Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thông tin dành cho phụ huynh -lễ bảo vệ đồ án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.02 KB, 13 trang )

Trang 1/13
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: 316 /2010/ĐHHS - HC TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 5 năm 2010
V/v Báo cáo triển khai Chỉ thị
của Thủ tướng chính phủ về đổi mới giáo dục
Kính gửi: Bộ Giáo dục & Đào tạo
Thực hiện công văn số 2151/BGDĐT-GDĐH ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo gửi Trường Đại học Hoa Sen về việc tổ chức thảo luận Chỉ thị 296/CT-TTg và nộp
báo cáo; và Công văn số 1242/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn tổ chức thảo luận, quán triệt Chỉ
thị của Thủ trướng Chính phủ và Nghị quyết 05 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012, Trường Đại học Hoa Sen báo cáo nội
dung theo yêu cầu như sau:
1. Qúa trình triển khai:
Nhà trường đã tiến hành các công tác sau:
- Thành lập Ban chỉ đạo do các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu nhà trường
và các Trưởng Bộ phận.
- Tổ chức buổi sinh hoạt khoa học “ Thế nào là Đại học tốt” kết hợp với thảo luận ở cấp
khoa về chủ đề “ Phải làm gì để xây dựng Đại học tốt” với thành phần tham dự: 02 diễn
giả Ben Wilkinson và Laura Chirot (Đại học Harvard, Hoa Kỳ, chương trình Fulbright)
và toàn bộ các bộ quản lý, tất cả giảng viên cơ hữu, giảng viên cộng tác viên, nhân viên
các phòng ban của trường Đại học Hoa Sen.
- Nhà trường đã triển khai công tác xây dựng chiến được phát triển từ 2010 đến 2020 từ
năm học 2008-2009. Quá trình triển khai đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị với sự
tham gia của đội ngũ sư phạm, các cấp quản lý, các nhà nghiên cứu giáo dục và các công
ty, tập đoàn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực đại học để đóng góp cho định hướng
phát triển của nhà trường. Trong tháng 02 và tháng 03/2010, nhà trường đã tổ chức hội
nghị cấp bộ phận để phổ biế
n chiến lược phát triển trường và thảo luận kế hoạch hành


động của các bộ phận. Ngày 12-13/3/2010, Trường tổ chức Lễ công bố chiến lược 10
năm với sự tham gia của toàn thể giảng viên, nhân viên.
- Đoàn Thanh Niên đã tổ chức triển khai thảo luận theo Kế hoạch số 113/KH-BGDĐT-
TWĐ ngày 19/03/2010 kết hợp Hội trại truyền thống “ Sức trẻ Hoa Sen 2010” và chào
mừng 79 năm Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Nội dung tập trung thảo luận vào
việc cam kết thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo, phố biến chiến lược phát triển
Trường đến năm 2020 và kế hoạch hành động.
- Chiến lược phát triển Trường đã xác định vị thế của trường Đại học Hoa Sen trong giáo
dục đại học Việt Nam với slogan “Cam kết chất lượng tốt nhất”, xác định các chỉ tiêu về

Trang 2/13
quy mô đào tạo, chất lượng đào tao thông qua kiểm định chương trình đào tạo và công
nhận song phương, đa phương của các trường đại học lớn nước ngoài..v.v..
- Nhà trường đã ban hành chuẩn đầu ra và công bố trong nội dung 3 công khai theo yêu
cầu của Bộ.
- Căn cứ Chiến lược phát triển, Trường bắt đầu triển khai các dự án, chương trình hành
động như: dự án quốc tế hóa môi trường dạy học và làm việc trong nhà trường, dự án
tăng cường hoạt động trải nghiệm của sinh viên, chương trình kiểm định trường và các
chương trình đào tạo, dự án phát triển nguồn nhân lực và tuyển dụng, dự án quy hoạch và
phát triển cơ sở vật chất.v.v..
2. Nội dung thảo luận:
a. Mục đích phải nâng cao và đảm bảo chất lượng đào tạo:
- Xác định sứ mệnh của Trường Hoa Sen là đào tạo sinh viên ra trường có đầy đủ kiến
thức, kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế hóa và được trang bị phương pháp và
năng lực học tập đời vì vậy chất lượng và trung thực trong đánh giá chất lượng là tiêu chí
hàng đầu của công tác đào tạo tại Đại học Hoa Sen trong quá trình phát triển gần 20 năm,
từ thời gian đầu thành lập trường.
- Chất lượng đào tạo của Trường dựa trên nền tảng chương trình đào tạo được xây dựng
dựa theo nhu cầu thực tiễn, phương pháp đào tạo lấy sinh viên làm trung tâm, kết hợp
thực tập tại các doanh nghiệp và trải nghiệm của sinh viên thông qua hoạt động cộng

