thị trường
 Chuyên viên hay nhà quản lý trong các phòng ban về Tài chính – Kế toán hay
các công ty chuyên về Đầu tư, Tài chính, Kiểm toán, Thuế

4.2. Yêu cầu về kỹ năng:
4

Kỹ năng phân tích (Analytical) và phản biện (Critical thinking)
o Sinh viên tốt nghiệp có khả năng hiểu, phân tích và khai thác các số liệu; sử dụng
tốt các kỹ thuật Giải quyết vấn đề để đưa ra quyết định kinh doanh cũng như xây

dựng các báo cáo
o Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kĩ năng tư duy phản biện tốt, từ đó phân tích,
đánh giá nhằm đưa ra cách giải quyết. Sinh viên có thể diễn giải và đánh giá những
tình huống phức tạp, xác định vấn đề, áp dụng lý thuyết đã học vào tình huống mơ
hồ hoặc các vấn đề mới chưa có tiền lệ từ đó ra quyết định và ứng dụng trong thực
tiễn
Kỹ năng giao tiếp (Communication) và Làm việc Nhóm (Teamwork)
o Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả bằng tiếng Anh trong
tất cả các hình thức giao tiếp như văn bản, thuyết trình, tổ chức và chia sẻ thông tin.
o Sinh viên tốt nghiệp có được kỹ năng của một thành viên nhóm hiệu quả. Những ý
kiến hay hành động của sinh viên sẽ hữu ích với những thành viên khác trong
nhóm. Sự tham gia của sinh viên mang tính xây dựng. Sinh viên biết học hỏi và tôn
trọng những khả năng và đóng góp của đồng nghiệp. Sinh viên sẵn sàng chịu trách
nhiệm về hành vi và hành động của họ
Khả năng tự đào tạo (Continuing Self-Development) và Nhận thức triển vọng
(Perspective)
o Mỗi sinh viên luôn được khuyến khích xây dựng thái độ và hành vi tự học phù hợp
với môi trường kinh doanh.
o Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tự đào tạo, tự trau dồi kiến thức hoặc thông qua
các cơ sở đào tạo, tham gia vào các hiệp hội nghề nghiệp. Sinh viên có thể sử dụng
các tài liệu và nguồn lực để tham khảo, biết cách đặt ra những câu hỏi hiệu quả và
thích hợp.
o Sinh viên có thể lĩnh hội, mô tả, giải thích những yếu tố liên quan đến môi trường
ngành công nghiệp (như khách hàng, cạnh tranh, nhà cung cấp, luật, môi trường) và
đánh giá sự ảnh hưởng đến họat động của tổ chức hay các vấn đề và quyết định
trong kinh doanh.
4.3. Yêu cầu về thái độ:
4.3.1. Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:
 Sinh viên tốt nghiệp với bằng cử nhân có khả năng nhận biết, hiểu và đánh giá các
vấn đề và tình huống có liên quan đến đạo đức kinh doanh, từ đó đưa ra quyết định

đúng đắn cho doanh nghiệp
 Sinh viên tốt nghiệp nhận ra được những vấn đề về đạo đức kinh doanh trong nhiều
bối cảnh khác nhau trong và ngoài nước, từ đó có nhiều giải pháp đa dạng và đưa ra
được lựa chọn hợp lý cho vấn đề đó
4.3.2. Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ:
5

4.3.3. Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc:
4.4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:
 Sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD hướng Quản trị Doanh nghiệp có thể làm việc ở vị trí
quản trị viên tập sự hay quản lý ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sinh viên được
trang bị kiến thức về quản trị nhân sự và một số lĩnh vực khác trong sản xuất kinh doanh
như sáng lập doanh nghiệp, quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị dự án
v/v..
 Sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD hướng Kinh doanh quốc tế có thể khởi nghiệp như
quản trị viên/ chuyên viên hay nhà quản lý ở các công ty vừa và nhỏ có hoạt động kinh
doanh, sản xuất hoặc đầu tư trên phạm vi quốc tế hoặc các công ty đa quốc gia, công ty
nước ngoài
 Sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD hướng Tiếp thị đặc biệt thích hợp cho sinh viên có ý
định công tác trong các lĩnh vực (a) Bán hàng và quản trị việc bán hàng (b) Kinh doanh
bán lẻ, (c) Nghiên cứu thị trường, và (d) Truyền thông, quan hệ công chúng, tổ chức sự
kiện.
 Sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD hướng Tài chính – Kế toán thích hợp cho sinh viên
muốn công tác trong lĩnh vực kế toán, quản trị tài chính, chuyên viên phân tích ở các tổ
chức, doanh nghiệp, quỹ đầu tư v/v…
4.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
4.6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:
5. Các môn học chi tiết của ngành:

Stt

Tên môn học
Tín
chỉ
Tên
giáo
trình
Tên
tác
giả
Năm
xuất
bản

1.Kiến thức giáo dục đại cương 59

1.1.Các môn lý luận chính trị 10
1 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin 5

2 Đường lối Cách mạng của Đảng CSVN 3

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2


1.2.Khoa học Xã hội 12

Bắt buộc 9
4 Quản trị học
3

5 Kinh tế vĩ mô

3

6 Kinh tế vi mô
3


Tự chọn 3
7 Xã hội học
3

8 Tâm lý học
3


1.3.Nhân văn – Nghệ thuật 9

Bắt buộc 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×