đồng.
- Đánh giá chất lượng đào tạo của Trường được thực hiện nghiêm túc từ khâu tuyển sinh
và trong suốt quá trình đào tạo: kiểm tra, thi cử, tốt nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng đầu
ra đúng với trình độ và học lực của sinh viên.
- Trường Hoa Sen xác định nguyên tắc về chất lượng theo chuẩn mực quốc tế. Trường cần
so sánh với những trường đại học tốt nhất trên thế giới về các nguyên tắc vận hành và so
sánh từng chương trình đào tạo của mình với chươ
ng trình đào tạo tốt nhất của các
trường.
- Việc xác định sứ mệnh đào tạo, cung ứng nhân lực cho/và phục vụ cộng đồng đã gắn kết
các hoạt động của Trường Hoa Sen với doanh nghiệp, với cộng đồng, tạo nên sự khác
biệt trong nội dung, phương pháp đào tạo và khả năng thích ứng với những biến đổi của
nhu cầu xã hộ
i.
b. Thực trạng các yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo:
i. Chuẩn đầu ra:
- Ngày 09/12/2009 Trường đã ban hành Chuẩn đầu ra của tất cả các chương trình đào tạo
nhằm xác định rõ chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp phải đảm bảo về thái độ và
đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, khả năng hội nhập, học t
ập suốt đời và chỉ rõ
các cơ hội nghề nghiệp mà sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia, phát huy.
Trang 3/13
- Trường có những đợt đánh giá chất lượng học sát với yêu cầu chuẩn đầu ra để định lượng
bao nhiêu sinh viên đạt chuẩn.
- Trường cần tăng cường truyền thông với sinh viên và công chúng về chuẩn đầu ra để
hướng tới đào tạo sinh viên chất lượng, yêu cầu sinh viên phấn đấu để đạt chuẩn khi tốt
nghiệp.
ii. Chương trình đào tạo:
- Các Khoa, bộ môn, chủ nhiệm Chương trình đào tạo đã triển khai việc rà soát, cập nhật
tất cả các chương trình đào tạo hệ Cao đẳng và Đại học một cách toàn diện đảm bảo sự

linh hoạt trong kết cấu chương trình học tập phù hợp với chuẩn đầu ra và hướng theo các
yêu cầu chung của các doanh nghiệp trong sử dụng lao động nhu cầu của xã hội hiện nay.
- Chương trình
đào tạo (CTĐT) theo hệ thống tín chỉ, được xây dựng bám sát chương trình
khung (CTK) đã ban hành, đảm bảo tính khoa học, cập nhật, thực tiễn và liên thông. Đối
với các ngành chưa có chương trình khung trường thực hiện theo quy định số 2677/GD-
ĐT ngày 03/12/1993 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. CTĐT xác định rõ mục tiêu
đào tạo: kiến thức; kỹ năng, thái độ và đạo đức nghề nghiệp; khả nă
ng công tác. Trên cơ
sở đó các môn học được lựa chọn và xây dựng trên cơ sở phân tích sơ đồ học thuật môn
học kết hợp với phương pháp giảng dạy mới nhằm rút gọn số môn học, giảm số tiết lên
lớp, tăng yêu cầu tự học, đảm bảo mối tương quan giữa các môn, tính hệ thống, nhất quán
của chương trình, tính kết hợp liên ngành, liên khoa giữa các chương trình.
- Đảm bảo mô hình đào tạo xen kẽ trong quá trình đào tạo giúp sinh viên có khả năng ứng
dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn thông qua các Đề án môn học và các kỳ Thực tập
nhận thức, Thực tập tốt nghiệp. Đối với kỳ Thực tập nhận thức (8 tuần), sinh viên có thể
áp dụng phương thức thực tập tích lũy trong quá trình học (thông qua những hoạt động
ngoài trường, lớp hoặc làm việc bán thời gian,…) thay vì thực tập tập trung 8 tuần tại một
cơ quan, doanh nghiệp.
- Các chương trình đào tạo của Trường được nghiên cứu, tham khảo xây dựng từ các
chương trình tiên tiến của các đại học lớn trên thế giới. Hiện Trường có các chương trình
hợp tác quốc tế hoặc được công nhận song phương như: chương trình Cử nhân Quản trị
kinh doanh quốc tế
UBI: hợp tác với Học viện Quản Trị Kinh Doanh,Vương Quốc Bỉ;
Chương trình Thạc sĩ Khoa học tài chính và định phí bảo hiểm I.S.F.A: hợp tác với Học
viện Tài chính và Bảo hiểm (Institut de la Science Financière et de l'Assurance – I.S.F.A,
thuộc trường Đại học Claude Bernard Lyon 1 – Cộng Hòa Pháp; Chương trình Cử nhân
Kinh doanh Quốc tế: hợp tác với Đại học Paris-Est Créteil Val de Marne (Pháp); chương
trình thiết kế thời trang hợp tác với Viện Quốc tế Nghệ thuật và Thời trang Mod’Art
(Mod’Art International - Institute of Art and Fashion), Pháp; chương trình kỹ thuật âm

thanh hợp tác với Trung tâm đào tạo chuyên ngành nghe nhìn CIFAP (Pháp); chương
trình toán ứng dụng được công nhận bởi Đại học Lyon 1, Pháp, chương trình công nghệ
thông tin được công nhận bởi đại học Curtin – Australia.
Trang 4/13
- Bên cạnh đào tạo kiến thức, lĩnh vực chuyên môn, nhà trường chú trọng trang bị kỹ năng
anh ngữ và vi tính văn phòng cho sinh viên.Sinh viên phải đạt TOIEC 700 đối với hệ cử
nhân và TOEIC 600 đối với chương trình 3 năm. Kết quả hơn 90% sinh viên có được
việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.
- Trường có nhiều mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ sinh
viên thực tập và sau khi tốt nghiệp. Trong những năm tới trường sẽ mở rộng quy mô hợp
tác với các tập đoàn lớn trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu ra trường có việc làm của
sinh viên . Phòng Hỗ trợ sinh viên và cộng đồng sẽ mời các diễn giả từ những tập đoàn
hay công ty lớn về nói chuyện tại trường để chia sẻ, trao đổi, định hướng các ngành nghề
mà sinh viên đang được đào tạo.
iii. Tổ chức quy trình đào tạo:
- Nhà trường áp dụng phương pháp giảng dạy “Lấy sinh viên làm trung tâm”, “Tinh thần
thực học”.
- Trường đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo nội bộ và quốc tế về tinh thần và phương pháp
giảng dạy, học tập ở bậc đại học nhằm khuyến khích nghiên cứu, trao đổi và áp dụng
phương pháp giảng dạy mới.
- Tổ chức khóa huấn luyện về phương pháp giảng dạy đại học trước khi triển khai hệ thống
tín chỉ (bao gồm các chiến lược giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm, chiến lược đánh
giá liên tục, tổ chức lớp học, chất lượng đề thi,…) cho toàn bộ giảng viên cơ hữu.
- Xác lập các quy chuẩn trong tiến trình giảng dạy của một người giảng viên để từ đó giúp
giảng viên đảm bảo được chất lượng giảng dạy của từng môn học.
- Hầu hết các giờ dạy và học, sinh viên được hướng dẫn học tập và làm việc thảo luận theo
nhóm. Sinh viên đã biết cách tìm kiếm và chọn lọc thông tin trên các kênh truyền thông
như mạng internet, báo, tạp chí,…để thuyết trình, nêu ý kiến, nhận xét và đánh giá. Các
lớp chương trình đại học sinh viên được học bằng tiếng Anh, với giáo trình tiên tiến của
các trường Anh, Mỹ, Úc và các phương pháp dạy và học hiện đại. Sinh viên được phát

huy tối đa tính năng động trong việc tìm hiểu kiến thức mới.
- Các đề án môn học chọn những đề tài theo nhu cầu thực tế phục vụ hoạt động quản lý của
nhà trường như dự án đăng ký môn học online, quản lý tài sản, quản lý nhân sự hoặc các
dự án quả
n lý kinh doanh.v.v…
- Trong những năm qua, trường chú trọng việc soạn thảo và ban hành các quy chế, quy
định làm hành lang pháp lý cho việc thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) dựa
theo quy chế 43 của Bộ GD&ĐT. Các quy chế, quy định đã được ban hành : quy chế đào
tạo theo hệ thống tín (cập nhật 2 lần), quy chế thi-kiểm tra, quy định học ngoại ngữ (cập
nhật 3 lần), các quy định về thực tập, quy định làm khóa luận, thực tập tốt nghiệp, quy
định quản lý môn học, quy định quản lý chương trình đào tạo,...
- Các quy định, quy chế sau khi ban hành được phổ biến rộng rãi đến các nhân viên quản
lý, các giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng), chủ nhiệm chương trình, chủ nhiệm bộ môn và
Trang 5/13
SV. Đây là công tác hết sức quan trọng giúp mọi người đã học, làm việc trong hệ thống
đào tạo niên chế hoặc niên chế kết hợp học phần quen với vận hành trong tổ chức đào
tạo, dạy, học của HTTC thật sự. Trên cơ sở đó nhân viên toàn trường tiếp tục rà soát lại
các thủ tục hành chánh trong hệ thống niên chế và cải tiến cho phù hợp HTTC; tinh gọn
thủ tục đối với SV, chấn chỉnh phong cách của nhân viên khi tiếp xúc SV và tinh thần
phục vụ. SV được truyền thông thường xuyên và được giải thích việc thực hiện các quy
định theo học chế tín chỉ như: chủ động lên kế hoạch học tập theo lộ trình mẫu, học vượt,
học trả nợ, đăng ký môn học, đóng học phí đúng hạn, theo dõi kết quả học tập và số tín
chỉ đã tích l
ũy được,....
iv. Phát triển đội ngũ giảng viên:
- Từ sau khi chuyển thành trường đại học, cùng với việc ổn định cơ cấu tổ chức mới, ban
hành các chính sách mới về tiền lương, chế độ làm việc của trường đại học, trong năm
qua trường đã chú trọng đến việc thu hút và phát triển đội ngũ có trình độ và năng lực
phù hợp, đặc biệt là
đội ngũ giảng viên cơ hữu và đội ngũ CBQL các phòng, Khoa.

- Giảng viên được tuyển dụng dựa trên 7 tiêu chuẩn sau:
a) Trình độ chuyên môn, sư phạm;
b) Văn bằng (ưu tiên trong chuyên ngành và/hoặc ngành nghề liên quan);
c) Kinh nghiệm giảng dạy (ưu tiên trong ngành học và bậc học đang đảm
nhiệm);
d) Kinh nghiệm thực tế (đúng với chuyên môn giảng dạy);
e) Năng lực nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu hoặc hướng
dẫn thực tập, viết báo cáo, đề án hoặc/và năng lực quản lý sư phạm;
f) Năng lực sử dụng ngoại ngữ trong chuyên môn;
g) Trình độ sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và nỗ lực áp dụng
phương pháp sư phạm tiên tiến;
- Tính đến nay, trường có 181 giảng viên cơ hữu; trong đó bao gồm 1 GS, 2 PGS, 16 Tiến

và 93 Thạc sĩ (trong đó có 11 đang học Tiến sĩ). Tỉ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ
Thạc sĩ trở lên là 64%; đảm nhận trên 60% khối lượng giảng dạy toàn trường.
- Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là 255 giảng viên (53% từ Thạc sĩ trở lên).
- Tỉ lệ sinh viên trên 1 giảng viên quy đổi là 21.6.
- Công tác đào tạo và bồi dưỡng tiếp tục được nhà trường quan tâm. Theo quy hoạ
ch của
trường đến năm 2017, tổng số giảng viên dự kiến đào tạo tiến sĩ là 53 người (đào tạo
trong nước 11 người, đào tạo ở nước ngoài là 42 người). Trong năm học 2007 và 2008-
2009, trường đã có 07 giảng viên theo học Tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 322 của
BGD&ĐT và 4 giảng viên theo học Tiến sĩ ở nước ngoài theo các dạng học bổng và hỗ
trợ củ
a trường. Kinh phí đào tạo hơn 960 triệu đồng cho 5 giảng viên tham gia đào tạo
tiến sĩ (4 ở nước ngoài) và 3 giảng viên tham gia đào tạo thạc sĩ (trong nước). Tốt nghiệp
trong năm học 2008-2009 có 6 Thạc sĩ (trong nước).

×